Tuesday, August 30, 2011

30/08 Nostradamus Mai Thanh Truyet - Tàu Cộng sẽ chịu sự phân tán "Đông Châu Liệt Quốc".

----- Forwarded Message -----
From: VietHai Tran <viethai712@yahoo.com>
To: Tu Canh Dong May <theheviet@verizon.net>; Phan Van Song <phanvansong@gmail.com>; Mai Thanh Truyet <envirovn@gmail.com>; Le Kinh <huyphuong37@sbcglobal.net>; Huynh Cao Loc <loccaohuynh@hotmail.com>; Pham Gia Con <phammd@hotmail.com>; Tran Van Thuan <thuanvtran@yahoo.com>; Phan Dinh Minh <phandinhminh@verizon.net>; Xet Vo <xetvanvo@gmail.com>; Tieu Tu <vanvovan9@gmail.com>; Tran Nghia Hiep <hieptr@hotmail.com>; Luu Tan Xuan <luutanxuan@gmail.com>; Cao Thai Hai <caoth@yahoo.com>; Huynh Nghi <nghi@aapress.com>; Quoc Phung <cqphung@aol.com>; Andrew Nguyen <andrewnguyen07@yahoo.com>; Duong Duc Nghiem <ddnv@msn.com>; My Vuong <chubay01@yahoo.com>; Tran Quan An <anquantran@socal.rr.com>; Tran Hoang Nam <viethai712@yahoo.com>; Ly Dai Nguyen <lyminhnhien@gmail.com>; Dang Truong Giang <truonggiang3990@yahoo.com>; Luu Trung Khao <luutrungkhao@yahoo.com>
Cc: La Thu Uc Chau <lathu-ucchau@yahoogroups.com>; Van Khoa Viet Nam <vankhoavietnam@yahoogroups.com>; Dien Dan Doi Song Vui <doisongvui@yahoogroups.com>; Ho Ai Viet <vietho369@hotmail.com>; Thanh Loan <loanthitran99@hotmail.com>; Hoai Niem <lethihoainiem@yahoo.com>; Tieu Thu <tieuthunguyen@hotmail.com>; Ngoc Phan <ngockimphan@yahoo.com>; John Thuy <t3sn.2011@gmail.com>; Selon Tu Tai <chuyenquantam@gmail.com>; Thanh Duong <thanhduongtx@yahoo.com>; Nhung Nguyen <nguyennhung49@hotmail.com>; Ai Hoa <nguyenaihoa2003@yahoo.com>; Ly Tong Ton <Tonsauly@aol.com>; Tran Trong Nhan <trn_trongnhan@yahoo.com>; Mai Dang <maidang555@yahoo.com>; Viet Duong Nhan <vietduongnhan2@yahoo.fr>; Chieu Le <chieu.le@gmail.com>
Sent: Wednesday, August 31, 2011 5:12 AM
Subject: [HUYET-HOA] Re: Nostradamus Mai Thanh Truyet - Tàu Cộng sẽ chịu sự phân tán "Đông Châu Liệt Quốc".

 
Date: Tuesday, August 30, 2011, 11:43 AM
 
Intro...
 Hôm qua tôi gửi các bản tin do hai bói sư Nostradamus Lý Minh Nhiên và Nostradamus Nguyễn Xuân Nghĩa phân tích những nhiễu âm tiêu cực trong xứ Đại Hán hiện nay, những nội trạng bất trị như những ung bướu di căn ác tính sẽ xơi tái xã hội của họ mà thôi.
 Hồi sáng nay mở mắt ra lại nhận thêm tin vui từ bói sư Nostradamus Mai Thanh Truyết, email liền tù tì hai bài xiết cổ thêm anh Ba Đại Hán, ngỏ hầu cho đương sự vốn có máu bá quyền với xứ Việt Nam ta sẽ sớm tiêu diêu an nghỉ ở Rose Hills, hai bài viết này là nguồn tài liệu "úm ba la chết cha Trung Quốc" do anh Ba Bô Xít Da Cam biên soạn, tên gọi "anh Ba Bô Xít Da Cam" là nick nêm trong văn giới hay tên cúng cơm của TS Mai Thanh Truyết do me-sừ emcee KQ Phan Đình Minh miệt Dallas Fort Worth đặt để. TS Mai Thanh Truyết, "Lạm dụng môi trường đưa đến những bất ổn chính trị" và Tàu Cộng sẽ chịu sự phân tán "Đông Châu Liệt Quốc".
 Tưởng cũng nên lược qua tí ti vài dòng về lịch sử của xứ Đại Hán về thời nhiễu nhương"Đông Châu Liệt Quốc",  mà anh Ba Bô Xít Da Cam đề cập đến.
 Người post bài không quên cám ơn ba anh ngòi bút bói sư Mai Thanh Truyết, Lý Minh Nhiên và Nguyễn Xuân Nghĩa nâng cao hồn dân tộc Việt ta vẫn mãi mãi bất khuất, siempre el número uno, always number one, et le numéro un toujours....


Trung Quốc: Đông Châu Liệt Quốc?
Thời "Đông Châu Liệt Quốc" trên xứ Đại Hán vốn thường ăn hiếp xứ ta, do vậy xứ Tàu bị hệ quả chả khi nào an bình cả. "Đông Châu Liệt Quốc" cũng là một trường thiên tiểu thuyết lịch sử gồm 108 hồi được Sái Nguyên Phóng thời Thanh cải biên từ Tân liệt quốc chí khoảng trên 700.000 chữ của Phùng Mộng Long thời Minh mạt. Bản thân Tân liệt quốc chí lại được cải biên và viết thêm từ bộ Liệt quốc chí truyện khoảng 280.000 chữ do Dư Thiệu Ngư viết ra khoảng niên hiệu Gia Tĩnh.
Đông Châu Liệt Quốc đề cập đến thời kỳ lịch sử rất dài khoảng hơn 400 năm (thế kỷ III, IV, V, VI trước Công Nguyên) của Trung Quốc, bắt đầu từ đời Tuyên vương nhà Chu cho đến khi Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Hoa. Sử sách cũng gọi thời kỳ ấy là đời Đông Châu, được chia làm hai giai đoạn là Xuân Thu và Chiến Quốc. Trong lịch sử cường quyền Đại Hán ác ôn, mà đây là thời kỳ quá độ đi từ chế độ phong kiến phân quyền đến chế độ phong kiến tập quyền. Đông Châu Liệt Quốc là bộ sách sử ghi nhận những sử liệu phản ảnh tâm tánh tham lam của những tay mang óc lãng tụ tham lam, không như lịch sử hiền hòa của xứ ta; trong tác phẩm Đông Châu Liệt Quốc không những đề cập đến các mốc lịch sử rất dài của Đại Hán quốc, và đồng thời còn đề cập, mô tả rất nhiều nhân vật tiếng tâm nghe quen quen trong trí nhớ với chúng ta, từ các tay yên hùng như Tín Lăng Quân, Lạn Tương Như, Ngô Khởi, Ngũ Tử Tư đến các sừ quân sự lỗi lạc như Tôn Tử, Phạm Lãi, Tôn Tẫn và các nhà chính trị, nhà tư tưởng như Khổng Minh-Gia Cát Lượng, Quản Trọng. Khi các xứ quân đều là những đứa con trời, thích chơi trò chơi du côn giang hồ động trời, cướp bóc lẫn nhau mà thôi, những thiên tử xưng hùng xưng bá đánh chiếm lãnh địa của nhau, dân tình vô cùng khổ sở,... Những âm hưởng về Tướng Tàu nghe như rất "3 Tàu" trong văn chương khi xưa ta bé với những Khương Tử Nha, Quản Trọng, Tôn Võ, Hàn Tín, Lý Tĩnh, Lý Thanh, Từ Đạt, Điền Nhương Thư, Trương Lương, Khổng Minh Gia Cát Lượng, Quách Tử Nghi, hay Nhạc Phi.
Xin mời quý ông bà, quý ACE theo dõi hai bài viết của anh Ba Bô Xít Da Cam, tức TS Mai Thanh Truyết....
 Lạm Dụng Môi Trường:
Một Bước Ðưa Ðến Bất Ổn Chính Trị
TS. Mai Thanh Truyet
Theo tin tức mới nhất trong 6 tháng đầu năm 2007, TQ đã có mức phát triển vượt bực là 9,0%. Như vậy, trong vòng 10 năm trở lại dây TQ đã tăng vọt mức phát triển đều đặn từ 8% trở lên, nâng lợi tức đầu người hiện nay lên đến khoảng 1.470 Mỹ kim hàng năm. Từ kết quả nầy, một số nhận định trên nhiều góc độ khác nhau phản chiếu lên nhiều lãnh vực kinh tế – chính trị – xã hội; do đó, đã soi rọi cho chúng ta thấy thêm được nhiều khía cạnh tích cực và tiêu cực trong xã hội TQ, một quốc gia đông dân nhất trên thế giới.
Một vài con số thống kê sau đây nói lên tính cách nghiêm trọng của vấn đề phát triển hiện tại của TQ để đạt được mức lợi tức đầu người vừa kể trên. Theo ước tính của Mathew Reese trong khi khảo sát về 20 thành phố ô nhiễm nhất trên thế giới, TQ đã chiếm kỷ lục với con số 16 thành phố. Trên 60% nước sông trên toàn quốc TQ không còn khả năng cung cấp nước uống cho người dân. Về ô nhiễm không khí và khí carbonic phát thải, nguy cơ chính làm tăng sự hâm nóng toàn cầu, vào năm 2009, mức phát thải CO2 của TQ sẽ vượt qua Hoa Kỳ. 84% tổng dân số TQ thở không khí độc hại, nguyên nhân của trên 400 ngàn người chết hàng năm.


Về khía cạnh tích cực, so với sức tăng trưởng trong 10 năm qua, TQ đã một phần nào giải quyết nạn xoá đói giảm nghèo cho khoảng 50 triệu cư dân căn cứ theo thống kê. Nhưng ngược lại tình trạng phát triển vượt bực trong thời gian qua đã làm cho xã hội TQ phải đối mặt với hai vấn nạn nghiêm trọng hơn và có thể đưa đến những xáo trộn chính trị của đất nước nầy trong một tương lai không xa.
Ðó là:
Khoảng cách giàu nghèo ở nước nầy ngày càng cách xa giữa tầng lớp được ưu đãi và tuyệt đại đa số những người dân cùng khổ vì chính sách phát triển không cân bằng với việc bảo vệ môi trường, chính điều nầy có thể khơi mào cho những bất ổn xã hội do người dân đứng lên;
Mức phát triển trên đã gây ra nhiều vấn nạn môi trường, mà hậu quả là hiện tại, trên cùng khắp các nơi đã thiết lập những khu công nghiệp của TQ đều vấp phải sự chống đối trực tiếp của người dân địa phương.
Bài viết lầy có mục đích tập trung vào việc quan sát và phân tích tình trạng ô nhiễm môi trường của quốc gia TQ, hậu quả tất nhiên của sự phát triển bừa bãi và không kế hoạch bảo vệ môi trường. Các tiến độ và cường độ của các cuộc biểu tình, những sự chống đối tự phát của người dân TQ có thể làm cho chúng ta có cái nhìn xuyên suốt và chính xác hơn về chính sách phát triển cũng như tình trạng bất ổn của xã hội nầy.
 
