ANH QUÂN
30/09/2011 08:33 (GMT+7)
Ông Đỗ Nhất Hoàng, Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài - Ảnh: Anh Quân.
“Tôi biết một số trường hợp đã biến tấu thành dự án thuộc thẩm quyền của địa phương”, Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài Đỗ Nhất Hoàng nói về “mánh” lách quyền cấp phép dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
Tại buổi họp báo giới thiệu hội nghị xúc tiến đầu tư vào khu vực Bắc Trung Bộ, ông Đỗ Nhất Hoàng đã thông tin về một số vấn đề đáng chú ý liên quan đến thu hút FDI thời gian qua.
Đã phân cấp, trách nhiệm thuộc địa phương
Thưa ông, Thủ tướng Chính phủ vừa có Chỉ thị 1617/CT-TTg về việc chấn chỉnh công tác đầu tư trực tiếp nước ngoài, trong đó có đề cập đến việc cấp giấy chứng nhận đầu tư nhiều dự án không đúng như quy hoạch, đặc biệt là các dự án sân golf, trồng rừng, sản xuất thép và khai thác khoáng sản. Vấn đề này, Cục Đầu tư nước ngoài có quan điểm như thế nào?
Việc cấp phép đến nay đã phân cấp cho ủy ban nhân dân cấp tỉnh và ban quản lý các khu công nghiệp mà các đơn vị này cấp phép trên cơ sở luật pháp. Một trong 4 tiêu chí thẩm tra trong quá trình cấp phép là phù hợp với quy hoạch. Trường hợp không đúng luật thì cơ quan cấp giấy chứng nhận đầu tư địa phương phải chịu trách nhiệm trước Chính phủ.
Còn Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng như Cục Đầu tư nước ngoài luôn luôn có quan điểm việc cấp phép phải đúng luật, đúng quy hoạch. Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa qua cũng có một số đoàn thanh tra về các địa phương. Chúng tôi sắp tới kiểm tra về thép, xi măng, năm ngoái đã kiểm tra về sân golf, hiện nay đang kiểm tra các dự án về bất động sản, sắt thép, tới đây cũng sẽ kiểm tra một số dự án về khoáng sản.
Câu chuyện này, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ chuyên sâu hơn. Tuy nhiên, tôi biết một số địa phương do quy mô mỏ lớn nên cũng có một số trường hợp đã biến tấu thành quy mô nhỏ thuộc thẩm quyền của địa phương.
Chúng tôi thấy rằng sắp tới cần phải có xử lý căn bản hơn. Hiện nay, chúng tôi cũng đã có nhiều cuộc họp với các bộ, ngành để chấn chỉnh việc này.
Cụ thể với các dự án bất động sản, khoáng sản, sắt thép…, nếu xác định sai phạm trong quá trình cấp phép sẽ xử lý như thế nào?
Chúng tôi mới đang lên kế hoạch kiểm tra những dự án sản xuất thép, xi măng. Khi chúng tôi đặt ra kế hoạch này là vì sẽ tập trung vào những dự án tiêu tốn nhiều năng lượng, để bảo đảm an ninh năng lượng.
Về bất động sản thì đang thanh tra, kiểm tra rồi. Những dự án sau khi kiểm tra nếu thấy không hiệu quả, chúng tôi sẽ đề xuất các cơ quan có thẩm quyền phải xem xét. Nếu như thấy không có khả năng triển khai thì phải rút giấy phép, hoặc xem nhà đầu tư có gì khó khăn không triển khai được thì các cơ quan sẽ phối hợp với nhau để tháo gỡ.
Cũng theo Chỉ thị của Thủ tướng, nhiều dự án được cấp phép vừa qua chưa được thẩm tra, xem xét kỹ các tiêu chí về công nghệ, môi trường, lao động… khiến dự án thiếu hiệu quả, thiếu liên kết giữa doanh nghiệp FDI và trong nước. Quan điểm của Cục?
Thực ra, nói chuyện thiếu liên kết thì cũng chưa hẳn. Bởi vì, việc đầu tư phải theo quy hoạch, theo luật pháp, và các nhà đầu tư vào đầu tư là căn cứ trên hiệu quả. Nếu như lĩnh vực nào, địa phương nào thiếu lĩnh đầu tư gì thì người ta sẽ đầu tư, hoặc nhà đầu tư sẽ đầu tư vào địa bàn nào có lợi thế cho họ…
Tôi nghĩ rằng, cái này phụ thuộc vào yếu tố thị trường, quyết định của nhà đầu tư. Tuy nhiên nhà nước cũng cần phải có những điều chỉnh để hoạt động đầu tư theo đúng quy hoạch của chúng ta.
