19/05/2011 | |
Trong cuộc bầu cử Quốc hội khoá XIII vào ngày 22/5 tới, có nhiều ứng viên là doanh nhân. Không ít cử tri kỳ vọng với hiểu biết thực tế sâu sắc, mối quan hệ quốc tế rộng rãi, các doanh nhân, khi được nhân dân tín nhiệm bầu vào Quốc hội sẽ có những đóng góp thiết thực cho các dự án luật, cho sự phát triển kinh tế - xã hội Ông Đặng Thành Tâm, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Đầu tư Sài Gòn (SGI) chia sẻ với phóng viên Báo Đầu tư. Là một trong 3 doanh nhân được Hội doanh nghiệp TP.HCM giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, ông nghĩ sao về vai trò của doanh nhân trong hoạt động của cơ quan lập pháp cao nhất đất nước? Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất của nhân dân, nên khi tôi và một số doanh nhân được giới thiệu ra ứng cử, chúng tôi nhận thấy, đây là một vinh dự lớn lao. Cộng đồng doanh nghiệp là lực lượng kinh tế nòng cốt cho đất nước, cần có đóng góp mạnh mẽ để Việt Nam có chính sách kinh tế minh bạch và tiến bộ, sao cho các doanh nghiệp thực sự được bình đẳng, được tạo điều kiện tốt hơn nữa để phát triển ổn định và bền vững, tạo thêm nhiều công ăn việc làm, nhiều sản phẩm. Phát triển kinh tế để ổn định an sinh xã hội, góp phần đưa Việt Nam có tiếng nói trong cộng đồng quốc tế đang là yêu cầu quan trọng hiện nay. Theo ông, các chính sách của Việt Nam cần chú trọng đến những vấn đề gì? Tôi cho rằng, điều cần quyết liệt hiện nay là phải có chính sách thật tốt để cho các doanh nghiệp gia tăng giá trị hàng hóa thông qua chế biến nông hải sản và khoáng sản. Riêng khoáng sản, cần tuyệt đối cấm xuất khẩu thô, sản phẩm qua chế biến sẽ gia tăng giá trị nhiều lần, xuất khẩu đem lại ngoại tệ, chống nhập siêu. Hàng hóa của người nông dân được chế biến tăng giá trị thì giá thu mua cũng sẽ được nâng lên giúp cho đời sống của họ ổn định và ngày càng tốt hơn. Bên cạnh đó, cần có chính sách tốt về công nghiệp phụ trợ, đặc biệt về công nghệ cao để tăng giá trị gia tăng trong nước cũng như góp phần mạnh mẽ cho sản phẩm của Việt Nam tham gia giá trị gia tăng toàn cầu, có như vậy vị thế về kinh tế của Việt Nam mới được nâng cao trên trường quốc tế. Ngoài ra, Việt Nam cũng cần có chính sách tốt hơn đối với những ngành nghề tạo nhiều lao động để tạo công ăn việc làm cho người dân. Cụ thể là gì, thưa ông? Chính sách pháp luật cần phải nghiên cứu để phát huy tác dụng mạnh nhất cho các loại hình doanh nghiệp phát triển, tập trung trí tuệ để ra được những chính sách pháp luật về kinh tế tốt nhất, phù hợp nhất với từng giai đoạn phát triển của đất nước. Cụ thể, làm sao để đẩy mạnh hơn nữa thuận lợi hóa thương mại và đầu tư; tăng cường xuất khẩu, tiến tới xuất siêu. Góp phần giữ giá và tăng giá trị đồng tiền Việt Nam cũng như gia tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế. Tạo cơ chế chính sách pháp luật, hành lang pháp lý thật tốt để phát triển dịch vụ mà nòng cốt là tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, đẩy mạnh thế mạnh về du lịch, góp phần đưa tỷ trọng dịch vụ trong GDP ngày càng tăng. Tôi cho rằng, Việt Nam cần có chính sách hỗ trợ và khuyến khích để nội địa hóa và tiến tới sản xuất thiết bị điện tử viễn thông, sản phẩm công nghệ cao để tăng giá trị hàng hóa. Ông Đặng Thành Tâm (ảnh T.V) Mối quan tâm rất lớn của các cử tri hiện nay là các nhà quản lý sẽ điều hành như thế nào để hạn chế lạm phát, đảm bảo chất lượng cuộc sống của người dân. Ở góc độ là nhà lãnh đạo doanh nghiệp, ông có những kiến nghị gì để góp phần đảm bảo vấn đề an sinh xã hội? Lạm phát hiện nay có nguyên nhân chủ yếu từ vấn đề nhập siêu, dẫn đến trượt giá đồng tiền. Lạm phát hiện nay có nguyên nhân chủ yếu từ vấn đề nhập siêu dẫn đến trượt giá đồng tiền, dẫn đến giá vốn tăng, gọi là lạm phát do cầu đẩy... Chúng tôi sẽ tiếp tục đóng góp xây dựng chính sách, cùng các doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh để tăng cường xuất khẩu, giảm nhập siêu. Kinh tế vĩ mô ổn định, đời sống người dân sẽ ổn định và ngày một nâng cao. Đây là giải pháp để an sinh xã hội tốt nhất. Tuy vậy, khó khăn của một bộ phận người dân trong cải thiện chất lượng cuộc sống là rất cấp thiết. Trước mắt, tôi cho rằng cần huy động công sức của toàn thể cộng đồng, trong đó doanh nghiệp là lực lượng nòng cốt. Để doanh nghiệp tham gia tích cực, cần chính sách của Nhà nước để động viên họ, ví dụ hiện nay khi doanh nghiệp đóng góp cho sự nghiệp giáo dục y tế thì được khấu trừ vào chi phí nhưng làm từ thiện lại không được. Chúng tôi mong muốn khi doanh nghiệp hỗ trợ và giải quyết an sinh xã hội, được đưa khoản mục đó vào chi phí hoạt động của doanh nghiệp. Làm công tác xóa đói giảm nghèo, chúng tôi cho rằng không nên chú trọng đến cho tiền mà cần đưa ra chính sách để giúp người nghèo tự vươn lên. Một vài ví dụ thành công ở các nước nghèo là áp dụng tín dụng siêu nhỏ để giúp họ vốn làm ăn, cho vay lãi suất thấp… để tăng thu nhập cho người nghèo và tăng sản phẩm cho xã hội. Trong khó khăn, chúng ta đề cập nhiều đến sự lãng phí. Ông nghĩ sao về sự lãng phí trong đầu tư, nhất là chậm triển khai dự án? Nhiều dự án chậm triển khai có nguyên nhân chủ yếu do tác động từ cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái toàn cầu. Ngoài ra, Việt Nam đã gia nhập WTO và đón dòng vốn đầu tư nước ngoài rất lớn, lượng cấp phép năm 2007-2008 lớn, một phần do các địa phương dễ dãi trong cấp phép đầu tư cũng như chạy đua cấp phép đầu tư để đạt con số lớn hơn giữa các địa phương, trong khi thẩm định dự án chưa kỹ. Bên cạnh đó, các quy trình và công việc hậu cấp phép ở nhiều địa phương chưa hoàn thiện, quy hoạch chưa đầy đủ, các chính sách liên quan đến đền bù, giải tỏa và lo toan cho người dân chưa thỏa đáng… Điều chúng tôi quan tâm là sự công bằng minh bạch trong quá trình chọn lựa chủ đầu tư của các cấp chính quyền. Đối với những dự án tốt cần phải đấu thầu, đấu giá, chọn thầu, lựa chọn nhà thầu công khai minh bạch. Khi lựa chọn cần đưa ra tiêu chí cụ thể và rõ ràng thì sẽ tạo được sự công bằng và đồng thuận cao. Khi đó, chủ đầu tư là đơn vị có năng lực nhất. Còn đối với vùng sâu, vùng xa là những nơi khuyến khích mời gọi đầu tư thì cũng cần có những chính sách nhất định, để giúp đỡ chủ đầu tư triển khai dự án, đem lại kết quả kinh tế cho xã hội. Theo baodautu.vn |
Wednesday, June 8, 2011
19/05 Doanh nhân sẽ đóng góp tiếng nói thiết thực
Labels:
Dang Thanh Tam,
DBQH,
QH Khoa 13,
SGI,
tapdoan
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment