Wednesday, June 8, 2011

08/06 China asserts itself in S. China Sea dispute


 China.org.cn, June 8, 2011

China rejects the Philippines' accusation on the South China Sea issue, Chinese Foreign Ministry spokesperson Hong Lei told a press conference Tuesday.
Hong said "Chinese vessels were cruising and carrying out scientific studies in waters under China's jurisdiction and their activities were in line with the law."
Recently the Philippines' Department of Foreign Affairs said the interests of their fisherman were harmed by the increasing activity of Chinese vessels on the South China Sea. The activity also undermined the peace and stability of the region, violated maritime jurisdiction and disobeyed the Declaration on the Conduct of Parties in the South China Sea, Xinhua reported.
Hong, in response to the Philippine accusation, said China holds a long-term and consistent position on the South China Sea, and the position remains unchanged for centuries and is in accordance with international laws, including the United Nations Convention on the Law of the Sea.
He said "China asks the Philippines to stop harming China's sovereignty and maritime rights and interests, which leads to unilateral actions that expand and complicate South China Sea disputes … The Philippines should stop publishing irresponsible statements that do not match the facts."
To properly handle the dispute, China is willing to seek solutions by directly consulting or negotiating with the Philippines, he said.
He also said that China is also willing to work with all sides involved to fully implement the Declaration on the Conduct of Parties in the South China Sea to safeguard the stability of the sea by practical means and build it into a sea of peace, friendship and cooperation, Xinhua reported.

08/06 Local reporters trained to enhance HIV knowledge


08/06/2011 | 18:56:25
A training course to help strengthen knowledge on HIV/AIDS prevention issues took place in the central city of Da Nang from June 6-8, with 34 reporters from 12 cities and provinces across the country in attendance.

The two-day course, funded by the World Bank (WB), was jointly organised by the Administration of HIV/AIDS Control under the Ministry of Public Health and the Vietnam Journalists’ Club with HIV/AIDS Prevention under the Vietnam Journalists’ Association.

It aimed to enhance awareness on HIV/AIDS prevention issues and to enable reporters to improve the quality of information on HIV/AIDS infection prevention in the community.
During the course, the reporters were provided with basic knowledge on HIV/AIDS, taught relevant professional terminology and also about the importance of ethics when journalists are writing and broadcasting about this issue./.

2010年9月末に着任致しました谷﨑泰明のご挨拶


ご挨拶



9月末に着任致しました谷﨑泰明です。10月初めにチェット国家主席に信任状を提出し、正式に大使として活動を開始しました。宜しくお願いいたします。

私は、1975年に外務省に入省して以来、ウィーン、マニラ、モスクワ、ベルリンで勤務しましたので、欧州の経験が長いことになります。アジアとの係わりは、東京でインド、パキスタン等を担当する課長をしていたことと、フィリピンでの約3年の勤務です。 ベトナムには数回出張で来たことがありますが、かなり古い時代のことなので、今日とは状況がかなり違います。今は、住み始めて間もないので、何から何まで新鮮な気持ちで人々に接し、街並みを見ることができます。できれば、このまま子供のような目を持って暮らせれば良いのですが。 

大使として取り組みたいと考えていることは色々とありますが、煮詰めると、日本に対する“友人”を1人でも多く持つように努力することだと思っています。 幸い現在の日越関係は大変良い状態にあります。無論、問題もありますが、貿易・投資等の経済関係も順調ですし、日本はベトナムに対する最大の援助供与国です。政府対話、文化交流も進み、今やベトナムで日本語を勉強している人は、4万人を越え、日本への留学生数は、ASEAN諸国中最多です。
外交はよくガーデニングに譬えられます。美しい花々も、常に気を遣い手入れしなくては、長続きしない。枯れないようにするだけでなく、新しい花も育てることができると思います。花も大切ですが、それを育む土も重要です。土とは、この場合、両国間に流れる相互信頼です。この相互信頼は、長い時間をかけ、両国の様々な人々が築いてこられています。この関係を更に強化するためには、1人でも多くの友人を持つことだと考えています。

着任してから、一ヶ月半が瞬く間に過ぎてしまいました。 最初の大きな行事はタンロン建都千年祭への参加です。開会式、グエン・タン・ズン首相主催の晩餐会に参列しました。ホーチミン廟前で行われた式典では、ベトナム各職種代表のパレードが続きましたが、特に少数民族代表と海外ベトナム人(越僑者)代表の行進が印象に残りました。軍事色がここでは薄かったのは、建都記念という点とドイモイ政策による「経高軍低」を反映しているものなのでしょうか。ハノイ在住の邦人の方にも参加していただきましたが、長時間で、しかも10月初旬はかなり気温が高かったので大変厳しい状況であったと思います。ありがとうございました。路をまたぎ街路樹間に掛け られたイルミネーションの洪水は華やかで、特にホアン・ディェウ通りは、夜空から天の川が降ってきたかのような見事なもので感心しました。
そして次に大きな行事は、菅直人総理大臣のASEAN関連首脳会議等の出席及びベトナム公式訪問です。公式訪問では、日越首脳会談が行われ、共同声明も署名されました。両首脳は、日越関係を新しい段階に引き上げるということで合意しましたが、それにふさわしい、中身の濃い重要な会談であったと思います。