Ô nhiễm tại xứ Tàu Cộng
 
Kỹ nghệ Tàu Cộng phát triển bừa bãi

Công nhân một nhà máy hóa chất ở Hồ Bắc
Sự đề kháng của người dân TQ
Trước tình trạng phát triển ồ ạt và không có sự cân bằng giữa phát triển và bảo vệ môi trường, TQ đã tạo dựng song hành ngoài những thành quả kinh tế đã đạt còn có một tình trạng môi trường xuống cấp ngày càng tệ hại. Theo ước tính của các chuyên gia môi trường thuộc Chương trình Môi trường LHQ (UNEP), chi phí cần thiết để sửa chữa hay hạn chế những vấn nạn môi trường xảy ra trong quá khứ và hiện tại là 7% của ngân sách hàng năm của nước nầy. Từ đó, người dân sống ở đồng quê, nông dân, những người chăn nuôi, trồng trọt… ngược lại không thừa hưởng được những phúc lợi đến từ phát triển mà phải chịu thêm nhiều thiệt hại do ảnh hưởng của môi trường. Cho nên, họ đồng loạt đứng lên đòi hỏi nhà cầm quyền TQ phải cải thiện và giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường không khí, đất đai, và nhất là nguồn nước mặt và nước ngầm.
Họ không có gì để mất. Sự can đảm nhờ đó tăng lên cao. Ðiển hình nhất là cuộc nổi dậy của dân làng Huaxi, ngoại ô thành phố Dongyang, thuộc tỉnh Zejiang (Tứ Xuyên) vào tháng tư vừa qua. Cuộc nổi dậy chống lại cảnh sát hiện vẫn còn đang tiếp tục mặc dù nhà cầm quyền địa phương đã quyết định di dời khu sản xuất công nghiệp tại làng lầy. "Chúng ta hãy chiến đấu cho đời sống, cho sức khoẻ của con cháu của chúng ta. Chúng ta hãy bảo vệ ruộng lúa và vườn rau cải trong làng". Ðó là khẩu hiệu và là một chứng liệu cho sự quyết tâm của dân làng Huaxi.
Trên toàn lãnh thổ TQ qua cuộc khơi mào của dân làng Huaxi đã bộc phát và trở thành một hiện tượng toàn quốc mặc dù các vụ nổi dậy đã xảy ra từ hơn 10 năm qua, nhưng cường độ cũng như tầm ảnh hưởng không lan rộng và có tính cách quốc gia. Theo TS Li Lianjiang, chuyên gia chính trị học nghiên cứu về sự phản kháng của nông dân thuộc viện đại học Baptist Hong Kong, thì từ năm 1993 trở đi, trung bình có 10 ngàn vụ nổi dậy của người dân phản kháng nhà cầm quyền trên nhiều khía cạnh khác nhau. Các cuộc phản kháng nầy được nhà cầm quyền TQ gán tên là "những xáo trộn công cộng". Con số nầy đã tăng bất ngờ trong năm 2004, lên đến 74 ngàn vụ, trong đó nông dân đứng lên để đòi hỏi cải thiện môi trường, được đền bù tương xứng trong các chương trình di dời nhà cửa, đất đai của người dân để xây dựng cơ xưởng kỹ nghệ quốc doanh hay cho ngoại quốc đầu tư. Vào năm 2005, số vụ biểu tình tăng lên 87.000 vụ. Ðiều nầy cho thấy sự bất ổn xã hội là một thực tế và có nguy cơ tăng trưởng nhanh chóng trong thời gian sắp tới.
Ðứng trước tình thế trên, nhà cầm quyền trung ương dường như đang bị phân tâm trước việc giải quyết những yêu cầu môi trường của nông dân. Một là dựa trên nguyên tắc bảo vệ môi trường, và yêu cầu thiết yếu của người dân là chính đáng và cũng là một động cơ giúp nhà cầm quyền nhận thức rõ được nơi nào cần phải lưu tâm trước những sự lạm dụng môi trường của địa phương. Thứ nữa, sự lo ngại của trung ương về những bất ổn chính trị qua các vụ nổi dậy của nông dân. Do đó, tuỳ theo trường hợp, TQ vừa đàn áp nổi dậy vừa lắng nghe để giải quyết những vấn đề của người dân nêu ra.


A Factory in China at Yangtze River
Câu chuyện một dòng sông
Sông Shaying, một phụ lưu của sông Huai chảy qua tỉnh Henan (Hồ Nam) miền trung TQ. Qua nhiều năm, Huo Daisan, một nhà môi trường học và cũng là một cổ động xã hội đã nhận định rằng con sông nầy là nguyên nhân của hàng ngàn trường hợp ung thư của dân làng sống dọc theo hai bên bờ sông. Theo báo cáo, đã có 118 dân làng Huang Meng Ying đã chết vì ung thư trên tổng số 2.600 cư dân từ năm 1990. Tin tức nầy đã được đưa lên hàng đầu của báo New York Times mùa thu năm 2004 cũng như truyền hình TQ đã báo động nhiều kỳ sự việc nầy.
Tuy nhiên, Bộ Y tế TQ chỉ đáp ứng sơ sài qua vài mẫu nước sông để phân tích kiểm nghiệm mà thôi. Rồi im lặng hẳn! Còn dân làng phải tiếp tục chiến đấu với những cơn bịnh nghiệt ngã cùng với những món nợ khổng lồ do chi phí y tế. Huo đã vận động thành công việc thành lập Hội Bảo Vệ Sông Huai (Huai river protectors) hầu hy vọng gây được sự chú ý về vấn nạn trên đến nhà cầm quyền trung ương và địa phương.
Từ năm 1998 trở đi, ông tiếp tục chụp ảnh và báo động cho dân làng tình trạng cập nhật của dòng sông. Vào tháng 7 năm 2002, trước khi ông Xie Zhenhua, Trưởng Cơ quan Bảo vệ Môi trường Quốc gia thời bấy giờ viếng thăm sông Huai, Huo rất ngạc nhiên khi thấy nước sông sạch và trong hơn. Nhưng ngay sau khi cuộc viếng thăm chấm dứt, dòng sông trở nên đen xậm ngay à luôn luôn có một lớp bọt màu tím hiện diện ở trên mặt nước. Vào năm 2000, 6 nông dân bị trợt té ở ống cống thông ra dòng sông Huai và bị chết ngay sau đó.
Nguyên nhân chính của việc biến sông Huai thành dòng sông đen là do công ty Lianhua Group, một công ty lớn nhất thế giới sản xuất bột ngọt, hợp doanh cùng với công ty Aginomoto của Nhật Bản. Công ty sử dụng hàng trăm ngàn công nhân, nằm trên thượng nguồn của sông Huai. Năm 2003, công ty đã bị phạt 1,2 triệu Mỹ kim, nhưng tình trạng vẫn không thay đổi cho đến hiện tại vì chính phủ trung ương đã đầu tư không nhỏ vào chính công ty nầy.
  
