Wednesday, September 21, 2011

21/09 Xây dựng kế hoạch phát triển các DN vừa và nhỏ

21/09/2011 | 17:45:00


(Ảnh minh họa: Huy Hùng/TTXVN)
Ngày 21/9, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cùng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tổ chức Lao động quốc tế đã tổ chức Hội thảo lấy ý kiến đóng góp cho kế hoạch phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ giai đoạn 2011-2015.

Đại diện các doanh nghiệp hội viên VCCI tại các tỉnh phía Nam đã cùng trao đổi, thảo luận về các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ đổi mới, nâng cao năng lực công nghệ, trình độ kỹ thuật; hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ trong công nghiệp hỗ trợ; cải cách thủ tục hành chính; thị trường và thông tin thị trường để tăng tính cạnh tranh…

21/09 Vietnam GDP growth rate 08-11


Vietnam Annual GDP Growth Rate

The Gross Domestic Product (GDP) in Vietnam expanded 5.67 percent in the second quarter of 2011 over the same quarter, previous year. Unlike the commonly used quarterly GDP growth rate the annual GDP growth rate takes into account a full year of economic activity, thus avoiding the need to make any type of seasonal adjustment. Historically, from 2000 until 2011, Vietnam's average annual GDP Growth was 6.61 percent reaching an historical high of 8.46 percent in December of 2007 and a record low of 3.14 percent in March of 2009. This page includes: Vietnam Annual GDP Growth Rate chart, historical data, forecasts and news. Data is also available for Vietnam GDP Quarterly Growth Rate, which measures growth over the previous quarter.


21/09 Ngành Công Nghệ Bán Dẫn và Thiết Kế Vi Mạch ở Việt Nam

GS.TS Đặng Lương Mô

Vi mạch ( microcircuits ), hay Mạch tích hợp ( Integrated Circuits, viết tắt là IC ), là linh kiện cơ bản, là buồng tim, là bộ não của các máy điện tử, tin học, tự động hóa, kiểm soát, đo lường, tính toán, v.v., phục vụ cho mọi hoạt động của xã hội ngày nay. Vi mạch có chức năng như vậy từ đầu thập kỷ 1980, khi phép tích hợp quy mô siêu lớn ( Very Large Scale Integration = VLSI ) được xác lập.

GS.TS Đặng Lương Mô - Cố vấn Đại học Quốc gia Thành Phố HCM, một nhà khoa học Việt kiều Nhật Bản, nổi tiếng trên thế giới về lĩnh vực vi mạch - một người có nhiều đóng góp cho đất nước về đào tạo và tư vấn khoa học công nghệ. Ông cũng là người đã dầy công tìm hiểu, trao đổi, tiếp xúc với các nhà nghiên cứu ở Mỹ, Nhật về lĩnh vực thiết kế vi mạch nhằm mục đích xây dựng và hình thành Trung tâm Nghiên cứu và Ðào tạo Thiết kế Vi mạch tại Việt Nam.

Bởi vì, theo GS.TS Đặng Lương Mô ngày nay nền công nghiệp vi mạch đã được nâng lên hàng đầu, cả về quy mô lẫn về sự kết hợp tri thức khoa học. Ở châu Á, Nhật Bản là quốc gia tiên phong trong lĩnh vực này, vào giữa thập kỷ 1970, Nhật Bản có một kế hoạch quốc gia 5 năm gọi là "VL Project" với mục đích xác lập công nghệ chế tạo đại trà những con chip có quy mô trên 1 triệu transistor. Kế hoạch này đã thành công mỹ mãn, và một bước đã đưa Nhật Bản lên hàng đầu về chế tạo vi mạch. Ở Nhật Bản, nền công nghiệp vi mạch ngày nay có kích thước ngang ngửa với nền công nghiệp chế tạo xe ôtô, nghĩa là một trong những công nghiệp chủ chốt. Sau thành công kể trên, nhiều nước công nghiệp từ Âu sang Á đã rập theo khuôn mẫu của Nhật Bản, đưa ra những kế hoạch tương tự. Một trong những nước châu Á là Hàn Quốc đã thành công vào cuối thập kỷ 1990. Những nước và vùng lãnh thổ khác ở châu Á cũng lần lượt nắm bắt được công nghệ chế tạo vi mạch, như Ðài Loan, Singapore, Trung Quốc, v.v.

NVX xin được trích giới thiệu bài viết của GS.TS Đặng Lương Mô về: "Những vấn đề đặt ra và sự hình thành Trung tâm Nghiên cứu và Ðào tạo Thiết kế Vi mạch ở Việt Nam".
Ở Việt Nam, tầm quan trọng của công nghiệp bán dẫn đã được nhận thức từ lâu, và 30 năm trước đây, đã có đầu tư để gầy dựng nền công nghiệp này , nhưng tiếc rằng, cho đến nay vẫn chưa thấy xuất hiện một cơ sở chế biến bán dẫn quy mô công nghiệp nào cả
Ngày nay, nền công nghiệp bán dẫn - vi mạch, đã vượt lên trên nền công nghiệp sắt thép về quy mô, và dự kiến đến năm 2010, nền công nghiệp này sẽ có quy mô 1.000 tỷ USD . Coi dân số thế giới lúc đó là hơn 6,5 tỷ người, thì bình quân mỗi đầu người sẽ tiêu thụ một lượng bán dẫn - vi mạch tương đương với 200 USD/năm. Lại nếu giả sử dân số Việt Nam lúc đó là hơn 85 triệu người, thì phần chia của Việt Nam về bán dẫn - vi mạch là 16 tỷ USD.

Gần đây, Nhà nước Việt Nam đã định nghĩa bốn lãnh vực công nghiệp mũi nhọn trong đó công nghiệp vi mạch được kể là một. Vai trò của giới khoa học, giáo dục và công nghiệp, là nỗ lực hướng đến gây dựng nền công nghiệp vi mạch, và giới lãnh đạo chính quyền cần tạo điều kiện cho nỗ lực ấy thành công, để làm sao đạt mục tiêu đem lại cho Việt Nam phần chia chính đáng nói trên.

Với suy nghĩ trên, tôi đã đề nghị Ðại Học Quốc Gia TP.HCM, thiết lập Trung tâm Nghiên cứu và Ðào tạo Thiết kế Vi mạch . Tại sao hạn chế hoạt động nghiên cứu và đào tạo của Trung tâm vào Thiết kế Vi mạch? Ðây là bởi vì công nghệ vi mạch ngày nay có thể chia thành hai mảng rõ rệt : thiết kế ( design ) và chế biến ( processing ). Mảng thiết kế cũng gọi là công nghệ " phi xưởng " ( fabless ) , còn mảng chế biến gọi là "lò chế tạo" ( foundry ). Thiết kế đòi hỏi nhiều chất xám, trí tuệ nhưng ít thiết bị, trong khi đó thì một lò chế tạo quy mô công nghiệp, thường là bạc tỷ USD. Vì thế, đại học nên đầu tư cho nghiên cứu và giáo dục về thiết kế, và nếu được, chỉ cần đầu tư về chế biến đủ để kiểm chứng thiết kế, mà thôi.

Quá trình hình thành Trung tâm Nghiên cứu và Ðào tạo Thiết kế Vi mạch

Như đã nói, Thiết kế Vi mạch đòi hỏi nhiều chất xám, trí tuệ. Không những thế, công nghệ thiết kế vi mạch tiến bộ hàng tháng, thậm chí hàng tuần và hàng ngày. Do đó, không phải một cá nhân nào, một nhóm nghiên cứu nào, chỉ thu mình trong tháp ngà, lại có thể đạt tới đỉnh cao của công nghệ này được. Thiết kế vi mạch cần được hỗ trợ bởi công nghiệp để đi sát với thực tế, đồng thời, phải được sự hợp tác quốc tế để theo kịp với trào lưu tiến bộ của thế giới. Do đó, trước khi đề xuất phương án thành lập Trung tâm Nghiên cứu và Ðào tạo Thiết kế Vi mạch, tôi đã đi một vòng tham quan hai nước thường được coi là tiến bộ về công nghệ vi mạch, Mỹ và Nhật Bản, vào tháng 06 và tháng 07-2005, vừa qua.

Ở Mỹ, tôi đã tới thăm Ðại học California, ở Berkeley, thường được ví như Mecca của Thiết kế Vi mạch, và Ðại học Santa Clara, ở Thung lũng Silicon. Tại Ðại học California, Berkeley, tôi đã gặp lại GS Richard Newton, Hiệu trưởng Ðại học Công nghệ ( Dean of Engineering ), và tại Ðại học Santa Clara, tôi đã được GS Cary Yang, Giám đốc Trung tâm Công nghệ Nano, tiếp. GS Newton với tôi là chỗ quen biết trên 20 năm qua. Ông hứa sẽ hợp tác về mặt đào tạo sau đại học, nhất là bậc tiến sĩ với Trung tâm Nghiên cứu và Ðào tạo Thiết kế Vi mạch . Còn GS Yang thì đề nghị đứng ra làm cầu nối cho sinh viên Việt Nam sang Thung lũng Silicon thực tập trong các cơ sở thiết kế chế tạo vi mạch.
Ngoài ra, Thung lũng Silicon là nơi có hàng ngàn chuyên gia Việt kiều làm việc. Tôi đã tiếp xúc được với một số, trong đó có nhóm đã hợp tác một cách cụ thể là sẵn sàng cấp học bổng cho các sinh viên theo học về Thiết kế Vi mạch

Ở Nhật, tôi đã đến thăm Ðại học Quốc gia Tokyo, nhất là Trung tâm Thiết kế và Giáo Dục Vi Mạch ( VLSI Design and Education Center, viết tắt là VDEC ), và Ðại học Kỹ thuật Toyohashi với Trung tâm Ươm trồng Công nghệ ( Incubation Center - viết tắt TTUTCN ). Tại Trung tâm VDEC của Ðại học Quốc gia Tokyo, tôi đã được GS Asada Kunihiro, Giám đốc VDEC, và GS Shibata Tadashi tiếp. Tại Trường Đại học Kỹ thuật Toyohashi, tôi đã gặp GS Nishinaga Tatau, Hiệu trưởng và GS Ishida Makoto, Giám đốc Trung tâm Ươm trồng Công nghệ. Bốn vị giáo sư vừa kể, chỉ trừ GS Ishida là người mới sơ kiến, còn ba người kia đều là bạn đồng nghiệp của tôi đã trên 30 năm. Cả hai Ðại học đều sẵn sàng hợp tác về mặt đào tạo và nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu và Ðào tạo Thiết kế Vi mạch. Trung tâm VDEC của Ðại học Quốc gia Tokyo sẵn sàng tiếp nhận sinh viên nghiên cứu bậc tiến sĩ do Trung tâm Nghiên cứu và Ðào tạo Thiết kế Vi mạch gửi qua, và Trung tâm Ươm trồng Công nghệ, Ðại học Kỹ thuật Toyohashi thì sẵn sàng hợp tác về chế tạo thử nghiệm vi mạch. Ðể cụ thể hóa chương trình hợp tác này, GS Shibata thuộc Ðại học Quốc gia Tokyo nói ở trên, hiện đang hướng dẫn một nghiên cứu sinh vốn là giảng viên Trường Ðại học Khoa học Tự nhiên TP.HCM, do tôi giới thiệu. Và Ðại học Kỹ thuật Toyohashi đã nhận cho hai nghiên cứu sinh do tôi giới thiệu sang Nhật, tham gia thực tập chế tạo vi mạch trong dịp hè sắp tới.

Ở Nhật, tôi còn đến thăm nhiều tập đoàn lớn về thiết kế và chế tạo vi mạch, như Toshiba, NTT Laboratories, NTT Electronics, và một tổ chức cấp học bổng sau đại học, là Quỹ Học bổng Rotary Yoneyama. Toshiba hứa hợp tác tích cực và để mở đầu chương trình hợp tác đó, Toshiba đã nhận lời tham gia vào Ban Cố vấn của Trung tâm Nghiên cứu và Ðào tạo Thiết kế Vi mạch, và ngay trong năm tài chính 2005 này, đã cấp cho Trung tâm Nghiên cứu và Ðào tạo Thiết kế Vi mạch hai suất học bổng tu nghiệp, mỗi suất 6 tháng. Hai giảng viên trẻ tuổi của Ðại học Bách khoa TP.HCM sẽ lên đường sang Nhật đầu tháng Giêng 2006 này để thực tập tại Trung tâm Nghiên cứu Phát triển của Toshiba. Quỹ Học bổng Rotary Yoneyama thì hứa sẽ gia tăng học bổng cho Việt Nam, trong khuôn khổ hợp tác về đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao

Ðược những hứa hẹn cụ thể về hợp tác quốc tế như trên, tôi đã đề nghị Ðại học Quốc gia TP.HCM thành lập Trung tâm Nghiên Cứu và Giáo dục Thiết kế Vi mạch. Dưới đây, tôi giới thiệu sơ lược về tổ chức và chương trình hành động của trung tâm này trong những năm sắp tới.

Tổ chức và hoạt động Trung Tâm Nghiên cứu và Ðào tạo Thiết kế Vi mạch.

Trung tâm Nghiên cứu và Ðào tạo Thiết kế Vi mạch : tôi đề nghị thiết lập trong khuôn khổ Đại học Quốc gia TP.HCM có 5 mục đích sau :
(1) Chuyển giao công nghệ thiết kế vi mạch.
(2) Ðào tạo những chuyên gia hàng đầu về thiết kế vi mạch.
(3) Giúp đưa môn học liên quan đến vi mạch vào chương trình học chính quy của các đại học.
(4) Ðào tạo một thế hệ kỹ sư lành nghề về vi mạch.
(5) Góp phần vào việc gây dựng và vun trồng nền công nghiệp vi mạch.

Ngoài ra, để giúp Trung tâm khỏi phải lệ thuộc hoàn toàn vào ngân sách nhà nước, đồng thời giúp các nhà nghiên cứu của Trung tâm có thêm cơ hội tiếp xúc với thực tế, một mô hình hợp tác với các tổ chức ngoài đại học, kể cả với doanh nghiệp tư nhân , đã đươc đề xuất .

Ngày 05-08-2005, với Quyết định số 605/ÐHQG-HCM/KHCN, Ðại học Quốc gia Thành Phố HCM đã giao cho Khu Công nghệ Phần mềm của Ðại học Quốc gia thiết lập Trung tâm Nghiên cứu và Ðào tạo Thiết kế Vi mạch.

Ngày 08-08-2005, do Quyết định số 47/2005/QÐ/KHCNPM, Khu Công nghệ Phần mềm Ðại học Quốc gia Thành Phố HCM đã thiết lập các bộ phận chuyên môn của Trung tâm Nghiên cứu và Ðào tạo Thiết kế Vi mạch : thiết kế, đào tạo và CAD.

Cũng ngày 08-08-2005, bằng Quyết định số 43/2005/QÐ/KCNPM, Khu Công nghệ Phần mềm Ðại học Quốc gia TP.HCM đã bổ nhiệm Ban Giám đốc của Trung tâm Nghiên cứu và Ðào tạo Thiết kế Vi mạch, gồm có : TS Võ Thiếu Hưng thuộc Khu Công nghệ Phần Mềm Ðại học Quốc gia TP.HCM làm Giám đốc, ThS Tống Văn On, Khoa Ðiện tử, Đại học Bách khoa Thành Phố HCM, làm Phó Giám đốc, và TS Dương Anh Ðức, Khoa Công nghệ Thông tin, Đại học Khoa học Tự nhiên TP.HCM, làm Phó Giám đốc.

Tiếp sau đó, Ban Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Ðào tạo Thiết kế Vi mạch đã phân công các cán bộ sau vào các bộ phận chuyên môn nói trên.

Bộ phận CAD : TS Dương Anh Ðức, TS Nguyễn Trí Tuấn, cả hai đều thuộc Ðại học Khoa Học Tự Nhiên TP.HCM.

Bộ phận Thiết kế : ThS Tống Văn On, TS Ðinh Ðức Anh Vũ, thứ tự thuộc Khoa Ðiện tử và Khoa Công nghệ Thông tin, đều thuộc Ðại học Bách khoa TP.HCM.

Bộ phận Ðào tạo : ThS Hồ Trung Mỹ ( Chủ nhiệm Bộ môn Ðiện tử, Ðại học Bách khoa Thành Phố HCM ), ThS Ngô Ðức Hoàng ( Trưởng phòng Vi mạch, Bộ môn Ðiện tử, Ðại học Bách khoa Thành Phố HCM ), TS Trần Ðan Thư ( Ðại học Khoa học Tự nhiên Thành Phố HCM ).

Xem như trên, Trung tâm Nghiên cứu và Ðào tạo Thiết kế Vi mạch, Ðại học Quốc gia Thành Phố HCM, là một tổ chức kết hợp các bộ phận có liên quan đến điện tử và vi mạch của hai trường đại học lớn là Ðại học Bách khoa TP.HCM và Ðại học Khoa học Tự nhiên TP.HCM. Ngoài ra, Trung tâm còn có quan hệ hợp tác với Trung tâm Công nghệ cao Thành Phố HCM về đào tạo nguồn nhân lực trung cấp để cung ứng cho công nghiệp theo nhu cầu đặt hàng của doanh nghiệp.

Vài hoạt động của Trung tâm Nghiên cứu và Ðào tạo Thiết kế Vi mạch

Mặc dầu mới ra đời được 4 tháng, nhưng Trung tâm Nghiên cứu và Ðào tạo Thiết kế Vi mạch đã có nhiều hoạt động đáng kể, điển hình là những hoạt động sau :

[1] Phối hợp với Khoa Ðiện - Ðiện tử, Ðại học Bách khoa Thành Phố HCM tổ chức lớp Thiết kế Vi mạch đầu tiên từ tháng 07-2005 đến tháng 01-2006. Học viên gồm 35 sinh viên năm cuối ngành Ðiện tử - Viễn thông, được tuyển từ 70 sinh viên dự tuyển đầu vào. Những sinh viên này sẽ tốt nghiệp kỹ sư hoặc tháng 01-2006, hoặc tháng 07-2006. Sau khi tốt nghiệp và hoàn tất khóa học đặc biệt về thiết kế vi mạch, 20 trong số 30 sinh viên này sẽ được tuyển vào làm việc cho Trung tâm Nghiên cứu và Ðào tạo Thiết kế Vi mạch kể từ tháng 02-2006. Ðây là lần đầu tiên tại Đại học Quốc gia Thành Phố HCM, mà một khóa đào tạo Thiết kế Vi mạch bài bản hàn lâm, đã được tổ chức có quy mô bởi giảng viên người Việt Nam, nhằm mục đích phục vụ cho sự phát triển công nghiệp vi mạch của Việt Nam. Sự kiện có đến 70 sinh viên đã đăng ký tham gia khóa học là một biểu hiện đáng phấn khởi trước mối quan tâm của giới trẻ Việt Nam trước tương lai của một nền công nghiệp điện tử vi mạch Việt Nam. Chỉ tiếc rằng vì những hạn chế về cơ sở vật chất, Trung tâm Nghiên cứu và Ðào tạo Thiết kế Vi mạch đã không thể thu nhận được toàn thể 70 sinh viên có thiện chí này. Và sau khi mãn khóa, Trung tâm cũng không thể tiếp nhận toàn bộ 35 người, mà chỉ có thể lưu lại dược 20 người. Tuy nhiên, tất cả những sinh viên đã tham gia lớp học này, đều có tiềm năng làm thành những hạt giống tốt để ươm trồng công nghệ điện tử vi mạch và như vậy đều có thể phục tốt trong những doanh nghiệp hoạt động trong lãnh vực thiết kế, chế tạo vi mạch

[2] Tổ chức hội thảo chuyên đề với những nhà cung cấp công cụ phần mềm hỗ trợ thiết kế vi mạch ( Sypnosys, Cadence ) và thương thảo với họ nhằm thủ đắc ( mua hoặc thuê ) những công cụ như vậy để phục vụ cho nghiên cứu và đào tạo. Riêng về điểm này, Trung tâm Nghiên cứu và Ðào tạo Thiết kế Vi mạch hiện chưa có phương tiện, nhất là phương tiện tài chính để thỏa mãn nhu cầu này.

[3] Ðã hoàn tất mọi thủ tục cần thiết cho hai cán bộ trẻ của Trung tâm sang Nhật ( kể cả khâu cuối cùng là xin thị thực nhập cảnh ) thực tập thiết kế vi mạch tại Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Hệ thống trên Chíp ( SoC R&D Center ) của tập đoàn Toshiba. Ðồng thời đã chuẩn bị cho hai cán bộ khác đi làm nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Mỹ và Nhật trong năm 2006.

[4] Ðã đăng ký đề tài nghiên cứu "Vườn ươm Công nghệ Thiết kế và Sản xuất thử Vi mạch." Dự kiến hoàn tất đề tài nghiên cứu này trong 2 năm 2006 và 2007, với lực lượng nghiên cứu chủ yếu là các kỹ sư sắp tốt nghiệp lớp đào tạo thiết kế vi mạch nói ở [1] và với mục tiêu là thiết kế rồi chế tạo thử một con chip thuần túy Việt Nam. Ðồng thời cũng trong khuôn khổ nghiên cứu về thiết kế vi mạch, Trung tâm đã triển khai 6 đề tài luận văn tốt nghiệp và 2 đề tài luận văn Cao học ngay cho niên học hiện hành tại Khoa Ðiện - Ðiện tử, Ðại học Bách khoa TP.HCM.

[5] Ngoài ra, Trung tâm đã và sẽ tiếp tục tiếp xúc với nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lãnh vực điện tử vi mạch, để tìm hiểu nhu cầu của những doanh nghiệp này đối với nguồn nhân lực có kỹ năng về thiết kế vi mạch, đồng thời tìm ra hướng hợp tác lâu dài với họ.

[6] Trong khuôn khổ hoạt động đào tạo, Trung tâm đã ký kết hợp tác toàn diện về nghiên cứu và đào tạo với Bộ môn Ðiện tử, Khoa Ðiện Ðiện tử Ðại học Bách khoa TP.HCM.

[7] Trung tâm đã tiếp xúc và đang thảo luận với Trung tâm Công nghệ Cao TP.HCM về hợp tác đào tạo nguồn nhân lực trong khuôn khổ phát triển Khu Công nghệ Cao .

Thay lời kết

Xem như trên, chỉ trong vòng chưa đầy một năm kể từ khi có sáng kiến thiết lập, Trung tâm Nghiên cứu và Ðào tạo Thiết kế Vi mạch Ðại học Quốc gia TP.HCM đã trở thành hiện thực và đã thực sự đi vào hoạt động như kể trên.

Tuy nhiên, vì phương tiện, nhất là phương tiện tài chính, hạn hẹp và nguồn nhân sự thiếu thốn, nhất là nhân sự có chuyên môn và kinh nghiệm công nghiệp, Trung tâm đã chỉ có thể bắt đầu bằng những bước đi thận trọng, nhưng vững chắc, để dần dần khắc phục những hạn chế ban đầu, rồi mới có thể mạnh tiến trên con đường phát triển hướng tới những mục tiêu đã đề ra.

Rất mong được sư lưu tâm của giới lãnh đạo Trung ương, nhất là lãnh đạo TP.HCM, để tạo điều kiện cho Trung tâm có thể phát triển vững chắc và vững bền, nhằm đóng góp hữu hiệu cho sự nghiệp xây dựng một nền công nghiệp vi mạch tại TP.HCM nói riêng, trong cả nước nói chung.

Trung tâm tha thiết trông đợi sự hợp tác của các chuyên gia Việt kiều, nhất là những chuyên gia hoạt động trong lãnh vực điện tử vi mạch, từ đào tạo tới chuyển giao công nghệ, hỗ trợ tài chính, cộng tác trong nghiên cứu phát triển .
Diễn đàn Vi mạch Việt nam - ICVN
Trang Web : http://www.icvietnam.org

=========================================================

10 năm nhìn lại Ðào Tạo Thiết Kế Vi Mạch ở TP.HCM 
GS.TS Đặng Lương Mô

Xin trích một phần bài viết về ý tưởng xây dựng Ngân hàng tài năng Việt kiều của GS.TS Đặng Lương Mô, người đã có những đóng góp và hoạt động không mệt mỏi để gầy dựng bước đầu cho nền vi mạch Việt Nam.

Những lời tâm sự sau đây của GS. TS Đặng Lương Mô cũng khái quát tình hình đào tạo vi mạch trong 10 năm qua ở TP HCM nói riêng và ở Việt Nam nói chung.

"Trong 10 năm qua, tôi đã chuyên tâm làm 3 việc, tất cả là đóng góp sự hiểu biết của tôi về vi mạch cho nền giáo dục đào tạo và góp phần xây dựng nền công nghiệp này tại Việt Nam. Gần 10 năm trước đây, tôi đã giúp cho 3 giảng viên trẻ tuổi của Khoa Điện - Điện tử, Đại Học Bách Khoa TP.HCM sang Nhật làm việc với tôi về công nghệ vi mạch chế sẵn gọi là FPGA. Thời kỳ ấy, ngay từ ngữ FPGA cũng hãy còn xa lạ ở Việt Nam. Rồi năm 2000, nhờ được tài trợ của 1 tổ chức NGO Nhật (Quỹ Tamaki) và sự hỗ trợ thêm của Đại Học Hosei, nơi tôi làm giáo sư, tôi đã giúp thiết lập Phòng Thí nghiệm Mô phỏng và Thiết kế Vi mạch của Khoa vừa nói. Năm 2005, tôi đã đề xuất và giúp thiết lập Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Thiết kế Vi mạch ( gọi tắt là ICDREC=Integrated Circuits Design Research and Education Center) tại Đại Học Quốc Gia TP HCM ở Phường Linh Trung, Quận Thủ Đức. Năm 2007, tôi đã đề xuất, cùng đứng tên với Khoa Điện tử Viễn thông Đại Học Khoa Học Tự Nhiên, xin mở Chuyên ngành Đào tạo Sau đại học, Hướng Vi mạch, với mục đích đào tạo chuyên viên vi mạch phục vụ công nghiệp Việt Nam, đồng thời làm nòng cốt xây dựng đội ngũ giảng viên công nghệ vi mạch cho bậc đại học.

Phòng Thí Nghiệm Mô phỏng và Thiết kế Vi mạch đã được 8 năm, họat động như một bộ phận hữu cơ, đóng góp cho giáo dục đào tạo tại Khoa Điện - Điện Tử Đại Học Bách Khoa TP.HCM. Trung tâm ICDREC đã lên quỹ đạo, đã thiết kế con chip đầu tiên, SIGMAK3, của Việt Nam năm 2007. Chương trình Sau đại học hướng Vi mạch tại Khoa Điện Tử Viễn thông Đại Học Khoa Học Tự Nhiên TP.HCM đã tổ chức tuyển sinh đợt đầu tiên tháng 9-2007, và tháng 6 sắp tới sẽ tổ chức tuyển sinh đợt 2, đồng thời đã ký hợp đồng đào tạo 20 Thạc sỹ cho một công ty nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam chuyên về thiết kế vi mạch.

Chương trình sau đại học vừa nói là trường hợp đầu tiên tại Việt Nam. Đó là một chuyên ngành chính quy của Đại Học Quốc Gia TP HCM, giảng dạy bằng tiếng Anh, với sự tham gia của đông đảo chuyên gia Việt kiều và giáo sư người nước ngoài. Chương trình sau đại học dạy bằng tiếng Anh, nhưng do Đại Học nước ngoài bao cấp và cấp bằng thì không thiếu gì, nhưng một chương trình chính quy của một Đại Học Quốc Gia, do Đại Học Quốc Gia đó cấp bằng, thì đây là trường hợp đầu tiên.

Sở dĩ có thể quy tụ được đông đảo chuyên gia Việt kiều giảng dạy cho chương trình là vì cách tổ chức phù hợp với lịch làm việc của các chuyên gia này. Giảng dạy được tổ chức tập trung, sao cho mỗi lần chuyên gia Việt kiều về giảng dạy, sẽ chỉ mất 1 tuần lễ: 1 ngày đi, 1 ngày về và 4-5 ngày lên lớp. Một trang web Vi mạch Việt Nam cũng đã được tổ chức, và hàng ngày được sự truy cập của đông đảo chuyên gia vi mạch Việt kiều khắp thế giới và sinh viên trong nước. Họ trả lời những câu hỏi của sinh viên, tư vấn nghiên cứu cho sinh viên, giới thiệu những công trình nghiên cứu quan trọng, đưa lên mạng những công trình nghịên cứu của chính họ, thậm chí có người còn liệt kê những đề tài nghiên cứu mà người ấy sẵn sàng tài trợ.

Một đặc điểm nữa của Chương trình Sau đại học nói trên là "lộ trình Việt Nam hóa." Từ dăm ba năm trước khi xin mở Chương trình Sau Đại Học này, tôi đã trực tiếp hướng dẫn nghiên cứu đào tạo một số Thạc sỹ Vi mạch tại 2 trường, Đại Học Bách Khoa TP.HCM và Đại Học Khoa Học Tự Nhiên TP.HCM, rồi giúp những người này sang những nước tiên tiến về Vi mạch tiếp tục làm nghiên cứu sinh. Hiện nay, tháng 4-2008, đã có 5 người như vậy, 2 người tại Đại học Quốc gia Tokyo, Nhật Bản, 1 người tại Đại học Stuttgart, Đức và 2 người tại Na Uy, 1 Đại Học Oslo, và 1 Đại Học Vestfold. 1 trong 2 người tại Đại Học Quốc Gia Tokyo, sẽ xong Tiến sĩ tháng 3-2009 và sẽ trở về Việt Nam đầu tháng 4-2009. Những người khác sẽ xong TS và lần lượt trở về trong vòng 4-5 năm nữa. Nói cách khác, chỉ trong 5-6 năm thôi, Chương trình Sau Đại Học Hướng Vi mạch sẽ có thể Việt Nam hóa hoàn toàn. Sự hợp tác của các chuyên gia Việt kiều sau đó, vẫn được duy trì và sẽ được nâng lên một tầm cao mới."

Qua đó cho thấy chương trình đào tạo vi mạch đã có những chuyển biến tích cực đáp ứng sự chuyển biến tích cực trong lĩnh vực này trong 10 năm qua ở Việt Nam. Công nghệ, kinh tế, xã hội phát triển đã kéo theo các nhà đầu tư có tên tuổi và các doanh nghiệp trong lĩnh vực vi mạch ra đời. Đã đến lúc nhìn nhận một cách nghiêm túc và có lộ trình phát triển cho ngành khoa học kỹ thuật mũi nhọn quan trọng này.

Diễn đàn Vi mạch Việt nam - ICVN
Trang Web : http://www.icvietnam.org

===========================================================

Giới thiệu chương trình đào tạo Cao Học Vi Điện Tử tại Đại học Quốc Gia Thành Phố HCM

Hiện nay nhiều công ty trong và ngoài nước như Intel, Renesas đã đầu tư vào lĩnh vực vi mạch ở Việt Nam. Đồng thời nhu cầu về đào tạo và nhân lực trong lĩnh vực vi điện tử và hệ thống nhúng tăng nhanh. Các yếu tố nêu trên cho thấy nhu cầu nhân sự cấp Thạc sĩ về vi điện tử với khả năng nghiên cứu, đào tạo, thiết kế, và quản lý công nghệ.

Trong nhiều năm qua trường Đại học Khoa học Tự nhiên và trường Đại học Bách Khoa đã giảng dạy và nghiên cứu về vi điện tử nói chung và đã có các quan hệ đối tác. Nhưng một cột mốc quan trọng là sự ra đời của Trung tâm ICDREC của Đại học Quốc Gia TP.HCM nhằm đưa tổ chức thiết kế vi mạch lên một tầm cao.

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên TP.HCM trên cơ sở đã giảng dạy về vi điện tử ở cấp Đại học và Cao học trong nhiều năm qua, nay với sự tư vấn chuyên môn và khả năng vận động hợp tác quốc tế của GS.TS Đặng Lương Mô, đã kêu gọi được nhiều giáo sư trong ngoài nước hưởng ứng, nên nhận thấy có khả năng mở chuyên ngành đào tạo Thạc sĩ và Tiến sĩ về vi điện tử để đóng góp vào sự phát triển lĩnh vực này theo chủ trương của Đại học Quốc Gia TPHCM và đáp ứng nhu cầu nhân sự cho xã hội.

Chương trình sau đại học chuyên ngành Vi điện tử đã được Đại học Quốc Gia TP.HCM thông qua và cho phép Đại học Khoa học Tự nhiên TP.HCM cùng Khoa Điện tử Viễn thông thuộc trường tuyển sinh đợt đầu tiên vào tháng 9/2007 và sẽ tuyển sinh đợt tiếp theo vào tháng 5/2008 theo đợt tuyển sinh Sau đại học hàng năm.

Chương trình Sau đại học gồm có 2 bậc đào tạo Thạc sĩ và Tiến sĩ

Mục tiêu của chương trình là đào tạo Thạc sĩ và Tiến sĩ về Vi điện tử bao gồm thiết kế vi mạch và sản xuất vi mạch làm việc ở công nghiệp, các trường Đại học, viện nghiên cứu... Chương trình cung cấp kiến thức nâng cao về vật lý linh kiện điện tử, kỹ năng thiết kế vi mạch, công nghệ Nano và công nghệ sản xuất. Đây là cầu nối giữa Đại học và doanh nghiệp, kết hợp chương trình đào tạo hàn lâm và các hạt động sản xuất. Mục đích là đào tạo nguồn nhân lực được trang bị những kiến thức mới phù hợp với thực tế sản xuất hoặc đào tạo và nghiên cứu khoa học.

Chương trình sẽ được giảng dạy bằng tiếng Anh, do các chuyên gia trong nước, các chuyên gia Việt kiều và các các Giáo sư Nhật bản tham gia giảng dạy.

Chương trình có sự hợp tác và hỗ trợ với các công ty, tổ chức có liên quan như Khu Công nghệ Cao SHTP, công ty Napotec ( công viên phần mềm Quang Trung ), công ty EM Electronics ( Thụy Sĩ ),…

Chương trình sẽ góp phần và việc đào đạo nguồn nhân lực về thiết kế vi mạch cho các doanh nghiệp, đào tạo đội ngũ giáo viên kế thừa để có thể giảng dạy ở các trường Đại học, cao đẳng, dạy nghề trong lĩnh vực vi mạch. Chương trình sẽ góp phần việc phát triển công nghệ, kinh tế, xã hội trong thời gian tới.

=====================================================
Others:







 ----- Forwarded Message -----
From: binh nguyen <binh_nguyen98@yahoo.com>
To: "tonghoi@yahoogroups.jp" <tonghoi@yahoogroups.jp>
Sent: Wednesday, September 21, 2011 2:34 AM
Subject: [CLBcSVVNtNB] Ngành Công Nghệ Bán Dẫn và Thiết Kế Vi Mạch ở Việt Nam


20/09 thêm bình lựng của NLG ---bác Tô Hải điểm báo trong nước !

Càng tiêu cực càng thêm ….phấn khởi!?

Đây chỉ là những chuyện tiêu cực được lột trần truồng trên báo chí "lề phải"….Một điều lâu nay thường được các cấp lãnh đạo nhắc nhở: "phải nâng cao ý thức chính trị: Cái gì có lợi cho "Ta" thì viết, cái gì có hại thì phải kiên quyết bác bỏ. Phải đề cao "trách nhiệm của nhà báo cách mạng! Không thể muốn viết gì thì viết!" Đó là những lời mình đã từng được giáo dục bởi ba đời trưởng ban Tuyên Giáo suốt quá trình 40  năm là quân của các ổng!

Vậy mà, độ nửa tháng nay, cả trên báo viết lẫn báo nói, báo hình…nhiều vụ động trời, những "khu vực nhạy cảm" (!), những cá nhân, tổ chức, đầy quyền lực đã "bị" ngay các "công cụ của Đảng" xông vào, lột dần những tấm áo, mảnh quần để người dân và những người ít thực tế như mình biết được mà…suy nghĩ, mà căm tức, mà bình luận, mà phê phán hoặc như tớ…mà mừng ít phút !

Mừng vì :

Có lẽ, các cây viết, các tờ báo nói, báo hình …đã không chịu nổi "cầm tay chỉ cách" viết lách, làm phóng sự của mấy ông thủ trưởng mới nên quyết vùng lên phen này!?

Có lẽ có sự đồng tình của ai đó nên các ông tổng biên tập mới dám cho in bài, in hình, phát sóng những chuyện mà chỉ cách đây mấy tháng thì ….chỉ có mà…đi tiêu cả nút !

Chỉ xin đơn cử :

- Ngày 15/9/2011, báo Tuổi trẻ đã đưa lên ngay trang đầu, hình lớn, chữ lớn "QUYẾT TĂNG VIỆN PHÍ!" kèm theo một tấm ảnh lớn "tả chân" về cảnh bệnh nhân ngồi chờ la liệt để được khám , chữa bệnh. Bức ảnh và cái tít có chữ QUYẾT như một khẩu hiệu thúc đẩy: quyết liệt xóa bỏ cái cảnh nhếch nhác này bằng cách …lấy thêm tiền (!) để cho cái bọn đã nghèo còn đòi chữa bệnh với phí rẻ mạt à! Đau thật!

Cũng trên trang nhất các phụ đề chữ lớn đều giới thiệu các bài mà đọc kỹ nội dung ở những trang sau thì…. toàn là tin …tiêu cực và.... tiêu cực. Có thể kể:

- Quản lý đất đai, thất thoát lớn, tiêu cực nhiều !...

- "Tắm tiên nơi đảo Ngọc" (nói về sự sa đọa của các quan chức có tiền và có quyền!)

- Phòng khám Trung Quốc, mất tiền bệnh vẫn còn nguyên! (không thèm dùng từ "nước ngoài" hay từ "lạ" nữa!)

- Bơm tiền chống ….lạm phát (!?)

- Tài nguyên, mạnh ai nấy đào!

- Đại gia và các kiểu nhậu độc!...vv và vv

Ở ngay các trang nhất (à la une) có nhiều điều thay đổi mạnh bạo hiếm thấy!

Còn ở các trang trong? " Tin tiêu cực" cũng chiếm đa số:

1- Ngoài những cái tít bắt mắt chữ lớn, phụ đề chữ đậm khêu gợi người đọc như: "Nhiều bệnh viện thích….quá tải!" (?!), (chữ lớn) được đăng tải ngay bên cạnh "Bộ Y Tế đề xuất tăng viện phí" (chữ nhỏ, đậm) như hai câu đối lệch, làm người đọc hiểu ngay thâm ý của người làm báo muốn "ra đề" rồi "giải đề" như thế nào rồi!!! Khá thật!

Chưa hết, ngay ngày hôm sau một câu nói được in đậm của tân Bộ Trưởng Bộ Y Tế "Tôi có niềm tin vào chủ trương tăng viện phí vì có lợi cho dân (!?) phù hợp với nhu cầu phát triển"!!! Ôi! chỉ nêu một câu in đậm đó thôi báo "Ta" đã …lột (í xin lỗi! tớ quên mất, bộ trưởng là ... đàn bà!)… đã gợi cho người đọc một cái lắc đầu , một cái chép miệng hoặc tệ hơn nữa một câu văng tục trước cái ný nuận về liềm tin lày!
Còn các nhà nước có chính sách y tế không mất tiền thì phải….xem lại tại sao không bỏ ngay cái chính sách khám chữa bệnh không mất tiền đi để kịp phát triển bằng Việt Nam?!
2- Hàng loạt những đầu đề vạch trần mọi mặt tiêu cực khác trong mọi lãnh vực kinh tế, quốc phòng, an sinh xã hội, văn hóa - giáo dục khác đều được các báo dành "đất" ưu tiên để phanh phui không e dè! Mà số "đất" dành cho có khi cả một trang hoặc nửa trang lận!

-Tạm giữ 59 người Trung Quốc phạm tội bằng công nghệ cao…

-Đánh lò thổ phỉ.

-Loại học sinh yếu ….

-Trộm cắp lại hoành hành làng Đại Học..,

-Triệt phá nhóm này nhóm khác nổi lên.

-Khai thác trái phép, dân mất đất.

-Doanh nghiệp lỗ, nhà nước gánh nợ (?)

-Bốn tập đoàn tổng công ty nhà nước thua lỗ.

-Nhiều trường Đại Học chờ…đóng cửa ngành…

-Ước mơ có một con đường….

-Minh bạch từ bãi nghêu …..

-Đề nghị truy tố 4 công an về tội dùng "nhục hình"…

Cùng một loạt các mẩu tin ngắn giết người, cướp của hiếp dâm, trộm cắp, học sinh cấp 2 ném bom xăng đốt nhau, giám đốc giết phó, trưởng công an phường hành hung trọng thương công an khu vực, vợ giết chồng, cha giết con, con giết bố, anh giết em…con rể giết mẹ vợ nhét xác trong tủ…đều được viết ngắn gọn như một tin thời tiết, một tin xe cán chó... để người đọc cảm thấy cái gì ??? đang hiện hữu như những yếu tố tất nhiên của cái xã hội xuống cấp chưa từng có trên đất nước VN này !

…Ngay những tin "tưởng rằng tích cực" nhưng khi đọc xong thì thấy: Cái tiêu cực trong nội dung nó nổi trội hơn nhiều, làm người đọc phải…." tùy nghi phản ứng"! Ví dụ:

-Không có tiền tháo dỡ bảng quảng cáo vi phạm ????

-Bộ Công An "yêu cầu" ngăn chặn vi phạm của CSGT.

(có khác gì Bộ Quốc Phòng "yêu cầu" hải quân… bảo vệ biển đảo?!)

Cho đến bài:

-"Ngọn hải đăng dẫn đường" kể chuyện về người vợ góa của anh hùng liệt sỹ Vũ Phi Trừ (lần đầu mới xuất hiện trên báo ta) "đã vĩnh viễn nằm lại biển khơi Tổ Quốc trong sự kiện 14 tháng 3/1988" (sự kiện gì? tại sao? tại anh gặp bão lớn? tại tắm biển chết đuối sao?)....nay đến lượt người con duy nhất của anh, Vũ Hải Đăng, "mới chớm 18 tuổi", lại tiếp tục noi gương cha làm lính hải quân để mong được làm ngọn "hải đăng" cho…cho…(cho ai không rõ) mà chỉ thấy những dòng sau nói về chị Tân, vợ góa của một "liệt sỹ"(mà không ai dám nói đến chiến công, kẻ thù nào đã giết anh) "khi nghe đứa con trai mới chớm 18 tuổi thưa chuyện (nguyện vọng đi theo chân bố) người mẹ thấy như vừa có đợt sóng lớn vừa ụp xuống ngang người!". Kèm theo là một tấm hình cận cảnh người vợ mất chồng với đôi mắt buồn nhìn xa xăm tận phía biển khơi từ xã Quảng Khê, Quảng Xương, Thanh Hóa như đợi chờ tin dữ đến với "Hải Đăng con" như đã từng ngóng trông "Hải Đăng bố" suốt 14 năm qua!

Một "đợt sóng lớn nữa ụp xuống ngang người" chị, thì quả là tác giả đã phải cắn răng mà dùng cái hình tượng… tàm tạm này! Có lẽ tác giả và báo Tuổi Trẻ 14/9/2011 để dành cho chúng ta những sự suy tư, những hình tượng không thể, không được hoặc không dám viết thành giấy trắng mực đen lúc này! Riêng mình thì thấy đau, thấy uất ức, thấy giận đến ứa máu và nước mắt!

Chẳng phải qua câu chuyện tích cực "Con tiếp bước cha" đi làm "hải đăng vô danh" này là chuyện tích cực? Hay là tiêu cực đây?

Cùng với báo viết, báo hình hôm nay cũng có nhiều cảnh, nhiều hình "không có lợi cho cách mạng" cũng được tung lên sóng:

Nào là phóng sự tại chỗ về những vụ thương nhân Tầu đi thu mua thượng vàng hạ cám ở mọi nẻo đường đất nước .

Nào là phỏng vấn các đối tượng "nước ngoài" đang làm ăn bất hợp pháp, không giấy tờ, ở mọi công trường cũng như để một vài công nhân Việt phát biểu về "bọn Tầu nó chẳng hơn gì ta, nhưng họ ở đây đông gấp mấy lần ta". Và nguy kịch hơn, đêm thứ năm (15/5/) trong buổi Thời sự lúc 19 giờ, VTV1, sau khi đã đưa các tin lao động trái phép Trung Quốc và các giải pháp không khả thi khi giao cho các vị giám đốc quèn ở các địa phương giải quyết cái sự "trót cho vào từ đẩu từ đâu" để đến nay chuyện đã rồi lại gõ vào đầu họ v v và v v , rồi đưa ra một con số tổng kết không thể tin nổi:
73.000! Bảy vạn ba ngàn trai tráng Tầu!

Vâng! Với cái con số 73.000 nghĩa là tròm trèm 5, 6 sư đoàn cộng với hàng vạn "hoa kiều mới", kế hoạch dạy cho VN một bài học thứ 2, rõ ràng chỉ là một ván bài tháu cáy không hơn không kém! Kinh tế chi phối, hàng hóa ngập tràn, đầu tư điện, than, bô-xít,…đường lối ngoại giao chủ động, người (quân) đã rải khắp nơi, ngoài biển Đông tầu chiến, tầu cá (?) giăng như mắc cửi,…..câu nói của anh Vịnh: "dù nghĩ đến chiến tranh cũng không" xét ra cũng có cái mặt khá... "thật thà" của nó!

…Nhớ cách đây mấy năm, tờ Du Lịch số Xuân, chỉ vì có 3 bài được "các lực lượng thù địch" khen nên bị cho đi… "tiêu"luôn, lần này không thể không khen nhiều tờ báo "Ta", Đài "Ta" đã làm được cái việc "xưa nay hiếm" là: vạch trần các mặt xấu xa, tiêu cực trong mọi mặt của đời sống, ở mọi địa phương, mọi tổ chức.

Đơn cử một tờ Thanh Niên" ngày 6/9/2011 thì …suốt 20 trang, ngoài hai mẩu tin tích cực và các tin nước ngoài, tất cả đều là loại tin "tiêu cực" hoặc "tích cực nhưng mà... tiêu cực"!

Với mình thì đây chính là CÁI TÍCH CỰC HIẾM CÓ CỦA BÁO "TA". Vì:

1-Nó mở đầu cho một phong trào "BỚT HÈN" của những người cầm bút!

2-Nó quẳng ra để xã hội "chiêm ngưỡng" tất cả những gì mà "người ta" cố tô hồng, khoác lác về sự "thành công tốt đẹp" "tiến bộ không ngừng", "xã hội ổn định", "đời sống nâng cao", "tuyệt đối tin tưởng"….những SỰ THẬT TRẦN TRƯỒNG, XẤU HỔ ĐẤY, ĐAU XÓT ĐẤY NHƯNG KHÔNG THỂ LẤP LIẾM MÃI ĐƯỢC.

3- Nó càng quan trọng hơn nếu đây là chủ trương, là "được phép" của ai đó hoặc vài người nào đó có quyền lực "bất khả xâm phạm" ủng hộ!

Và tớ cầu mong rằng: Lần này phong trào vạch trần tiêu cực trên các báo không bị đánh xập, phóng viên, tổng biên tập không bị mất chức hoặc đi tù!

Ngày thứ bảy (17/9)

Một đồng chí "to vừa vừa .. bị…lộ".

Chuyện đã bị phanh phui tùm lum mấy hôm nay kể từ khi có cái tin là: Bộ Y Tế "thi"…lấy phiếu bổ nhiệm thứ trưởng!?. đúng vào cái ngày bà bộ trưởng tuyên bố quyết liệt "Quyết tăng viện phí" (màn 1).