これについては、次回詳しくお話したいと思います。
                                                                 2010年10月
                                 在ベトナム日本国特命全権大使
                                         谷﨑 泰明

19/05 Doanh nhân sẽ đóng góp tiếng nói thiết thực


19/05/2011


tiepxucutriphunhuan.jpgTrong cuộc bầu cử Quốc hội khoá XIII vào ngày 22/5 tới, có nhiều ứng viên là doanh nhân. Không ít cử tri kỳ vọng với hiểu biết thực tế sâu sắc, mối quan hệ quốc tế rộng rãi, các doanh nhân, khi được nhân dân tín nhiệm bầu vào Quốc hội sẽ có những đóng góp thiết thực cho các dự án luật, cho sự phát triển kinh tế - xã hội

Ông Đặng Thành Tâm, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Đầu tư Sài Gòn (SGI) chia sẻ với phóng viên Báo Đầu tư.


Là một trong 3 doanh nhân được Hội doanh nghiệp TP.HCM giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, ông nghĩ sao về vai trò của doanh nhân trong hoạt động của cơ quan lập pháp cao nhất đất nước?
Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất của nhân dân, nên khi tôi và một số doanh nhân được giới thiệu ra ứng cử, chúng tôi nhận thấy, đây là một vinh dự lớn lao.
Cộng đồng doanh nghiệp là lực lượng kinh tế nòng cốt cho đất nước, cần có đóng góp mạnh mẽ để Việt Nam có chính sách kinh tế minh bạch và tiến bộ, sao cho các doanh nghiệp thực sự được bình đẳng, được tạo điều kiện tốt hơn nữa để phát triển ổn định và bền vững, tạo thêm nhiều công ăn việc làm, nhiều sản phẩm.

Phát triển kinh tế để ổn định an sinh xã hội, góp phần đưa Việt Nam có tiếng nói trong cộng đồng quốc tế đang là yêu cầu quan trọng hiện nay. Theo ông, các chính sách của Việt Nam cần chú trọng đến những vấn đề gì?
Tôi cho rằng, điều cần quyết liệt hiện nay là phải có chính sách thật tốt để cho các doanh nghiệp gia tăng giá trị hàng hóa thông qua chế biến nông hải sản và khoáng sản. Riêng khoáng sản, cần tuyệt đối cấm xuất khẩu thô, sản phẩm qua chế biến sẽ gia tăng giá trị nhiều lần, xuất khẩu đem lại ngoại tệ, chống nhập siêu. Hàng hóa của người nông dân được chế biến tăng giá trị thì giá thu mua cũng sẽ được nâng lên  giúp cho đời sống của họ ổn định và ngày càng tốt hơn.
Bên cạnh đó, cần có chính sách tốt về công nghiệp phụ trợ, đặc biệt về công nghệ cao để tăng giá trị gia tăng trong nước cũng như góp phần mạnh mẽ cho sản phẩm của Việt Nam tham gia giá trị gia tăng toàn cầu, có như vậy vị thế về kinh tế của Việt Nam mới được nâng cao trên trường quốc tế. Ngoài ra, Việt Nam cũng cần có chính sách tốt hơn đối với những ngành nghề tạo nhiều lao động để tạo công ăn việc làm cho người dân.

Cụ thể là gì, thưa ông?
Chính sách pháp luật cần phải nghiên cứu để phát huy tác dụng mạnh nhất cho các loại hình doanh nghiệp phát triển, tập trung trí tuệ để ra được những chính sách pháp luật về kinh tế tốt nhất, phù hợp nhất với từng giai đoạn phát triển của đất nước.
Cụ thể, làm sao để đẩy mạnh hơn nữa thuận lợi hóa thương mại và đầu tư; tăng cường xuất khẩu, tiến tới xuất siêu. Góp phần giữ giá và tăng giá trị đồng tiền Việt Nam cũng như gia tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế. Tạo cơ chế chính sách pháp luật, hành lang pháp lý thật tốt để phát triển dịch vụ mà nòng cốt là tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, đẩy mạnh thế mạnh về du lịch, góp phần đưa tỷ trọng dịch vụ trong GDP ngày càng tăng.
Tôi cho rằng, Việt Nam cần có chính sách hỗ trợ và khuyến khích để nội địa hóa và tiến tới sản xuất thiết bị điện tử viễn thông, sản phẩm công nghệ cao để tăng giá trị hàng hóa.
hinh_a_tam_post_web_sgi11.jpg
Ông Đặng Thành Tâm (ảnh T.V)