Dự án FDI vay vốn là bình thường
Thưa ông, trong khi chúng ta khuyến khích doanh nghiệp FDI vào đầu tư để tận dụng tiềm lực vốn lớn của họ, thực tế là nhiều dự án gần đây vay vốn rất lớn ở trong nước. Vấn đề này Cục Đầu tư nước ngoài nhìn nhận như thế nào?
Việc các doanh nghiệp đăng ký đầu tư vào Việt Nam nhưng lại vay vốn từ trong nước, theo tôi là điều hoàn toàn bình thường. Bởi vì pháp luật Việt Nam cho phép doanh nghiệp quyết định các nguồn lực đầu tư, trong đó có vay vốn ngân hàng.
Thế thì, các nhà đầu tư đến ngân hàng vay vốn, nếu các ngân hàng có thể đáp ứng được thì tiến hành cho vay. Tất nhiên trong điều khó khăn hiện nay, các ngân hàng phải thực hiện quy định chung của Chính phủ về siết chặt cho vay và phải cho vay các dự án nào có hiệu quả.
Trong khi lĩnh vực bất động sản luôn được cho là sử dụng nhiều vốn nội nhưng năm nay vốn đăng ký không nhiều, khoảng 300 triệu USD, thực tế là tỷ lệ vốn giải ngân năm nay của nhà đầu tư nước ngoài trong tổng vốn giải ngân khá thấp, chỉ khoảng 6-7 tỷ USD trên tổng số 9,2 tỷ USD tính đến nay. Có điều gì cần làm rõ ở đây?
Thực ra thế này. Giải ngân nó có lộ trình trong mỗi dự án. Giải ngân của năm nay đã nằm trong kế hoạch từ các năm trước chứ không phải của dự án năm nay.
Thế thì giải ngân của nhà đầu tư nước ngoài có giảm đi, thực tế là do nhà đầu tư có khó khăn. Họ thực sự muốn đầu tư nhưng bản thân có khó khăn ở công ty mẹ. Cho nên, họ cũng có những điều chỉnh.
Có những nhà đầu tư đã xin phép giảm tiến độ dự án. Họ là tập đoàn lớn, kể cả nhà đầu tư thực sự nhưng vẫn xin giãn tiến độ. Thì nó cũng ảnh hưởng đến độ giải ngân này.
Còn tỷ lệ sử dụng vốn trong nước cao là vì pháp luật cho phép các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đầu tư và nhà đầu tư trong nước có quyền ngang nhau trong tiếp cận nguồn lực đầu tư. Nên họ có quyền tiếp cận ngân hàng và vay vốn.
Vậy trường hợp dự án FDI có vay vốn từ bên ngoài, khi vào Việt Nam đầu tư thì chuyển thành VND và chúng ta đã từng tăng được dự trữ ngại hối lớn. Nhưng nợ nước ngoài quốc gia của Việt Nam bị ảnh hưởng như thế nào? Thời gian tới chúng ta có đặt vấn đề kiểm soát nợ nước ngoài của doanh nghiệp FDI hay không?
Tôi nghĩ rằng, trong chừng mực nào đó thì có ảnh hưởng. Nhưng bản chất những khoản vay của dự án FDI ở nước ngoài là họ dùng thế chấp và tín chấp. Cho nên, mình cũng không nên quá lo lắng cho những khoản tự vay tự chịu trách nhiệm của nhà đầu tư.
Tuy nhiên, những khoản vay đó cũng có thể xảy ra sự đổ vỡ, có thể ảnh hưởng đến môi trường đầu tư nhưng Nhà nước không chịu trách nhiệm. Vấn đề ấy mình phải biết và phải có cảnh báo, nhưng mình không chịu trách nhiệm về vấn đề này.
Vốn Nhật Bản: Còn phải chờ
Cho đến thời điểm này, vốn FDI đăng ký chưa đạt được 10 tỷ USD, cách rất xa so với mục tiêu 20 tỷ USD đặt ra cho cả năm. Ông nhìn nhận như thế nào về thu hút FDI năm nay?
Nói thật là có dấu hiệu đăng ký đầu tư nước ngoài chững lại. Từ nay đến cuối năm có khả năng chưa đạt được mục tiêu. Tuy nhiên, chúng tôi tin tưởng vào chất lượng của FDI, con số đăng ký giảm nhưng con số giải ngân không giảm.
