Hiện Việt Nam là nước sản xuất và xuất khẩu cà phê lớn thứ hai trên thế giới, chỉ sau Brazil.
09:16 (GMT+7) - Thứ Năm, 20/1/2011
Nếu giá cà phê thế giới tiếp tục giữ ở mức khoảng 2.000 USD/tấn thì kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này có thể đạt 2 tỷ USD vào năm nay.
Ông Lương Văn Tự, Chủ tịch Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam tỏ ra khá lạc quan với triển vọng xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong năm 2011, khi giá cà phê giao đến tháng 5/2011 đang được các doanh nghiệp ký là 2.070- 2.080 USD/tấn, tăng 48% so với cuối năm 2009.
Năm 2010, Việt Nam đã xuất khẩu được 1,1 triệu tấn cà phê, thu về kim ngạch gần 1,7 tỷ USD. Hiện Việt Nam tiếp tục là nước sản xuất và xuất khẩu cà phê lớn thứ hai trên thế giới chỉ sau Brazil. Tuy nhiên, các chuyên gia trong ngành vẫn cho rằng giá trị mặt hàng này thu lại còn chưa tương xứng với tiềm năng.
Ông Tự lý giải, hiện chiến lược phát triển ngành cà phê theo hướng bền vững của nước ta vẫn đang trong quá trình soạn thảo. Theo dự kiến chừng giữa năm nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn mới trình lên Thủ tướng. Bên cạnh đó, vườn cà phê già cần được tái canh trong 10 năm tới đang chiếm từ 25-30% diện tích trồng cà phê hiện nay.
Trong khi đó, nguồn vốn để thực hiện việc tái canh này là rất lớn, theo tính toán ban đầu để tái canh mỗi ha mức đầu tư là khoảng trên 2.000 USD. Đồng thời cần có 2 năm cho đất nghỉ và sau khi trồng phải mất 3 năm trồng mới cho thu hoạch. “Trong khoảng thời gian 5 năm này người nông dân sẽ làm gì để sống và trả nợ lãi vay ngân hàng?” ông Tự quan ngại.
Đối với hoạt động thương mại, hiện ở Việt Nam có tới 146 doanh nghiệp tham gia vào hoạt động xuất khẩu cà phê. 26 nhà thu mua cà phê lớn trên thế giới cũng đã có văn phòng tại Việt Nam. Tất cả các đơn vị này đều bán sản phẩm cho 8 nhà rang xay lớn trên thế giới, hiện chi phối tới 80% thị trường cà phê toàn cầu.
Do đó, để tranh giành hợp đồng và khách hàng, một số doanh nghiệp xuất khẩu cà phê đã chấp nhận ký hợp đồng mở, trừ lùi (cho phép người mua và người bán chốt giá chính xác vào một thời điểm nào đó trong tương lai) từ 40-100 USD/tấn, thậm chí có thời điểm mức trừ lùi được chấp nhận lên tới 160 USD/tấn. Việc làm này và không chỉ tiềm ẩn nguy cơ thua lỗ nặng cho các doanh nghiệp khi mức giá xuống mà còn gây bất lợi cho ngành cà phê Việt Nam. Thực tế vào năm 2008-2009 các doanh nghiệp cà phê đã thua lỗ rất nhiều cũng vì giao dịch theo hình thức đó.
Hiện nay, giá cà phê trên thị trường thế giới diễn biến khá phức tạp. Tại sàn giao dịch cà phê ở London, giá cà phê trong một đêm có lúc tăng 100 USD/tấn, nhưng cũng có khi giảm 100 USD/tấn. Do vậy, ông Tự khuyến cáo các doanh nghiệp tốt nhất là không nên bán hàng trừ lùi với mức quá lớn và chỉ nên áp dụng trong thời gian ngắn từ 1- 2 tháng. Doanh nghiệp cũng nên có hàng trong kho rồi mới ký hợp đồng để có thể chốt giá ngay khi ký hoặc khi giao hàng.
Ngoài ra, để cà phê của Việt Nam không bị thua thiệt trong các giao dịch quốc tế, ông Tự cho rằng ngành cà phê nên giữ ổn định diện tích cho thu hoạch ở mức 500.000 ha và sản lượng xuất khẩu hàng năm vào khoảng 1 triệu tấn. Bên cạnh đó, trong khâu canh tác và chế biến cũng cần phải phấn đấu để đạt các chứng chỉ quốc tế như cà phê UTZ, cà phê 4C…
Cũng theo ông Tự, ở nước ta vào vụ thu hoạch cà phê thường có hiện tượng đổ xô bán ra khiến giá giảm mạnh. Trong khi đó, thị trường thế giới mỗi tháng chỉ cần từ 80.000- 100.000 tấn cà phê Robusta. Vì vậy, nếu các doanh nghiệp có chính sách thu mua và tạm trữ hợp lý sẽ tránh được việc thường xuyên phải bán ở mức giá thấp khi giá tăng lại hết hàng.
“Việc xúc tiến thương mại để đưa cà phê Việt Nam vào các thị trường mới như Trung Quốc, Hàn Quốc, các nước trong khối ASEAN đang được đánh giá là rất tiềm năng do sức tiêu thụ của các thị trường này là khá lớn và mức thuế nhập khẩu lại ưu đãi”, ông Tự nói.
Ông Lương Văn Tự, Chủ tịch Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam tỏ ra khá lạc quan với triển vọng xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong năm 2011, khi giá cà phê giao đến tháng 5/2011 đang được các doanh nghiệp ký là 2.070- 2.080 USD/tấn, tăng 48% so với cuối năm 2009.
Năm 2010, Việt Nam đã xuất khẩu được 1,1 triệu tấn cà phê, thu về kim ngạch gần 1,7 tỷ USD. Hiện Việt Nam tiếp tục là nước sản xuất và xuất khẩu cà phê lớn thứ hai trên thế giới chỉ sau Brazil. Tuy nhiên, các chuyên gia trong ngành vẫn cho rằng giá trị mặt hàng này thu lại còn chưa tương xứng với tiềm năng.
Ông Tự lý giải, hiện chiến lược phát triển ngành cà phê theo hướng bền vững của nước ta vẫn đang trong quá trình soạn thảo. Theo dự kiến chừng giữa năm nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn mới trình lên Thủ tướng. Bên cạnh đó, vườn cà phê già cần được tái canh trong 10 năm tới đang chiếm từ 25-30% diện tích trồng cà phê hiện nay.
Trong khi đó, nguồn vốn để thực hiện việc tái canh này là rất lớn, theo tính toán ban đầu để tái canh mỗi ha mức đầu tư là khoảng trên 2.000 USD. Đồng thời cần có 2 năm cho đất nghỉ và sau khi trồng phải mất 3 năm trồng mới cho thu hoạch. “Trong khoảng thời gian 5 năm này người nông dân sẽ làm gì để sống và trả nợ lãi vay ngân hàng?” ông Tự quan ngại.
Đối với hoạt động thương mại, hiện ở Việt Nam có tới 146 doanh nghiệp tham gia vào hoạt động xuất khẩu cà phê. 26 nhà thu mua cà phê lớn trên thế giới cũng đã có văn phòng tại Việt Nam. Tất cả các đơn vị này đều bán sản phẩm cho 8 nhà rang xay lớn trên thế giới, hiện chi phối tới 80% thị trường cà phê toàn cầu.
Do đó, để tranh giành hợp đồng và khách hàng, một số doanh nghiệp xuất khẩu cà phê đã chấp nhận ký hợp đồng mở, trừ lùi (cho phép người mua và người bán chốt giá chính xác vào một thời điểm nào đó trong tương lai) từ 40-100 USD/tấn, thậm chí có thời điểm mức trừ lùi được chấp nhận lên tới 160 USD/tấn. Việc làm này và không chỉ tiềm ẩn nguy cơ thua lỗ nặng cho các doanh nghiệp khi mức giá xuống mà còn gây bất lợi cho ngành cà phê Việt Nam. Thực tế vào năm 2008-2009 các doanh nghiệp cà phê đã thua lỗ rất nhiều cũng vì giao dịch theo hình thức đó.
Hiện nay, giá cà phê trên thị trường thế giới diễn biến khá phức tạp. Tại sàn giao dịch cà phê ở London, giá cà phê trong một đêm có lúc tăng 100 USD/tấn, nhưng cũng có khi giảm 100 USD/tấn. Do vậy, ông Tự khuyến cáo các doanh nghiệp tốt nhất là không nên bán hàng trừ lùi với mức quá lớn và chỉ nên áp dụng trong thời gian ngắn từ 1- 2 tháng. Doanh nghiệp cũng nên có hàng trong kho rồi mới ký hợp đồng để có thể chốt giá ngay khi ký hoặc khi giao hàng.
Ngoài ra, để cà phê của Việt Nam không bị thua thiệt trong các giao dịch quốc tế, ông Tự cho rằng ngành cà phê nên giữ ổn định diện tích cho thu hoạch ở mức 500.000 ha và sản lượng xuất khẩu hàng năm vào khoảng 1 triệu tấn. Bên cạnh đó, trong khâu canh tác và chế biến cũng cần phải phấn đấu để đạt các chứng chỉ quốc tế như cà phê UTZ, cà phê 4C…
Cũng theo ông Tự, ở nước ta vào vụ thu hoạch cà phê thường có hiện tượng đổ xô bán ra khiến giá giảm mạnh. Trong khi đó, thị trường thế giới mỗi tháng chỉ cần từ 80.000- 100.000 tấn cà phê Robusta. Vì vậy, nếu các doanh nghiệp có chính sách thu mua và tạm trữ hợp lý sẽ tránh được việc thường xuyên phải bán ở mức giá thấp khi giá tăng lại hết hàng.
“Việc xúc tiến thương mại để đưa cà phê Việt Nam vào các thị trường mới như Trung Quốc, Hàn Quốc, các nước trong khối ASEAN đang được đánh giá là rất tiềm năng do sức tiêu thụ của các thị trường này là khá lớn và mức thuế nhập khẩu lại ưu đãi”, ông Tự nói.
No comments:
Post a Comment