Sau đó là chuyện Thứ trưởng Cao Minh Quang vay…cấp dưới, vay có trả cả vốn lẫn lãi, có giấy tờ và không ai kiện cáo ai, lừa đảo, lợi dụng ai …. "bỗng dưng" bị phanh phui đưa lên nhiều mặt báo!? Kèm theo là những lời bình: "nên hay không nên vay tiền cấp dưới, nhất là cấp dưới lại là thủ trưởng một xí nghiệp hái ra tiền" hoặc "vì sao? làm gì? ở đâu ra tiền tỷ để vay và cho nhau vay dễ như vay dăm trăm, vài chục ngàn vậy?" và đủ các suy luận cho ông Cao Minh Quang hết đường "thi lấy phiếu bổ nhiệm lần này"(màn 2).


(Màn 3): Đùng một cái trên các báo nhà nước: "Ông thứ trưởng thật nhưng bằng tiến sỹ dỏm" với cái tên ông Minh nhưng không Bạch, Quang nhưng không Đãng! Và cú đánh này nó văng ông vào khung hình sự hẳn hoi chứ không còn nằm ở khu vực "đạo đức cách mạng" nữa. Đó là người ta đã dùng cả đến kỹ thuật nghiệp vụ của Cục Điều Tra An Ninh Nội Bộ thuộc Tổng Cục An Ninh II –Bộ Công An để kết luân là ông Quang có là nghiên cứu sinh 3 năm ở Đại Học Uppsala (Thụy Điển, có được cấp bằng Licensiate ở Pharmaceutical Sciences, một thứ chứng chỉ bắt buộc phải có để được học tiếp hoặc làm luận án tiến sỹ, chứ chưa hề có bằng tiến sỹ!

Thế là ông đi đứt cái chức thứ trưởng rồi!

Có điều lạ là:

1- Đã lâu lắm, từ vụ lão thứ trưởng Mãi vẫn Giầu Bộ Thương Nghiệp cùng con giai bán quota đi "nghỉ khỏe" trong tù, chưa bao giờ có một cấp thứ trưởng nào được phép động chạm đến cái lông chân. (Vụ Nguyễn Việt Tiến là điển hình-có lẽ vì sợ …"rút giây động rừng") Nay báo chí được phép vào cuộc, bắn vào các điểm 7, điểm 8….(chưa được ngắm điểm 9, diểm 10!) Phải chăng đã có học tập bên Tầu các vụ xử lý không thương tiếc các "đồng chí bị lộ" như: xử tử hàng loạt các phó chủ tịch, bí thư tỉnh ủy, tổng giám đốc,…

2- Vụ việc xảy ra theo trình tự kịch bản mà theo mình cái bà bộ trưởng mới này không thể nào một mình đạo diễn, xắp xếp mảng miếng được! Vậy thì ai? Và ai cho phép báo chí vào cuộc nhiệt tình đến thế?

3- Màn 3 chưa thể là kết thúc vì với cái tội "khai man" này nếu kẻ muốn hạ bệ ông Quang mà vin vào nó sẽ đụng chạm tới hàng vạn tiến sỹ dỏm được công nhận khác (!) vì như lời của Ban Kiểm Tra T.W thì "động vào đâu cũng có vấn đề".! Khiếp!!!

Liệu Bộ Y tế và nhiều nhiều bộ khác, Ban, Bệ khác có lo cho "chìm xuồng" sớm vụ này hay không?

Còn báo chí có dám, nhân vụ khai man học vị này, mà vào cuộc phanh phui ra hàng vạn cái chức danh "candidat Liên Xô cũ" (ứng cử viên) mà người ta cố tình dịch ra tiếng..Tầu là "Phó Tiến Sỹ" (vice doctor?) cho những vị nghiên cứu sinh sau Đại Học (ở nước ngoài cũng như nghiên cứu tại gia), bỗng một đêm ngủ day trở thành tiến sỹ đồng loạt không? Ai ?Động cơ nào ? Mục đích gì mà ông thầy chưa có bằng tiến sỹ mà hàng trăm học trò lại... "gặp may" được nhà nước phong cho tiến sỹ tuốt luột trước cả thầy? Từ "candidat" đã "bị" cố ý dịch là "phó tiến sỹ"!!? Vậy có khác gì ông Minh Quang tự dịch Licensiate sau 3 năm nghiên cứu ở Thụy Điển là phó tiến sỹ? Vậy thì sao lại cấm ông được hưởng cái may của hàng vạn candidate khác học trên đại học ở Liên Xô cũ về? Nhất là ông ta lại có tốt nghiệp Đại học Y Dược th/ph HCM rồi sau đó lại có đi nghiên cứu sinh 3 năm ở Thụy Điển có cả chứng nhận "Licensiate"của Tây!

Báo chí đang có đà phơi bày mọi cái xấu liệu có dám nhân vụ này tiếp tục tiến lên hay lại…tịt ngòi? Tức là vô tình đóng một vai khá quan trọng trong một vở diễn mà màn cuối, đạo diễn chính vẫn còn giữ kín ngón nghề!

Đến hôm nay vẫn chưa có màn 4 ….Hãy chờ xem nhiều lớp lang mà "báo chí lề phải" tha hồ viết sau này!

Tất nhiên là phải tích cực vạch trần những gì là tiêu cực! Từ nhỏ đến lớn, từ cao đến thấp, từ trong ra ngoài, từ ….bất kể ai!


----- Forwarded Message -----
From: Hong Le Tho <hongletho@gmail.com>
To: nguoilotgach_group <nguoilotgach_group@googlegroups.com>
Sent: Tuesday, September 20, 2011 2:47 AM
Subject: Re: thêm bình lựng của NLG ---bác Tô Hải điểm báo trong nước !

http://nguoilotgach.blogspot.com/2011/09/bac-to-hai-iem-bao-trong-nuoc-cang-tieu.html

bình lựng: 

Bác Tô Hải nầy thâm thúy quá ! Điểm báo quá hay, đoạn  nói về thứ trưởng CMQ, rồi liên hệ đến vụ trước đây đã có 8000 Phó TS qua 1 đêm bỗng dưng nhà nước cho thành TS ngon ơ mà có ai "la làng" đâu ! Cho nên TS-đệ tam cấp(Licensiate)==> TS KH như ông Quang đã viết trên danh thiếp(có thứ trưởng Bộ GD, Cục khảo thí và Ban Cán sự Đảng Bộ Y tế đồng ý) thì có gì đáng phải bêu rếu đến mức như vậy ?
Những việc xấu khác của ông Quang thì cứ làm tới đi, thanh tra cho đủ, khg bỏ sót nhưng chớ qui tội người khác trước khi "trắng đen" được chứng minh. Quan tòa còn phải làm thế huống chi là nhà báo, không thể ngồi xổm lên luật pháp để vu cáo công dân như một số báo đang làm!

2011/9/20 Hong Le Tho <hongletho@gmail.com>