Cũng có một phần con số đăng ký của nhiều năm trước lớn như vậy là do nhiều dự án quy mô lớn nhưng không có khả năng triển khai, cứ đăng ký và đưa vào số liệu. Nhưng do vừa qua chúng ta có một loạt biện pháp siết chặt, xem xét kỹ càng hơn, chú trọng vào chất lượng nên những dự án hay những nhà đầu tư có tư tưởng vận dụng luật pháp hay quá trình xem xét chưa chặt chẽ thì đã chững lại. Những dự án ấy ít xuất hiện, nhường chỗ cho những dự án chất lượng, có thể quy mô bé thôi nhưng chất lượng, và nhường cho các nhà đầu tư có năng lực triển khai.
Hơn nữa, những năm trước có những dự án bất động sản quy mô vốn lớn, cho nên làm cho vốn đăng ký tăng lên. Nhưng trong cơ cấu đầu tư gần đây, những dự án bất động sản ít xuất hiện nên số vốn đăng ký cũng giảm đi, nhường chỗ cho những dự án ngành công nghiệp chế tạo.
Nếu nhìn cơ cấu đầu tư thì thấy rằng, ngành công nghiệp chế tạo chiếm khoảng 50%. Đó là yếu tố bền vững.
Thưa ông, khi mà Nhật Bản gần như đã phục hồi được sản xuất như trước thảm họa động đất, sóng thần xảy ra, thực tế là việc đón dòng vốn kỳ vọng vẫn chưa thấy có gì chuyển biến. Ông có nghĩ chúng ta đã chậm nhịp?
Trong hội nghị do Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Thời báo Kinh tế Nikkei tổ chức, họ có phỏng vấn đến 130 tập đoàn lớn thì 40% nói rằng muốn đầu tư vào Việt Nam. Vừa qua chúng ta đã tổ chức nhiều hội thảo và nhiều đoàn Nhật Bản đã vào Việt Nam. Nhưng để quyết định đầu tư phải có một quá trình.
Để đón làn sóng đầu tư của Nhật Bản, chúng ta đã có một loạt hoạt động chuẩn bị, cung cấp nhiều thông tin hỗ trợ cho quyết định của nhà đầu tư Nhật Bản… Nhưng, quá trình đầu tư cần nhiều thời gian.
Hiện chúng tôi đã tiếp xúc với rất nhiều nhà đầu tư Nhật Bản và họ có rất nhiều đoàn vào Việt Nam. Chúng tôi tin tưởng rằng trong thời gian tới, năm tới có thể sẽ có những thay đổi.
Bởi vì nhà đầu tư nhật khi quyết định đầu tư thì họ rất kỹ, phải chuẩn bị rất kỹ nên không thể trong thời gian ngắn có thể thay đổi ngay. Nhưng dòng đầu tư Nhật Bản thì đã nhìn thấy dấu hiệu, do người ta vào hỏi han, tìm hiểu để quyết định đầu tư rất nhiều.
Với quan điểm siết chặt như ông vừa nói. Ông có thấy sự dịch chuyển về tầm công nghệ trong các dự án đầu tư nước ngoài thời gian gần đây?
Tôi nghĩ rằng, với sự chững lại dòng vốn đầu tư hiện nay và nhà đầu tư vào đầu tư lĩnh vực công nghệ cao cũng đòi hỏi chúng ta phải chuẩn bị kỹ càng, chẳng hạn như nguồn nhân lực chất lượng cao. Chúng ta đã nhận thấy được yếu điểm đó và đang trong quá trình chuẩn bị. Tôi nghĩ trong thời gian tới chúng ta sẽ khắc phục được chuyện này.
Kế hoạch thu hút FDI năm 2011 của Cục đặt ra như thế nào?
Hiện nay, chúng tôi đang tính toán, có thể là thu hút vốn đăng ký khoảng 17 tỷ USD. Riêng vốn giải ngân thì có thể đặt ra mức từ 9-11 tỷ USD.
Tại buổi họp báo giới thiệu hội nghị xúc tiến đầu tư vào khu vực Bắc Trung Bộ, ông Đỗ Nhất Hoàng đã thông tin về một số vấn đề đáng chú ý liên quan đến thu hút FDI thời gian qua.
Đã phân cấp, trách nhiệm thuộc địa phương
Thưa ông, Thủ tướng Chính phủ vừa có Chỉ thị 1617/CT-TTg về việc chấn chỉnh công tác đầu tư trực tiếp nước ngoài, trong đó có đề cập đến việc cấp giấy chứng nhận đầu tư nhiều dự án không đúng như quy hoạch, đặc biệt là các dự án sân golf, trồng rừng, sản xuất thép và khai thác khoáng sản. Vấn đề này, Cục Đầu tư nước ngoài có quan điểm như thế nào?
Việc cấp phép đến nay đã phân cấp cho ủy ban nhân dân cấp tỉnh và ban quản lý các khu công nghiệp mà các đơn vị này cấp phép trên cơ sở luật pháp. Một trong 4 tiêu chí thẩm tra trong quá trình cấp phép là phù hợp với quy hoạch. Trường hợp không đúng luật thì cơ quan cấp giấy chứng nhận đầu tư địa phương phải chịu trách nhiệm trước Chính phủ.
Còn Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng như Cục Đầu tư nước ngoài luôn luôn có quan điểm việc cấp phép phải đúng luật, đúng quy hoạch. Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa qua cũng có một số đoàn thanh tra về các địa phương. Chúng tôi sắp tới kiểm tra về thép, xi măng, năm ngoái đã kiểm tra về sân golf, hiện nay đang kiểm tra các dự án về bất động sản, sắt thép, tới đây cũng sẽ kiểm tra một số dự án về khoáng sản.
Câu chuyện này, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ chuyên sâu hơn. Tuy nhiên, tôi biết một số địa phương do quy mô mỏ lớn nên cũng có một số trường hợp đã biến tấu thành quy mô nhỏ thuộc thẩm quyền của địa phương.
Chúng tôi thấy rằng sắp tới cần phải có xử lý căn bản hơn. Hiện nay, chúng tôi cũng đã có nhiều cuộc họp với các bộ, ngành để chấn chỉnh việc này.
Cụ thể với các dự án bất động sản, khoáng sản, sắt thép…, nếu xác định sai phạm trong quá trình cấp phép sẽ xử lý như thế nào?
Chúng tôi mới đang lên kế hoạch kiểm tra những dự án sản xuất thép, xi măng. Khi chúng tôi đặt ra kế hoạch này là vì sẽ tập trung vào những dự án tiêu tốn nhiều năng lượng, để bảo đảm an ninh năng lượng.
Về bất động sản thì đang thanh tra, kiểm tra rồi. Những dự án sau khi kiểm tra nếu thấy không hiệu quả, chúng tôi sẽ đề xuất các cơ quan có thẩm quyền phải xem xét. Nếu như thấy không có khả năng triển khai thì phải rút giấy phép, hoặc xem nhà đầu tư có gì khó khăn không triển khai được thì các cơ quan sẽ phối hợp với nhau để tháo gỡ.
Cũng theo Chỉ thị của Thủ tướng, nhiều dự án được cấp phép vừa qua chưa được thẩm tra, xem xét kỹ các tiêu chí về công nghệ, môi trường, lao động… khiến dự án thiếu hiệu quả, thiếu liên kết giữa doanh nghiệp FDI và trong nước. Quan điểm của Cục?
Thực ra, nói chuyện thiếu liên kết thì cũng chưa hẳn. Bởi vì, việc đầu tư phải theo quy hoạch, theo luật pháp, và các nhà đầu tư vào đầu tư là căn cứ trên hiệu quả. Nếu như lĩnh vực nào, địa phương nào thiếu lĩnh đầu tư gì thì người ta sẽ đầu tư, hoặc nhà đầu tư sẽ đầu tư vào địa bàn nào có lợi thế cho họ…
Tôi nghĩ rằng, cái này phụ thuộc vào yếu tố thị trường, quyết định của nhà đầu tư. Tuy nhiên nhà nước cũng cần phải có những điều chỉnh để hoạt động đầu tư theo đúng quy hoạch của chúng ta.
Dự án FDI vay vốn là bình thường
Thưa ông, trong khi chúng ta khuyến khích doanh nghiệp FDI vào đầu tư để tận dụng tiềm lực vốn lớn của họ, thực tế là nhiều dự án gần đây vay vốn rất lớn ở trong nước. Vấn đề này Cục Đầu tư nước ngoài nhìn nhận như thế nào?