Mối quan tâm rất lớn của các cử tri hiện nay là các nhà quản lý sẽ điều hành như thế nào để hạn chế lạm phát, đảm bảo chất lượng cuộc sống của người dân. Ở góc độ là nhà lãnh đạo doanh nghiệp, ông có những kiến nghị gì để góp phần đảm bảo vấn đề an sinh xã hội?
Lạm phát hiện nay có nguyên nhân chủ yếu từ vấn đề nhập siêu, dẫn đến trượt giá đồng tiền. Lạm phát hiện nay có nguyên nhân chủ yếu từ vấn đề nhập siêu dẫn đến trượt giá đồng tiền, dẫn đến giá vốn tăng, gọi là lạm phát do cầu đẩy...
Chúng tôi sẽ tiếp tục đóng góp xây dựng chính sách, cùng các doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh để tăng cường xuất khẩu, giảm nhập siêu. Kinh tế vĩ mô ổn định, đời sống người dân sẽ ổn định và ngày một nâng cao. Đây là giải pháp để an sinh xã hội tốt nhất.
Tuy vậy, khó khăn của một bộ phận người dân trong cải thiện chất lượng cuộc sống là rất cấp thiết. Trước mắt, tôi cho rằng cần huy động công sức của toàn thể cộng đồng, trong đó doanh nghiệp là lực lượng nòng cốt. Để doanh nghiệp tham gia tích cực, cần chính sách của Nhà nước để động viên họ, ví dụ hiện nay khi doanh nghiệp đóng góp cho sự nghiệp giáo dục y tế thì được khấu trừ vào chi phí nhưng làm từ thiện lại không được. Chúng tôi mong muốn khi doanh nghiệp hỗ trợ và giải quyết an sinh xã hội, được đưa khoản mục đó vào chi phí hoạt động của doanh nghiệp.
Làm công tác xóa đói giảm nghèo, chúng tôi cho rằng không nên chú trọng đến cho tiền mà cần đưa ra chính sách để giúp người nghèo tự vươn lên. Một vài ví dụ thành công ở các nước nghèo là áp dụng tín dụng siêu nhỏ để giúp họ vốn làm ăn, cho vay lãi suất thấp… để tăng thu nhập cho người nghèo và tăng sản phẩm cho xã hội.

Trong khó khăn, chúng ta đề cập nhiều đến sự lãng phí. Ông nghĩ sao về sự lãng phí trong đầu tư, nhất là chậm triển khai dự án?
Nhiều dự án chậm triển khai có nguyên nhân chủ yếu do tác động từ cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái toàn cầu. Ngoài ra, Việt Nam đã gia nhập WTO và đón dòng vốn đầu tư nước ngoài rất lớn, lượng cấp phép năm 2007-2008 lớn, một phần do các địa phương dễ dãi trong cấp phép đầu tư cũng như chạy đua cấp phép đầu tư để đạt con số lớn hơn giữa các địa phương, trong khi thẩm định dự án chưa kỹ.
Bên cạnh đó, các quy trình và công việc hậu cấp phép ở nhiều địa phương chưa hoàn thiện, quy hoạch chưa đầy đủ, các chính sách liên quan đến đền bù, giải tỏa và lo toan cho người dân chưa thỏa đáng…
Điều chúng tôi quan tâm là sự công bằng minh bạch trong quá trình chọn lựa chủ đầu tư của các cấp chính quyền. Đối với những dự án tốt cần phải đấu thầu, đấu giá, chọn thầu, lựa chọn nhà thầu công khai minh bạch. Khi lựa chọn cần đưa ra tiêu chí cụ thể và rõ ràng thì sẽ tạo được sự công bằng và đồng thuận cao. Khi đó, chủ đầu tư là đơn vị có năng lực nhất.
Còn đối với vùng sâu, vùng xa là những nơi khuyến khích mời gọi đầu tư thì cũng cần có những chính sách nhất định, để giúp đỡ chủ đầu tư triển khai dự án, đem lại kết quả kinh tế cho xã hội.
                                                                                                                                                         Theo baodautu.vn

17/05 SGI tiếp tục đồng hành cùng người nghèo TP.HCM


17/05/2011


logosgi.jpg
TP.HCM, ngày 14 tháng 05 năm 2011
               THÔNG CÁO BÁO CHÍ
       SGI ĐỒNG HÀNH CÙNG NGƯỜI NGHÈO
                                                        PHƯỜNG BÌNH AN, Q.2,TP.HCM

SGI – Vào sáng ngày 17/05/2011, tại UBND phường Bình An, Q.2, TP.HCM, Tập đoàn Đầu tư Sài Gòn (SGI) phối hợp cùng UBND phường Bình An sẽ tiến hành buổi lễ trao tặng số tiền 200 triệu đồng tới những hộ gia đình nghèo và trao 30 suất học bổng cho các em học sinh nghèo. Đây là một trong nhiều hoạt động của “Chương trình Đồng hành cùng người nghèo” của Tập đoàn Đầu tư Sài Gòn trong năm 2011.
Đây là hoạt động nằm trong “Chương trình Đồng hành cùng người nghèo” do SGI thực hiện. Trung tuần tháng 3/2011ông Đặng Thành Tâm  đã thay mặt Tập đoàn SGI trao tặng 3 tỷ đồng trong buổi Lễ “Hỗ trợ chương trình An sinh xã hội quận Phú Nhuận năm 2011”.
Ngoài hoạt động chung chia sẻ, giúp đỡ người nghèo của tập đoàn, các đơn vị thành viên đều có các hoạt động cụ thể. Ngày 22/03/2011, Trường ĐH Hùng Vương (đơn vị trực thuộc SGI) đã ký kết với các Trường THPT tại địa bàn Quận Phú Nhuận cho chương trình Bảo trợ về Hướng nghiệp - Cấp học bổng cho học sinh nghèo vượt khó - Đào tạo và Dạy nghề cho các đối tượng nghèo và khó khăn thuộc diện chính sách tại địa phương.
Ngân hàng TMCP Nam Việt (Navibank - thành viên của SGI) cũng phát động chương trình “Đồng hành cùng người nghèo” và chọn địa bàn quận Phú Nhuận là địa điểm đầu tiên thực hiện chương trình. Cụ thể, Navibank sẽ tạo mọi điều kiện cho các hộ nghèo trực thuộc quận Phú Nhuận vay tín chấp với lãi suất hỗ trợ.
Chương trình đồng hành cùng người nghèo đã tiếp tục lan rộng sang quận Bình Thạnh, ngày 31/3/2011, ông Đặng Thành Tâm đã thay mặt Tập đoàn Đầu tư Sài Gòn trao tặng tổng cộng 400 triệu đồng cho phường 21 và 25, Q.Bình Thạnh, TP.HCM.
Ông Đặng Thành Tâm cho biết: “việc đẩy mạnh các hoạt động trong chương trình an sinh xã hội, đặc biệt là các hoạt động đồng hành cùng người nghèo thể hiện trách nhiệm, sự quan tâm của doanh nghiệp đối với cộng đồng. Chúng tôi mong muốn sẽ làm được nhiều hoạt động có ý nghĩa hơn nữa đối với cộng đồng, nhằm chia sẻ, góp phần hỗ trợ giúp những người dân nghèo sớm vượt qua khó khăn và ổn định cuộc sống, giúp các em học sinh nghèo hiếu học tiếp tục có cơ hội tới trường để hướng tới tương lai tươi sáng hơn”.
Theo đại diện của Tập đoàn Đầu tư Sài Gòn, hàng năm SGI dành hàng chục tỷ đồng cho các chương trình an sinh xã hội trên phạm vi khắp cả nước. Tuy nhiên, điểm khác biệt của các hoạt động đồng hành cùng người nghèo năm 2011 là Tập đoàn trực tiếp tham gia, xét chọn để chốt danh sách những hộ gia đình, những em học sinh nghèo hiếu học được chương trình “bảo trợ”.
Tập đoàn Đầu tư Sài Gòn (SGI) - tập đoàn công chúng hàng đầu, điển hình của chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần của Việt Nam trong quá trình đổi mới, là một trong những tập đoàn công chúng đa ngành hàng đầu và thành công nhất tại Việt Nam.
Tập đoàn Đầu tư Sài Gòn - theo luật doanh nghiệp - là một nhóm các công ty, đơn vị có pháp nhân độc lập, hoạt động độc lập theo pháp luật mà không tạo ra pháp nhân mới, các thành viên thống nhất Công ty Cổ phấn Đầu tư Sài Gòn là cơ quan phối hợp hành động của các thành viên và đóng dấu các văn bản của Tập đoàn Đầu tư Sài Gòn. Các pháp nhân độc lập tham gia thành viên tập đoàn một cách tự nguyện, theo pháp luật, không bị ràng buộc điều gì cả, để tạo liên kết sức mạnh phát huy tối đa lợi thế mọi thành viên, giảm chi phí, giảm đi sự yếu kém và bất lợi do quy mô nhỏ, đem lại lợi ích cao nhất cho các thành viên, đặc biệt để phát huy sức mạnh tập thể của doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình đất nước mở cửa và phát triển trong môi trường hội nhập WTO.

                                                TẬP ĐOÀN ĐẦU TƯ SÀI GÒN – SAIGON INVEST GROUP

04/06 Hành trình tìm đường cứu nước - Giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc


(4/6/2011)

Những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, thực dân Pháp bắt tay vào khai thác thuộc địa lần thứ nhất. Xã hội Việt Nam bắt đầu có những biến chuyển và phân hoá. Sự xâm nhập của chủ nghĩa tư bản Pháp đã làm nảy sinh trong xã hội Việt Nam hai giai cấp mới: giai cấp tư sản và giai cấp vô sản.
Cuộc vận động cải cách của Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu ở Trung Quốc cũng có ảnh hưởng lớn đến Việt Nam. Các phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân ta diễn ra đa dạng, sôi nổi: phong trào có khuynh hướng dân chủ tư sản Đông Du, Đông kinh Nghĩa Thục, Duy Tân, Việt Nam Quang Phục Hội; phong trào chống sưu thuế của nông dân ở Trung kỳ; phong trào đánh Pháp như: vụ đầu độc binh lính Pháp ở Hà Nội, cuộc khởi nghĩa của nghĩa quân Yên Thế…
Các phong trào yêu nước chống Pháp trên đều thất bại. Nguyên nhân sâu xa là do thiếu đường lối chính trị đúng đắn, khoa học, thiếu sự lãnh đạo của một giai cấp tiên tiến. Cách mạng Việt Nam đứng trước cuộc khủng hoảng trầm trọng về đường lối cứu nước.
Nguyễn Tất Thành rất khâm phục tinh thần yêu nước của các sĩ phu, văn thân, chí sĩ xả thân vì nước, nhưng Người không tán thành đường lối cứu nước của các bậc tiền bối. Tư tưởng yêu nước của Nguyễn Tất Thành tuy lúc đó chưa gặp chủ nghĩa xã hội, nhưng đã thể hiện tầm vóc vượt trước quan điểm cứu nước đương thời. Người cho rằng, chủ trương của cụ Phan Châu Trinh yêu cầu người Pháp thực hiện cải lương chẳng khác gì “đến xin giặc rủ lòng thương”; chủ trương của cụ Phan Bội Châu nhờ Nhật giúp đỡ để đuổi Pháp chẳng khác nào “đưa hổ cửa trước, rước beo cửa sau”, chủ trương của cụ Hoàng Hoa Thám tuy thực tế hơn, nhưng không có hướng thoát rõ ràng, “còn mang nặng cốt cách phong kiến”.
Nguyễn Tất Thành sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống hiếu học, một địa phương có truyền thống yêu nước. Từ lúc tuổi còn nhỏ, Người sớm được tiếp cận với các tư tưởng lớn của phương Đông, hấp thụ vốn văn hóa truyền thống của dân tộc, Hán học và bước đầu tiếp xúc với văn hoá phương Tây. Chứng kiến cảnh khổ cực của người dân mất nước, tinh thần đấu tranh bất khuất của cha anh, Người càng yêu nước, thương dân sâu sắc và hun đúc những hoài bão lớn lao. Vốn có tư chất thông minh, tinh thần ham học hỏi, khả năng tư duy độc lập, tính ham hiểu biết và nhạy bén với cái mới, Người bị lôi cuốn bởi khẩu hiệu “tự do, bình đẳng, bác ái” và thôi thúc bởi ý định tìm hiểu cái gì ẩn dấu sau những từ đẹp đẽ đó ở chính nước sinh ra khẩu hiệu đó. Những tư tưởng tiến bộ của cuộc cách mạng ở Pháp năm 1789, thành tựu văn minh, tiến bộ của nhân loại ở Pháp và các nước châu Âu khác, đã thúc đẩy Người muốn đến tận nơi tìm hiểu. Đó chính là những lý do Nguyễn Tất Thành quyết định chọn nước Pháp, chọn châu Âu làm điểm đến đầu tiên trong cuộc hành trình đi tìm đường cứu nước năm 1911.
Hành trang ban đầu của Nguyễn Tất Thành khi ra nước ngoài là tri thức về văn hóa phương Đông và phương Tây, lòng yêu nước nhiệt thành, tiếp thu có chọn lọc con đường cứu nước của các nhà yêu nước lớp trước và một dự định rõ rệt, lớn lao, đó là “xem nước Pháp và các nước khác, sau khi xem xét họ làm như thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào ta”, đó là dự định đi tìm con đường cứu nước, cứu dân. Ngày 5 tháng 6 năm 1911, trên con tàu “Đô đốc Latouche Tréville”, từ bến cảng Nhà Rồng của Thành phố Sài Gòn, Nguyễn Tất Thành đã lên đường sang Pháp. Người làm bất cứ việc gì để sống và hoạt động (phụ bếp dưới tàu, làm bánh trong các khách sạn, cào tuyết, đốt lò, chụp ảnh…). Gần mười năm, vừa lao động kiếm sống, vừa tiến hành khảo sát thực tiễn nhiều nước tư bản và các nước thuộc địa, khảo sát các cuộc cách mạng ở các nước Pháp, Anh, Mỹ… Nguyễn Tất Thành đã có nhận thức quan trọng là: cách mạng tư sản là những cuộc cách mạng vĩ đại, nhưng là những cuộc cách mạng chưa đến nơi. Nguyễn Tất Thành đã tìm ra những mặt trái của xã hội phương Tây, nhận ra “ở đâu cũng có người nghèo khổ như xứ sở mình” do ách áp bức, bóc lột dã man, vô nhân đạo của bọn thống trị. Điều đó đã giúp Người có một nhận thức quan trọng: nhân dân lao động trên toàn thế giới cần đoàn kết lại để đấu tranh chống kẻ thù chung là giai cấp thống trị; cùng nhau thực hiện nguyện vọng chung là độc lập, tự do.
