Monday, January 31, 2011

21/01 Việt-Mỹ hợp tác đào tạo thạc sỹ chính sách công

21/01/2011 18:45:00

Ngày 21/1, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh đã ký kết thỏa thuận hợp tác dự án đào tạo thạc sỹ chính sách công về bảo vệ môi truờng với Đại học Duke, dưới sự hỗ trợ tài chính của Quỹ từ thiện GE Foundation (Mỹ).

Đây là chương trình đào tạo sau đại học tiên tiến đầu tiên về chính sách công trong lĩnh vực bảo vệ môi trường tại Việt Nam. Chương trình này sẽ giúp Việt Nam xây dựng và củng cố năng lực cho các cán bộ trong lĩnh vực môi trường một cách toàn diện và hiệu quả.

Ông Lê Quang Minh - Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh cho biết chương trình đào tạo được nghiên cứu và thiết kế bởi đội ngũ cán bộ giảng dạy đến từ các trường thành viên của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh với sự tư vấn về chuyên môn và kỹ thuật của các chuyên gia, giáo sư truờng Đại học Duke.

Học viên tham gia khóa học được đào tạo bài bản, có khả năng phân tích chính sách công, thẩm định và quản lý dự án phát triển trong khuôn khổ các dự án quốc tế về cải cách hành chính, đặc biệt trong lĩnh vực môi trường.

Chương trình phù hợp với các cán bộ công chức làm việc trong các cơ quan nhà nước, các cán bộ quản lý và tham gia thiết kế chính sách của các tổ chức phi chính phủ, tổ chức xã hội và các công ty tư vấn tư nhân.

Dự án này sẽ được triển khai tại Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 10/2011, dự kiến bắt đầu tuyển sinh vào tháng 4/2011 trên khắp cả nước với chỉ tiêu từ 20-40 học viên.

Các thí sinh sẽ thi ba môn gồm toán, vấn đáp, anh văn. Sau hai năm học, học viên sẽ được cấp bằng bởi trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn./.


Gia Thuận (TTXVN/Vietnam+)

25/01 Đại học Huế vinh danh giáo sư Kenji Furukawa

25/01/2011 17:16:00

Giáo sư-tiến sỹ Kenji Furukawa (bên trái) trong một buổi làm việc với lãnh đạo Đại học Huế. (Nguồn: Internet)


Ngày 25/1, tại buổi giao ban báo chí, phó giáo sư-tiến sỹ Lê Mạnh Thạnh - Phó giám đốc Đại học Huế cho biết, đại học Huế vừa phong tặng danh hiệu "Giáo sư danh dự" cho giáo sư-tiến sỹ Kenji Furukawa - Phó Giám đốc Đại học Kumamoto (Nhật Bản).

Giáo sư-tiến sỹ Kenji Furukawa đã có những đóng góp có ý nghĩa đối với sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực và nghiên cứu khoa học của trường Đại học Khoa học Huế nói riêng và Đại học Huế nói chung từ năm 1999 đến nay.

Trong giai đoạn 1999-2008, với tư cách là thành viên của Ban điều hành dự án hợp tác Việt-Nhật "Chương trình các đại học trọng điểm" về khoa học và công nghệ môi trường, giáo sư-tiến sỹ Kenji Furukawa là một trong những người đã quan tâm và tạo điều kiện để trường Đại học Khoa học - Đại học Huế trở thành một trong 5 đơn vị của Việt Nam được tham gia có hiệu quả vào các hoạt động của dự án.

Giáo sư-tiến sỹ Kenji Furukawa cũng là người đã đóng vai trò quan trọng trong việc xúc tiến để tiến đến ký kết các thỏa thuận trao đổi học thuật và trao đổi sinh viên giữa Trường Đại học Khoa học với 2 đối tác là Khoa Kỹ thuật và Trường Sau đại học Khoa học và Công nghệ thuộc Đại học Kumamoto vào tháng12/2008.

Trong khuôn khổ hợp tác này, có nhiều học viên cao học của trường Đại học Khoa học Huế được nhận học bổng học ngắn hạn tại Đại học Kumamoto.

Giáo sư-tiến sỹ Kenji Furukawa cũng trực tiếp trình bày các bài giảng chuyên đề tại trường Đại học Khoa Học - Đại học Huế, tặng cho Khoa Môi trường nhiều thiết bị, phương tiện thí nghiệm (trị giá gần 100 triệu đồng).

Mới đây, ngày 5/12/2010, Đại học Kumamoto đã chính thức ký thỏa thuận hợp tác với Đại học Huế giai đoạn 2010-2015, nâng mối quan hệ hợp tác giữa Đại học Kumamoto với Đại học Huế nói chung và với trường Đại học Khoa học Huế nói riêng lên một mức cao hơn, với nhiều lĩnh vực khoa học./.


Quốc Việt (TTXVN/Vietnam+)

Monday, January 24, 2011

23/01 Securency trả học phí cho con ông Thúy?



