15/03/2012
http://www.vietnamplus.vn/Home/Bieu-do-lam-phat-se-khong-di-len-cho-den-thang-11/20123/130841.vnplus
Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet).
Bộ phận phân tích vĩ mô của Ngân hàng HSBC ngày 15/3 đưa ra báo cáo về triển vọng thị trường Việt Nam số 3/2012, trong đó HSBC cho rằng biểu đồ lạm phát sẽ không đi lên cho đến tháng 11/2012.
Lạm phát sẽ giảm dần
Theo báo cáo, lạm phát vẫn tiếp tục là mối lo ngại của các nước châu Á vào cuối năm nay, tuy nhiên tình hình tại Việt Nam gần như đang diễn biến theo một chiều hướng khác. Sau đợt tăng nhanh năm ngoái, áp lực giá cả đang dần hạ nhiệt trong bối cảnh nhu cầu giảm dần và tăng trưởng tín dụng xuống thấp. Lạm phát cơ bản đã hạ nhiệt so với đỉnh điểm 15,2% vào tháng 8/2011 (chỉ số so sánh theo năm) xuống còn 12,7% vào tháng 2. Lạm phát toàn phần và lạm phát cơ bản đều đã giảm xuống cộng với sự ổn định của đồng nội tệ chính là điều kiện thuận lợi cho Ngân hàng Nhà nước cắt giảm lãi suất thêm 1%.
Dựa trên phân tích về chính sách tiền tệ tại Việt Nam của ngân hàng HSBC, việc hạ lãi suất không phải là điều ngạc nhiên. Ngân hàng Nhà nước thực thi chính sách tiền tệ chủ yếu thông qua hai cách, đó là theo dõi tỷ lệ lạm phát cơ bản để xác định lãi suất cơ bản; sử dụng các biện pháp hành chính như một công cụ cơ bản nhắm đến lạm phát.
HSBC nhận định, về cơ bản, nhu cầu vay vốn thấp do việc thắt chặt tiền tệ trước đây cũng sẽ làm giảm áp lực lạm phát. Lãi suất qua đêm đã ở mức thấp so với hiện tượng tăng đột ngột vào thời điểm Tết Nguyên đán. "Chúng tôi hy vọng chiều hướng này sẽ tiếp tục cho đến hết năm. Điều này chứng tỏ mặc dù Ngân hàng Nhà nước đã nỗ lực bơm thêm tiền vào nền kinh tế thông qua kênh mua lại nhưng nhu cầu vay vẫn còn thấp, do đó sẽ không tác động đáng kể đến thanh khoản trong hệ thống tài chính. Thêm vào đó kể từ sau dịp Tết Nguyên đán mức tiêu dùng trên thị trường cũng nguội dần," báo cáo cho biết.
HSBC lạc quan cho biết, trong sáu tháng tới, lạm phát cao năm ngoái với tốc độ tăng trung bình mỗi tháng 2% (có sự điều chỉnh yếu tố mùa vụ) từ tháng 3 đến tháng 5/2011 sẽ giúp kiềm chế lạm phát năm nay xuống. Biểu đồ lạm phát sẽ không đi lên cho đến tháng 11/2012 khi chỉ số lạm phát theo năm dự kiến sẽ có chiều hướng đi lên. Tuy nhiên nếu nhu cầu vay vốn vẫn thấp, đồng nội tệ vẫn ổn định và không có cú sốc nguồn cung đáng kể nào thì lạm phát mục tiêu toàn phần có thể sẽ giảm trước tháng 11.
"Trong giai đoạn này, chúng tôi cho rằng riêng hiệu ứng về lạm phát cao năm ngoái sẽ có tác động làm giảm mạnh chỉ số lạm phát năm nay. Sau đó, những yếu tố khác như giá điện và giá xăng dầu tăng cũng như những thay đổi đột biến về nhu cầu và tiền tệ sẽ có ảnh hưởng đến lạm phát," báo cáo của HSBC nhận định.
Quan ngại tăng trưởng tín dụng thấp
Trong khi có những nhìn nhận lạc quan về việc kiểm soát lạm phát ở Việt Nam, HSBC lại có những quan ngại về vấn đề tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng.
HSBC cho rằng, tăng trưởng tín dụng ở Việt Nam chính là một thước đo quan trọng về các điều kiện thanh khoản. Nhìn vào thực tế cho thấy tín dụng đã tăng 10,9% trong năm 2011, so với 27,7% năm 2010. "Chính phủ đặt trần tăng trưởng tín dụng ở mức 20% năm 2011 trong khi con số trên cho thấy nhu cầu tín dụng năm 2011 còn thấp và tăng trưởng thật sự vẫn dưới mức trần quy định," báo cáo này nhấn mạnh.
