30/03/2012
Diễn đàn than vấn tình hình thực hiện công ước CEDAW tại Việt Nam. (Ảnh: Hồng Kiều/Vietnam+) |
Sáng nay 30/3, Liên Hiệp Quốc tại Việt Nam và Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã tổ chức diễn đàn tham vấn tình hình thực hiện Công ước về xóa bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW) tại Việt Nam.
Tại diễn đàn, Thạc sỹ Nguyễn Thanh Sơn, Chánh văn phòng thường trực về nhân quyền của Chính phủ cho biết: Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ về đảm bảo các quyền của phụ nữ. Tỷ lệ nữ là đại biểu Quốc hội đạt 25,76% (nhiệm kỳ 2007-2011), đứng thứ 4 ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Tỷ lệ nữ giới trong độ tuổi lao động có việc làm là 83%, 68,7% cán bộ công chức và 30% chủ doanh nghiệp là nữ.
Theo Ngân hàng thế giới và Ngân hàng Phát triển châu Á, Việt Nam là một trong những nước dẫn đầu thế giới về tỷ lệ phụ nữ tham gia các hoạt động kinh tế, là một trong những nước tiến bộ hàng đầu về bình đẳng giới và là quốc gia đạt được sự thay đổi nhanh chóng nhất về xóa bỏ khoảng cách giới trong 20 năm qua ở khu vực Đông Á.
Tại diễn đàn, Thạc sỹ Nguyễn Thanh Sơn, Chánh văn phòng thường trực về nhân quyền của Chính phủ cho biết: Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ về đảm bảo các quyền của phụ nữ. Tỷ lệ nữ là đại biểu Quốc hội đạt 25,76% (nhiệm kỳ 2007-2011), đứng thứ 4 ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Tỷ lệ nữ giới trong độ tuổi lao động có việc làm là 83%, 68,7% cán bộ công chức và 30% chủ doanh nghiệp là nữ.
Theo Ngân hàng thế giới và Ngân hàng Phát triển châu Á, Việt Nam là một trong những nước dẫn đầu thế giới về tỷ lệ phụ nữ tham gia các hoạt động kinh tế, là một trong những nước tiến bộ hàng đầu về bình đẳng giới và là quốc gia đạt được sự thay đổi nhanh chóng nhất về xóa bỏ khoảng cách giới trong 20 năm qua ở khu vực Đông Á.
Tại diễn đàn, bên cạnh việc đánh giá cao những thành quả Việt Nam đã đạt được, bà Pratibha Mehta, điều phối viên thường trú của Liên Hợp Quốc tại Việt Nam cũng nhận định Việt Nam vẫn còn nhiều tồn tại, thách thức như tình trạng bạo lực gia đình, tỷ lệ chênh lệch giới tính khi sinh cao và có xu hướng tăng lên, phụ nữ được trả lương thấp hơn nam giới...
Cũng theo bà Pratibha Mehta, sự tham gia của phụ nữ vào các vị trí ra quyết định và trong các tổ chức công thấp hơn so với mục tiêu của Chính phủ và những khuyến nghị của Ủy ban CEDAW. Đặc biệt, đại diện của phụ nữ nghiêng vào các khu vực thành thị và vào dân tộc Kinh.
"Do đó, vẫn cần phải có nhiều nỗ lực hơn nữa thúc đẩy bình đẳng giới, triển khai hiệu quả các chính sách và pháp luật hiện tại.” Bà Pratibha Mehta nói.
Chương trình CEDAW sẽ tiếp tục là trọng tâm trong Kế hoạch chung 2012-2016 đã được ký kết ngày 27/3/2012 giữa Liên Hợp Quốc và Chính phủ Việt Nam. Trong vòng 5 năm tới, chương trình CEDAW sẽ tập trung vào nâng cao năng lực của các tổ chức Chính phủ, các cơ quan có chức trách giải quyết vấn đề bình đẳng giới và của các tổ chức xã hội dân sự./.
CEDAW là một Hiệp ước quốc tế về quyền con người. Công ước này đã được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua vào ngày 18/12/1979.
Tính đến nay, 187 quốc gia đã phê duyệt CEDAW, điều này cho thấy sự thống nhất toàn cầu và sự cam kết của các quốc gia trong việc áp dụng những biện pháp cụ thể để đạt được công bằng giới và xóa bỏ sự phân biệt ở mọi hình thức.
Việt Nam đã phê chuẩn công ước CEDAW vào năm 1980 và chính thức có hiệu lực từ năm 1982. Từ đó đến nay, chính phủ Việt Nam đã nhiều lần báo cáo tình hình thực hiện công ước CEDAW với Ủy ban CEDAW. Tháng 10/2012, Việt Nam sẽ trình báo cáo tình hình thực hiện công ước CEDAW lần 7, 8 lên Ủy ban CEDAW./. |
Hồng Kiều (Vietnnam+)
No comments:
Post a Comment