ANH QUÂN
15/11/2011 14:22 (GMT+7)
Với quy định mới, sẽ có rất nhiều dự án bị “treo” lại trong những năm tới.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh lấy ví dụ trường hợp một cây cầu ở Tuyên Quang để dẫn chứng cho quyết tâm lần này của Chính phủ, trong việc cắt giảm đầu tư công.
Ông kể, tỉnh Tuyên Quang có cây cầu, Chính phủ đồng ý ghi vào kế hoạch 2011-2015, yêu cầu địa phương bố trí vốn trước, làm trước, tổng vốn đầu tư khoảng 400 tỷ đồng. Bây giờ đã làm gần xong, nhưng theo như quy định mới, thế này là “bị gạt ra”.
Đưa ra ví dụ trên, Bộ trưởng Vinh nhấn mạnh, Chính phủ sẽ rất cương quyết cắt giảm đầu tư công, kể cả với những dự án đã “lỡ” đưa vào kế hoạch.
Hội thảo hướng dẫn thực hiện Chỉ thị 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước và trái phiếu Chính phủ được Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức sáng 15/11. Tại đây, Vụ trưởng Vụ Tổng hợp Kinh tế quốc dân (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) Bùi Hà cho biết, tới đây quyết định đầu tư của địa phương sẽ chỉ có giá trị, khi đã xác định rõ nguồn vốn thực hiện dự án và khả năng cân đối nguồn vốn ở từng cấp ngân sách.
Để thực hiện giám sát vấn đề này, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư, phối hợp với Bộ Tài chính thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn đối với các dự án triển khai mới (bao gồm cả dự án đã có quyết định đầu tư nhưng chưa triển khai) và dự án đang triển khai nhưng có điều chỉnh tổng mức đầu tư, quy mô dự án.
Tóm lại là dự án có phần vốn từ ngân sách Trung ương thì sẽ phải được thẩm định. Và, không có thẩm định, không có ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính thì dự án sẽ không được giải ngân vốn ngân sách và trái phiếu Chính phủ, ông Vinh nói rõ thêm.
Rõ ràng ở tầm quản lý nhà nước, các vấn đề về giám sát hay điều tiết bội chi ngân sách, nợ công, cân đối lại tiết kiệm - đầu tư… sẽ dễ dàng hơn với quy định đặt ra từ Chỉ thị 1792 của Thủ tướng Chính phủ.
Nhưng giải quyết các tồn tại mới là chuyện “đau đầu”.
Các vấn đề về xử lý dự án bị đình hoãn theo hướng bán, góp vốn, chuyển sang hình thức khác… cũng được đề cập như phần xử lý hệ quả từ chủ trương mới. Nhưng, không thể loại trừ có những trường hợp “đau đớn”, nếu không thu hồi được vốn từ các dự án đình hoãn mà có thể sẽ rất lâu nữa mới được ngó lại.
Hội thảo diễn ra trong một bối cảnh khá gấp gáp. Ngày 25/10 là thời điểm có hiệu lực của văn bản, những mốc thời gian hạn định để cho địa phương báo cáo lên về danh mục dự án có sử dụng vốn ngân sách nhà nước, trái phiếu Chính phủ (không bao gồm chương trình mục tiêu quốc gia) được chốt ở thời hạn 20/11, tức là chỉ còn vài ngày đối với nguồn vốn ngân sách nhà nước, và trái phiếu Chính phủ là 31/1/2012.
Phía ý kiến các địa phương cho rằng, với các dự án “chót” ra quyết định đầu từ trong khoảng thời gian trước khi các tỉnh nhận được văn bản, có nơi là đầu tháng này, nên có cơ chế thoáng hơn để tránh việc “hồi tố” với những quy định khác đi về quản lý, giám sát đầu tư được nêu tại Chỉ thị.
Nhưng Bộ trưởng Vinh thẳng thắn, sẽ không có ngoại lệ. Thậm chí, với những dự án mà địa phương thông qua trước đó. Ông cho biết, nếu đã có quyết định đầu tư từ trước 25/10 mà chưa triển khai thì dự án vẫn có thể nằm trong phạm vi điều chỉnh của văn bản lần này.
“Sẽ không có cách làm nào khác”, Bộ trưởng nhấn mạnh tính bức thiết của vấn đề trong bối cảnh hiện nay, mặc dù đồng tình rằng địa phương sẽ là đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi quy định mới, khó tránh khỏi những bức xúc.
“Có mấy lý do mà chắc các đồng chí ở đây rất thấm thía”, ông nói trước hàng trăm đại biểu đến từ các địa phương, các bộ, ngành, tập đoàn, tổng công ty tại buổi hướng dẫn mà mức độ cấp thiết và tính quan trọng của nó khiến vị bộ trưởng như ông phải trực tiếp trình bày và giải thích cặn kẽ.
Ông nói thẳng, việc phân cấp về quyết định đầu tư thời gian qua, trong điều kiện các địa phương đều có nhu cầu phát triển hạ tầng rất lớn, khiến cho rất nhiều dự án được trình lên Chính phủ. Ở điều kiện ấy, danh mục dự án, tổng mức đầu tư đã không xét đến khả năng cân đối vốn của Trung ương.
“Có quá nhiều tỉnh phụ thuộc vào vốn từ Trung ương”, ông Vinh nói. “Vấn đề là Trung ương không đáp ứng nổi vốn theo nhu cầu của địa phương, cho nên dự án nhóm C trước là thời gian triển khai không quá 2 năm, nay lên thành 3 năm; nhóm B từ 4 năm lên 5 năm”.
Vị bộ trưởng này cũng cho biết, tình trạng dàn trải trong đầu tư như thời gian qua đã dẫn đến hiện tượng có những công trình kéo dài hàng chục năm. Ông lấy ví dụ về một con đường từ nhiệm kỳ Chính phủ của Thủ tướng Phan Văn Khải, có tổng mức đầu tư khoảng 1.000 tỷ đồng, nay mới triển khai được vài phần trăm.
Cho nên, hệ quả là nhu cầu đầu tư từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ trong 4 năm tới ở mức trên 500 nghìn tỷ đồng, trong khi Quốc hội chỉ cho phép mỗi năm phát hành 45 nghìn tỷ đồng, lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng với quy định mới sẽ có rất nhiều dự án bị “treo” lại trong những năm tới.
Hay ở nhiều địa phương, chủ trương đầu tư phát đi từ tháng 3, đến tháng 7 đã có dự án. Chuyện chuẩn bị hồ sơ không cụ thể, quá sơ sài đã dẫn đến nhiều thay đổi sau này, cả về thiết kế lẫn quy mô dự án. Ông so sánh với quá trình chuẩn bị đầu tư kéo dài đến hai năm của các dự án ODA để cho rằng, công tác chuẩn bị đầu tư thời gian tới chắc chắn cũng sẽ phải thay đổi.
Các giải pháp để xử lý cắt khúc trong phân bổ vốn đầu tư từ ngân sách và trái phiếu Chính phủ, tăng cường huy động vốn từ các thành phần kinh tế… cũng được tính đến trong chiến lược dài hạn, theo hướng sẽ có kế hoạch nguồn vốn ngân sách và trái phiếu Chính phủ từ 3-5 năm, tạo thế chủ động cho địa phương, hạn chế đầu tư giàn trải.
Nhưng, “hôm qua, một đồng chí vụ trưởng của Bộ có dẫn chứng cho tôi một nghị quyết của Quốc hội vào năm 2004, cách đây 7 năm cũng đã có những nội dung như thế này, tất nhiên không có quy định ai sẽ là người thẩm định, ai là người rà soát… Để nói rằng, nghị quyết là như vậy, nhưng từ 2004 đến nay, tình hình còn tệ hơn khi chưa có nghị quyết”, ông Vinh nói.
Ông kể, tỉnh Tuyên Quang có cây cầu, Chính phủ đồng ý ghi vào kế hoạch 2011-2015, yêu cầu địa phương bố trí vốn trước, làm trước, tổng vốn đầu tư khoảng 400 tỷ đồng. Bây giờ đã làm gần xong, nhưng theo như quy định mới, thế này là “bị gạt ra”.
Đưa ra ví dụ trên, Bộ trưởng Vinh nhấn mạnh, Chính phủ sẽ rất cương quyết cắt giảm đầu tư công, kể cả với những dự án đã “lỡ” đưa vào kế hoạch.
Hội thảo hướng dẫn thực hiện Chỉ thị 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước và trái phiếu Chính phủ được Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức sáng 15/11. Tại đây, Vụ trưởng Vụ Tổng hợp Kinh tế quốc dân (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) Bùi Hà cho biết, tới đây quyết định đầu tư của địa phương sẽ chỉ có giá trị, khi đã xác định rõ nguồn vốn thực hiện dự án và khả năng cân đối nguồn vốn ở từng cấp ngân sách.
Để thực hiện giám sát vấn đề này, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư, phối hợp với Bộ Tài chính thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn đối với các dự án triển khai mới (bao gồm cả dự án đã có quyết định đầu tư nhưng chưa triển khai) và dự án đang triển khai nhưng có điều chỉnh tổng mức đầu tư, quy mô dự án.
Tóm lại là dự án có phần vốn từ ngân sách Trung ương thì sẽ phải được thẩm định. Và, không có thẩm định, không có ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính thì dự án sẽ không được giải ngân vốn ngân sách và trái phiếu Chính phủ, ông Vinh nói rõ thêm.
Rõ ràng ở tầm quản lý nhà nước, các vấn đề về giám sát hay điều tiết bội chi ngân sách, nợ công, cân đối lại tiết kiệm - đầu tư… sẽ dễ dàng hơn với quy định đặt ra từ Chỉ thị 1792 của Thủ tướng Chính phủ.
Nhưng giải quyết các tồn tại mới là chuyện “đau đầu”.
Các vấn đề về xử lý dự án bị đình hoãn theo hướng bán, góp vốn, chuyển sang hình thức khác… cũng được đề cập như phần xử lý hệ quả từ chủ trương mới. Nhưng, không thể loại trừ có những trường hợp “đau đớn”, nếu không thu hồi được vốn từ các dự án đình hoãn mà có thể sẽ rất lâu nữa mới được ngó lại.
Hội thảo diễn ra trong một bối cảnh khá gấp gáp. Ngày 25/10 là thời điểm có hiệu lực của văn bản, những mốc thời gian hạn định để cho địa phương báo cáo lên về danh mục dự án có sử dụng vốn ngân sách nhà nước, trái phiếu Chính phủ (không bao gồm chương trình mục tiêu quốc gia) được chốt ở thời hạn 20/11, tức là chỉ còn vài ngày đối với nguồn vốn ngân sách nhà nước, và trái phiếu Chính phủ là 31/1/2012.
Phía ý kiến các địa phương cho rằng, với các dự án “chót” ra quyết định đầu từ trong khoảng thời gian trước khi các tỉnh nhận được văn bản, có nơi là đầu tháng này, nên có cơ chế thoáng hơn để tránh việc “hồi tố” với những quy định khác đi về quản lý, giám sát đầu tư được nêu tại Chỉ thị.
Nhưng Bộ trưởng Vinh thẳng thắn, sẽ không có ngoại lệ. Thậm chí, với những dự án mà địa phương thông qua trước đó. Ông cho biết, nếu đã có quyết định đầu tư từ trước 25/10 mà chưa triển khai thì dự án vẫn có thể nằm trong phạm vi điều chỉnh của văn bản lần này.
“Sẽ không có cách làm nào khác”, Bộ trưởng nhấn mạnh tính bức thiết của vấn đề trong bối cảnh hiện nay, mặc dù đồng tình rằng địa phương sẽ là đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi quy định mới, khó tránh khỏi những bức xúc.
“Có mấy lý do mà chắc các đồng chí ở đây rất thấm thía”, ông nói trước hàng trăm đại biểu đến từ các địa phương, các bộ, ngành, tập đoàn, tổng công ty tại buổi hướng dẫn mà mức độ cấp thiết và tính quan trọng của nó khiến vị bộ trưởng như ông phải trực tiếp trình bày và giải thích cặn kẽ.
Ông nói thẳng, việc phân cấp về quyết định đầu tư thời gian qua, trong điều kiện các địa phương đều có nhu cầu phát triển hạ tầng rất lớn, khiến cho rất nhiều dự án được trình lên Chính phủ. Ở điều kiện ấy, danh mục dự án, tổng mức đầu tư đã không xét đến khả năng cân đối vốn của Trung ương.
“Có quá nhiều tỉnh phụ thuộc vào vốn từ Trung ương”, ông Vinh nói. “Vấn đề là Trung ương không đáp ứng nổi vốn theo nhu cầu của địa phương, cho nên dự án nhóm C trước là thời gian triển khai không quá 2 năm, nay lên thành 3 năm; nhóm B từ 4 năm lên 5 năm”.
Vị bộ trưởng này cũng cho biết, tình trạng dàn trải trong đầu tư như thời gian qua đã dẫn đến hiện tượng có những công trình kéo dài hàng chục năm. Ông lấy ví dụ về một con đường từ nhiệm kỳ Chính phủ của Thủ tướng Phan Văn Khải, có tổng mức đầu tư khoảng 1.000 tỷ đồng, nay mới triển khai được vài phần trăm.
Cho nên, hệ quả là nhu cầu đầu tư từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ trong 4 năm tới ở mức trên 500 nghìn tỷ đồng, trong khi Quốc hội chỉ cho phép mỗi năm phát hành 45 nghìn tỷ đồng, lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng với quy định mới sẽ có rất nhiều dự án bị “treo” lại trong những năm tới.
Hay ở nhiều địa phương, chủ trương đầu tư phát đi từ tháng 3, đến tháng 7 đã có dự án. Chuyện chuẩn bị hồ sơ không cụ thể, quá sơ sài đã dẫn đến nhiều thay đổi sau này, cả về thiết kế lẫn quy mô dự án. Ông so sánh với quá trình chuẩn bị đầu tư kéo dài đến hai năm của các dự án ODA để cho rằng, công tác chuẩn bị đầu tư thời gian tới chắc chắn cũng sẽ phải thay đổi.
Các giải pháp để xử lý cắt khúc trong phân bổ vốn đầu tư từ ngân sách và trái phiếu Chính phủ, tăng cường huy động vốn từ các thành phần kinh tế… cũng được tính đến trong chiến lược dài hạn, theo hướng sẽ có kế hoạch nguồn vốn ngân sách và trái phiếu Chính phủ từ 3-5 năm, tạo thế chủ động cho địa phương, hạn chế đầu tư giàn trải.
Nhưng, “hôm qua, một đồng chí vụ trưởng của Bộ có dẫn chứng cho tôi một nghị quyết của Quốc hội vào năm 2004, cách đây 7 năm cũng đã có những nội dung như thế này, tất nhiên không có quy định ai sẽ là người thẩm định, ai là người rà soát… Để nói rằng, nghị quyết là như vậy, nhưng từ 2004 đến nay, tình hình còn tệ hơn khi chưa có nghị quyết”, ông Vinh nói.
No comments:
Post a Comment