Theo HSBC, mặc dù Ngân hàng Nhà nước đã chia tăng trưởng thành 4 nhóm (được áp ở mức 17%, 15%, 8% và 0%) tùy từng ngân hàng nhưng "room" tăng trưởng tín dụng trong cho vay đầu tư và kinh doanh chứng khoán, bất động sản cũng như các khoản vay tiêu dùng vẫn bị giới hạn ở mức 16%. Chính vì vậy, HSBC cho rằng các tổ chức tín dụng khó mà vượt qua mức quy định tăng trưởng này trong điều kiện nhu cầu trên thị trường hiện rất thấp.
Cũng theo nhận định của HSBC, việc hạ lãi suất chỉ có ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế nếu lãi suất có thể kích cầu. Lãi suất trên thị trường mở OMO cũng đã giảm từ 14% xuống 13%, lãi suất tái cấp vốn giảm từ 15% xuống 14%, trần lãi suất huy động cũng được hạ từ 14% xuống còn 13%. Cả hai động thái giảm lãi suất này đều nằm trong kế hoạch của Ngân hàng Nhà nước nhằm phản hồi trước những than phiền của người tiêu dùng về lãi suất cao trong thời gian qua.
“Lãi suất qua đêm vẫn còn thấp đáng kể so với lãi suất trên thị trường mở OMO và được tiên đoán sẽ duy trì ở mức này cho đến hết năm thì việc giảm lãi suất khó có thể thay đổi nhu cầu trong nước. Do đó, chúng tôi vẫn giữ quan điểm rằng lạm phát sẽ còn tiếp tục giảm trong năm nay, ” HSBC dự báo.
Tuy nhiên, theo HSBC, điều này không có nghĩa Việt Nam sẽ không phải chiến đấu với lạm phát bởi lạm phát cao trong năm qua đã tạo ra nhiều bế tắc trong cơ cấu nền kinh tế vẫn cần được xử lý. Về mặt ngắn hạn, nhu cầu thấp, tăng trưởng tín dụng kém và mức khởi điểm về giá thuận lợi sẽ giúp duy trì mức giá cả ổn định hơn trong năm nay.
"Tuy bức tranh tiền đồng Việt Nam đã được cải thiện trong vài tháng gần đây, nhưng chúng tôi vẫn hơi e ngại. Vẫn còn khá nhiều rủi ro ở những mặt còn yếu hiện nay. Tuy nhiên, nếu sự cải thiện trong cán cân thương mại và lãi suất thực có thể bền vững hơn, thì đồng Việt Nam sẽ hấp dẫn hơn. Chúng tôi vẫn dự báo một sự trượt giá nữa, nhưng tỷ giá USD/VND sẽ ổn định ở mức 21.500 trong trung hạn," HSBC nhận định./.
Lạm phát sẽ giảm dần
Theo báo cáo, lạm phát vẫn tiếp tục là mối lo ngại của các nước châu Á vào cuối năm nay, tuy nhiên tình hình tại Việt Nam gần như đang diễn biến theo một chiều hướng khác. Sau đợt tăng nhanh năm ngoái, áp lực giá cả đang dần hạ nhiệt trong bối cảnh nhu cầu giảm dần và tăng trưởng tín dụng xuống thấp. Lạm phát cơ bản đã hạ nhiệt so với đỉnh điểm 15,2% vào tháng 8/2011 (chỉ số so sánh theo năm) xuống còn 12,7% vào tháng 2. Lạm phát toàn phần và lạm phát cơ bản đều đã giảm xuống cộng với sự ổn định của đồng nội tệ chính là điều kiện thuận lợi cho Ngân hàng Nhà nước cắt giảm lãi suất thêm 1%.
Dựa trên phân tích về chính sách tiền tệ tại Việt Nam của ngân hàng HSBC, việc hạ lãi suất không phải là điều ngạc nhiên. Ngân hàng Nhà nước thực thi chính sách tiền tệ chủ yếu thông qua hai cách, đó là theo dõi tỷ lệ lạm phát cơ bản để xác định lãi suất cơ bản; sử dụng các biện pháp hành chính như một công cụ cơ bản nhắm đến lạm phát.
HSBC nhận định, về cơ bản, nhu cầu vay vốn thấp do việc thắt chặt tiền tệ trước đây cũng sẽ làm giảm áp lực lạm phát. Lãi suất qua đêm đã ở mức thấp so với hiện tượng tăng đột ngột vào thời điểm Tết Nguyên đán. "Chúng tôi hy vọng chiều hướng này sẽ tiếp tục cho đến hết năm. Điều này chứng tỏ mặc dù Ngân hàng Nhà nước đã nỗ lực bơm thêm tiền vào nền kinh tế thông qua kênh mua lại nhưng nhu cầu vay vẫn còn thấp, do đó sẽ không tác động đáng kể đến thanh khoản trong hệ thống tài chính. Thêm vào đó kể từ sau dịp Tết Nguyên đán mức tiêu dùng trên thị trường cũng nguội dần," báo cáo cho biết.