Sống hoà mình cùng nhân dân lao động và phong trào đấu tranh của công nhân Pháp, Nguyễn Ái Quốc say sưa hoạt động cách mạng, viết báo, hội họp, tuyên truyền, cổ động. Năm 1917, Nguyễn Tất Thành tham gia hoạt động trong phong trào của những người Việt Nam yêu nước tại Pháp. Thành công của Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 có ảnh hưởng rất lớn đến tình cảm và nhận thức của Người. Đầu năm 1919, Nguyễn Tất Thành tham gia Đảng xã hội Pháp. Ngày 18/6/1919, với tên Nguyễn Ái Quốc, Người thay mặt những người Việt Nam yêu nước tại Pháp gửi bản yêu sách tới Hội nghị Vécxây yêu cầu về quyền tự do, dân chủ, bình đẳng dân tộc cho nhân dân An Nam. Tám yêu cầu không được chấp nhận, nhưng đã vạch trần bản chất giả dối của các cường quốc thống trị, đồng thời cũng đem lại cho Nguyễn Ái Quốc một nhận thức tỉnh táo là các dân tộc muốn được giải phóng chỉ có thể dựa vào sức lực của bản thân mình.
Ra đi tìm đường cứu nước với tuổi đời còn rất trẻ và từ một xã hội thuộc địa, nửa phong kiến, lúc đó Nguyễn Ái Quốc chưa có một ý niệm rõ ràng về giai cấp, đấu tranh giai cấp, đảng chính trị, chủ nghĩa Mác - Lênin... Từ những hoạt động thực tiễn trên và đọc “Sơ thảo lần thứ nhất luận cương về các vấn đề dân tộc và thuộc địa” của V.I.Lênin đăng trên báo L’Humanité tháng 7/1920, Người đã đến với chủ nghĩa Mác - Lênin. Trong bối cảnh bấy giờ, có nhiều trí thức Việt Nam sống tại Pháp, nhưng Người đã thể hiện tính vượt trội của tư tưởng khi nhận ra được chân lý lớn nhất của thời đại. Luận cương đã giải đáp cho Nguyễn Ái Quốc những băn khoăn về con đường giành độc lập, tự do cho dân tộc, trả lời câu hỏi ai là người lãnh đạo, lực lượng tham gia và mối quan hệ giữa cách mạng giải phóng ở các nước thuộc địa với cách mạng vô sản ở chính quốc… Luận cương đã ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành thế giới quan cộng sản của Nguyễn Ái Quốc.
Quá trình tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lênin của Nguyễn Ái Quốc ngày càng có hệ thống và hoàn thiện khi Người tham gia Đảng Cộng sản Pháp, học tập ở Đại học phương Đông, sống trong không khí sục sôi ở trung tâm phong trào cộng sản ở Nga, hoạt động trong Quốc tế Cộng sản. Nhận thức của Người về sức mạnh của nhân dân lao động thế giới, về mối quan hệ giữa các dân tộc bị áp bức, giữa cách mạng ở các nước thuộc địa và các nước chính quốc trong cuộc đấu tranh chống đế quốc, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản của giai cấp công nhân, về chính quyền cách mạng và sử dụng bạo lực cách mạng… ngày càng sâu sắc và có những luận điểm bổ sung, phát triển, sáng tạo. Sự kiện Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành Quốc tế Cộng sản và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp tháng 12/1920 là một mốc lịch sử quan trọng trong hành trình đi tìm đường cứu nước của Người, đánh dấu bước chuyển biến quyết định, nhảy vọt, thay đổi về chất trong nhận thức tư tưởng và lập trường chính trị của Người - từ một nhà yêu nước chân chính trở thành một chiến sĩ cộng sản.
Đầu năm 1924, Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu (Trung Quốc). Tại đây, Người bắt đầu xây dựng những nhân tố bảo đảm cho cách mạng Việt Nam: truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam, khơi dậy tinh thần đấu tranh của các tầng lớp nhân dân, xây dựng tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam, phát triển lực lượng cách mạng… Việc Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ vắn tắt do Người dự thảo được thông qua tại Hội nghị hợp nhất, chứng tỏ đến 1930, tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc về con đường cách mạng Việt Nam đã được hình thành cơ bản.
Sau hơn 30 năm xa Tổ quốc, ngày 28/1/1941, Nguyễn Ái Quốc trở về nước để trực tiếp lãnh đạo cuộc đấu tranh cách mạng. Một trang mới mở ra trong cuộc đời cách mạng của Người và cũng là bước ngoặt mới cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc Việt Nam.
Việc tìm ra con đường cứu nước, con đường phát triển của dân tộc của Nguyễn Ái Quốc có ý nghĩa lịch sử to lớn, đó là:
- Đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, với học thuyết chủ nghĩa xã hội khoa học, Nguyễn Ái Quốc đã đặt nền móng cho lý luận cách mạng Việt Nam trong thời đại mới; chấm dứt khủng hoảng đường lối cứu nước triền miên từ giữa thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX; tìm thấy đường lối phát triển đúng đắn cho dân tộc, phù hợp với trào lưu tiến hoá chung của nhân loại và xu thế của thời đại.
- Hồ Chí Minh đã đem ánh sáng chủ nghĩa Mác - Lênin soi đường cho phong trào yêu nước, chủ nghĩa yêu nước truyền thống Việt Nam, làm cho chủ nghĩa yêu nước vươn lên tầm thời đại, trở thành chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh, mà sau này biểu tượng sáng chói trong hai cuộc kháng chiến lừng lẫy của dân tộc chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, trong công cuộc tái thiết và phát triển đất nước theo con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.
- Với việc tìm ra con đường cứu nước, phát triển của dân tộc Việt Nam, Hồ Chí Minh đã đóng góp to lớn, thiết thực chuẩn bị cho việc mở ra một giai đoạn phát triển mới của phong trào cách mạng vô sản nói chung, phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và phụ thuộc trên thế giới và châu Á nói riêng.