Việc các doanh nghiệp đăng ký đầu tư vào Việt Nam nhưng lại vay vốn từ trong nước, theo tôi là điều hoàn toàn bình thường. Bởi vì pháp luật Việt Nam cho phép doanh nghiệp quyết định các nguồn lực đầu tư, trong đó có vay vốn ngân hàng.
Thế thì, các nhà đầu tư đến ngân hàng vay vốn, nếu các ngân hàng có thể đáp ứng được thì tiến hành cho vay. Tất nhiên trong điều khó khăn hiện nay, các ngân hàng phải thực hiện quy định chung của Chính phủ về siết chặt cho vay và phải cho vay các dự án nào có hiệu quả.
Trong khi lĩnh vực bất động sản luôn được cho là sử dụng nhiều vốn nội nhưng năm nay vốn đăng ký không nhiều, khoảng 300 triệu USD, thực tế là tỷ lệ vốn giải ngân năm nay của nhà đầu tư nước ngoài trong tổng vốn giải ngân khá thấp, chỉ khoảng 6-7 tỷ USD trên tổng số 9,2 tỷ USD tính đến nay. Có điều gì cần làm rõ ở đây?
Thực ra thế này. Giải ngân nó có lộ trình trong mỗi dự án. Giải ngân của năm nay đã nằm trong kế hoạch từ các năm trước chứ không phải của dự án năm nay.
Thế thì giải ngân của nhà đầu tư nước ngoài có giảm đi, thực tế là do nhà đầu tư có khó khăn. Họ thực sự muốn đầu tư nhưng bản thân có khó khăn ở công ty mẹ. Cho nên, họ cũng có những điều chỉnh.
Có những nhà đầu tư đã xin phép giảm tiến độ dự án. Họ là tập đoàn lớn, kể cả nhà đầu tư thực sự nhưng vẫn xin giãn tiến độ. Thì nó cũng ảnh hưởng đến độ giải ngân này.
Còn tỷ lệ sử dụng vốn trong nước cao là vì pháp luật cho phép các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đầu tư và nhà đầu tư trong nước có quyền ngang nhau trong tiếp cận nguồn lực đầu tư. Nên họ có quyền tiếp cận ngân hàng và vay vốn.
Vậy trường hợp dự án FDI có vay vốn từ bên ngoài, khi vào Việt Nam đầu tư thì chuyển thành VND và chúng ta đã từng tăng được dự trữ ngại hối lớn. Nhưng nợ nước ngoài quốc gia của Việt Nam bị ảnh hưởng như thế nào? Thời gian tới chúng ta có đặt vấn đề kiểm soát nợ nước ngoài của doanh nghiệp FDI hay không?
Tôi nghĩ rằng, trong chừng mực nào đó thì có ảnh hưởng. Nhưng bản chất những khoản vay của dự án FDI ở nước ngoài là họ dùng thế chấp và tín chấp. Cho nên, mình cũng không nên quá lo lắng cho những khoản tự vay tự chịu trách nhiệm của nhà đầu tư.
Tuy nhiên, những khoản vay đó cũng có thể xảy ra sự đổ vỡ, có thể ảnh hưởng đến môi trường đầu tư nhưng Nhà nước không chịu trách nhiệm. Vấn đề ấy mình phải biết và phải có cảnh báo, nhưng mình không chịu trách nhiệm về vấn đề này.
Vốn Nhật Bản: Còn phải chờ
Cho đến thời điểm này, vốn FDI đăng ký chưa đạt được 10 tỷ USD, cách rất xa so với mục tiêu 20 tỷ USD đặt ra cho cả năm. Ông nhìn nhận như thế nào về thu hút FDI năm nay?
Nói thật là có dấu hiệu đăng ký đầu tư nước ngoài chững lại. Từ nay đến cuối năm có khả năng chưa đạt được mục tiêu. Tuy nhiên, chúng tôi tin tưởng vào chất lượng của FDI, con số đăng ký giảm nhưng con số giải ngân không giảm.
Cũng có một phần con số đăng ký của nhiều năm trước lớn như vậy là do nhiều dự án quy mô lớn nhưng không có khả năng triển khai, cứ đăng ký và đưa vào số liệu. Nhưng do vừa qua chúng ta có một loạt biện pháp siết chặt, xem xét kỹ càng hơn, chú trọng vào chất lượng nên những dự án hay những nhà đầu tư có tư tưởng vận dụng luật pháp hay quá trình xem xét chưa chặt chẽ thì đã chững lại. Những dự án ấy ít xuất hiện, nhường chỗ cho những dự án chất lượng, có thể quy mô bé thôi nhưng chất lượng, và nhường cho các nhà đầu tư có năng lực triển khai.
