NGUYÊN HÀ
20/11/2011 22:31 (GMT+7)
Lĩnh vực ngân hàng tỏ ra vượt trội trong việc thu hút vốn đầu tư ngoài ngành kinh doanh chính của doanh nghiệp nhà nước.
Đến cuối năm 2010, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước đầu tư 3.576 tỷ đồng vào chứng khoán, 2.236 tỷ đồng vào lĩnh vực bảo hiểm, 5.379 tỷ đồng vào bất động sản, vào quỹ đầu tư 495 tỷ đồng; riêng lĩnh vực ngân hàng vượt trội với 10.128 tỷ đồng.
Đây là những con số tại báo cáo của Bộ Tài chính vừa được Văn phòng Quốc hội tập hợp gửi đến các vị đại biểu Quốc hội chiều 20/11.
Bên cạnh con số đến cuối năm 2010, số liệu từ 2006 - 2009 về đầu tư ngoài ngành kinh doanh chính cũng được nêu tại báo cáo.
Theo đó, các con số lần lượt các năm đầu tư vào lĩnh vực chứng khoán là 707 tỷ đồng, 1.328 tỷ đồng, 1.697 tỷ đồng và 986 tỷ đồng.
Đầu tư vào lĩnh vực bảo hiểm từ 2006 - 2009 là 758 tỷ đồng, 2.655 tỷ đồng, 3.007 tỷ đồng và 1.578 tỷ đồng.
Với quỹ đầu tư, các con số đầu tư lần lượt là 600 tỷ đồng, 1.050 tỷ đồng, 1.424 tỷ đồng và 694 tỷ đồng.
Và lớn hơn cả vẫn là các con số đầu tư vào lĩnh vực ngân hàng với 3.838 tỷ đồng của năm 2006, năm 2007 đã là 7.977 tỷ đồng, 11.427 tỷ đồng là con số của 2008 và 2009 là 8.734 tỷ đồng.
Tại báo cáo, Bộ Tài chính cho biết các tập đoàn, tổng công ty nhà nước đã cơ cấu để giảm dần tỷ lệ vốn góp vào các lĩnh vực nêu trên. Tuy nhiên việc thoái vốn ở những lĩnh vực này chưa hoàn thành được mục tiêu đề ra của Chính phủ. Nguyên nhân là do kinh tế thế giới và trong nước suy giảm.
Báo cáo cho biết, Bộ Tài chính sẽ trình Chính phủ ban hành nghị định của Chính phủ về đầu tư vốn nhà nước làm chủ sở hữu vào cuối năm 2011. Theo đó quy định rõ quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc quản lý, sử dụng vốn, tài sản của doanh nghiệp, việc huy động vốn, đầu tư vốn ra ngoài doanh nghiệp, việc phân phối thu nhập…
Trong thời gian qua, hiệu quả hoạt động, trong đó có đầu tư trái ngành của tập đoàn, tổng công ty nhà nước luôn là vấn đề được đặt ra tại nhiều kỳ họp Quốc hội.
Ở báo cáo gửi đến Quốc hội vào cuối năm 2010, Chính phủ cho biết số tiền tham gia góp vốn vào ngân hàng thương mại cổ phần, công ty chứng khoán, bảo hiểm, bất động sản… khá lớn, song không hiệu quả trong ngắn hạn. Và đặc biệt là “chưa thực sự hợp lý khi nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh chính còn hạn chế”.
Báo cáo trước Quốc hội về các giải pháp tái cơ cấu nền kinh tế tại phiên khai mạc kỳ họp thứ hai, Thủ tướng Chính phủ cũng nêu rõ quyết tâm nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước. Các tập đoàn, tổng công ty nhà nước chỉ tập trung vào những ngành nghề kinh doanh chính. Kiên quyết thực hiện thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước không cần chi phối và thoái vốn đã đầu tư vào các hoạt động ngoài ngành kinh doanh chính và có phương án sắp xếp, kiện toàn các doanh nghiệp thua lỗ.
Cũng liên quan đến hiệu quả hoạt động của khối doanh nghiệp này, tập hợp kiến nghị của nhiều chuyên gia kinh tế từ một hội thảo về kinh tế vĩ mô được Ủy ban Kinh tế gửi đến các đại biểu Quốc hội cũng đã đưa ra thông điệp mạnh mẽ về tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước.
Đó là, với nguồn lực đang ngày càng trở nên hạn hẹp và đắt đỏ, các doanh nghiệp nhà nước chỉ được phép tập trung vào ngành nghề kinh doanh chính, không phân tán nguồn lực đầu tư ngoài ngành, nhất các lĩnh vực tài chính, bảo hiểm, bất động sản, chứng khoán vốn chứa đựng nhiều rủi ro.