Trường hợp Việt Nam
Nhìn lại Việt Nam, chỉ riêng tại các tỉnh miền Bắc trong sáu năm qua có trên 365 đợt gồm hơn 22 ngàn nông dân lên Hà Nội dựng lều, bám trụ gây sức ép về an ninh và trật tự xã hội ở thủ đô. Ðiều nầy chưa hề xảy ra trong suốt gần 50 năm cầm quyền của nhà nước CS VN trước đây. Ðiều nầy cũng nói lên được những bất ổn xã hội đã bắt đầu manh nha từ những năm gần đây. Và nông dân VN, những người thấp cổ bé miệng, hiện nay đã biết đứng lên đòi được đối xử công bình hơn. Ðây là một hiện tượng lớn chúng ta cần quan tâm. Và đây cũng là bước đầu cho tiến trình dân chủ hoá của VN, một bước tiến tuy chậm nhưng sẽ là những bước vững chắc ngõ hầu mang lại bầu không khí tự do cho toàn thể người dân đang sống trong sự kềm kẹp của chế độ. Các vụ khiếu kiện ở Việt Nam ngày càng tăng từ Hà Nội đến Sài Gòn, và lan dần đến các tỉnh ở Ðồng Bằng Sông Cửu Long (ÐBSCL). Trong giai đoạn nầy, có thể nói đây là bước ngoặt mới cho tiến trình dân chủ ở Việt Nam.
File:Factory in China.jpg
A Factory in China at Yangtze River
Còn câu chuyện của dòng sông Huai, cũng không khác câu chuyện của dòng sông Biên Hòa tại nơi nhà máy sản xuất bột ngọt và hoá chất cơ bản của công ty Vedan, một công ty do Ðài Loan làm chủ. Năm 1997, công ty nầy đã được Sở Môi trường thành phố Sài Gòn đề nghị đóng cửa, nhưng tình trạng vẫn không thay đổi và nhà máy vẫn tiếp tục sản xuất mạnh và liên tục cho đến ngày nay. Phế thải lỏng vẫn tiếp tục đi vào dòng sông và phế thải rắn vẫn đi "chu du" khắp nơi thậm chí lên tận Tây Ninh và đã bị địa phương làm biên bản. Nhưng đâu cũng vào đấy. Ngay chính tuần báo nổi tiếng của Hoa Kỳ là Chemical Engineering News thời bấy giờ cũng đã loan tin và hình ảnh đầy đủ vấn nạn ô nhiễm dòng sông trên.
Ảnh hưởng của các cuộc nổi dậy
Có hai ảnh hưởng quan trọng cần nêu ra đây: ảnh hưởng lên kinh tế và đầu tư ngoại quốc và ảnh hưởng đến những xáo trộn xã hội và chính trị tại TQ, kết quả của các cuộc đấu tranh của nông dân.
Trước sự gia tăng các cuộc phản kháng của người dân, những nhà đầu tư ngoại quốc, nhất là trong kỹ nghệ hoá chất, bắt đầu chùng bước trong việc thiết kế và đầu tư vào quốc gia nầy trong vài năm trở lại đây. Ðối với những nhà đầu tư ngoại quốc họ rất chú tâm đến việc xử lý chất thải rắn và lỏng cũng như kiểm soát việc ô nhiễm không khí một khi đã xây dựng nhà máy tại quốc gia nầy. Do đó, với tầm nhìn chung, họ cũng mong mỏi các nhà đầu tư nội địa cũng phải đặt ngang tầm bảo vệ môi trường và sản xuất để hy vọng làm dịu bớt phản kháng của người dân.
Tuy nhiên các suy nghĩ tích cực trên không có cơ sở đứng vững trong trường hợp áp dụng cho TQ vì không thể nào có một sự bình đẳng trong việc áp dụng luật lệ môi trường giữa các công ty ngoại quốc và quốc nội. Chính vì luật môi trường TQ còn quá nhiều điểm mơ hồ (mà luật môi trường Việt Nam cũng chẳng khá gì hơn) cho nên cán bộ địa phương tuỳ tiện suy diễn và thi hành, nhất là khi có "thủ tục đầu tiên" của người bản xứ thì mọi trở ngại về giấy phép như thủ tục lập Biên bản tác động môi trường cho một cơ sở mới thành lập sẽ được thông qua dễ dàng cũng như giấy phép hoạt động. Do đó, các công ty ngoại quốc hiện tại rất e dè trong việc đổ thêm đầu tư vào quốc gia nầy.
Ðứng về mặt xã hội, ngày càng có thêm nhiều chỉ dấu về các xáo trộn xã hội ở những nơi có khu công nghiệp hình thành. Các xáo trộn càng trở nên bạo động hơn trong việc tranh chấp đất đai của người dân vì được bồi thường không xứng đáng với giá trị đã có của người dân; cũng như việc đòi hỏi chính đáng của họ là các khu công nghiệp phải nghiêm chỉnh chấp hành quy định của luật bảo vệ môi trường trong sản xuất. Do đó, người nông dân TQ ngày càng nghèo thêm vì diện tích đất còn lại đã bị thu hẹp và không còn cho năng suất cao nữa vì môi trường đã bị ô nhiễm. Tiếc thay, trung ương không có biện pháp mạnh mẽ để giải quyết vấn đề và Cơ quan Bảo vệ Môi trường Quốc gia không đủ quyền lực để sửa chữa những sai trái của địa phương. Do đó, tình trạng bất ổn ngày càng lan rộng, báo hiệu cho một tương lai không mấy sáng sủa cho Trung Quốc trong những ngày sắp tới.
Thay lời kết
TQ đã thấy và thấy rất rõ những thách đố của người dân và các xáo trộn xã hội vừa kể trên. Nhưng nhà cầm quyền đã có phản ứng trong những ngày gần đây như thế nào? Thay vì lựa chọn con đường phát triển bền vững, ứng hợp với chiều hướng toàn cầu hoá như phát triển phải đi song hành với việc bảo vệ môi trường ngõ hầu xoa dịu được các phản kháng của người dân. Ngược lại, TQ lại chọn con đường "đàn áp" dưới nhiều hình thức như:
Từ mùa hè năm 2005, đảng CS TQ ra lệnh tất cả các cơ quan truyền thông ở TQ phải "chia xẻ" và kiểm chứng các thông tin nhạy cảm về an toàn thực phẩm với cơ quan hữu trách trước khi thông tin trên được phổ biến trên báo chí hay truyền thanh, truyền hình.
Hiện có nhiều tổ chức phi chính phủ (NGO) về môi trường đang hiện diện ở TQ nhưng không có tổ chức nào có tầm cỡ như Greenpeace để có thể có tiếng nói trung thực. Tổ chức Greenpeace không được hoạt động ở TQ. Còn các tổ chức NGO còn lại phải kết hợp chặt chẽ và phù hợp với những quy luật nhạy cảm thích hợp với chiều hướng giải quyết của nhà cầm quyền TQ về môi trường và an toàn sức khoẻ.
Dù phải chịu áp lực của nông dân phản kháng, nhưng đứng trước những vụ kiện tụng, TQ luôn đứng về phía các công ty gây ô nhiễm môi trường và phần thiệt thòi luôn ở về phía người dân thấp cổ bé miệng vì không kham nổi phí tổn cho vụ kiện cũng như trước những lý lẽ của cường quyền.
Từ tất cả những hiện trạng phân tích trên đây, nếu chúng ta đổi tên Trung Quốc thành Việt Nam, sông Huai thành sông Biên Hoà hay sông Sài Gòn, và tên của những khu công nghiệp TQ thành khu chế xuất Tân Thuận hay Sông Bé, chúng ta sẽ thấy những âm bản tương đương như những vấn nạn môi trường đang xảy ra ở TQ. Cũng như Việt Nam hiện tại cũng đang đối mặt với sức phản kháng của người dân ở khắp nơi trên quê hương.
Việt Nam cho đến hôm nay vẫn tiếp tục khai triển từ mô hình chính trị cho đến những chính sách và kế hoạch kinh tế rập khuôn theo TQ, cũng như cung cách làm ăn và giải quyết vấn đề bằng bạo lực của cường quyền; quy luật ngàn đời của xã hội chắc chắn sẽ xảy ra cho Việt Nam. Ðó là sự cáo chung của chế độ.
TS. Mai Thanh Truyết
Trung Quốc: Đông Châu Liệt Quốc?


Vào ngày 23 tháng giêng năm Quý Tỵ, 2013, Vân Nam cử hành kỷ niệm đệ nhứt chu niên ngày thành lập nước Cộng Hoà Vân Nam. Chỉ cách một năm trước đây, Vân Nam vẫn còn là một vùng tự trị (autonomous region) của TC.
 Xin có vài hàng về tân quốc gia nầy: Công Hoà Vân Nam (Yunnan) chiếm diện tích 394.100 Km2 nằm trên một vùng đất cao nguyên có độ cao trên 7.000 m so với mặt biển, giáp ranh với Miến Điện, Lào và miền Bắc Việt Nam. Núi non che phủ cả ba phía Bắc, Đông và Tây. Chỉ có bình nguyên phía Nam xuống tận biên giới Việt Nam mà thôi.
 Thủ đô là Kunming, tiếng Việt là Côn Minh với diện tích 6.200 Km2. Nhiệt độ trung bình là 65oF cho nên được mang tên là "thành phố mùa xuân vô tận" (eternal spring).
 Về dân số, với tổng cộng 44 triệu theo thống kê năm 2008, trong đó có 10% là người thiểu số mà người Hồi Hột chiếm đa số (dân tộc chính ở Tân Cương, nơi đã xảy ra cuộc xung đột Hán-Hồi vào tháng 7, 2009). Một yếu tố quan trọng là việc chênh lệch về giới tính của quốc gia nầy rất trầm trọng, nghĩa là tỉ lệ đàn nam/nữ chiếm 121/100. Về trình độ dân trí, có 50% dân số tốt nghiệp trung học phổ thông tức lớp 12.
 Nguồn lợi chính của quốc gia nầy là trồng trọt và chăn nuôi gia súc như gà, bò heo và sữa. Năm 2008, mức thu hoạch của kỹ nghệ nầy đem lại cho quốc gia 30 tỷ Mỹ kim và tăng vọt lện gấp đôi năm 2012. Nguồn nguyên liệu khoáng sản rất quan trọng vì những nguồn khoáng sản nầy không chứa sắt do đó việc tẩy rữa quặng mõ và tinh chế tương đối không phức tạp và giá thành rẽ hơn cũng như việc bảo quản an toàn môi trường ít tốn kém hơn các quặng mõ có chứa chất sắt.

 
Công nghệ hoá chất, điện tử cùng nguyên tử …nói chung là công nghệ cao cấp đang trên đà nhảy vột phi mã, từ năm 2005, sản phẩm tạo dựng là 20 tỷ Mỹ kim, tăng lên 50 tỷ cho 2008 và 100 tỷ cho năm 2012. Tính đến năm 2008, Những New Technology Industrial Devolopment Zones (Vùng phát triển công kỹ nghệ mới) chiếm trên 3000 công ty, trong đó phân nửa là các công ty nước ngoài đầu tư vào. Và hiện tại, con số trên đã tăng gấp đôi.
 Hàng ngày mức nhập cảng dầu thô để dùng cho phát triển là 1 triệu tấn cho năm 2008, và gần 1,5 triệu tấn cho năm 2010.
 Qua những dữ kiện khách quan nêu trên của tân Cộng Hoà Vân Nam, việc chuyển vận hàng hoá xuất nhập cảng và trao đổi thương mại với các quốc gia là một chính sách quốc gia của những nhà làm kế hoạch của đất nước nầy. Ngoài ra việc giải quyết nạn trai thừa gái thiếu cũng là vấn đề lớn làm bận tâm những nhà làm kế hoạch gia đình.
Do đó, ngay khi còn nằm trong thời kỳ "vùng tự trị" của chính phủ trung ương Bắc Kinh, Vân Nam đã cố gắng mở rộng mạng lưới giao thông trên mọi khía cạnh để hạn chế một số "cọ sát" tế nhị với các tỉnh từ Tây sang Đông xuyên qua lục địa Trung Quốc để tiếp cận với thế giới bên ngoài. Các cọ sát nấy phát sinh ra từ sự khác biệt chủng tộc mặt dù trên lý thuyết, tuyệt đại đa số dân số đều là người Hán nhưng không cùng một tiếng nói nếu không trao đổi bằng tiếng chính thức của Bắc Kinh là tiếng Quan thoại. Sự cọ sát còn nảy sinh qua sự cạnh tranh trong phát triển và phân phối giữa các tỉnh với nhau. Thực sự điều nầy đã có sẳn từ ngày Mao Trạch Đông gồm thâu nước Trung Hoa từ năm 1949, và luôn luôn tiềm ẩn trong đầu của người dân địa phương ở mỗi tỉnh.
 Tất cả sự "hiệp nhứt" trên chỉ là một sự thống nhứt không bền vững qua việc kiểm soát chặt chẽ của quân đội và công an của chính phủ trung ương. Tuy nhiên, sự thống nhứt trên chỉ là một giai đoạn tiềm ẩn cho các sự xáo trộn sau nầy qua hai sự kiện Tây Tạng và Tân Cương (chiếm gần 3/5 tổng diện tich đất đai Trung Hoa và có nguồn khoáng sản dồi dào hơn các tỉnh khác).


