ANH MINH
14/11/2011 16:19 (GMT+7)
Thời gian gần đây đã xuất hiện tình trạng một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vay vốn của các tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam nhưng hoạt động không hiệu quả.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa có Công văn số 7055/BKHĐT-ĐTNN, yêu cầu các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài báo cáo tình hình vay vốn tại các tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam.
Theo công văn này, thời gian gần đây đã xuất hiện tình trạng một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vay vốn của các tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam nhưng hoạt động không hiệu quả, phải ngừng hoạt động.
Thậm chí, có trường hợp nhà đầu tư nước ngoài đã bỏ trốn đã gây ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng, cũng như môi trường đầu tư tại Việt Nam.
Trong bối cảnh Chính phủ đang chỉ đạo quyết liệt thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 và Chỉ thị số 1617/CT-TTg về việc tăng cường thực hiện và chấn chỉnh công tác quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài, một trong những giải pháp được đề ra là nâng cao hiệu quả công tác quản lý dòng vốn đầu tư nước ngoài từ các doanh nghiệp, bao gồm việc chuyển vốn vào Việt Nam, vay, trả nợ nước ngoài, vay các tổ chức tín dụng trong nước.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các đơn vị chức năng như sở kế hoạch và đầu tư, ban quản lý các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu công nghệ cao và các đầu mối tham mưu cấp, quản lý giấy chứng nhận đầu tư trực tiếp tiến hành rà soát, kiểm tra tình hình hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có vay vốn của ngân hàng thương mại trong nước.
Đối với các trường hợp vi phạm pháp luật hoặc không có khả năng triển khai, cần thông báo ngay cho ngân hàng thương mại có biện pháp thu hồi các khoản cho vay.
Bộ cũng yêu cầu các tỉnh, thành phố có văn bản yêu cầu các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn báo cáo tình hình vay vốn từ các tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam, bao gồm cả vốn vay từ các tổ chức tín dụng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.
Từ kết quả rà soát, các tỉnh, thành phố phải tổng hợp tình hình vay vốn của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tại các tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam và gửi về Bộ Kế hoạch và Đầu tư để phối hợp với các bộ ngành liên quan rà soát, kiểm tra và báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Một thống kê gần đây cho hay chỉ tính riêng các nhà đầu tư từ Đài Loan và Hàn Quốc, đã có hơn 200 dự án bị phá sản, giải thể do gặp khó khăn về tài chính. Một số doanh nghiệp có dấu hiệu lừa đảo bằng thủ đoạn xin cấp giấy chứng nhận đầu tư để vay vốn sau đó rút về nước, không thực hiện dự án nhằm chiếm đoạt vốn vay.
Đáng chú ý là có hơn 20 dự án của nhà đầu tư Hàn Quốc và Đài Loan tại 12 địa phương còn nợ đọng ngân hàng không có khả năng trả nợ với số tiền gần 80 triệu USD, trong đó một nhà đầu tư ở Hải Dương hiện nợ ngân hàng thương mại trong nước 50 triệu USD.
Theo công văn này, thời gian gần đây đã xuất hiện tình trạng một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vay vốn của các tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam nhưng hoạt động không hiệu quả, phải ngừng hoạt động.
Thậm chí, có trường hợp nhà đầu tư nước ngoài đã bỏ trốn đã gây ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng, cũng như môi trường đầu tư tại Việt Nam.
Trong bối cảnh Chính phủ đang chỉ đạo quyết liệt thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 và Chỉ thị số 1617/CT-TTg về việc tăng cường thực hiện và chấn chỉnh công tác quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài, một trong những giải pháp được đề ra là nâng cao hiệu quả công tác quản lý dòng vốn đầu tư nước ngoài từ các doanh nghiệp, bao gồm việc chuyển vốn vào Việt Nam, vay, trả nợ nước ngoài, vay các tổ chức tín dụng trong nước.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các đơn vị chức năng như sở kế hoạch và đầu tư, ban quản lý các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu công nghệ cao và các đầu mối tham mưu cấp, quản lý giấy chứng nhận đầu tư trực tiếp tiến hành rà soát, kiểm tra tình hình hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có vay vốn của ngân hàng thương mại trong nước.
Đối với các trường hợp vi phạm pháp luật hoặc không có khả năng triển khai, cần thông báo ngay cho ngân hàng thương mại có biện pháp thu hồi các khoản cho vay.
Bộ cũng yêu cầu các tỉnh, thành phố có văn bản yêu cầu các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn báo cáo tình hình vay vốn từ các tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam, bao gồm cả vốn vay từ các tổ chức tín dụng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.
Từ kết quả rà soát, các tỉnh, thành phố phải tổng hợp tình hình vay vốn của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tại các tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam và gửi về Bộ Kế hoạch và Đầu tư để phối hợp với các bộ ngành liên quan rà soát, kiểm tra và báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Một thống kê gần đây cho hay chỉ tính riêng các nhà đầu tư từ Đài Loan và Hàn Quốc, đã có hơn 200 dự án bị phá sản, giải thể do gặp khó khăn về tài chính. Một số doanh nghiệp có dấu hiệu lừa đảo bằng thủ đoạn xin cấp giấy chứng nhận đầu tư để vay vốn sau đó rút về nước, không thực hiện dự án nhằm chiếm đoạt vốn vay.
Đáng chú ý là có hơn 20 dự án của nhà đầu tư Hàn Quốc và Đài Loan tại 12 địa phương còn nợ đọng ngân hàng không có khả năng trả nợ với số tiền gần 80 triệu USD, trong đó một nhà đầu tư ở Hải Dương hiện nợ ngân hàng thương mại trong nước 50 triệu USD.
CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN:
(Các ý kiến bạn đọc được đăng tải không nhất thiết phản ánh quan điểm của Tòa soạn. VnEconomy có thể biên tập lại ý kiến của bạn nếu cần thiết)
- An Bình09:23 (GMT+7) - Thứ Ba, 15/11/2011Bản thân cụm từ đầu tư nước ngoài đã nói lên vốn phải từ nước ngoài rót vào nền kinh tế. Nếu đầu tư nước ngoài sử dụng vốn của dân Việt nam thì hóa ra treo đầu dê bán thịt chó à.
- VVT18:49 (GMT+7) - Thứ Hai, 14/11/2011Nội dung này rất kịp thời trong công tác quản lý cần làm.