Ông Lê Đức Thúy hiện là Chủ tịch Hội đồng Giám sát Tài chính Quốc gia.
Cập nhật: 16:30 GMT - chủ nhật, 23 tháng 1, 2011
Vụ điều tra cáo buộc Securency đưa hối lộ cho thấy hãng này dùng quỹ đen trả học phí cho con cựu Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Đức Thúy.
Diễn biến được nói trong bài của báo Úc The Age của tác giả Nick McKenzie và Richard Baker đăng ngày 24/01/2011.

Securency, Công ty in tiền của Ngân hàng Trung Ương Australia, bị cáo buộc hối lộ thống đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam bằng việc trả cho con thống đốc tiền để theo học một trường đại học dành cho những người có tiền ở Anh.

Việc dàn xếp này là một trong nhiều ưu đãi tài chính béo bở mà Ngân hàng Trung Ương Australia bị cáo buộc chuyển cho quan chức Việt Nam để đổi lấy một hợp đồng theo đó Việt Nam in tiền đồng trên chất liệu giấy polymer của Securency.

Vụ hối lộ theo cáo buộc này đã giúp Securency thắng các hợp đồng in tiền lớn tại Việt Nam từ năm 2002 đến năm 2009.
Đây kể như sẽ trở thành vụ đưa hối lộ cho nước ngoài đầu tiên bị truy tố tại Úc.
The Age
Vụ này xảy ra trước mũi của các thành viên hội đồng quản trị của Securency do Ngân hàng Trung Ương Australia bổ nhiệm, vốn để cho Securency tham gia vào những phi vụ hối lộ bằng hàng triệu đôla tiền hoa hồng.
Số tiền nhiều triệu đôla này được cất giữ tại tài khoản ở nước ngoài và họ thuê những người trung gian trả tiền cho các quan chức nước ngoài để giành hợp đồng.
Không ai trong số cựu giám đốc của Securency là người Úc bị qui kết trách nhiệm đối với việc hội đồng quản trị đã không ngăn chặn Securency trong việc đưa hối lộ như bị cáo buộc.
The Age nói các tiết lộ mới nhất sẽ làm tăng áp lực đối với Cảnh sát Liên bang Australia đi tới việc buộc tội ban giám đốc Securency đứng đằng sau hoạt động làm ăn với Việt Nam và kể như sẽ trở thành vụ hối lộ cho nước ngoài đầu tiên bị truy tố tại Úc.
Các nguồn pháp lý đã xác nhận với báo The Age rằng Securency dùng nguồn tiền của họ trả tiền học đại học cho một người con của ông Lê Đức Thúy, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam từ năm 1999 đến năm 2007.
'Lập quỹ đen'
Ông Lương Ngọc Anh từng được ca ngợi như doanh nhân giỏi trên báo chí tại VN.
Ông Thúy, hiện vẫn là quan chức đầy quyền lực với cương vị Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia đã chọn Securency để ký nhiều hợp đồng trị giá hàng chục triệu đôla.
Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, cơ quan do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thành lập hồi đầu tháng Ba năm 2008, có chức năng tham mưu, tư vấn cho Thủ tướng Chính phủ trong điều phối hoạt động giám sát thị trường tài chính quốc gia đối với các lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán và bảo hiểm và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bổ nhiệm ông Lê Đức Thúy vào ghế này.
Trước khi trở thành thống đốc ngân hàng, ông Thúy là trợ lý của cựu Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Đỗ Mười.

Các nguồn tin cho biết, Cơ quan Cảnh sát Liên bang Úc châu (AFP) vào năm ngoái đã chất vấn một số chuyên viên cao cấp của Securency về việc thanh toán học phí đại học.
Người ta cho rằng Securency đã mở một quỹ đen dùng để thanh toán hàng chục ngàn đô la tiền học phí cho con của ông Thúy học tại Đại học Durham.
Quỹ đen này được lập ra trong đó có cả số tiền 15 triệu đôla ở dạng tiền hoa hồng để Securency trả cho người trung gian là ông Lương Ngọc Anh, để đổi lại lấy việc giúp cho Securency giành được hợp đồng.

The Age nói Securency đã trả tiền hoa hồng vào tài khoản ngân hàng dưới sự chỉ đạo của Bấmông Lương Ngọc Anh - bao gồm một tài khoản ở Thụy Sĩ và một tài khoản nữa ở Hong Kong.
Securency đã trả tiền hoa hồng vào các tài khoản ngân hàng ở Thụy Sĩ và Hong Kong dưới sự chỉ đạo của ông Lương Ngọc Anh
The Age
Securency đã trả một phần lớn trong số các khoản tiền hoa hồng cho chính ông Lương Ngọc Anh, người mà người ta tin là một quan chức Việt Nam.
Khi trả số tiền này cho người này, Securency không có đủ biện pháp phòng hộ về chống hối lộ hoặc không có bằng chứng là người nhận tiện đã làm những việc xứng đáng được hưởng khoản tiền được trả.

Các nguồn pháp lý xác nhận với báo The Age rằng AFP nghi ngờ số tiền hoa hồng này đã được chuyển cho các quan chức Việt Nam hoặc người thân của họ. Những nguồn này nói rằng một số nhân vật điều hành cấp cao của Securency tại nơi riêng tư đã bác bỏ việc dính líu trực tiếp vào vụ đưa hối lộ, bao gồm cả việc trả lệ phí đại học.

Luật chống hối lộ của Úc qui định việc làm lợi cho một quan chức nước ngoài để đạt được lợi thế kinh doanh là hành vi bất hợp pháp.
Một công ty có thể chịu trách nhiệm về tội hối lộ mà người môi giới của họ ở nước ngoài phạm phải. Hội đồng quản trị của Securency, phân nửa thuộc sở hữu của Ngân hàng Trung Ương Australia, chấp thuận thanh toán hàng triệu tiền hoa hồng cho người đóng vai trò trung gian phía Việt Nam của công ty Securency.

Thống đốc Ngân hàng Trung Ương Australia và Bộ Trưởng Tài chính Liên bang đã từ chối ra lệnh điều tra hội đồng quản trị Securency, hoặc chính Ngân hàng Trung Ương Australia, về chuyện không có biện pháp phòng vệ đủ để tránh tham gia vào việc đưa hối lộ, báo The Age cho biết.

Friday, January 21, 2011

21/01 Truyền thống gia đình trong Đảng



Nguyen Thanh Nghi
Đại hội XI đảng cộng sản Việt Nam vừa bầu ra ban chấp hành trung ương mới gồm 200 người. Trong đó, có một số tân ủy viên là con của các tay lãnh đạo cao cấp. Một số người được dư luận nói đến, một số người khác gần như ít ai biết.
Điểm qua các nhân vật được gọi nôm na là “Hạt giống đỏ” trong ban chấp hành lần này, có ông Nguyễn Thanh Nghị (ủy viên dự khuyết) là con trai của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng; ông Nông Quốc Tuấn là con trai của Tổng bí thư khóa X Nông Đức Mạnh; ông Nguyễn Chí Vịnh là con trai Đại tướng Nguyễn Chí Thanh; ông Phạm Bình Minh là con trai cố bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch; ông Nguyễn Xuân Anh (ủy viên dự khuyết) là con trai ủy viên bộ Chính trị khóa X Nguyễn Văn Chi; ông Trần Sỹ Thanh (ủy viên dự khuyết) là cháu ông Nguyễn Sinh Hùng, và bà Nguyễn Thị Kim Tiến là cháu ngoại cố Tổng bí thư Hà Huy Tập.
Trần Sỹ Thanh hiện là phó bí thư tỉnh ủy Đăk Lăk. Nguyễn Chí Vịnh là trung tướng thứ trưởng bộ quốc phòng. Phạm Bình Minh hiện là thứ trưởng thường trực bộ ngoại giao. Nguyễn Thị Kim Tiến là thứ trưởng bộ Y tế, người được cho là có thể lên thay ông Nguyễn Quốc Triệu, người bị hất văng khỏi ban chấp hành trung ương đảng kỳ này.
Một nhân vật khác xuất thân từ gia đình cao cấp là ủy viên trung ương Trần Bình Minh, phó tổng giám đốc đài truyền hình Việt Nam, con trai của cựu tổng giám đốc đài Tiếng nói Việt Nam, Trần Lâm.
Các tân ủy viên “con ông cháu cha” này hiện đang giữ những chức vụ như sau:
• Nông Quốc Tuấn, Bí thư Bắc Giang.
• Nguyễn Thanh Nghị (dự khuyết), phó hiệu trưởng Đại học Kiến trúc Sài Gòn
• Nguyễn Kim Tiến, Thứ trưởng Y tế.
• Phạm Bình Minh, Thứ trưởng Ngoại giao.
• Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Quốc phòng.
• Trần Sỹ Thanh (dự khuyết), Phó bí thư tỉnh ủy Đăk Lăk
• Nguyễn Xuân Anh (dự khuyết), Bí thư quận ủy Liên Chiểu, Đà Nẵng.
• Trần Bình Minh, Phó giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam.
Người được chú ý nhiều là ông tiến sĩ Nguyễn Thanh Nghị 35 tuổi, con trai của Nguyễn Tấn Dũng. Nghị được bầu bổ sung ngay tại Đại hội vào vị trí ủy viên dự khuyết của ban Chấp hành Trung ương khóa XI.
Sau khi lấy bằng tiến sĩ ngành kỹ sư công chánh (xây dựng) ở Đại học George Washington ở Washington, Nguyễn Thanh Nghị về Việt Nam và làm việc tại trường cũ là Đại học Kiến trúc Sài Gòn. Ban đầu y làm Trưởng ban Sau đại học và Quan hệ quốc tế của trường, rồi nhanh chóng leo lên chức phó hiệu trưởng.
Cùng trẻ tuổi, và cũng là trẻ nhất trong số ủy viên dự khuyết như Nghị, còn có Nguyễn Xuân Anh, con trai ủy viên bộ Chính trị khóa X Nguyễn Văn Chi. Ông Chi, quê ở Hòa Vang – Đà Nẵng, nay rời vị trí Trưởng ban Kiểm tra Trung ương, một chức vụ mà ông nắm từ năm 2002.
Nguyễn Xuân Anh đi thẳng từ chức bí thư quận uỷ Liên Chiểu (Đà Nẵng) lên chức ủy viên trung ương đảng, dù chỉ là ủy viên dự khuyết. Cả hai ông Nghị và Anh đều sinh năm 1976.
Và mặc dù ông Nông Đức Mạnh phải rời bỏ chiếc ghế tổng bí thư, con trai ông là Nông Quốc Tuấn đã vào trung ương đảng sau khi thất bại trong việc dàn xếp chiếc ghế dự khuyết vào 5 năm trước.
Sinh năm 1963, Tuấn đi lên bằng con đường Đoàn – Đảng, giữ chức bí thư trung ương đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Chủ tịch hội Liên hiệp Thanh viên Việt Nam trước khi được bổ nhiệm đột xuất năm 2010 vào chức bí thư tỉnh ủy Bắc Giang.
Trước đó, từ tháng 4/2009, Tuấn nắm ghế phó bí thư tỉnh ủy Bắc Giang, đặc trách ngành “xây dựng Đảng” và cũng là đại biểu quốc hội khóa XII, đại diện cho tỉnh Sơn La (???).
Việc đưa Nông Đức Tuấn vào ghế bí thư tháng 9/2010 diễn ra chỉ hai tuần sau vụ lộn xộn ngay tại trung tâm thành phố Bắc Giang đã thu hút sự chú ý của dư luận.
Việt Nam là nước châu Á và ít nhiều chia sẻ với Trung Quốc có truyền thống để con cái các nhân vật cao cấp hoặc “công thần” của chế độ cộng sản tiếp nối truyền thống chính trị gia đình, dù không lộ liễu như ở Bắc Hàn.
Tại Trung Quốc, nhân vật được xem là sẽ lên làm chủ tịch nước kiêm chủ tịch đảng trong nhiệm kỳ tới là ông Tập Cận Bình, con của một quan chức cao cấp, Tập Trọng Huân.
Con cháu các nhân vật cao cấp của đảng và nhà nước tại Trung Quốc cũng công khai chiếm nhiều vị trí quan trọng trong nền kinh tế và hệ thống quyền lực, được gán tên là “Thái tử Đảng” mà phương Tây gọi là “Chinese princelings”.
KG

Thursday, January 20, 2011

20/01 Năm nay, xuất khẩu cà phê có thể chạm mốc 2 tỷ USD



picture
Hiện Việt Nam là nước sản xuất và xuất khẩu cà phê lớn thứ hai trên thế giới, chỉ sau Brazil.
▪  Y NHUNG 
09:16 (GMT+7) - Thứ Năm, 20/1/2011

Nếu giá cà phê thế giới tiếp tục giữ ở mức khoảng 2.000 USD/tấn thì kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này có thể đạt 2 tỷ USD vào năm nay. 

Ông Lương Văn Tự, Chủ tịch Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam tỏ ra khá lạc quan với triển vọng xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong năm 2011, khi giá cà phê giao đến tháng 5/2011 đang được các doanh nghiệp ký là 2.070- 2.080 USD/tấn, tăng 48% so với cuối năm 2009.

Năm 2010, Việt Nam đã xuất khẩu được 1,1 triệu tấn cà phê, thu về kim ngạch gần 1,7 tỷ USD. Hiện Việt Nam tiếp tục là nước sản xuất và xuất khẩu cà phê lớn thứ hai trên thế giới chỉ sau Brazil. Tuy nhiên, các chuyên gia trong ngành vẫn cho rằng giá trị mặt hàng này thu lại còn chưa tương xứng với tiềm năng.

Ông Tự lý giải, hiện chiến lược phát triển ngành cà phê theo hướng bền vững của nước ta vẫn đang trong quá trình soạn thảo. Theo dự kiến chừng giữa năm nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn mới trình lên Thủ tướng. Bên cạnh đó, vườn cà phê già cần được tái canh trong 10 năm tới đang chiếm từ 25-30% diện tích trồng cà phê hiện nay.

Trong khi đó, nguồn vốn để thực hiện việc tái canh này là rất lớn, theo tính toán ban đầu để tái canh mỗi ha mức đầu tư là khoảng trên 2.000 USD. Đồng thời cần có 2 năm cho đất nghỉ và sau khi trồng phải mất 3 năm trồng mới cho thu hoạch. “Trong khoảng thời gian 5 năm này người nông dân sẽ làm gì để sống và trả nợ lãi vay ngân hàng?” ông Tự quan ngại.

Đối với hoạt động thương mại, hiện ở Việt Nam có tới 146 doanh nghiệp tham gia vào hoạt động xuất khẩu cà phê. 26 nhà thu mua cà phê lớn trên thế giới cũng đã có văn phòng tại Việt Nam. Tất cả các đơn vị này đều bán sản phẩm cho 8 nhà rang xay lớn trên thế giới, hiện chi phối tới 80% thị trường cà phê toàn cầu.

Do đó, để tranh giành hợp đồng và khách hàng, một số doanh nghiệp xuất khẩu cà phê đã chấp nhận ký hợp đồng mở, trừ lùi (cho phép người mua và người bán chốt giá chính xác vào một thời điểm nào đó trong tương lai) từ 40-100 USD/tấn, thậm chí có thời điểm mức trừ lùi được chấp nhận lên tới 160 USD/tấn. Việc làm này và không chỉ tiềm ẩn nguy cơ thua lỗ nặng cho các doanh nghiệp khi mức giá xuống mà còn gây bất lợi cho ngành cà phê Việt Nam. Thực tế vào năm 2008-2009 các doanh nghiệp cà phê đã thua lỗ rất  nhiều cũng vì giao dịch theo hình thức đó.

Hiện nay, giá cà phê trên thị trường thế giới diễn biến khá phức tạp. Tại sàn giao dịch cà phê ở London, giá cà phê trong một đêm có lúc tăng 100 USD/tấn, nhưng cũng có khi giảm 100 USD/tấn. Do vậy, ông Tự khuyến cáo các doanh nghiệp tốt nhất là không nên bán hàng trừ lùi với mức quá lớn và chỉ nên áp dụng trong thời gian ngắn từ 1- 2 tháng. Doanh nghiệp cũng nên có hàng trong kho rồi mới ký hợp đồng để có thể chốt giá ngay khi ký hoặc khi giao hàng. 

Ngoài ra, để cà phê của Việt Nam không bị thua thiệt trong các giao dịch quốc tế, ông Tự cho rằng ngành cà phê nên giữ ổn định diện tích cho thu hoạch ở mức 500.000 ha và sản lượng xuất khẩu hàng năm vào khoảng 1 triệu tấn. Bên cạnh đó, trong khâu canh tác và chế biến cũng cần phải phấn đấu để đạt các chứng chỉ quốc tế như cà phê UTZ, cà phê 4C…

Cũng theo ông Tự, ở nước ta vào vụ thu hoạch cà phê thường có hiện tượng đổ xô bán ra khiến giá giảm mạnh. Trong khi đó, thị trường thế giới mỗi tháng chỉ cần từ 80.000- 100.000 tấn cà phê Robusta. Vì vậy, nếu các doanh nghiệp có chính sách thu mua và tạm trữ hợp lý sẽ tránh được việc thường xuyên phải bán ở mức giá thấp khi giá tăng lại hết hàng.

“Việc xúc tiến thương mại để đưa cà phê Việt Nam vào các thị trường mới như Trung Quốc, Hàn Quốc, các nước trong khối ASEAN đang được đánh giá là rất tiềm năng do sức tiêu thụ của các thị trường này là khá lớn và mức thuế nhập khẩu lại ưu đãi”, ông Tự nói.  
 

Wednesday, January 19, 2011

19/01 Trí thức không bằng cục phân



Giới thiệu và chia xẻ
Xin giới thiệu với quí vị tác giả bài viết Phan Thanh Bình về đề tài “Trí thức không bằng cục phân”. Tưởng không cần phải bàn luận thêm nhiều, vì tác giả đã phát biểu rất trung thực về hiện trạng trí thức xu thời, trí thức thầm lặng, trí thức xôi thịt, tham quan, tham nhũng đã phải ăn theo nói theo bạo quyền CSVN. Trí thức vịt kiều, ếch riêu gia nô đã phải nịnh hót, nâng bi, bưng bô, lòn cúi, liếm giầy để được cùng đứng lề phải để tự khoác lên cái áo yêu nước, che giấu những nổi nhục đã làm gia nô, bưng bô cho chế độ bán nước buôn dân.
Các trí thức ts. ủy viên MTTQ, tiến sĩ vinh danh, trí thức ếch riêu vụ lợi, thời cơ, bấu víu lấy nghị quyết 36, bạo quyền để thừa hưởng những lợi ích cá nhân, phe nhóm ếch riêu beheito, đông du đã làm những viên gạch lót đường cho đảng, nhà nước VGCS. Trí thức XHCN đã quá hèn, đã lòn lách, liếm giầy các đảng viên địa phương thành phố để được hưởng lợi, dưới những hình thức đóng góp vào các công tác từ thiện, tài trợ bão lụt, thiên tai qua các thành phần trí thức, ếch riêu hải ngọại để lấy điểm, lập thành tích cho những vụ giao dịch, đi đêm móc nối chung quanh các dịch vụ nhà đất, du học sinh, thực tập sinh, mở trường tiếng Nhật, tiếng Anh….
Vì quá tham danh, tham tiền, tham lợi, tham các dịch vụ nhà đất, đầu tư, mở trường, doanh nghiệp lớn nhỏ mà nhiều trí thức, ếch riêu vịt kìu, vịt trời gia nô, bưng bô đã phải lòn trôn, bò bốn chân, tự hạ minh để làm bồi bút, ăn theo, nói theo bọn nhân viên các sứ quán Việt khấu ở Tokyo, Washington DC, San José,…. Họ đã không ngần ngại, bán rẻ lương tri, bán rẻ linh hồn để kiêu gọi kiều bào hải ngoại có sự đồng thuận với bọn lãnh đạo giòi bọ, ruồi nhặng bán nước buôn dân Ba Đình. Trí thức ếch riêu khoa bảng, ếch riêu samurai, owners, moderators diễn đàn exryu-ww đã vô sỉ hảnh động rừng rú, man rợ súc sisnh, không phải chỉ để lừa bịp, lường gat, gian lận, treo đầu dê bán thịt chó mà còn sử dụng những thủ đọan gian manh, xảo quyệt đê tiện để đánh cướp, cưỡng chế, áp đặt để tự xưng hùng xưng bá, đồng nghĩa với bọn cướp ngày công an của chế độ VGCS.
Bên cạnh trí thức vịt kiều yêu nước, yêu đảng, yêu XHCN lưu vong như trí thức ếch riêu vịt kìu “nữ khoa học dza” Nguỹên thị Quí ở Melbourne đã công khai phát biểu, hay ếch riêu ts. ủy viên MTTQ Lê văn Tâm ở Tokyo đã kiêu gọi đồng thuận với đảng và nhà nước VGCS bán nước. Các trí thức tiến sĩ ủy viên MTTQ, tiến sĩ vinh danh, ếch riêu samurai, owners, moderators, thành viên các BTC exryu reunion năm 2000, 2002, 2004, 2009, 2011 đã bị vạch mặt chỉ tên đã bị tố cáo, bị khinh bỉ sẽ phải trả cái giá đã tổ chức bầu bán gian trá, lưu manh. Họ đã cưỡng chiếm được diễn đàn exryu-ww đến hai lần, họ đã bịt mồm, bịt miệng bịt đít được một số thành viên dưới chiêu bài ếch riêu thân hữu, nhưng những bộ mặt chuột, những bộ mặt côn đồ, đầu trâu mặt ngựa do chính họ đã để lô nguyên hình hài chồn cáo, khuyển mã, lang sói. Đấy cũng là cái giá mà bọn trí thức vịt kiều, vịt trời, ếch riêu beheito, đông du, ếch riêu samurai, owners, moderators diễn đàn exryu-ww đã phải trả.
Nếu có một ếch bà bà đỉnh cao trí tuệ nào đó của diễn đàn exryu-ww, đã tự nghĩ là vì bọn trí thức vịt kiều hải ngoại, bọn ếch riêu cuốc ranh đã có đầu óc đỉnh cao trí tuệ lạc quan tếu đề a dua, nịnh hót, nâng bi, để có địa vị, để được giàn sang, có tiền, có lợi nhuận thì cũng không sai lắm. Vì trên thực tế bọn trí thức vịt kìu yêu nước, bọn ếch riêu samurai, owners, moderators, ếch riêu beheito, đông du đã khấm khá, giàu sang, lạc quan nhiều hơn. Nhưng đó không phải là giá trị của con người, giá trị của trí thức, giá trị của lương tâm, nhân phẩm con người. Những lạc quan về tiền tài, danh lợi, lợi nhuận, lợi ích kinh tế đó chỉ có tính cách tạm thời, như quyền lực của Lê Chiêu ThốngTrần Ích TắcTrần Thủ Độ, Hồ Chí Minh. Vì những của cải, quyền lực, danh lợi đó cũng chỉ là hơi nước trên mặt kiếng, nhưng cái xú danh dơ bẩn, tồi tệ sẽ đời đời dính liền với cuộc đời của họ. Những kinh nghiệm thực tế này đã được minh chứng qua các trí thức vịt kìu gia nô, bưng bô, các trí thức ếch riêu ts. ủy viên MTTQ, các tiến sĩ vịt kìu, các ếch riêu ts. vinh danh.
DTK
Trí thức không bằng cục phân
Hiểu biết, phê phán và dám đứng ra tranh luận: Bài báo “Tôi lên án” của nhà trí thức Emile Zola để bênh vực Đại úy Dreyfus
Đầu đề bài viết này là lời phê phán trí thức Trung Quốc của Mao Trạch Đông. Lời phê phán này đặt ra hai câu hỏi: Tại sao Mao Trạch Đông lại phê phán trí thức Trung Quốc như vậy? Và lời phê phán này có thích hợp với trí thức Việt Nam không?
Trí thức, theo Karl Marx, là những người có tri thức dồi dào và có chính kiến trước những vấn đề chính trị xã hội. Theo những nghiên cứu về trí thức thì khái niệm trí thức được sử dụng từ sự cố Dreyfus(Dreyfus affair) và trí thức được định nghĩa là người có sự hiểu biết sâu rộng, có khả năng phê phán đúng, dám đứng ra tranh luận về những vấn đề văn hoá và xã hội. Vì vậy trí thức được coi như là những người gìn giữ và thúc đẩy xã hội phát triển. Trí thức đúng nghĩa có những đặc tính:
Một là độc lập có nghĩa là quan điểm của người trí thức không bị lệ thuộc vào những lợi ích riêng tưcho nên không bị ảnh hưởng quyền lợi phe nhóm khi đưa ra những vấn nạn trầm trọng của xã hội.Người trí thức luôn bảo vệ những giá trị phổ cập giúp con người được sống độc lập và tự chủ.
Hai là suy nghĩ phê phán có nghĩa là người trí thức dám đưa ra những vấn đề mà nhiều người không dám nói tới. Vì vậy người trí thức luôn là người khai mào và chủ động trong việc chống lại nguyên trạng có nghĩa là chống lại trật tự cũng như các quan niệm và quy ước hiện hành chưa đúng.
Ba là sự gắn bó với xã hội có nghĩa là người trí thức luôn thấy mình dính líu với tình hình thế giới về những vấn đề liên quan tới chân lí, công chính, tự do tư tưởng và ý thích của con người. Người trí thức quan niệm là họ có trách nhiệm xã hội và phải dám có những quyết định chính trịTrí thức vì vậy được coi là lương tâm của đất nước và thế giới.
Bốn là người trí thức luôn đem những vấn đề của cuộc sống ra mổ xẻ nhưng thường không đưa ra những giải pháp kĩ thuật và cụ thể, sự quan tâm của họ không nằm ở phạm trù thực hành mà chủ yếu ở phạm trù tư tưởng
Toàn là cầu an và mũ ni che tai
Như vậy trí thức là những người làm việc bằng trí óc để đóng góp vào việc xây dựng và phát triển xã hội. Nhưng tại sao Mao Trạch Đông lại có thể coi trí thức Trung Quốc không bằng cục phân? Điều này cho thấy Mao Trạch Đông đã không phê phán trí thức Trung Quốc dưới góc độ học rộng biết nhiều cũng như sự đóng góp của họ, nhưng ông đã phê phán trí thức Trung Quốc dưới góc độ tư cách của người trí thức. Vậy tư cách nào của người trí thức Trung Quốc đã khiến Mao khinh bỉ họ đến nỗi coi họ không bằng cục phân? Muốn biết tư cách của người trí thức Trung Quốc bị Mao khinh bỉ không bằng cục phân có lẽ cần phải xem họ đã được đào tạo như thế nào.
Những người trí thức Trung Quốc trước đây vào thời của Mao đa phần đều được đào tạo theo khuôn mẫu Khổng Giáo. Vậy người sáng lập ra khuôn mẫu Khổng Giáo – Khổng Phu Tử – đã quan niệm và hành xử như thế nào đối với vấn đề chính trị? Thuở còn trẻ, Khổng Tử đã bôn ba khắp nơi để tìm chỗ chấp nhận cho ông làm quan, khi không có chỗ nào chịu nhận ông mới lui về quê để mở trường đào tạo học trò. Bởi vậy có thể nói Khổng Tử coi làm chính trị chủ yếu là để làm quan và ông đã để lại cho học trò một lời giảng dạy làm kim chỉ nam trong cách xử thế: “Nước nguy thì chớ vào, nước loạn thì chớ ở, hoàn cảnh tốt thì ra làm quan, hoàn cảnh xấu thì ẩn mình” (Nguy bang bất nhập, loạn bang bất cư, thiên hạ hữu đạo tắc kiến, thiên hạ vô đạo tắc ẩn – Luận Ngữ)(1) Từ quan niệm và cách hành xử này ông đã đào tạo một lớp trí thức luôn mong muốn đi tìm minh chúa – đặc biệt là những minh chúa bảo đảm có sự ổn vững – để phục vụ và giúp cho minh chúa ổn vững hơn. Bởi vậy ông đã cố dạy cho học trò cách để có thể tồn tại trong hệ thống hiện hành một cách tốt nhất. Cho nên điều đầu tiên cần dạy là sự tuân thủ, tôn trọng những người cai trị và những tầng bậc về quyền lực xã hội với những triết lý về Quân, Sư, Phụ, về Tam cương, Ngũ thường, Tam tòng, Tứ đức. Tất cả như những sợi dây vô hình nhưng rất chặt chẽ ấy đã cột người ta vào cái nguyên trạng, để giữ được sự bình ổn xã hội, để mọi cái cứ thế mà chạy tiếp,không có gì bất ngờ, bất ổn, không có cải cách, không có bạo loạn và lật đổ, không có cách mạng, máu đổ đầu rơi (2).Bởi vậy tầng lớp trí thức Trung Quốc được đào tạo theo khuôn mẫu Khổng Giáo luôn luôn cổ vũ cho sự tồn tại của nguyên trạng dù nguyên trạng ấy đã bộc lộ ra những khuyết điểm rõ ràng. Vì vậy họ dần dần trở thành vô cảm với những khổ đau của người đồng loại và hành xử chỉ vì lợi ích riêng. Họ đã trở thành lực cản làm cho xã hội Trung Hoa bị tụt hậu sau giai đoạn sáng chói thời Đông Châu Liệt Quốc. Chính tư cách ấy của người trí thức Trung Quốc đã khiến Mao coi họ không bằng cục phân.
Vậy còn trí thức Việt Nam có gì khác hơn không? Trước hết Việt nam là một nước nằm trong khuôn mẫu văn hoá Trung Quốc, vì vậy phần lớn trí thức Vịêt Nam cũng được nhào nặn theo khuôn mẫu văn hoá Khổng Giáo hoặc chịu ảnh hưởng của văn hoá này. Bởi vậy tư cách của trí thức Việt Nam cũng không khác gì tư cách của trí thức Trung QuốcTrí thức Việt Nam cũng cầu an, cũng tìm cách luồn lách để được sống yên ổn và nhất là luôn cầu mong được chế độ trọng dụng. Họ được đào tạo để lấy chữ sợ hãilàm phương châm trong cuộc sống. Dần dần trí thức Việt Nam trở thành người vô cảm với những bất công của xã hội. Họ trở thành những người không còn tư duy độc lập, không còn khả năng phê phán, không dám lên tiếng trước những đàn áp và hành xử không tôn trọng quyền làm người của chính quyền và nhiều khi còn tiếp tay với chính quyền để có những hành xử bất công và đàn ápTư cách sợ sệt, cầu an, luồn lách và mong muốn làm quan của trí thức Việt Nam được tô đậm thêm trong thời Pháp đô hộ. Đến thời Cộng sản với chủ trương “trí, phú, địa, hào đào tận gốc… thì coi như Việt Nam không còn trí thức đúng nghĩa nữa mà chỉ còn những người học nhiều nhưng chỉ biết đi bằng đầu gối, xu nịnh và a dua. Ấy là chưa kể hạng trí thức ma với bằng cấp dzổm do mua bán hoặc sao chép của người khác hay mướn làm hộ.
Hãy nhìn lịch sử Việt Nam để thấy trí thức Việt Nam đã làm gì khi đất nuớc gặp nguy biến. Khi đất nước gặp hoạ ngoại xâm thì đã có bao nhiêu trí thức Việt Nam dám đứng lên lãnh đạo cuộc kháng chiến chống ngoại xâm? Đọc lịch sử Việt Nam chúng ta không thấy có một trí thức nào dám đứng lên lãnh đạo cuộc chống ngoại xâm. Chúng ta chỉ thấy trí thức đi tìm minh chúa và giúp minh chúa lãnh đạo chống ngoại xâm dành độc lập. Bởi vậy trong các triều đại vua của chúng ta không có vị vua nào sáng lập ra triều đại xuất thân là trí thức ngược lại xuất thân từ tầng lớp áo vải hoặc trong giới thảo khấu. Khi đất nước suy đồi vì nạn tham quan, do vua độc tài tàn ác hoặc nhu nhược thì cũng chẳng thấy có mấy người trí thức Việt Nam dám đứng lên chống đối. Toàn là cầu an và mũ ni che tai. Nếu có tư cách hơn thì cũng chỉ tìm cách lui về ở ẩn. Điều đó cho thấy lí do tại sao đất nước Việt Nam chúng ta không khá được và luôn bị thua sút. Một đất nước chỉ được lãnh đạo bởi những người vô học duy ý chí thì đất nước ấy làm sao khá được. Bằng chứng cụ thể mà chúng ta có thể kiểm chứng được là Miền Bắc Việt Nam thời trước năm 1975 khi mà trí thức bị đào tận gốc để thay vào bằng những thành phần vô học.Xem như vậy thì trí thức Việt Nam chúng ta đúng là không bằng cục phân.
Trong cuộc tranh đấu xây dựng dân chủ cho đất nước Việt Nam, nhiều người cho là tại dân trí của chúng ta chưa đủ cao để có thể có dân chủ. Việc chống chế này chỉ là một ngụy biện. Nhìn lịch sử phát triển và xây dựng dân chủ trên thế giới chúng ta thấy nhiều nước khi có dân chủ thì dân trí của họ chưa cao bằng dân trí Việt Nam bây giờ. Lấy thí dụ nước Pháp khi xây dựng dân chủ vào năm 1789 thì dân trí của họ còn kém Việt Nam bây giờ. Vậy tại sao nước Pháp lại xây dựng được dân chủ? Đó là vì khi đó nước Pháp có một đội ngũ trí thức đúng nghĩa. Ta có thể kể ra một vài trí thức điển hình của nước Pháp thời ấy như Montesquieu, Voltaire, J.J. Rousseau…
Vậy thì chúng ta đừng đổ lỗi cho dân trí thấp mà Việt Nam không thể có dân chủ. Lỗi chính của việc không có dân chủ ở Việt Nam là vì chúng ta chưa có được một đội ngũ trí thức đúng nghĩa có nghĩa là những trí thức biết suy nghĩ độc lập, suy nghĩ phê phán, có sự gắn bó với xã hội, biết đau cái đau của những người xung quanh và dám lên tiếng trước những bất công xã hội, những vi phạm quyền làm người mà đảng Cộng sản Việt nam đã kí kết với thế giới. Bao lâu mà những người có học Việt Nam còn chưa có suy nghĩ độc lập, suy nghĩ phê phán, chưa thấy mình gắn bó với xã hội, chưa thấy mình là người gìn giữ và thúc đẩy xã hội phát triển, chưa thấy mình là lương tâm của đất nước và thế giới, chưa dám lên tiếng phê phán những sai trái và hành xử bất công của chính quyền thì đất nước chúng ta chưa có thể có được dân chủ và phát triển theo kịp thế giới.
Trách nhiệm dân chủ hoá và phát triển đất nước là trách nhiệm chính của người trí thức Việt nam. Ước mong những người có học nhiều ở Việt Nam sớm trở thành những trí thức đúng nghĩa để Việt Nam có được một đội ngũ trí thức như thế giới, và khi đó thì Việt Nam dù muốn dù không cũng sẽ cất cánh và bắt kịp thế giới. Đó là niềm hi vọng cho đất nước và thế hệ con cháu mai sau
Phan Thanh Bình (CHLB Đức)