Chủ nhật, 26/6/2011, 09:42 GMT+7
Thiếu tướng Bành Quang Khiêm, Phó tổng thư ký Ủy ban chính sách an ninh quốc gia, Hội Nghiên cứu khoa học chính sách Trung Quốc, ngạo mạn tuyên bố rằng Trung Quốc từng dạy Việt Nam một bài học và có thể cho Việt Nam bài học lớn hơn.
Trang web của hãng Thông tấn Bình luận Trung Quốc ngày 25/6 dẫn lời tướng Bành Quang Khiêm nói tranh chấp Biển Đông tồn tại từ lâu và tình hình (Biển Đông) đột nhiên căng thẳng là do Việt Nam và Philippines gần đây "liên tục khiêu khích."
Viên tướng này nói: "Trung Quốc từng dạy Việt Nam một bài học, nếu Việt Nam không chân thành sẽ còn nhận bài học lớn hơn.”
Ông Bành còn dùng những ngôn từ kích động rằng "nếu Việt Nam tiếp tục diễu võ dương oai, múa trên lưỡi dao, sớm muộn có ngày Việt Nam sẽ ngã trên lưỡi dao."
Viên tướng này nói: "Trung Quốc từng dạy Việt Nam một bài học, nếu Việt Nam không chân thành sẽ còn nhận bài học lớn hơn.”
Ông Bành còn dùng những ngôn từ kích động rằng "nếu Việt Nam tiếp tục diễu võ dương oai, múa trên lưỡi dao, sớm muộn có ngày Việt Nam sẽ ngã trên lưỡi dao."
Bia chủ quyền Việt Nam trên đảo Nam Yết, quần đảo Trường Sa. Ảnh: UBBGQG. |
Trước đó, báo Văn Hối, vốn được coi là tiếng nói của Bắc Kinh ở Hong Kong ngày 18/6 cũng đã đăng bài xã luận chỉ rõ Trung Quốc phải làm tốt công tác chuẩn bị về mặt quân sự để nếu các nước liên quan khăng khăng làm theo ý mình và có hành động khiêu khích thái quá trên Biển Đông thì họ sẽ bị giáng trả mạnh mẽ.
Bài xã luận của tờ Văn Hối, cộng với phát biểu vừa qua của một quan chức cao cấp phụ trách vấn đề an ninh Trung Quốc đã thể hiện thái độ không nhất quán của một số quan chức nước này xung quanh vấn đề Biển Đông.
Trước đó, về mặt chính thức, Trung Quốc luôn cao giọng nhấn mạnh tới “hòa bình” và chỉ có một bộ phận cư dân mạng sử dụng ngôn từ mang tính chất quyết liệt như “khai chiến” trên các trang web quân sự.
Trong cuộc Đối thoại Shangri-la lần thứ 10 tại Singapore từ 3 đến 5/6, chính Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt đã có bài phát biểu nhấn mạnh cam kết của Trung Quốc về việc phát triển hòa bình.
Bài xã luận của tờ Văn Hối, cộng với phát biểu vừa qua của một quan chức cao cấp phụ trách vấn đề an ninh Trung Quốc đã thể hiện thái độ không nhất quán của một số quan chức nước này xung quanh vấn đề Biển Đông.
Trước đó, về mặt chính thức, Trung Quốc luôn cao giọng nhấn mạnh tới “hòa bình” và chỉ có một bộ phận cư dân mạng sử dụng ngôn từ mang tính chất quyết liệt như “khai chiến” trên các trang web quân sự.
Trong cuộc Đối thoại Shangri-la lần thứ 10 tại Singapore từ 3 đến 5/6, chính Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt đã có bài phát biểu nhấn mạnh cam kết của Trung Quốc về việc phát triển hòa bình.
Đọc thêm: Trung Quốc trấn an láng giềng
Trong khi ấy, trước và sau bài phát biểu của ông Lương Quang Liệt tại Đối thoại Shangri-la, các tàu của Trung Quốc đã liên tục có những hành vi gây hấn, cắt cáp các tàu thăm dò Bình Minh 02 và Viking II của tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam, trong lúc các tàu này đang khảo sát hoặc tiến hành thăm dò địa chất tại vùng biển nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Trong khi ấy, trước và sau bài phát biểu của ông Lương Quang Liệt tại Đối thoại Shangri-la, các tàu của Trung Quốc đã liên tục có những hành vi gây hấn, cắt cáp các tàu thăm dò Bình Minh 02 và Viking II của tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam, trong lúc các tàu này đang khảo sát hoặc tiến hành thăm dò địa chất tại vùng biển nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Đọc thêm: Tàu Trung Quốc phá cáp tàu Việt Nam
Sự việc tàu Trung Quốc liên tục có hành vi gây hấn tại vùng biển thuộc đặc quyền kinh tế của Việt Nam cũng đã gây quan ngại trong giới học giả quốc tế. Giáo sư Carl Thayer, hiện đang công tác tại Khoa Nhân văn và Xã hội học trường Đại học New South Wales của Australia, cho rằng: “Hành động cắt dây cáp của Trung Quốc trong vùng biển thuộc đặc quyền kinh tế của Việt Nam đã vi phạm luật biển quốc tế và làm cho vùng biển này không còn an toàn như trước. Tàu Việt Nam đang làm việc trong vùng biển đặc quyền kinh tế mà Công ước về luật biển quốc tế đã quy định cho họ. Hành động này rõ ràng đã chấm dứt những gì lạc quan nhất mà Trung Quốc và ASEAN đã và đang thương thảo về Biển Đông.”
Còn trong cuộc hội thảo về an ninh Biển Đông do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) của Mỹ hôm 21/6 vừa qua, giáo sư Peter Dutton của Đại học Hải quân Mỹ cho rằng hiện có hai cơ chế là Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) và Tuyên bố về ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC).
Ông nhấn mạnh: "UNCLOS nói rõ rằng tuyên bố về quyền tài phán của một quốc gia đối với tài nguyên phải dựa trên yếu tố địa lý của đường bờ biển. Việc Trung Quốc tuyên bố quyền tài phán trong đường chữ U, hay đường 9 khúc, mà không đề cập dù là gián tiếp đến các đặc điểm địa lý từ bờ biển hay đường cơ sở là một vi phạm căn bản luật quốc tế."
Cũng tại hội thảo này, Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain đã nêu đích danh Trung Quốc là nguyên nhân gây ra căng thẳng ở Biển Đông đồng thời khẳng định những tuyên bố chủ quyền của nước này là "không có cơ sở nào theo luật quốc tế."
Sự việc tàu Trung Quốc liên tục có hành vi gây hấn tại vùng biển thuộc đặc quyền kinh tế của Việt Nam cũng đã gây quan ngại trong giới học giả quốc tế. Giáo sư Carl Thayer, hiện đang công tác tại Khoa Nhân văn và Xã hội học trường Đại học New South Wales của Australia, cho rằng: “Hành động cắt dây cáp của Trung Quốc trong vùng biển thuộc đặc quyền kinh tế của Việt Nam đã vi phạm luật biển quốc tế và làm cho vùng biển này không còn an toàn như trước. Tàu Việt Nam đang làm việc trong vùng biển đặc quyền kinh tế mà Công ước về luật biển quốc tế đã quy định cho họ. Hành động này rõ ràng đã chấm dứt những gì lạc quan nhất mà Trung Quốc và ASEAN đã và đang thương thảo về Biển Đông.”
Còn trong cuộc hội thảo về an ninh Biển Đông do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) của Mỹ hôm 21/6 vừa qua, giáo sư Peter Dutton của Đại học Hải quân Mỹ cho rằng hiện có hai cơ chế là Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) và Tuyên bố về ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC).
Ông nhấn mạnh: "UNCLOS nói rõ rằng tuyên bố về quyền tài phán của một quốc gia đối với tài nguyên phải dựa trên yếu tố địa lý của đường bờ biển. Việc Trung Quốc tuyên bố quyền tài phán trong đường chữ U, hay đường 9 khúc, mà không đề cập dù là gián tiếp đến các đặc điểm địa lý từ bờ biển hay đường cơ sở là một vi phạm căn bản luật quốc tế."
Cũng tại hội thảo này, Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain đã nêu đích danh Trung Quốc là nguyên nhân gây ra căng thẳng ở Biển Đông đồng thời khẳng định những tuyên bố chủ quyền của nước này là "không có cơ sở nào theo luật quốc tế."
Đọc thêm: Mỹ cần giúp ASEAN
Tại cuộc hội thảo quốc tế “Triển vọng hợp tác, những vấn đề hội tụ và động lực ở Biển Đông” do Trung tâm Habibie của Indonesia phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu chiến lược châu Á (CASS) của Ấn Độ tổ chức tại Jakarta mới đây, tiến sĩ Ian Storey, thuộc Viện nghiên cứu Đông Nam Á (Singapore), cho rằng những vụ việc đã và đang xảy ra cho thấy tình hình ở Biển Đông đang diễn tiến đáng quan ngại. Theo nhà nghiên cứu về an ninh hàng hải khu vực Iskander Rehman, cách hành xử của Trung Quốc “đã dẫn tới sự căng thẳng không chỉ với tàu Việt Nam mà cả các tàu của Mỹ, Nhật Bản và Philippines.”
Như thế, một cách khách quan nhất, chính Trung Quốc mới là bên khiến cho tình hình biển Đông trở nên căng thẳng, và phát biểu trên của ông Bành Quang Khiêm càng làm sai lệch bản chất của sự việc và cho thấy phía Trung Quốc luôn sẵn sàng hăm dọa dùng vũ lực với các nước láng giềng trong khu vực.
Ngược lại, trước sau như một, Việt Nam luôn khẳng định quyết tâm và lập trường của mình là thực hiện nghiêm túc các quy định của Công ước Luật Biển cũng như Tuyên bố về các ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) nhằm xây dựng khu vực Biển Đông thành khu vực hòa bình, hợp tác, hữu nghị và ổn định.
Tại Hội nghị lần thứ 21 các quốc gia thành viên Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 đã diễn ra từ ngày 13 đến 17/6, tại New York, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Đại sứ, Trưởng phái đoàn Việt Nam tại Liên hợp quốc Lê Lương Minh khẳng định việc gần đây Trung Quốc liên tục phá hoại hoạt động khảo sát bình thường do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam tiến hành trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, là những hành vi có chủ ý, được tính toán kỹ, nhằm mục đích biến các vùng biển hoàn toàn thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam thành khu vực tranh chấp, xâm phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam, vi phạm các quy định và nguyên tắc cơ bản của Công ước.
Trưởng đoàn Việt Nam cũng bác bỏ đường yêu sách 9 đoạn của Trung Quốc ở Biển Đông, khẳng định đường yêu sách này hoàn toàn không có bất cứ cơ sở pháp lý quốc tế nào, đặc biệt là theo Công ước Luật Biển.
Chia sẻ quan điểm của Việt Nam, nhiều nước ASEAN đã phát biểu nhấn mạnh cần phải tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định của Công ước Luật Biển khi tiến hành các hoạt động trên biển; đề cao sự cần thiết của việc duy trì hòa bình, ổn định và an ninh ở khu vực Biển Đông, thực hiện đầy đủ DOC và tiến tới sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).
Tại cuộc hội thảo quốc tế “Triển vọng hợp tác, những vấn đề hội tụ và động lực ở Biển Đông” do Trung tâm Habibie của Indonesia phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu chiến lược châu Á (CASS) của Ấn Độ tổ chức tại Jakarta mới đây, tiến sĩ Ian Storey, thuộc Viện nghiên cứu Đông Nam Á (Singapore), cho rằng những vụ việc đã và đang xảy ra cho thấy tình hình ở Biển Đông đang diễn tiến đáng quan ngại. Theo nhà nghiên cứu về an ninh hàng hải khu vực Iskander Rehman, cách hành xử của Trung Quốc “đã dẫn tới sự căng thẳng không chỉ với tàu Việt Nam mà cả các tàu của Mỹ, Nhật Bản và Philippines.”
Như thế, một cách khách quan nhất, chính Trung Quốc mới là bên khiến cho tình hình biển Đông trở nên căng thẳng, và phát biểu trên của ông Bành Quang Khiêm càng làm sai lệch bản chất của sự việc và cho thấy phía Trung Quốc luôn sẵn sàng hăm dọa dùng vũ lực với các nước láng giềng trong khu vực.
Ngược lại, trước sau như một, Việt Nam luôn khẳng định quyết tâm và lập trường của mình là thực hiện nghiêm túc các quy định của Công ước Luật Biển cũng như Tuyên bố về các ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) nhằm xây dựng khu vực Biển Đông thành khu vực hòa bình, hợp tác, hữu nghị và ổn định.
Tại Hội nghị lần thứ 21 các quốc gia thành viên Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 đã diễn ra từ ngày 13 đến 17/6, tại New York, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Đại sứ, Trưởng phái đoàn Việt Nam tại Liên hợp quốc Lê Lương Minh khẳng định việc gần đây Trung Quốc liên tục phá hoại hoạt động khảo sát bình thường do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam tiến hành trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, là những hành vi có chủ ý, được tính toán kỹ, nhằm mục đích biến các vùng biển hoàn toàn thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam thành khu vực tranh chấp, xâm phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam, vi phạm các quy định và nguyên tắc cơ bản của Công ước.
Trưởng đoàn Việt Nam cũng bác bỏ đường yêu sách 9 đoạn của Trung Quốc ở Biển Đông, khẳng định đường yêu sách này hoàn toàn không có bất cứ cơ sở pháp lý quốc tế nào, đặc biệt là theo Công ước Luật Biển.
Chia sẻ quan điểm của Việt Nam, nhiều nước ASEAN đã phát biểu nhấn mạnh cần phải tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định của Công ước Luật Biển khi tiến hành các hoạt động trên biển; đề cao sự cần thiết của việc duy trì hòa bình, ổn định và an ninh ở khu vực Biển Đông, thực hiện đầy đủ DOC và tiến tới sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).
(Vietnam +
)
)
No comments:
Post a Comment