(Trích Đề cương tuyên truyền 100 năm Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước (5/6/1911-5/6/2011) gắn với kỷ niệm 121 năm Ngày sinh của Người (19/5/1890 - 19/5/2011) của Ban Tuyên giáo Trung ương)

30/05 Ban tuyên giáo Quận ủy Phú Nhuận tập huấn công tác nghiên cứu Dư luận xã hội


 (30/5/2011)

Ngày 26/5/2011 và 27/5/2011, Ban Tuyên giáo Quận ủy Phú Nhuận đã tổ chức 02 lớp tập huấn công tác nghiên cứu dư luận xã hội cho 163 người bao gồm thành viên Tổ nghiên cứu Dư luận xã hội quận, cấp ủy viên phụ trách công tác tuyên giáo chi, đảng bộ cơ sở và thành viên tổ dư luận xã hội của Đảng bộ 15 phường.
 
Báo cáo viên là đồng chí Hồ Hoàng Luân – Trưởng Phòng Nghiên cứu Dư luận Xã hội thuộc Ban Tuyên giáo Thành ủy.
Nội dung tập huấn đi sâu vào khái niệm dư luận xã hội để phân biệt dư luận xã hội và tin đồn; các thuộc tính, chức năng của dư luận xã hội. Qua đó, báo cáo viên hướng dẫn các phương pháp nắm bắt dư luận xã hội, phương pháp định lượng trong nghiên cứu dư luận xã hội như phân tích nội dung, điều tra xã hội học…
Buổi tập huấn đã góp phần trang bị thêm cho cấp ủy viên phụ trách công tác tuyên giáo chi, đảng bộ cơ sở và thành viên tổ dư luận xã hội của Đảng bộ 15 phường những kiến thức phổ quát về dư luận xã hội, giúp cho mọi người vận dụng linh hoạt vào thực tiễn hoạt động để ngày càng nâng cao hiệu quả công tác nắm bắt dư luận xã hội, thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị được giao./.
Lê Thị Phương