 Vân Nam thành công trong việc tách rời Trung Hoa và tuyên bố độc lập là do sức mạnh kinh tế và tinh thần dân tộc của người địa phương mà Bắc Kinh gọi là dân tộc thiểu số qua nhiều chiến dịch di dân người Hán từ những năm 1949 trở đi do chính sách Hán hoá và đồng hoá do Mao Trạch Đông chủ trương.
 Và Cộng Hoà Vân Nam đã thực hiện thành công nhiều công trình  trong kế hoạch "mở cửa" xuôi Nam để tiếp cận vời thế giới bên ngoài đặc biệt là Việt Nam.
 Con đường xe lữa Côn Minh – Lào Kay – Hà Nội: Con đường nầy đã được khánh thành vào giữa năm 2008. Tuy là con đường Trung - Việt nhưng chỉ cho xe lữa TC di chuyển mà thôi vì đầu máy xe lữa Việt Nam không đủ kích thước để sử dụng. Từ đó, hàng hoá lậu và cả người Tàu di dân không cần hộ chiếu cũng xâm nhập vào nội địa Việt Nam bằng phương tiện nầy.
 Một thiểu số không nhỏ người Việt, tức con buôn cũng lợi dụng đường xe lữa nầy để buôn lậu vì nhiều lợi thế:
·         Tránh được hải quan vì hải quan Việt Nam không có quyền hạn gì cả trên "tài sản và phương tiện" của đàn anh nước lớn;
·         Con buôn được hưởng nhiều quyền lợi như có hướng dẫn, có "cò" đưa đón để giúp đở trong việc mua bán hàng hoá và làm thông dịch;
·         Hiện có những lớp huấn luyện "cò" mở ra tại Côn Minh để giúp đám con buôn nầy.
 Và dĩ nhiên, đất nước Việt Nam phải gánh chịu nhiều đắng cay qua "con đường tơ lụa Trung - Việt" nầy. Có thể nói, hầu hết sản phẩm may mặc, đồ chơi, thực phẩm, trái cây, thực phẩm… bị chối bỏ vì chứa hoá chất độc hại ở thị trường Hoa Kỳ và Âu châu đầu đổ dồn về Việt Nam.
Từ đó lần lần tiêu diệt các sản phẩm nội hoá tạo ra một sự xáo trộn thị trường lao động và một số kỹ nghệ ở trong nước như may mặc, chăn nuồi, trồng tỉa. Kể từ năm 2008 trở đi, những mặc hàng kể trên ngày càng chiếm lĩnh thị trường Việt Nam và càng xuôi Nam cho đến tận cùng miền đất nước và vùng Cao nguyên. Một thí dụ điển hình là tại chợ Đà Lạt, hàng may mặc đầy rẩy và được bán với giá rẻ mạt và hầu hết sản phẩm bày bán tại đây đầu mang nhản hiệu "Made in DaLat" dù có rất nhiều mặt hàng cũng như trái cây hoàn toàn không phải là sản phẩm địa phương. Một chiếc áo gió bán chỉ với giá 15 ngàn Đồng, trong lúc một chiếc áo tương đương dệt ở nội địa giá cả không dướ 3, 4 chục ngàn. Chỉ nội cái fermeture cũng đã bán trên dưới 15 ngàn rồi.


  Con đường Đông Trường Sơn còn được gọi là xa lộ Trường Sơn hay đường mòn HCM, hay quốc lộ 14 (thời VNCH) chạy xuyên suốt từ Bắc chí Nam từ Quảng Bình trở đi cắt ngang xa lộ số 9 (sẽ nói ở phần dưới), qua Khe Sanh, A Lưới ở địa phận tỉnh Thừa Thiên. Tiếp theo là trị trấn Prao, Khâm Đức thuộc địa phận tỉnh Quảng Nam.
Tiếp tục xuôi Nam, đường nầy xuyên qua nhiều tthị trấn của tỉnh Kontum như Đắk Giai, Plai Cầm, Tân Cảnh, Đắk Tô, Đắk Hà và thị xã Kon Tum. Tiếp đến tỉnh Pleiku gồm thị trấn Phú Hoà, Pleiku, Chu Sè trước khi đi vào địa phận của tỉnh Đắk Lắk xuyên qua các thị trấn Ea Drăng, Ban Mê Thuộc, Ea T'ling.
 Sau đó, con đường tiếp tục vào địa phận tỉng Đắk Nông xuyên qua Đák Mil và Nhân Cơ.
 Suốt chặng đường xuôi Nam kể trên, những thị trấn trên ngày càng tiếp cận một số lượng không nhỏ người di dân từ Vân Nam qua cũng như hàng hoá và những dịch vụ nhu nhà cửa, hàng quán, thậm chí những nơi không giải trí không lành mạnh cũng  mọc lên như nấm. Xe cộ chở hàng 35 tấn dập dìu ở cả hai chiều. Các cửa hiệu, thậm chí những tên đường đôi khi viết bằng tiếng Vân Nam…
Đặc biệt hơn hết là thị trấn Nhân Cơ có thể được xem như bị Hán hoá hoàn toàn. Thỉnh thoảng chỉ còn thấy một vài người thiểu số thả bộ dọc theo hay bên đường rực đầy ánh sáng với nhiều đèn màu về đêm nói lên tòam cảnh hoang tàn so với thời xa xưa của 15 sắc dân thiểu số hiện diện trên mãnh đất Hoàng triều cương thở hàng ngàn năm qua.
 Cũng cần thêm một chi tiết nhỏ là có thêm một con đường ĐôngTây trong nội địa Việt Nam là đường số 27 bắt đầu từ Ninh Thuận (Phan Rang) đã được nối dài  đến Nhân Cơ xuyên qua Đà Lạt và khánh thành đúng ngày quốc khánh của CH Vân Nam năm nay.
 Con đường Tây Trường Sơn  cũng cần nêu ra đây với quốc lộ 13 nối liền biên giơi Lào với Vân Nam, xuyên qua Sawanakhet đến tận biên giới Cambodia đã được Vân Nam viện trợ và khánh thành vào tháng 12 năm 2008. Tiếp theo là quốc lộ số 7 tiếp nối xuyên qua Nam Vang và đổ ra hải cảng Sihanoukville, cũng được khánh thành vào cuối năm 2010.
 Hai con đường nầy cũng rộn rịp không kém đường Đông Trường Sơn với lượng xe vận tải hạng nặng dập dìu chuyển hàng hóa từ Vân Nam ra thế giới qua hải cảng Sihanoukville nầy.
 Trở qua con đường Đông Tây chiến lược, đó là con đường số 9 bắt đấu từ Quảng Trị qua Khe Sanh, Schepone, Sawanakhet và xuyên qua địa phận Thái Lan. Để rối cuối cùng dừng lại ở hải cảng Mawlamyine nằm ở phía Tây Thái Lan.
 Tóm lại, qua sự phát triển những con đường Bắc Nam qua ngõ Việt Nam, Lào Thái Lan và Cambodia, cũng như việc nạo vét lòng sông Cửu Long từ biên giới Vân Nam đến tận biện giới Cambodia khiến cho tỉnh Vân Nam mạnh dạn tách rời chính phủ trung ương Bắc kinh để thành lập Cộng hoà Vân Nam với trọng tâm chuyển hướng phát triển kinh tế quốc gia trong tinh thần kinh tế thị trường và phát triển trong chiều hướng ứng hợp với tiến trình toàn cầu hoá.
 Riêng đối với Việt Nam, một quốc gia chịu ảnh hưởng nhiều nhứt và bị ảnh hưởng lên nhiều mặt, đặc biệt là tiến trình Hán hoá của của TC. Mặc dù không còn chịu áp lực của Bắc Kinh, nhưng người Vân Nam vẫn còn ẩn dấu một não trạng là luôn luôn muốn đồng hoá và thôn tính Việt Nam. Não trạng nầy thể hiện ngay từ những ngày lập quốc của Việt Nam.

 Ở vào thời điểm nầy, Vân Nam càng muốn tiến hành khẩn cấp những âm mưu Hán hoá vì lý do vừa là sắc tộc (đồng hoá) vừa là giải toả áp lực của tình trạng trái thừa gái thiều của quốc gia nầy. Và cho đến hôm nay, có thể nói họ đã gần như đồng hoá hoàn toàn người Thượng qua việc khai thác hai công trình Nhân Cơ và Tân Rai và nhiều nơi khác ở tỉnh Đắk Nông. Tại những nơi nầy, những cuộc hôn nhân dị chủng giữa người Thượng và Hán xảy ra rất nhanh qua những khuyến dụ về hàng hóa, thực phẩm v.v…  Những nơi nào có bước chân của họ, thì từ địa hình, địa vật, và tất cả bộ mặt còn lại của cộng đồng bản xứ đều bị thay đổi hoàn toàn và có thể nói không sợ sai lầm là đã có thêm nhiều thị trấn, thành phố Tàu mới trên vùng đất hoàng triều cương thổ xa xưa của nước Việt.
 Cơn mê của người viết chợt bừng tỉnh với tiếng hét: NGỘ TẢ NỊ SẨY!
 Mai Thanh Truyết
Kỷ niệm ngày giổ thứ 19 của GS Nguyễn Ngọc Huy
Sacramento, 25/7/2009
 Ghi Chú: Bài viết trích từ cuốn sách "Từ Bauxite đến Uranium" do GS Trần Minh Xuân, TS Phan Văn Song, và Mai Thanh Truyết biên soạn và xuất bản năm 2009, dựa theo những dữ kiện và sự kiện có thật đã và đang xảy ra cho Vân Nam. Người viết đưa ra những "hư cấu" hay những viễn kiến có thể xảy ra cho đất nước nầy nhứt là khi làn gió cách mạng "hoa Lài" ở Tunisia phát động vào cuối năm 2010, để từ đó chúng ta có thể hình dung một cách rõ ràng áp lực và âm mưu Hán hoá Việt Nam của TC là một âm mưu có thật để mỗi người trong chúng ta suy gẫm thêm.


Muốn có sách xin liên lạc:
Mai Thanh Truyết
EnviroVN@gmail.com
Trung Quốc: Đông Châu Liệt Quốc?




