Bài viết được đăng lúc 9:36:46 AM, 29.03.2011
LÊ PHÙNG
Festival Huế năm 2000, khách sạn Morin mời nhiều vị khách quý và văn nghệ sĩ trong nước về Huế dự Festival, trong số đó có nhạc sĩ Trịnh Công Sơn mới vừa rời khỏi bệnh viện Chợ Rẫy.
Festival Huế năm 2000, khách sạn Morin mời nhiều vị khách quý và văn nghệ sĩ trong nước về Huế dự Festival, trong số đó có nhạc sĩ Trịnh Công Sơn mới vừa rời khỏi bệnh viện Chợ Rẫy.
Tuy sức khoẻ còn yếu, anh cũng thu xếp về, không chỉ là để dự Festival mà còn mong gặp lại bạn bè, thăm lại Huế sau thời gian khá dài nằm trên giường bệnh. Có hẹn trước, sau khi dự cuộc gặp mặt tại khách sạn, tôi dìu anh băng qua đường Lê Lợi để cùng gặp anh Bửu Ý, Hoàng Đăng Nhuận đang đợi dưới gốc xoài của nhà hàng “Vườn Thiên Đàng”.
Lâu ngày gặp nhau, anh em mừng quá... -“Moi* không uống bia được, bác sĩ cấm, Moi chỉ uống nước suối, các Toi* cứ uống bia”- anh Sơn nói vậy. Sau khi uống vài lượt bia, hàn huyên tâm sự vơi đầy đã nhiều, anh Bửu Ý, Hoàng Đăng Nhuận có việc phải về trước, còn tôi ngồi lại với anh Sơn. Lúc này trời bắt đầu đổ mưa, các anh chị phục vụ nhà hàng mang vội một cái chân dù ra che chỗ chúng tôi ngồi. Anh Sơn thốt lên: “Mưa Huế đẹp quá Toi ơi, Moi thèm mưa Huế dễ sợ”. Rồi anh nói tiếp như nói với chính mình và chỉ tay ra phía dòng sông, nơi có chiếc cầu thang nép mình bên bờ ta-luy đường Nguyễn Đình Chiểu: “Ước chi mai mốt mình có căn nhà nổi ở đó để ngắm sông Hương”... Anh chợt quay sang nói với tôi: “Nè Toi, sau ni Moi có về với cát bụi, Toi xin các anh nếu có đặt tên đường cho mình thì đặt tên ở con đường nào chưa có tên, vì nếu có tên rồi mà thay tên mình vào thì tội lắm”. Tôi nghe mà chết lặng! Sợ anh bị nhiễm lạnh, tôi dìu anh về lại khách sạn.
Tháng 10 năm 2010, tôi trao đổi cùng nhà nghiên cứu Trần Thanh, người được UBND thành phố Huế giao chủ trì đề án đặt tên đường phố Huế, rằng sang năm 2011 là kỷ niệm 10 năm ngày mất của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, nên tranh thủ chủ trương của thành phố để đặt tên đường Trịnh Công Sơn. Nhớ lại lời của anh Sơn trước đây, tôi nói với Thanh nên tìm con đường nào đó chưa đặt tên và nếu được nằm cạnh bờ sông Hương thì quá đẹp. Ban đầu, có ý kiến đặt tên Trịnh Công Sơn cho con đường từ chùa Linh Mụ lên Hương Hồ. Đây là con đường rất đẹp, có thiên nhiên hữu tình, có bóng núi, dòng sông liền kề và nếu du khách viếng chùa Linh Mụ hẳn cũng sẽ mong ước được đặt chân trên con đường Trịnh Công Sơn. Ý kiến này về sau xét thấy không ổn vì vốn con đường đó đã có tên.
Một buổi chiều, tôi cùng bạn bè ngồi lai rai trên con đường mới mở dọc bờ sông Hương. Hoàng hôn buông xuống trên mặt sông Hương phẳng lặng như một bức tranh thủy mặc, bên kia là Cồn Hến đang toả khói lam chiều trong bóng tre xanh. Mấy hôm đó Huế vừa chớm râm ran ý tưởng đặt tên đường Trịnh Công Sơn. Ừ nhỉ, vì sao không chọn con đường này để đặt tên đường Trịnh Công Sơn?! Vừa hữu tình, hữu lý, không chỉ thỏa tình cảm của Trịnh Công Sơn yêu sông Hương, yêu Huế mà còn bởi trong sự nghiệp sáng tác đồ sộ của anh có rất nhiều ca khúc hay viết về dòng sông. Nếu con đường mang tên Trịnh Công Sơn được đặt ở đây, nó vừa có công viên, vừa có dòng sông in bóng thuyền trôi, nhìn sang bên kia là Cồn Hến với cảnh sắc thơ mộng, hẳn sẽ níu chân du khách thập phương khi đến thăm Huế. Hãy tưởng tượng giây phút được tản bộ trên đường Trịnh Công Sơn, được đắm mình trong không gian yên ả, để thả hồn, để hoài niệm và để nghe đâu đó trên khúc sông mênh mang vang lên những giai điệu quen thuộc nhạc Trịnh thì quả đó cũng là phút giây hạnh phúc.
Bất ngờ trước ý tưởng này, anh Trần Thanh vội đến ngay đơn vị thi công con đường để xin các số liệu liên quan lập hồ sơ. Càng bất ngờ hơn, sau lần thẩm định đầu tiên, khi biết được con đường mới mở ven dòng sông Hương, từ cầu Gia Hội về đến bến đò Cồn được đặt tên Trịnh Công Sơn, người dân Huế và dư luận xã hội đều biểu lộ sự đồng tình cao. Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm trong một lá thư gởi cho người bạn cũng đã viết: “...Tương lai đó sẽ là con đường đẹp, thu hút khách du lịch, có thể nói là mơ mộng nữa. Tôi cho Thành phố đã lựa chọn hợp lý...”. Nhà thơ Võ Quê cũng đã có lý khi ví von: Con đường Trịnh Công Sơn ở đó tựa như vành nôi thi ca của Huế vậy.
Chiều ngày 17/3/2011 Hội đồng Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã thống nhất đặt thêm tên cho 68 con đường mới của thành phố Huế. Trong đó chính thức đặt tên Trịnh Công Sơn cho con đường ven sông từ cầu Gia Hội về bến đò Cồn, trong thời điểm những người yêu nhạc Trịnh trong và ngoài nước đang hướng về 10 năm nhớ Trịnh Công Sơn.
L.P (266/4-11)
-----------
* Moi - Toi: cách gọi thân thiện của anh Trịnh Công Sơn với bạn bè.
Lâu ngày gặp nhau, anh em mừng quá... -“Moi* không uống bia được, bác sĩ cấm, Moi chỉ uống nước suối, các Toi* cứ uống bia”- anh Sơn nói vậy. Sau khi uống vài lượt bia, hàn huyên tâm sự vơi đầy đã nhiều, anh Bửu Ý, Hoàng Đăng Nhuận có việc phải về trước, còn tôi ngồi lại với anh Sơn. Lúc này trời bắt đầu đổ mưa, các anh chị phục vụ nhà hàng mang vội một cái chân dù ra che chỗ chúng tôi ngồi. Anh Sơn thốt lên: “Mưa Huế đẹp quá Toi ơi, Moi thèm mưa Huế dễ sợ”. Rồi anh nói tiếp như nói với chính mình và chỉ tay ra phía dòng sông, nơi có chiếc cầu thang nép mình bên bờ ta-luy đường Nguyễn Đình Chiểu: “Ước chi mai mốt mình có căn nhà nổi ở đó để ngắm sông Hương”... Anh chợt quay sang nói với tôi: “Nè Toi, sau ni Moi có về với cát bụi, Toi xin các anh nếu có đặt tên đường cho mình thì đặt tên ở con đường nào chưa có tên, vì nếu có tên rồi mà thay tên mình vào thì tội lắm”. Tôi nghe mà chết lặng! Sợ anh bị nhiễm lạnh, tôi dìu anh về lại khách sạn.
Đường Trịnh Công Sơn bên bờ sông Hương |
Tháng 10 năm 2010, tôi trao đổi cùng nhà nghiên cứu Trần Thanh, người được UBND thành phố Huế giao chủ trì đề án đặt tên đường phố Huế, rằng sang năm 2011 là kỷ niệm 10 năm ngày mất của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, nên tranh thủ chủ trương của thành phố để đặt tên đường Trịnh Công Sơn. Nhớ lại lời của anh Sơn trước đây, tôi nói với Thanh nên tìm con đường nào đó chưa đặt tên và nếu được nằm cạnh bờ sông Hương thì quá đẹp. Ban đầu, có ý kiến đặt tên Trịnh Công Sơn cho con đường từ chùa Linh Mụ lên Hương Hồ. Đây là con đường rất đẹp, có thiên nhiên hữu tình, có bóng núi, dòng sông liền kề và nếu du khách viếng chùa Linh Mụ hẳn cũng sẽ mong ước được đặt chân trên con đường Trịnh Công Sơn. Ý kiến này về sau xét thấy không ổn vì vốn con đường đó đã có tên.
Một buổi chiều, tôi cùng bạn bè ngồi lai rai trên con đường mới mở dọc bờ sông Hương. Hoàng hôn buông xuống trên mặt sông Hương phẳng lặng như một bức tranh thủy mặc, bên kia là Cồn Hến đang toả khói lam chiều trong bóng tre xanh. Mấy hôm đó Huế vừa chớm râm ran ý tưởng đặt tên đường Trịnh Công Sơn. Ừ nhỉ, vì sao không chọn con đường này để đặt tên đường Trịnh Công Sơn?! Vừa hữu tình, hữu lý, không chỉ thỏa tình cảm của Trịnh Công Sơn yêu sông Hương, yêu Huế mà còn bởi trong sự nghiệp sáng tác đồ sộ của anh có rất nhiều ca khúc hay viết về dòng sông. Nếu con đường mang tên Trịnh Công Sơn được đặt ở đây, nó vừa có công viên, vừa có dòng sông in bóng thuyền trôi, nhìn sang bên kia là Cồn Hến với cảnh sắc thơ mộng, hẳn sẽ níu chân du khách thập phương khi đến thăm Huế. Hãy tưởng tượng giây phút được tản bộ trên đường Trịnh Công Sơn, được đắm mình trong không gian yên ả, để thả hồn, để hoài niệm và để nghe đâu đó trên khúc sông mênh mang vang lên những giai điệu quen thuộc nhạc Trịnh thì quả đó cũng là phút giây hạnh phúc.
Nhạc sỹ Lê Phùng, nhà văn Nguyễn Quang Sáng và gia đình nhạc sỹ Trịnh Công Sơn chụp ảnh kỷ niệm tại đường Trịnh Công Sơn tối ngày 28/3/2011 |
Bất ngờ trước ý tưởng này, anh Trần Thanh vội đến ngay đơn vị thi công con đường để xin các số liệu liên quan lập hồ sơ. Càng bất ngờ hơn, sau lần thẩm định đầu tiên, khi biết được con đường mới mở ven dòng sông Hương, từ cầu Gia Hội về đến bến đò Cồn được đặt tên Trịnh Công Sơn, người dân Huế và dư luận xã hội đều biểu lộ sự đồng tình cao. Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm trong một lá thư gởi cho người bạn cũng đã viết: “...Tương lai đó sẽ là con đường đẹp, thu hút khách du lịch, có thể nói là mơ mộng nữa. Tôi cho Thành phố đã lựa chọn hợp lý...”. Nhà thơ Võ Quê cũng đã có lý khi ví von: Con đường Trịnh Công Sơn ở đó tựa như vành nôi thi ca của Huế vậy.
Chiều ngày 17/3/2011 Hội đồng Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã thống nhất đặt thêm tên cho 68 con đường mới của thành phố Huế. Trong đó chính thức đặt tên Trịnh Công Sơn cho con đường ven sông từ cầu Gia Hội về bến đò Cồn, trong thời điểm những người yêu nhạc Trịnh trong và ngoài nước đang hướng về 10 năm nhớ Trịnh Công Sơn.
L.P (266/4-11)
-----------
* Moi - Toi: cách gọi thân thiện của anh Trịnh Công Sơn với bạn bè.