Quần đảo Trường Sa là khu vực tranh chấp chủ quyền giữa nhiều nước, gồm Trung Quốc, Philippines, Việt Nam, Malaysia, Đài Loan và Brunei. Tranh chấp đã kéo dài từ lâu và bất chấp nhiều cuộc đàm phán, đến nay vẫn chưa cho thấy lối ra. Ngày 19-4 năm nay, một con tàu Việt Nam đã chở 100 khách du lịch ra Trường Sa dựa trên lý do đây là "hoạt động dân sự bình thường của Việt Nam trên lãnh thổ Việt Nam." Cuối tháng 8, công ty Bay dịch vụ hàng không - thuộc Vietnam Airlines - ngỏ lời họ muốn xin phép mở đường bay đến đảo Trường Sa. Trong khi đó, hôm qua, Philippines và Trung Quốc đã đồng ý tiến hành khảo sát dầu khí chung tại khu vực biển Nam Trung Hoa (hay biển Đông). Hiện chưa rõ khu vực được nói có nằm trong vòng tranh chấp với các nước khác hay không. Những động thái mới của các nước liên quan liệu có ngụ ý rằng các chính phủ đã nghĩ đến những bước cờ mới nhằm giành lợi thế cho mình? Trong số mới nhất của tờ Far Eastern Economic Review (FEER), ra ngày 9-9, bài xã luận của báo này đã dành để phân tích kế hoạch của Việt Nam quanh Trường Sa. Theo FEER, tất cả các động thái vừa qua của Việt Nam là có chủ đích nghiêm túc và có vẻ nhắm tới một phán quyết có lợi từ tòa án quốc tế (World Court) ở Hague. Thực thi quyền quản lý Năm 2002, tòa án quốc tế đã xử cho Malaysia chiến thắng Indonesia và được giữ chủ quyền đảo Ligitan và Sipadan ở biển Celebes. Lý do của tòa là Malaysia, cùng với người tiền nhiệm Anh quốc từng chiếm nước này làm thuộc địa, đã thực thi quyền lực một thời gian dài tại các đảo này. Trong số các bằng chứng tác động đến tòa là một đạo luật năm 1917 về việc thu hoạch trứng rùa, việc cấp phép đánh cá trong khu vực và thành lập sân chim trên đảo Sipadan năm 1933. Tức là đối với tòa quốc tế, "điều quan trọng là có sự quản lý liên tục - chứ không phải là các tuyên bố về việc phát hiện, hay gắn bó lịch sử và các khía cạnh địa lý." Theo bài xã luận của FEER, kế hoạch của Việt Nam có vẻ là thiết lập một sự quản lý chặt chẽ tại lãnh thổ tranh chấp - nghĩa là có bằng chứng về việc thực thi quyền lực liên tục và thật sự tại khu vực tranh chấp. Tuy nhiên, trong trường hợp Malaysia, sự quản lý tại đây có lịch sử đến 88 năm. Vậy những nước như Việt Nam sẽ muốn thực thi hành động quản lý càng sớm càng tốt trên từng đảo riêng biệt để chiếm phần hơn trong lý lẽ. Nhìn từ góc độ này, việc Hà Nội tổ chức du lịch, hay kế hoạch xây dựng sân bay vào cuối năm nay đều nhằm phục vụ nhu cầu này. Hai điểm chú ý Những hành động như vậy, theo FEER, có thể đánh động các nước tranh chấp khác làm những cử chỉ tương tự để chứng minh mình cũng có sự kiểm soát thực tế tại biển Nam Trung Hoa. Nhưng nếu các nước sẵn sàng chấp nhận một phán quyết từ tòa quốc tế, họ phải nhớ hai điều: Quá trình kiểm soát các hòn đảo phải diễn ra trong thời gian dài. Và không nước nào có hi vọng chiếm hết các đảo, mà chỉ hi vọng với những hòn đảo họ đã thiết lập quyền kiểm soát hành chính. Khi xét đến hai điều này, người ta sẽ không ngạc nhiên khi một số nước bắt đầu nghĩ đến việc đồng khai thác tài nguyên trong khu vực, thay vì cãi nhau. Như vậy có thể giải thích vì sao có thỏa thuận mới nhất giữa Trung Quốc và Philippines, tuy cho đến hôm nay, các bên chưa tiết lộ gì nhiều về vị trí chính xác khu vực họ định thăm dò. --------------------------------------------------------------------- Nguyễn Biển Du, Sài Gòn Tôi nhận thấy trong mối vấn đề Trường Sa. Việt Nam rất yếu thế hơn so với các đối thủ khác. Tại Sao?. Thứ nhất, Việt Nam không có lập trường kiên quyết trong việc tranh chấp với Trung Quốc, khi đó nếu Trung Quốc bắt tay với các đối thủ khác thì Việt Nam sẽ không còn một cơ hội ngoại giao nào, khi đó tôi nghĩu đến hiện đại hoá quân đội cho một cuôc chiến mà đồng minh không ngoài ai khác là Mỹ và Israel. Mặc dù ai cũng nghỉ đến bước đường ngoại giao nhưng theo tôi ngoại giao thì Việt Nam dễ trắng tay trong chuyện này. Chúng ta phải liên kết với Mỹ, các nước phương tây, toà án quốc tế, tạo một áp lực mạnh lên Trung Quốc. Việc đưa khách du lịch ra quần đảo trường sa là một ý tưởng tốt trong tình hình hiện nay. Một lời gửi đến các vị lãnh đạo người dân Việt Nam luôn mong muốn chính phủ có những bước đi chiến lược và vững chắc để đem lại trường sa ! cho Việt Nam cũng như đem lại hoà bình trên mảnh đất đầy chiến tranh này. Tuấn Anh, Hà Nội Trường Sa rõ ràng là quần đảo thuộc địa phận Việt Nam rồi. Có điều là do ở đây có nhiều tài nguyên thiên nhiên phong phú nên các nước và vùng lãnh thổ như Trung Quốc, Đài Loan-Philippin (hai nước này được sự hậu thuẫn của Mỹ) nhảy vào định chiếm đất của Việt Nam thôi. Việt Nam là nước yêu chuộng hòa bình, không thể áp dụng sức mạnh quân sự như các nước kia (Trung Quốc và Mỹ đều có hạm đội lớn), nên Việt Nam tổ chức tour du lịch là một cách làm tốt khẳng định chủ quyền của mình. |
Thursday, September 2, 2004
02/09 Việt Nam có chiến lược mới tại Trường Sa?
Labels:
BBC,
Biển Đông,
Brunei,
China Power,
China View,
conflicts,
FEER,
Philippines,
Truongsa,
Vietnam-China
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment