Thursday, October 28, 2010

27/10 Dự thảo Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em

5:50 PM, 27/10/2010

(Chinhphu.vn) –Thực hiện Chỉ thị số 1408/CT-TTg ngày 1/9/2009 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã dự thảo Chương trình hành động quốc gia (CTHĐQG) vì trẻ em giai đoạn 2011-2020.

Mọi trẻ em đều có quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục một cách tốt nhấtTheo dự thảo này, Chương trình được triển khai thực hiện trên phạm vi toàn quốc, có sự ưu tiên nguồn lực cho 12 địa phương có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn nhất, thu ngân sách không đủ chi là Trà Vinh, Sóc Trăng, Ninh Thuận, Quảng Nam, Đăk Nông, Kon Tum, Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Cạn, Lai Châu, Điện Biên và Lào Cai.

Chương trình hướng đến đối tượng trẻ em dưới 16 tuổi và có mở rộng đến nhóm trẻ em dưới 18 tuổi có hoàn cảnh đặc biệt. Chương trình dự kiến được thực hiện với tổng kinh phí 1.250 tỷ đồng.
Mục tiêu của Chương trình là tạo cơ hội phát triển bình đẳng cho mọi trẻ em và thực hiện ngày càng tốt hơn các quyền cơ bản của trẻ em. Bảo đảm cho mọi trẻ em đều được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục (BVCSGD) một cách tốt nhất;...

6 hoạt động chủ yếu

Dự thảo Chương trình hành động quốc gia (CTHĐQG) vì trẻ em giai đoạn 2011-2020 bao gồm 6 hoạt động chủ yếu.

Thứ nhất, đẩy mạnh các hoạt động truyền thông vận động chính sách, vận động xã hội và chuyển đổi hành vi thực hiện quyền trẻ em và các mục tiêu vì trẻ em.

Thứ hai, hoàn thiện hệ thống phát lý có liên quan đến việc thực hiện Công ước quốc tế của Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em, nhất là Luật Bảo BVCSGD trẻ em.

Thứ ba, hoàn thiện hệ thống chính sách phúc lợi xã hội dành cho trẻ em, nhất là nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trẻ em nghèo, trẻ em sống trong các gia đình thu nhập thấp và trẻ em dân tộc thiểu số cư trú ở các địa bàn khó khăn.

Thứ tư, xây dựng và thực hiện các chương trình BVCSGD trẻ em.

Thứ năm, xây dựng và nhân rộng các mô hình bảo vệ, chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em bị tổn thương ở các vùng miền.

Thứ sáu, tiếp tục nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ các cấp, các ngành mà nhiệm vụ của họ có liên quan đến BVCSGD trẻ em, thực hiện các quyền của trẻ em.

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cho biết, hiện tỷ lệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt trên tổng số trẻ em nước ta vẫn ở mức cao và có xu hướng gia tăng, cụ thể năm 2001 là có khoảng 1,4 triệu em chiếm 5,5% tổng số trẻ em, năm 2010 tăng lên 1,54 triệu chiếm tỷ lệ trên 6%.

Hàng năm có từ 1.000 đến 1.400 em bị xâm hại tình dục, 2.000 đến 3.900 em bị bạo lực, 12.000 đến 18.000 người chưa thành niên vi phạm pháp luật, trong đó có khoảng 15% phạm tội đặc biệt nghiêm trọng.

Theo kết quả nghiên cứu về nghèo trẻ em giữa Unicef và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội năm 2007 - 2008, Việt Nam có tới 28% trẻ em sống trong tình trạng nghèo vào năm 2007 dựa theo cách tiếp cận đa chiều về nghèo trẻ em bao gồm: nghèo về dinh dưỡng; nghèo về chăm sóc sức khỏe; nghèo về giáo dục; nghèo về nhà ở; nghèo về nước sạch; nghèo về vệ sinh môi trường; nghèo về vui chơi, giải trí và nghèo về bảo trợ xã hội.

Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo Quyết định phê duyệt Chương trình và góp ý.

Cổng TTĐT Chính phủ

No comments:

Post a Comment