HSBC lạc quan cho biết, trong sáu tháng tới, lạm phát cao năm ngoái với tốc độ tăng trung bình mỗi tháng 2% (có sự điều chỉnh yếu tố mùa vụ) từ tháng 3 đến tháng 5/2011 sẽ giúp kiềm chế lạm phát năm nay xuống. Biểu đồ lạm phát sẽ không đi lên cho đến tháng 11/2012 khi chỉ số lạm phát theo năm dự kiến sẽ có chiều hướng đi lên. Tuy nhiên nếu nhu cầu vay vốn vẫn thấp, đồng nội tệ vẫn ổn định và không có cú sốc nguồn cung đáng kể nào thì lạm phát mục tiêu toàn phần có thể sẽ giảm trước tháng 11.
"Trong giai đoạn này, chúng tôi cho rằng riêng hiệu ứng về lạm phát cao năm ngoái sẽ có tác động làm giảm mạnh chỉ số lạm phát năm nay. Sau đó, những yếu tố khác như giá điện và giá xăng dầu tăng cũng như những thay đổi đột biến về nhu cầu và tiền tệ sẽ có ảnh hưởng đến lạm phát," báo cáo của HSBC nhận định.
Quan ngại tăng trưởng tín dụng thấp
Trong khi có những nhìn nhận lạc quan về việc kiểm soát lạm phát ở Việt Nam, HSBC lại có những quan ngại về vấn đề tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng.
HSBC cho rằng, tăng trưởng tín dụng ở Việt Nam chính là một thước đo quan trọng về các điều kiện thanh khoản. Nhìn vào thực tế cho thấy tín dụng đã tăng 10,9% trong năm 2011, so với 27,7% năm 2010. "Chính phủ đặt trần tăng trưởng tín dụng ở mức 20% năm 2011 trong khi con số trên cho thấy nhu cầu tín dụng năm 2011 còn thấp và tăng trưởng thật sự vẫn dưới mức trần quy định," báo cáo này nhấn mạnh.
Theo HSBC, mặc dù Ngân hàng Nhà nước đã chia tăng trưởng thành 4 nhóm (được áp ở mức 17%, 15%, 8% và 0%) tùy từng ngân hàng nhưng "room" tăng trưởng tín dụng trong cho vay đầu tư và kinh doanh chứng khoán, bất động sản cũng như các khoản vay tiêu dùng vẫn bị giới hạn ở mức 16%. Chính vì vậy, HSBC cho rằng các tổ chức tín dụng khó mà vượt qua mức quy định tăng trưởng này trong điều kiện nhu cầu trên thị trường hiện rất thấp.
Cũng theo nhận định của HSBC, việc hạ lãi suất chỉ có ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế nếu lãi suất có thể kích cầu. Lãi suất trên thị trường mở OMO cũng đã giảm từ 14% xuống 13%, lãi suất tái cấp vốn giảm từ 15% xuống 14%, trần lãi suất huy động cũng được hạ từ 14% xuống còn 13%. Cả hai động thái giảm lãi suất này đều nằm trong kế hoạch của Ngân hàng Nhà nước nhằm phản hồi trước những than phiền của người tiêu dùng về lãi suất cao trong thời gian qua.
“Lãi suất qua đêm vẫn còn thấp đáng kể so với lãi suất trên thị trường mở OMO và được tiên đoán sẽ duy trì ở mức này cho đến hết năm thì việc giảm lãi suất khó có thể thay đổi nhu cầu trong nước. Do đó, chúng tôi vẫn giữ quan điểm rằng lạm phát sẽ còn tiếp tục giảm trong năm nay, ” HSBC dự báo.
Tuy nhiên, theo HSBC, điều này không có nghĩa Việt Nam sẽ không phải chiến đấu với lạm phát bởi lạm phát cao trong năm qua đã tạo ra nhiều bế tắc trong cơ cấu nền kinh tế vẫn cần được xử lý. Về mặt ngắn hạn, nhu cầu thấp, tăng trưởng tín dụng kém và mức khởi điểm về giá thuận lợi sẽ giúp duy trì mức giá cả ổn định hơn trong năm nay.
"Tuy bức tranh tiền đồng Việt Nam đã được cải thiện trong vài tháng gần đây, nhưng chúng tôi vẫn hơi e ngại. Vẫn còn khá nhiều rủi ro ở những mặt còn yếu hiện nay. Tuy nhiên, nếu sự cải thiện trong cán cân thương mại và lãi suất thực có thể bền vững hơn, thì đồng Việt Nam sẽ hấp dẫn hơn. Chúng tôi vẫn dự báo một sự trượt giá nữa, nhưng tỷ giá USD/VND sẽ ổn định ở mức 21.500 trong trung hạn," HSBC nhận định./.
Minh Thúy (Vietnam+)
No comments:
Post a Comment