Trong năm 2012, cần xây dựng kế hoạch thoái vốn và tiến tới chấm dứt kinh doanh các ngành nghề ngoài ngành nghề kinh doanh chính tại các tập đoàn và tổng công ty lớn của nhà nước, bản kiến nghị nêu rõ.
Đây là những con số tại báo cáo của Bộ Tài chính vừa được Văn phòng Quốc hội tập hợp gửi đến các vị đại biểu Quốc hội chiều 20/11.
Bên cạnh con số đến cuối năm 2010, số liệu từ 2006 - 2009 về đầu tư ngoài ngành kinh doanh chính cũng được nêu tại báo cáo.
Theo đó, các con số lần lượt các năm đầu tư vào lĩnh vực chứng khoán là 707 tỷ đồng, 1.328 tỷ đồng, 1.697 tỷ đồng và 986 tỷ đồng.
Đầu tư vào lĩnh vực bảo hiểm từ 2006 - 2009 là 758 tỷ đồng, 2.655 tỷ đồng, 3.007 tỷ đồng và 1.578 tỷ đồng.
Với quỹ đầu tư, các con số đầu tư lần lượt là 600 tỷ đồng, 1.050 tỷ đồng, 1.424 tỷ đồng và 694 tỷ đồng.
Và lớn hơn cả vẫn là các con số đầu tư vào lĩnh vực ngân hàng với 3.838 tỷ đồng của năm 2006, năm 2007 đã là 7.977 tỷ đồng, 11.427 tỷ đồng là con số của 2008 và 2009 là 8.734 tỷ đồng.
Tại báo cáo, Bộ Tài chính cho biết các tập đoàn, tổng công ty nhà nước đã cơ cấu để giảm dần tỷ lệ vốn góp vào các lĩnh vực nêu trên. Tuy nhiên việc thoái vốn ở những lĩnh vực này chưa hoàn thành được mục tiêu đề ra của Chính phủ. Nguyên nhân là do kinh tế thế giới và trong nước suy giảm.
Báo cáo cho biết, Bộ Tài chính sẽ trình Chính phủ ban hành nghị định của Chính phủ về đầu tư vốn nhà nước làm chủ sở hữu vào cuối năm 2011. Theo đó quy định rõ quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc quản lý, sử dụng vốn, tài sản của doanh nghiệp, việc huy động vốn, đầu tư vốn ra ngoài doanh nghiệp, việc phân phối thu nhập…
Trong thời gian qua, hiệu quả hoạt động, trong đó có đầu tư trái ngành của tập đoàn, tổng công ty nhà nước luôn là vấn đề được đặt ra tại nhiều kỳ họp Quốc hội.
Ở báo cáo gửi đến Quốc hội vào cuối năm 2010, Chính phủ cho biết số tiền tham gia góp vốn vào ngân hàng thương mại cổ phần, công ty chứng khoán, bảo hiểm, bất động sản… khá lớn, song không hiệu quả trong ngắn hạn. Và đặc biệt là “chưa thực sự hợp lý khi nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh chính còn hạn chế”.
Báo cáo trước Quốc hội về các giải pháp tái cơ cấu nền kinh tế tại phiên khai mạc kỳ họp thứ hai, Thủ tướng Chính phủ cũng nêu rõ quyết tâm nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước. Các tập đoàn, tổng công ty nhà nước chỉ tập trung vào những ngành nghề kinh doanh chính. Kiên quyết thực hiện thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước không cần chi phối và thoái vốn đã đầu tư vào các hoạt động ngoài ngành kinh doanh chính và có phương án sắp xếp, kiện toàn các doanh nghiệp thua lỗ.
Cũng liên quan đến hiệu quả hoạt động của khối doanh nghiệp này, tập hợp kiến nghị của nhiều chuyên gia kinh tế từ một hội thảo về kinh tế vĩ mô được Ủy ban Kinh tế gửi đến các đại biểu Quốc hội cũng đã đưa ra thông điệp mạnh mẽ về tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước.
Đó là, với nguồn lực đang ngày càng trở nên hạn hẹp và đắt đỏ, các doanh nghiệp nhà nước chỉ được phép tập trung vào ngành nghề kinh doanh chính, không phân tán nguồn lực đầu tư ngoài ngành, nhất các lĩnh vực tài chính, bảo hiểm, bất động sản, chứng khoán vốn chứa đựng nhiều rủi ro.
Trong năm 2012, cần xây dựng kế hoạch thoái vốn và tiến tới chấm dứt kinh doanh các ngành nghề ngoài ngành nghề kinh doanh chính tại các tập đoàn và tổng công ty lớn của nhà nước, bản kiến nghị nêu rõ.
No comments:
Post a Comment