Hơn nữa, những năm trước có những dự án bất động sản quy mô vốn lớn, cho nên làm cho vốn đăng ký tăng lên. Nhưng trong cơ cấu đầu tư gần đây, những dự án bất động sản ít xuất hiện nên số vốn đăng ký cũng giảm đi, nhường chỗ cho những dự án ngành công nghiệp chế tạo.
Nếu nhìn cơ cấu đầu tư thì thấy rằng, ngành công nghiệp chế tạo chiếm khoảng 50%. Đó là yếu tố bền vững.
Thưa ông, khi mà Nhật Bản gần như đã phục hồi được sản xuất như trước thảm họa động đất, sóng thần xảy ra, thực tế là việc đón dòng vốn kỳ vọng vẫn chưa thấy có gì chuyển biến. Ông có nghĩ chúng ta đã chậm nhịp?
Trong hội nghị do Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Thời báo Kinh tế Nikkei tổ chức, họ có phỏng vấn đến 130 tập đoàn lớn thì 40% nói rằng muốn đầu tư vào Việt Nam. Vừa qua chúng ta đã tổ chức nhiều hội thảo và nhiều đoàn Nhật Bản đã vào Việt Nam. Nhưng để quyết định đầu tư phải có một quá trình.
Để đón làn sóng đầu tư của Nhật Bản, chúng ta đã có một loạt hoạt động chuẩn bị, cung cấp nhiều thông tin hỗ trợ cho quyết định của nhà đầu tư Nhật Bản… Nhưng, quá trình đầu tư cần nhiều thời gian.
Hiện chúng tôi đã tiếp xúc với rất nhiều nhà đầu tư Nhật Bản và họ có rất nhiều đoàn vào Việt Nam. Chúng tôi tin tưởng rằng trong thời gian tới, năm tới có thể sẽ có những thay đổi.
Bởi vì nhà đầu tư nhật khi quyết định đầu tư thì họ rất kỹ, phải chuẩn bị rất kỹ nên không thể trong thời gian ngắn có thể thay đổi ngay. Nhưng dòng đầu tư Nhật Bản thì đã nhìn thấy dấu hiệu, do người ta vào hỏi han, tìm hiểu để quyết định đầu tư rất nhiều.
Với quan điểm siết chặt như ông vừa nói. Ông có thấy sự dịch chuyển về tầm công nghệ trong các dự án đầu tư nước ngoài thời gian gần đây?
Tôi nghĩ rằng, với sự chững lại dòng vốn đầu tư hiện nay và nhà đầu tư vào đầu tư lĩnh vực công nghệ cao cũng đòi hỏi chúng ta phải chuẩn bị kỹ càng, chẳng hạn như nguồn nhân lực chất lượng cao. Chúng ta đã nhận thấy được yếu điểm đó và đang trong quá trình chuẩn bị. Tôi nghĩ trong thời gian tới chúng ta sẽ khắc phục được chuyện này.
Kế hoạch thu hút FDI năm 2011 của Cục đặt ra như thế nào?
Hiện nay, chúng tôi đang tính toán, có thể là thu hút vốn đăng ký khoảng 17 tỷ USD. Riêng vốn giải ngân thì có thể đặt ra mức từ 9-11 tỷ USD.
CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN:
(Các ý kiến bạn đọc được đăng tải không nhất thiết phản ánh quan điểm của Tòa soạn. VnEconomy có thể biên tập lại ý kiến của bạn nếu cần thiết)
- Phan Bảo Lâm20:44 (GMT+7) - Chủ Nhật, 2/10/2011Doanh nghiệp FDI được phép vay vốn trong nước? Vay như thế thì họ đâu còn là FDI nữa. Họ vay tiền ngân hàng trong nước nhưng thực chất nguồn vay ấy là từ nước ngoài, ngân hàng trong nước chỉ chịu trách nhiệm về lưu chuyển vốn. Chớ FDI mà vay vốn trong nước để đầu tư thì có khác gì tôi giúp anh bằng cách... mượn sức của anh, rút cục là mình làm cho họ hưởng à?
- LeLan10:09 (GMT+7) - Thứ Bảy, 1/10/2011"Dự án FDI vay vốn là bình thường". Nên nghiên cứu nhiều nữa vào. Ở các nước không dễ dãi như câu nói này của bác Cục này đâu.