Vào ngày 23 tháng giêng năm Quý Tỵ, 2013, Vân Nam cử hành kỷ niệm đệ nhứt chu niên ngày thành lập nước Cộng Hoà Vân Nam. Chỉ cách một năm trước đây, Vân Nam vẫn còn là một vùng tự trị (autonomous region) của TC.
 Xin có vài hàng về tân quốc gia nầy: Công Hoà Vân Nam (Yunnan) chiếm diện tích 394.100 Km2 nằm trên một vùng đất cao nguyên có độ cao trên 7.000 m so với mặt biển, giáp ranh với Miến Điện, Lào và miền Bắc Việt Nam. Núi non che phủ cả ba phía Bắc, Đông và Tây. Chỉ có bình nguyên phía Nam xuống tận biên giới Việt Nam mà thôi.
 Thủ đô là Kunming, tiếng Việt là Côn Minh với diện tích 6.200 Km2. Nhiệt độ trung bình là 65oF cho nên được mang tên là "thành phố mùa xuân vô tận" (eternal spring).
 Về dân số, với tổng cộng 44 triệu theo thống kê năm 2008, trong đó có 10% là người thiểu số mà người Hồi Hột chiếm đa số (dân tộc chính ở Tân Cương, nơi đã xảy ra cuộc xung đột Hán-Hồi vào tháng 7, 2009). Một yếu tố quan trọng là việc chênh lệch về giới tính của quốc gia nầy rất trầm trọng, nghĩa là tỉ lệ đàn nam/nữ chiếm 121/100. Về trình độ dân trí, có 50% dân số tốt nghiệp trung học phổ thông tức lớp 12.
 Nguồn lợi chính của quốc gia nầy là trồng trọt và chăn nuôi gia súc như gà, bò heo và sữa. Năm 2008, mức thu hoạch của kỹ nghệ nầy đem lại cho quốc gia 30 tỷ Mỹ kim và tăng vọt lện gấp đôi năm 2012. Nguồn nguyên liệu khoáng sản rất quan trọng vì những nguồn khoáng sản nầy không chứa sắt do đó việc tẩy rữa quặng mõ và tinh chế tương đối không phức tạp và giá thành rẽ hơn cũng như việc bảo quản an toàn môi trường ít tốn kém hơn các quặng mõ có chứa chất sắt.
 Công nghệ hoá chất, điện tử cùng nguyên tử …nói chung là công nghệ cao cấp đang trên đà nhảy vột phi mã, từ năm 2005, sản phẩm tạo dựng là 20 tỷ Mỹ kim, tăng lên 50 tỷ cho 2008 và 100 tỷ cho năm 2012. Tính đến năm 2008, Những New Technology Industrial Devolopment Zones (Vùng phát triển công kỹ nghệ mới) chiếm trên 3000 công ty, trong đó phân nửa là các công ty nước ngoài đầu tư vào. Và hiện tại, con số trên đã tăng gấp đôi.
 Hàng ngày mức nhập cảng dầu thô để dùng cho phát triển là 1 triệu tấn cho năm 2008, và gần 1,5 triệu tấn cho năm 2010.
 Qua những dữ kiện khách quan nêu trên của tân Cộng Hoà Vân Nam, việc chuyển vận hàng hoá xuất nhập cảng và trao đổi thương mại với các quốc gia là một chính sách quốc gia của những nhà làm kế hoạch của đất nước nầy. Ngoài ra việc giải quyết nạn trai thừa gái thiếu cũng là vấn đề lớn làm bận tâm những nhà làm kế hoạch gia đình.
Do đó, ngay khi còn nằm trong thời kỳ "vùng tự trị" của chính phủ trung ương Bắc Kinh, Vân Nam đã cố gắng mở rộng mạng lưới giao thông trên mọi khía cạnh để hạn chế một số "cọ sát" tế nhị với các tỉnh từ Tây sang Đông xuyên qua lục địa Trung Quốc để tiếp cận với thế giới bên ngoài. Các cọ sát nấy phát sinh ra từ sự khác biệt chủng tộc mặt dù trên lý thuyết, tuyệt đại đa số dân số đều là người Hán nhưng không cùng một tiếng nói nếu không trao đổi bằng tiếng chính thức của Bắc Kinh là tiếng Quan thoại. Sự cọ sát còn nảy sinh qua sự cạnh tranh trong phát triển và phân phối giữa các tỉnh với nhau. Thực sự điều nầy đã có sẳn từ ngày Mao Trạch Đông gồm thâu nước Trung Hoa từ năm 1949, và luôn luôn tiềm ẩn trong đầu của người dân địa phương ở mỗi tỉnh.
 Tất cả sự "hiệp nhứt" trên chỉ là một sự thống nhứt không bền vững qua việc kiểm soát chặt chẽ của quân đội và công an của chính phủ trung ương. Tuy nhiên, sự thống nhứt trên chỉ là một giai đoạn tiềm ẩn cho các sự xáo trộn sau nầy qua hai sự kiện Tây Tạng và Tân Cương (chiếm gần 3/5 tổng diện tich đất đai Trung Hoa và có nguồn khoáng sản dồi dào hơn các tỉnh khác).
 Vân Nam thành công trong việc tách rời Trung Hoa và tuyên bố độc lập là do sức mạnh kinh tế và tinh thần dân tộc của người địa phương mà Bắc Kinh gọi là dân tộc thiểu số qua nhiều chiến dịch di dân người Hán từ những năm 1949 trở đi do chính sách Hán hoá và đồng hoá do Mao Trạch Đông chủ trương.
 Và Cộng Hoà Vân Nam đã thực hiện thành công nhiều công trình  trong kế hoạch "mở cửa" xuôi Nam để tiếp cận vời thế giới bên ngoài đặc biệt là Việt Nam.
 Con đường xe lữa Côn Minh – Lào Kay – Hà Nội: Con đường nầy đã được khánh thành vào giữa năm 2008. Tuy là con đường Trung - Việt nhưng chỉ cho xe lữa TC di chuyển mà thôi vì đầu máy xe lữa Việt Nam không đủ kích thước để sử dụng. Từ đó, hàng hoá lậu và cả người Tàu di dân không cần hộ chiếu cũng xâm nhập vào nội địa Việt Nam bằng phương tiện nầy.
 Một thiểu số không nhỏ người Việt, tức con buôn cũng lợi dụng đường xe lữa nầy để buôn lậu vì nhiều lợi thế:
·         Tránh được hải quan vì hải quan Việt Nam không có quyền hạn gì cả trên "tài sản và phương tiện" của đàn anh nước lớn;
·         Con buôn được hưởng nhiều quyền lợi như có hướng dẫn, có "cò" đưa đón để giúp đở trong việc mua bán hàng hoá và làm thông dịch;
·         Hiện có những lớp huấn luyện "cò" mở ra tại Côn Minh để giúp đám con buôn nầy.
 Và dĩ nhiên, đất nước Việt Nam phải gánh chịu nhiều đắng cay qua "con đường tơ lụa Trung - Việt" nầy. Có thể nói, hầu hết sản phẩm may mặc, đồ chơi, thực phẩm, trái cây, thực phẩm… bị chối bỏ vì chứa hoá chất độc hại ở thị trường Hoa Kỳ và Âu châu đầu đổ dồn về Việt Nam.
Từ đó lần lần tiêu diệt các sản phẩm nội hoá tạo ra một sự xáo trộn thị trường lao động và một số kỹ nghệ ở trong nước như may mặc, chăn nuồi, trồng tỉa. Kể từ năm 2008 trở đi, những mặc hàng kể trên ngày càng chiếm lĩnh thị trường Việt Nam và càng xuôi Nam cho đến tận cùng miền đất nước và vùng Cao nguyên. Một thí dụ điển hình là tại chợ Đà Lạt, hàng may mặc đầy rẩy và được bán với giá rẻ mạt và hầu hết sản phẩm bày bán tại đây đầu mang nhản hiệu "Made in DaLat" dù có rất nhiều mặt hàng cũng như trái cây hoàn toàn không phải là sản phẩm địa phương. Một chiếc áo gió bán chỉ với giá 15 ngàn Đồng, trong lúc một chiếc áo tương đương dệt ở nội địa giá cả không dướ 3, 4 chục ngàn. Chỉ nội cái fermeture cũng đã bán trên dưới 15 ngàn rồi.
  Con đường Đông Trường Sơn còn được gọi là xa lộ Trường Sơn hay đường mòn HCM, hay quốc lộ 14 (thời VNCH) chạy xuyên suốt từ Bắc chí Nam từ Quảng Bình trở đi cắt ngang xa lộ số 9 (sẽ nói ở phần dưới), qua Khe Sanh, A Lưới ở địa phận tỉnh Thừa Thiên. Tiếp theo là trị trấn Prao, Khâm Đức thuộc địa phận tỉnh Quảng Nam.
Tiếp tục xuôi Nam, đường nầy xuyên qua nhiều tthị trấn của tỉnh Kontum như Đắk Giai, Plai Cầm, Tân Cảnh, Đắk Tô, Đắk Hà và thị xã Kon Tum. Tiếp đến tỉnh Pleiku gồm thị trấn Phú Hoà, Pleiku, Chu Sè trước khi đi vào địa phận của tỉnh Đắk Lắk xuyên qua các thị trấn Ea Drăng, Ban Mê Thuộc, Ea T'ling.
 Sau đó, con đường tiếp tục vào địa phận tỉng Đắk Nông xuyên qua Đák Mil và Nhân Cơ.
 Suốt chặng đường xuôi Nam kể trên, những thị trấn trên ngày càng tiếp cận một số lượng không nhỏ người di dân từ Vân Nam qua cũng như hàng hoá và những dịch vụ nhu nhà cửa, hàng quán, thậm chí những nơi không giải trí không lành mạnh cũng  mọc lên như nấm. Xe cộ chở hàng 35 tấn dập dìu ở cả hai chiều. Các cửa hiệu, thậm chí những tên đường đôi khi viết bằng tiếng Vân Nam…
Đặc biệt hơn hết là thị trấn Nhân Cơ có thể được xem như bị Hán hoá hoàn toàn. Thỉnh thoảng chỉ còn thấy một vài người thiểu số thả bộ dọc theo hay bên đường rực đầy ánh sáng với nhiều đèn màu về đêm nói lên tòam cảnh hoang tàn so với thời xa xưa của 15 sắc dân thiểu số hiện diện trên mãnh đất Hoàng triều cương thở hàng ngàn năm qua.
 Cũng cần thêm một chi tiết nhỏ là có thêm một con đường ĐôngTây trong nội địa Việt Nam là đường số 27 bắt đầu từ Ninh Thuận (Phan Rang) đã được nối dài  đến Nhân Cơ xuyên qua Đà Lạt và khánh thành đúng ngày quốc khánh của CH Vân Nam năm nay.
 Con đường Tây Trường Sơn  cũng cần nêu ra đây với quốc lộ 13 nối liền biên giơi Lào với Vân Nam, xuyên qua Sawanakhet đến tận biên giới Cambodia đã được Vân Nam viện trợ và khánh thành vào tháng 12 năm 2008. Tiếp theo là quốc lộ số 7 tiếp nối xuyên qua Nam Vang và đổ ra hải cảng Sihanoukville, cũng được khánh thành vào cuối năm 2010.
 Hai con đường nầy cũng rộn rịp không kém đường Đông Trường Sơn với lượng xe vận tải hạng nặng dập dìu chuyển hàng hóa từ Vân Nam ra thế giới qua hải cảng Sihanoukville nầy.
 Trở qua con đường Đông Tây chiến lược, đó là con đường số 9 bắt đấu từ Quảng Trị qua Khe Sanh, Schepone, Sawanakhet và xuyên qua địa phận Thái Lan. Để rối cuối cùng dừng lại ở hải cảng Mawlamyine nằm ở phía Tây Thái Lan.
 Tóm lại, qua sự phát triển những con đường Bắc Nam qua ngõ Việt Nam, Lào Thái Lan và Cambodia, cũng như việc nạo vét lòng sông Cửu Long từ biên giới Vân Nam đến tận biện giới Cambodia khiến cho tỉnh Vân Nam mạnh dạn tách rời chính phủ trung ương Bắc kinh để thành lập Cộng hoà Vân Nam với trọng tâm chuyển hướng phát triển kinh tế quốc gia trong tinh thần kinh tế thị trường và phát triển trong chiều hướng ứng hợp với tiến trình toàn cầu hoá.
 Riêng đối với Việt Nam, một quốc gia chịu ảnh hưởng nhiều nhứt và bị ảnh hưởng lên nhiều mặt, đặc biệt là tiến trình Hán hoá của của TC. Mặc dù không còn chịu áp lực của Bắc Kinh, nhưng người Vân Nam vẫn còn ẩn dấu một não trạng là luôn luôn muốn đồng hoá và thôn tính Việt Nam. Não trạng nầy thể hiện ngay từ những ngày lập quốc của Việt Nam.
 Ở vào thời điểm nầy, Vân Nam càng muốn tiến hành khẩn cấp những âm mưu Hán hoá vì lý do vừa là sắc tộc (đồng hoá) vừa là giải toả áp lực của tình trạng trái thừa gái thiều của quốc gia nầy. Và cho đến hôm nay, có thể nói họ đã gần như đồng hoá hoàn toàn người Thượng qua việc khai thác hai công trình Nhân Cơ và Tân Rai và nhiều nơi khác ở tỉnh Đắk Nông. Tại những nơi nầy, những cuộc hôn nhân dị chủng giữa người Thượng và Hán xảy ra rất nhanh qua những khuyến dụ về hàng hóa, thực phẩm v.v…  Những nơi nào có bước chân của họ, thì từ địa hình, địa vật, và tất cả bộ mặt còn lại của cộng đồng bản xứ đều bị thay đổi hoàn toàn và có thể nói không sợ sai lầm là đã có thêm nhiều thị trấn, thành phố Tàu mới trên vùng đất hoàng triều cương thổ xa xưa của nước Việt.
 Cơn mê của người viết chợt bừng tỉnh với tiếng hét: NGỘ TẢ NỊ SẨY!
 Mai Thanh Truyết
Kỷ niệm ngày giổ thứ 19 của GS Nguyễn Ngọc Huy
Sacramento, 25/7/2009
 Ghi Chú: Bài viết trích từ cuốn sách "Từ Bauxite đến Uranium" do GS Trần Minh Xuân, TS Phan Văn Song, và Mai Thanh Truyết biên soạn và xuất bản năm 2009, dựa theo những dữ kiện và sự kiện có thật đã và đang xảy ra cho Vân Nam. Người viết đưa ra những "hư cấu" hay những viễn kiến có thể xảy ra cho đất nước nầy nhứt là khi làn gió cách mạng "hoa Lài" ở Tunisia phát động vào cuối năm 2010, để từ đó chúng ta có thể hình dung một cách rõ ràng áp lực và âm mưu Hán hoá Việt Nam của TC là một âm mưu có thật để mỗi người trong chúng ta suy gẫm thêm. 


 Muốn có sách xin liên lạc:
Mai Thanh Truyết









Date: Monday, August 29, 2011, 11:28 PM
Breaking News: 
 
Tin nóng khi Nostradamus Nguyễn Xuân Nghĩa bốc quẻ lưỡng hung tinh La Hầu và Kế Đô ếm mệnh cho nội trạng của mấy chú Ba Tầu Cộng, chả chóng thì chầy mấy chú Ba sẽ tiêu tùng vì hiện mắc căn bệnh ung thư di căn ác tính:
http://anhhaisg.blogspot.com/2011/08/noi-loan-tai-trung-quoc.html
Trong khi hằng tuần Nostradamus Lý Minh Nhiên (Lý Đại Nguyên) bốc linh quẻ siêu sao La Hầu và Kế Đô cho tương lai mịt mù cho tập đoàn ngu muội Hà Nội cùng mấy chú Ba Chệt Luộc Bắc Kinh bá quyền xâm lược, đầu xỏ ngang ngược, mời xem:
http://son-trung.blogspot.com/2011/06/ly-ai-nguyen-trung-quoc-viet-nam.html
 

2011-08-18
Vũ Hoàng và Nguyễn Xuân Nghĩa - RFA Ngày 20110817
Khi nước Tầu có loạn...


AFP: Công an và an ninh Trung Quốc xuất hiện mọi nơi.

Vì sao một quốc gia đã đạt mức tăng trưởng rất cao và trở thành nền kinh tế hạng nhì thế giới lại cứ hay gặp bất ổn? Câu hỏi trên được nêu ra khi người ta theo dõi tình hình Trung Quốc trong mấy tháng qua với hàng loạt tin tức về tình trạng động loạn xã hội lan rộng ở nhiều nơi. Câu hỏi ấy càng đáng chú ý hơn khi người ta chú ý đến tình hình Việt Nam, vổn dĩ cũng áp dụng mô hình kinh tế của Trung Quốc với cùng một ý thức hệ. Diễn đàn Kinh tế tìm hiểu câu trả lời qua cuộc trao đổi với nhà tư vấn kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa do Vũ Hoàng thực hiện sau đây.

Những bất ổn chính ở ngay trong nội địa

Vũ Hoàng: Xin kính chào ông Nguyễn Xuân Nghĩa. Thưa ông, sau khi tiến hành cải cách 30 năm trước và gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO 10 năm trước, Trung Quốc đã đạt mức tăng trưởng rất cao, bình quân là 10% một năm trong mấy chục năm liền. Nhờ vậy mà mấy trăm triệu người thoát ra khỏi tình trạng cùng khốn của thời Mao Trạch Đông trước đấy và xứ này đã có nền kinh tế đứng hạng nhì thế giới với hy vọng sẽ bắt kịp Hoa Kỳ vào năm 2016 như Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF đã dự báo.
Nhưng song song với thành tựu kinh tế đó, xã hội xứ này vẫn thường xuyên gặp bất ổn với nhiều vụ biểu tình và thậm chí xung đột của người dân với nhà chức trách địa phương vì rất nhiều lý do khác nhau. Tại sao như vậy là câu hỏi đã được mọi người nêu lên. Phải chăng là vì mâu thuẫn giữa nền tảng kinh tế đã thay đổi ở dưới với thượng tầng chính trị vẫn độc tài độc đảng ở trên? Trong chương trình tuần này, chúng tôi đề nghị là ta sẽ cùng tìm hiểu giải đáp cho vấn nạn ấy vì nhiều người liên tưởng đến trường hợp Việt Nam. Thưa ông, câu trả lời của ông cho câu hỏi ấy là thế nào?

Cung điện Lhasa, Tây Tạng Trung Quốc. AFP
Cung điện Lhasa, Tây Tạng Trung Quốc. AFP



Trước hết, dù thông tin bị bưng bít, người ta vẫn thấy là trong gần hai chục năm liền, năm nào Trung Quốc cũng gặp bất ổn xã hội

Nguyễn Xuân Nghĩa: - Câu trả lời là chúng ta cần cả một cuốn sách hay rất nhiều chương trình chuyên đề, chứ khó thấy ra câu trả lời ngắn gọn trong một chương trình! Lý do là hồ sơ quá phức tạp cho một quốc gia rộng lớn lại có quá nhiều khác biệt trong một tiến trình chuyển hóa đầy khó khăn.

- Trước hết, dù thông tin bị bưng bít, người ta vẫn thấy là trong gần hai chục năm liền, năm nào Trung Quốc cũng gặp bất ổn xã hội. Dù kinh tế tăng trưởng mạnh như khi vừa gia nhập tổ chức Thương mại WTO hoặc bị nguy cơ suy trầm như trong các năm 2008-2009 hoặc ngay năm nay vì rủi ro lạm phát thì nội loạn vẫn xảy ra. Bất ổn đó thể hiện dưới nhiều mặt vì sự bất mãn của dân chúng về mọi loại vấn đề, mà lại có chiếu hướng tăng chứ không giảm. Đó là ta căn cứ trên cách đếm những vụ biểu tình đông người của các chuyên gia và học giả Trung Quốc, và nhất là việc lãnh đạo xứ này đã gia tăng ngân sách và quân số về bảo vệ an ninh nội địa còn cao hơn ngân sách quốc phòng!

Vũ Hoàng: Một cách cụ thể để suy ra toàn bộ hồ sơ về nội an của Trung Quốc như ông nói thì ai là những người tham gia các vụ biểu tình này? Thành phần nông dân bị cướp đất hay những người thất nghiệp? Tuổi trẻ khát khao thay đổi và thấy bất an với tương lai trước mắt hay những người bất mãn về nạn bất công xã hội? Họ là những ai mà lại không hài lòng về những thành tựu kinh tế làm cả thế giới kinh ngạc và khâm phục?

Nguyễn Xuân Nghĩa: - Tôi nghĩ là thời nào và trong mọi xã hội thì vẫn có người không hài lòng và phản đối qua nhiều cách khác nhau. Nhưng trường hợp của Trung Quốc lại đáng chú ý chính là vì những thành tích kinh tế trên bề mặt của họ. Vì vậy mà đột biến chính trị vẫn có thể xảy ra, cũng bất ngờ như sự sụp đổ của Liên bang Xô viết năm 1989, như khủng hoảng chính trị tại Đông Á mười năm sau, hoặc những gì chúng ta đang chứng kiến tại Bắc Phi và Trung Đông trong thế giới Á Rập Hồi giáo.

Nguy cơ cuộc đột biến chính trị bất ngờ

Vũ Hoàng: Ông cho rằng đột biến chình trị hay khủng hoảng cũng có thể bất ngờ xảy ra cho Trung Quốc. Thế thì trong "cái riêng" của Trung Quốc, có những hiện tượng phản kháng nào khả dĩ gọi là "chung" mà người ta đã thấy trong các xã hội kia?

Cảnh sát chống bạo động luôn luôn ứng trực. AFP
Cảnh sát chống bạo động luôn luôn ứng trực. AFP


"Có những vấn đề cơ cấu trong nền kinh tế Trung Quốc đã gây ra tình trạng phát triển không liên tục, không cân bằng, không phối hợp và không bền vững".

Thủ tướng Ôn Gia Bảo 2007


Nguyễn Xuân Nghĩa: - Về Trung Quốc, ta thấy một số đặc điểm trong không gian xã hội của họ:

- Trước kia là nông dân và thành phần bần cùng tại thôn quê hoặc một số công nhân trong các doanh nghiệp ở thành thị. Phản ứng của họ lập tức bị khoanh vùng và tiêu diệt mà không lan qua nơi khác. Sau này, phong trào nổi loạn lại xuất phát ở các đô thị, trong thành phần ta có thể gọi là trung lưu có tiền, vì những lý do cũng khác với nông dân. Song song, và từ nhiều năm nay, các sắc tộc thiểu số người Hồi giáo, dân Mông Cổ hay người Tây Tạng cũng nổi lên đòi quyền bình đẳng hay tự trị trong các khu vực sinh hoạt bị phong toả của họ. Gần đây hơn là sự tham gia của tuổi trẻ với phương tiện truyền đạt hiện đại hơn, đó là mạng lưới Internet.

- Về lý do, trước kia, người ta khiếu kiện và biểu tình phản đối vì bị cướp đất, giãn dân mà không có đền bù thoả đáng. Sau đấy, người ta biểu tình vì mất việc, lương thấp và thiếu an sinh xã hội, Sau này, người ta biểu tình tại thành phố vì môi sinh bị xâm hại, địa phương bị thiên tai mà không được cấp cứu hoặc vì thiếu vệ sinh về thực phẩm hay sự an toàn cho dân cư, về nạn tham nhũng và cường hào ác bá trong khu vực sinh hoạt của họ.... Chúng ta thấy sự chuyển dịch ngày càng cao hơn về thành phần xã hội và càng rộng hơn về địa dư và yêu cầu.

Vũ Hoàng: Đó là những nét đặc thù của Trung Quốc mà người ta có thể ít thấy tại Trung Đông chẳng hạn. Thế còn về cái nét chung mà nhiều xã hội hay quốc gia khác đã bị trước khi tan rã?

Nguyễn Xuân Nghĩa: - Nhìn trên toàn cảnh, ta thấy ra cái chung giữa những cái riêng ấy, tức là nguyên nhân căn bản nhất. Đó là sự bất mãn về hệ thống cai trị thiếu công minh, giới chức hữu trách thiếu trách nhiệm và nền tảng luật lệ hoặc "pháp quyền nhà nước" không được chính viên chức nhà nước tôn trọng mà còn được họ tùy tiện diễn giải vì chẳng có chuẩn mực thống nhất.


Trụ sở Google ở Bắc Kinh
Trụ sở Google ở Bắc Kinh. AFP


Cái đặc thù của Trung Quốc, và có lẽ cũng của Việt Nam, là người ta có thấy ra sự bất bình đẳng trong cuộc đua nhưng thật ra không bất mãn về tình trạng ấy
- Chính Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã tóm lược tình trạng này một cách xin gọi là sáng suốt nhất. Ông ta phát biểu rằng "Có những vấn đề cơ cấu trong nền kinh tế Trung Quốc đã gây ra tình trạng phát triển không liên tục, không cân bằng, không phối hợp và không bền vững". Tôi gọi đó là lý luận "tứ bất", bất liên tục, bất quân bình, bất phối hợp và cơ bản là bất trắc!

- Thật ra, đây là lý luận phê phán hệ thống chính trị chứ không chỉ nói về cơ cấu hay chiến lược kinh tế. Lý do là Tổng lý Ôn Gia Bảo nói như vậy từ Tháng Ba năm 2007, bốn năm sau khi ông cầm đầu Quốc vụ viện. Ngày nay, ông chỉ còn hơn một năm là mãn nhiệm sau hai nhiệm kỳ Thủ tướng mà lãnh đạo chưa giải quyết được và đành chuyển cái tứ bất này cho thế hệ lãnh đạo nối tiếp cho đến ngày đột biến.

Vũ Hoàng: Khi nói đến sự bất toàn trong hệ thống chính trị Trung Quốc, chúng tôi xin nêu ngay câu hỏi. Có phải là vì xứ này đã muốn phát triển kinh tế thị trường nên trong tiến trình phát triển họ đã gặp một hiện tượng chung là bất bình đẳng vì hố sâu giàu nghèo đã lan rộng chăng?

Nguyễn Xuân Nghĩa: - Câu hỏi này rất hay và nó làm nổi bật cái đặc thù của Trung Quốc.

- Sau 30 năm lầm than thời Mao, xã hội Trung Quốc tăng trưởng cao hơn nhưng cũng mở rộng khoảng cách giàu nghèo giữa các thành phần dân chúng và khoảng cách ấy có cao hơn nhiều xã hội khác tại Đông Á khi tiến vào thời kỳ công nghiệp hoá để hiện đại hoá. Nôm na là sau khi bị cào bằng và đói khổ như nhau, bỗng dưng người dân thấy mở ra nhiều cơ hội cải tiến cuộc sống và họ lao vào cuộc đua ấy.

- Cái đặc thù của Trung Quốc, và có lẽ cũng của Việt Nam, là người ta có thấy ra sự bất bình đẳng trong cuộc đua nhưng thật ra không bất mãn về tình trạng ấy. Họ mắm môi luồn lách để thăng tiến cho kịp với các thành phần ở trên và cho rằng đó là do địa dư hình thể, do quan hệ kinh tế chính trị, thậm chí là do thân tộc có móc nối với quan chức.
Giai cấp giàu nghèo có khoảng cách quá xa. AFP
Giai cấp giàu nghèo có khoảng cách quá xa. AFP


Nhưng, nếu không bất mãn vì sự bất bình đẳng trong xã hội khiến nhiều người làm giàu rất mau, người ta lại khó chịu về nạn bất công trong tiến trình giải quyết các vấn đề của đời sống.

- Nhưng, nếu không bất mãn vì sự bất bình đẳng trong xã hội khiến nhiều người làm giàu rất mau, người ta lại khó chịu về nạn bất công trong tiến trình giải quyết các vấn đề của đời sống. Tức là sau khi chấp nhận tình trạng bất bình đẳng và cố leo lên bậc thang cao hơn, người ta bất mãn về phương thức thi hành luật lệ đầy bất công khiến họ khó leo lên bậc thang ở trên. Mà nói đến luật lệ, tức là luật và lệ, ta nhìn ra yếu tố then chốt của hệ thống chính trị.

Vũ Hoàng: Ông vừa nêu ra một nhận xét rất nghiêm trọng vì hàm ý là người ta chỉ bất mãn khi là nạn nhân của bất công, chứ nếu có cơ hội thăng tiến trong hoàn cảnh bất bình đẳng ấy thì sẽ im. Có phải như vậy không?

Nguyễn Xuân Nghĩa:- Thưa đúng như vậy và đấy là một đặc thù lạc hậu về văn hóa vì mặc nhiên duy trì sự tồn tại của hệ thống chính trị bất công tại Trung Quốc và cả Việt Nam. Nhưng cũng vì vậy nó lại làm chế độ không cải tiến vì tưởng là sẽ tồn tại được nhờ khai thác tánh xấu của con người. Và vì không cải tiến, hệ thống chính trị ấy không giải quyết được các vấn đề kinh tế và xã hội nên tích lũy sức ép của khủng hoảng và có thể bị đột biến bất ngờ.

Vũ Hoàng: Trong mạch suy nghĩ ấy và nhất là khi ông nhắc đến việc Trung Quốc được gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới đúng 10 năm trước, xin hỏi ông rằng khi mở cửa cho xứ này hội nhập vào kinh tế thị trường của toàn cầu, người ta thầm mong rằng sự cải thiện kinh tế ở dưới sẽ làm thay đổi chính trị ở trên. Kết quả hình như lại không được như vậy, có phải không?


Người ta hiểu lầm rằng nếu bao tử căng hơn sẽ tất nhiên làm cho cái đầu được thông thoáng hơn. Hoặc nói theo văn hoá Á Đông thì "phú quý sẽ sinh lễ nghĩa", khi có mức sống cao hơn người ta sẽ hành xử văn minh hơn.

Nguyễn Xuân Nghĩa: - Tôi thiển nghĩ rằng đây là một sự hiểu lầm vĩ đại nhất của nhân loại trong hậu bán thế kỷ 20 và là một cách trả thù muộn màng của Karl Marx! Người ta hiểu lầm rằng nếu bao tử căng hơn sẽ tất nhiên làm cho cái đầu được thông thoáng hơn. Hoặc nói theo văn hoá Á Đông thì "phú quý sẽ sinh lễ nghĩa", khi có mức sống cao hơn người ta sẽ hành xử văn minh hơn. Khi Trung Quốc chuyển hóa theo kinh tế thị trường thì sẽ tiệm tiến thay đổi hình thái cai trị bên trong cho dân chủ hơn và đối xử với bên ngoài một cách ôn hoà và trách nhiệm hơn.

- Sự thật lại không như vậy vì bao tử không sai khiến cái đầu. Ngược lại, chính là cái đầu phải thay đổi tư duy và tổ chức để cải thiện cuộc sống người dân về cả lượng lẫn phẩm.

- Những thí dụ chứng minh là Trung Quốc đã gia nhập Tổ chức WTO mà thường xuyên vi phạm quy định của tổ chức này để trục lợi bất chính. Ngồi ghế thường trực Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc, Bắc Kinh bỏ phiếu trong tinh thần vô trách nhiệm vì bao che các chế độ hung đồ để bảo vệ quyền lợi riêng tư của mình trong khi gây ô nhiễm nhiều mặt cho cả thế giới, về môi sinh lẫn an ninh. Khi có thêm sức mạnh kinh tế nhờ một chiến lược lệch lạc, họ dùng sức mạnh đó để khuynh đảo và ức chế xứ khác trong khu vực.

- Ở bên trong, chế độ không cải tiến về chính trị vì tin rằng mọi sự bất mãn đều thu gọn vào cấp chính quyền địa phương chứ thần dân không hề oán thán trung ương tại Bắc Kinh hay các lãnh tụ trong Thường vụ Bộ Chính trị của đảng. Thế giới có thể khó – khó chứ chưa hẳn là không – ngăn ngừa được động thái hung đồ của Trung Quốc, nhưng lãnh đạo xứ này cũng không thể ngăn ngừa được nguy cơ động loạn bùng nổ từ bên trong.

Vũ Hoàng: Câu hỏi cuối thưa ông, lãnh đạo Trung Quốc có ý thức được nguy cơ đó và đã nói đến việc thay đổi chiến lược và chú trọng đến phẩm hơn là lượng. Liệu họ có thành công chăng, nếu hoàn tất xong Đại hội đảng khóa 18 vào mùa Thu năm tới? Cụ thể thì về kinh tế, họ phải làm những gì?

Nguyễn Xuân Nghĩa: - Ai cũng biết là họ phải nâng mức tiêu thụ của thị trường nội địa để thay thế đầu máy kinh tế hiện nay là đầu tư và xuất khẩu. Chính họ cũng biết là chỉ có thể giải quyết nạn thất nghiệp một cách cơ bản khi mở rộng khu vực dịch vụ thay vì chỉ chú trọng đến khu vực chế biến. Và khu vực dịch vụ cùng giải pháp thị trường nội địa là hai mặt của cùng một chiến lược và có hy vọng tạo ra ổn định xã hội hầu đẩy lui nguy cơ khủng hoảng chính trị.

- Nhưng việc chuyển hoá ấy lập tức đe dọa quyền lợi của nhiều địa phương, và nhất là đụng vào quyền lợi của hệ thống thân tộc là gia đình thân nhân các đảng viên cán bộ từ trên xuống dưới. Từ năm 2003, thế hệ lãnh đạo thứ tư đã thấy vậy và muốn sửa sai mà không xong. Thế hệ thứ năm sẽ lên lãnh đạo vào năm 2013 cũng thế thôi vì chính họ cũng nằm trong mạng lưới tư bản thân tộc ấy. Đảng Cộng sản Trung Quốc đã sản sinh ra hình thái tư bản không phải của nhà nước theo kiểu Lenin vì dù sao "tư bản nhà nước" còn có sự vận hành hợp lý của nó. Đây là chủ nghĩa tư bản thân tộc của một đảng độc quyền, nó có thể xảy ra trong mọi xã hội nhưng lại được củng cố bởi đặc tính văn hoá Á châu là một người làm quan cả họ được nhờ. Vì vậy nó cưỡng chống sự thay đổi và ru ngủ người dân bằng ảo giác về một cường quốc của tộc Hán. Vì cưỡng chống sự thay đổi họ có chỉ có thể thay đổi trong khủng hoảng là điều thật ra không ai muốn cả.

Vũ Hoàng: Xin trân trọng cảm tạ ông Nguyễn Xuân Nghĩa.

Xé Nước Tầu Làm Năm Mảnh

2011-08-18
Nguyễn Xuân Nghĩa - Việt Báo 20110818
Những kịch bản về... "khi nước Tầu có loạn"....


"Cách mạng", trăm năm trước...

Sau khi Chủ tịch Hồ Cẩm Đào "xông đất" Hoa Kỳ vào đầu năm nay, ngày 25 Tháng Hai vừa qua, một số giới chức Hoa Kỳ đã có một phiên họp nguyên ngày về tình trạng nội loạn của Trung Quốc - và về những hậu quả cho Hoa Kỳ....


Phiên họp này chẳng có gì là "nội bộ" hay "bí mật" nhưng lại kết thúc với phần vấn đáp rất lạ.

Sau một ngày chia làm hai phần nghe năm học giả và chuyên gia Mỹ về Trung Quốc trình bày nhiều khía cạnh kinh tế, xã hội, chính trị hoặc văn hoá của tình trạng nội loạn tại Trung Quốc - và những bài toán nan giải cho lãnh đạo Bắc Kinh - các giới chức Hoa Kỳ bước qua phần hỏi đáp.

Trong phần hội luận bàn tròn ấy, có nhiều người đã nêu câu hỏi với các chuyên gia. Xin tóm lược lại như sau cho dễ đọc....



***


Thưa quý vị, hơn hai chục năm trước, chúng ta đã bị bất ngờ khi Liên bang Xô viết sụp đổ. Năm nay, chúng ta lại bị bất ngờ khi Trung Đông có biến. Căn cứ trên những phân tách và trao đổi từ buối sáng cho đến trưa nay của quý vị học giả về những chuyện gì đang xảy ra tại Trung Quốc, có lẽ ta cần tự hỏi: Liệu mình có bị bất ngờ lẫn nữa không nếu như Trung Quốc bị khủng hoảng?

Nôm na là chuyện gì sẽ xảy nếu có "thay đổi chế độ tại Trung Quốc"?

Cử tọa thảo luận và định nghĩa về kịch bản rợn người này. Đảng Cộng sản Trung Quốc có thể mất quyền, Quân đội có khi đứng lên gồm thâu thiên hạ về một mối. Nhưng, biết đâu, đảng Cộng sản Trung Quốc vẫn tồn tại mà thành nhiều mảnh, mỗi mảnh hùng cứ một phương với tài nguyên nhân lực và kinh tế của mình?

Trong ngần ấy hoàn cảnh bất ngờ đó, Hoa Kỳ phải tính sao? Khi ấy, những câu hỏi đáp mới mở ra nhiếu kích thước mới... về Hoa Kỳ.

Vì có người phát biểu như sau.

Thưa quý vị, chúng ta cũng có hệ thống học bổng để giúp tuổi trẻ Trung Quốc học hỏi về thế giới bên ngoài và có cái nhìn thông thoáng hơn về nhiều khía cạnh. Nhưng dường như chúng ta tại lười biếng phó thác việc đề cử và tuyển chọn cho chính quyền Trung Quốc. Cho nên những sinh viên được đón nhận không nhất thiết là thành phần dân sự của xã hội ở bên ngoài hệ thống chính trị hay quan hệ thân tộc của họ. Bây giờ, thế hệ trẻ ấy đã trưởng thành và bắt đầu có vị trí trong xã hội Trung Quốc. Liệu họ đã có thể đảm đương trách nhiệm và là thế hệ sẽ thay thế sau này chăng? Có cách gì liên lạc với họ không?

Cuộc thảo luận hào hứng xoay về một vấn đề xa vời mà bỗng trở thành cấp bách: nếu Quân đội Trung Quốc đứng lên thay thế vai trò lãnh đạo của đảng Cộng sản, chuyện gì sẽ xảy ra?


***


Từ nhiều năm nay, Hoa Kỳ đã theo đuổi chánh sách kết ước – engagement – là chủ động hợp tác để giúp Trung Quốc chuyển hoá sang chế độ dân chủ nhờ bành trướng vai trò của xã hội dân sự, phát huy nền móng pháp quyền và tạo dựng sự tin cậy trong xã hội. Hình như là những nỗ lực ấy không đem lại kết quả, có thể vì mình chỉ chú ý đến bộ máy đảng và nhà nước mà có người cho là sẽ khó tồn tại sau đợt chuyển quyền vào năm tới.

Như vậy, khi hữu sự, Hoa Kỳ sẽ nói chuyện với ai?

Ta có biết những thành phần này là ai không, và đã liên lạc với họ chưa? Hay là sẽ như tại Ai Cập, để chính quyền Ai Cập quyết định lấy? Cũng thế, cho đến nay, chúng ta chỉ tập trung chú ý vào vùng duyên hải trong khi đa số diện tích còn lại là nơi sinh sống của các sắc tộc thiểu số, thí dụ như Tân Cương hay Tây Tạng.

Nếu chúng ta lại sai lầm trong chánh sách kết ước của mình và bị bất ngờ thì sẽ làm gì khi hệ thống chính trị của Trung Quốc bị tan rã?


***


Trong phần thảo luận, có nhiều người nêu ý kiến là Trung Quốc sẽ không chuyển hoá sang chế độ dân chủ. Nếu có đột biến rất nhanh thì đấy là do Quân đội. Từ hàng tướng lãnh sẽ có người bước ra lãnh đạo.

Rút kinh nghiệm từ Bắc Phi, chúng ta có thể nêu câu hỏi, lãnh đạo quân đội ấy gồm có những ai? Trong nhiều năm qua, chúng ta cố gắng đối thoại về quân sự và xây dựng quan hệ với các tướng lãnh Trung Quốc qua nhiều lần gặp gỡ trao đổi. Chúng ta có điện thoại riêng hay điện thư của các tướng lãnh ấy không, để nếu cần thì còn liên lạc và hỏi han?

Một giả thuyết thứ hai, Trung Quốc có thể rơi vào hấp lực cũ của lịch sử, là tan thành hai mảnh kinh tế tại hai khu vực Nam Bắc. Thậm chí ba mảnh nếu kể cả các tỉnh miền Tây. Có khi còn nhiều hơn nữa.

Có người nêu ngược vấn đề: thật ra, đảng Cộng sản Trung Quốc đã thành công khi nuôi dưỡng nỗi sợ động loạn trong tâm tư người dân và tiêu diệt mọi giải pháp thay thế. Vì vậy khi đảng bị khủng hoảng, chưa chắc là các địa phương đã có người đứng lên giành lấy quyền bính.

Nhưng, đã nói về chuyện bất lường thì cũng cần nhìn lại Trung Quốc.

Trung Quốc không có một khối nhất thống như bên ngoài lầm tưởng, Và "phép vua thua lệ làng", "quan trên ở xa bản nha thì gần", "Hoàng đế thiết triều ở Bắc Kinh, nhưng Bắc Kinh lại ở rất xa".... là những quy luật thực tế của xã hội và chính trị Trung Quốc. Biết đâu chừng, nhiều thế lực của đảng ở tại các địa phương sẽ trở lại trò cát cứ đã từng thấy trong lịch sử xứ này?


***
\
Câu chuyện trên không là một giai thoại.

Năm 2000, Chính quyền Bill Clinton đã tháo gỡ một rào cản là quy chế "tối huệ quốc" – quan hệ ngoại thương bình thường và vĩnh viễn PNTR – cho Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO. Mục tiêu là kết ước và hội nhập để giúp Trung Quốc chuyển hóa một cách hòa bình sang chế độ dân chủ chính trị nhờ tự do kinh tế. Nhưng Quốc hội Hoa Kỳ khi ấy cũng đã thủ thế và ban hành đạo luật thành lập một cơ quan có nhiệm vụ duyệt xét sự chuyển hoá này.

Xin sơ lược về Hội đồng Duyệt xét Quan hệ Mỹ-Hoa về Kinh tế và An ninh (United States-China Economic and Security Review Commission, viết tắt là USCC). Hội đồng có nhiệm vụ nghiên cứu và phúc trình lên Chủ tịch Thượng viện và Hạ viện về tình hình kinh tế và an ninh lẫn các đòn phép của Trung Quốc để thẩm định xem những gì có thể đe doạ quyền lợi và an ninh của Hoa Kỳ. Do lãnh đạo của hai đảng tại hai viện, Hội đồng quy tụ nhiều chuyên gia về Trung Quốc của Hoa Kỳ và mời các học giả hoặc giới hữu trách Mỹ về kinh tế, tài chánh, ngoại giao, an ninh, v.v, điều trần về rất nhiều khía cạnh của Trung Quốc.

Hàng năm, Hội đồng vẫn đúc kết các nhận định và kết luận để trình bày lên Quốc hội những đề nghị cụ thể trong đối sách với Trung Quốc. Việc điều trần, thảo luận và báo cáo đều được công khai hoá. Việc các cơ quan hữu trách tiến hành những quyết định như thế nào thì có lẽ thuộc vào một diện khác!

Hôm 25 Tháng Hai, Hội đồng thảo luận về cả trăm khía cạnh khác nhau về tình trạng nội loạn và nguy cơ khủng hoảng của Trung Quốc. Và cho rằng Hoa Kỳ không nên lại bị bất ngờ nữa.

Một điều bất ngờ là giới hữu trách trong Hội đồng đã thảo luận về sự sụp đổ của Trung Quốc! Của đảng Cộng sản hay hệ thống chính trị? Của nền kinh tế nhiều phần sẽ bị suy trầm và từ đó gây ra động loạn, v.v....

Xuyên qua đó, những người lãng mạn đã có thể tưởng tượng đến một kịch bản, hay một âm mưu của Hoa Kỳ, nhằm xé Trung Quốc làm năm mảnh! Chuyện ấy có đúng hay không thì chúng ta chưa thể biết mà chỉ có thể bình cho vui. Duy có một điều đáng chú ý là người Mỹ đã bàn đến chuyện "khi nước Tầu có loạn".... Mà lại còn mời những người am hiểu đến bàn công khai nữa.

Nếu nhớ đến chữ "lộng giả thành chân", ta có thể kết luận: "nghi quá!...
.

__,_._,___