28/05 Phường 8 tổ chức tổng kết công tác bầu cử đại biểu Quốc Hội khóa XIII và HĐND thành phố khóa VIII


(28/5/2011)

Chiều ngày 27 tháng 5 năm 2011, Ủy ban nhân dân phường 8 tổ chức Hội nghị tổng công tác bầu cử bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố khóa VIII (nhiệm kỳ 2011-2016).
Tham dự Hội nghị có sự hiện diện của đại biểu: Đặng Ngọc Lợi- Phó Trưởng phòng Nội vụ quận; Nguyễn Thị Thu Thảo - Bí thư Đảng ủy phường, Nguyễn Tấn Trọng - Phó Bí thư Đảng ủy - Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường, Dương Văn Hùng - Ủy viên thường vụ - Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phường; Đinh Gia Huỳnh, Phạm Ngọc Trang- Đảng ủy viên - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường cùng đại diện các ban ngành, đoàn thể phường, Ban vận động 04 Khu phố, các thành viên Tổ bầu cử và các cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện công tác bầu cử.
Một số hoạt động nổi bật trong việc thực hiện công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố khóa VIII (nhiệm kỳ 2011-2016) của phường như sau:
Về công tác tuyên truyền: Phường tổ chức Hội thi tìm hiểu về Luật Bầu cử, qua đó chọn Đội tuyển tham dự Hội tìm hiểu về Luật Bầu cử do Ủy ban nhân dân quận tổ chức và đạt giải Nhất; phối hợp với Phòng Văn hóa - Thông tin tổ chức biểu diễn tiểu phẩm tuyên truyền về bầu cử, thu hút hơn 200 nhân dân đến dự; trang bị 1 cụm pano và 05 băng rôn tại cổng các khu phố; phát 1830 tờ bướm đến từng hộ gia đình với nội dung “Những điều cần biết về Quốc hội, Hội đồng nhân dân và bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân”; trang bị 01 xe loa lưu động, tổ chức phát thanh tuyên truyền 3 giờ/ngày tại các khu dân cự từ 12 đến ngày 21 tháng 5 năm 2011 và từ 7 giờ 00 đến 15giờ 00 (trong ngày bầu cử) …
Việc lập, niêm yết, thời hạn niêm yết danh sách cử tri được phường thực hiện đúng theo luật định. Địa điểm niêm yết danh sách cử tri thuận lợi cho người dân xem: ở 4 khu phố và tại phường. Các yêu cầu về bổ sung, chỉnh sửa danh sách cử tri, thẻ cử tri đều được phường ghi nhận và giải quyết thỏa đáng. Cạnh đó, Đảng ủy, Ủy ban nhân dân phường phân công các Đảng viên, cán bộ công chức tham gia 43 cuộc họp mạn đàm tiểu sử ứng cử viên đúng luật định và đạt chất lượng. Lực lượng Công an phối hợp cùng Quân sự tăng cường công tác tuần tra khép kín trên địa bàn góp phần giữ vững an ninh trật tự an toàn xã hội trước, trong và sau ngày bầu cử.
 Về tổ chức ngày bầu cử vào ngày 22 tháng 5 năm 2011: tỷ lệ cử tri tham gia bầu cử đạt 99,91%; có 3/4 Tổ bầu cử đạt tỉ lệ 100% cử tri tham gia bỏ phiếu. Quá trình kiểm phiếu được thực hiện nhanh, gọn, chính xác, đảm bảo được tiến độ chung trên địa bàn quận. Hội nghị thông qua Quyết định số 07/QĐ-UBND ngày 26 tháng 5 năm 2011 về việc khen thưởng 07 tập thể, 19 cá nhân hoàn thành tốt nhiệm vụ trong công tác bầu cử nhằm động viên, khuyến khích các tập thể, cá nhân phát huy hơn nữa.  
Tại Hội nghị, đồng chí Nguyễn tấn Trọng - Phó Bí thư Đảng ủy - Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường đánh giá cao kết quả đạt được trong công tác tổ chức bầu cử của phường. Tập thể Tổ bầu cử số 31 và ông Đinh Gia Huỳnh được Ủy ban nhân dân quận khen thưởng vì đã có thành tích tốt trong công tác bầu cử. Đặc biệt, Tập thể Cán bộ chiến sĩ và nhân dân phường 8 và ông Nguyễn Tấn Trọng - Phó Bí thư Đảng ủy - Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường được khen thưởng cấp thành phố./.
Thanh Tường