Tìm sự trợ giúp của bên thứ ba để đối chọi Trung Quốc là phương cách duy nhất cho các nước dính líu vào vụ tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông. Đó là nhận định của một nhà nghiên cứu về chiến lược chính trị Trung Quốc, tại trường Đại học Hải chiến (Naval War College), Rhodes Island, Hoa Kỳ. Tiến sĩ Toshi Yoshihara, đã viết nhiều bài về chiến lược biển của Trung Quốc, nói với BBC Việt ngữ hôm 23/07/08 rằng đe dọa mới nhất của Trung Quốc với công ty dầu khí Exxon Mobil tiêu biểu cho cách hành xử của Bắc Kinh quanh vấn đề Biển Đông. Toshi Yoshihara: Tôi không ngạc nhiên. Năm 2002, Trung Quốc và ASEAN ký Quy tắc Hành xử chung về Biển Nam Trung Hoa, theo đó các bên tạm thời để yên các bất đồng và sẽ giải quyết chung một cách hòa bình. Bề ngoài thì có vẻ Trung Quốc ngả sang hướng giải quyết hòa bình, nhưng theo tôi, Trung Quốc chỉ “câu giờ" trong khi vẫn hiện đại hóa quân đội và tăng cường thế mạnh của họ. Vì thế tôi không ngạc nhiên khi Trung Quốc không cho các công ty nước ngoài khảo sát dầu tại đây. Trung Quốc sẽ tiếp tục tuyên bố chủ quyền của họ như đã làm, bắt đầu là vụ chiếm Hoàng Sa năm 1974, chiếm thêm một phần Trường Sa từ Việt Nam năm 1988, lấy thêm bãi đá San hô của Philippines năm 1995. BBC:Cả ASEAN và Trung Quốc đều nói về nhu cầu hợp tác để giải quyết mâu thuẫn. Nhưng theo ông, khả năng hợp tác khả thi đến đâu? Có một vài vấn đề dĩ nhiên họ có thể hợp tác, thứ nhất là đảm bảo không để bất kỳ va chạm nào biến thành xung đột. Thứ hai, họ có thể kiềm chế không tự ý đào tìm dầu mà không có sự đồng ý của các nước còn lại. Những chuyện như vậy có thể được giữ trong khuôn khổ của Quy tắc Hành xử chung. Nhưng vấn đề căn bản không thể giải quyết, đó là các đòi hỏi chủ quyền lãnh thổ. Bắc Kinh xem toàn bộ Biển Nam Trung Hoa thuộc về lãnh hải Trung Quốc. Dĩ nhiên đó là đi ngược lại luật pháp quốc tế. Nhưng Trung Quốc cứ khăng khăng như thế, có nghĩa là cuộc tranh chấp không có lối ra. BBC:Và các nước trong ASEAN chắc chắn không đủ sức để thách thức Trung Quốc. Đúng vậy. ASEAN ở trong tình thế bấp bênh, cả về kinh tế, quân sự, ngoại giao, và ngay cả nếu họ tập hợp lại, cũng không đủ sức phản công Trung Quốc. Vì thế ASEAN đã lách bằng cách phát triển quan hệ gần gũi không chỉ với Trung Quốc, mà cả với Mỹ. Đây là chuyện rất tế nhị vì ASEAN không muốn bị buộc phải lựa chọn, hoặc là Trung Quốc hoặc là Mỹ.
BBC:Có những người ở Việt Nam chê trách chính phủ đã không dám lớn tiếng với Trung Quốc. Lại cũng có ý kiến cho rằng Hà Nội chẳng thể làm gì hơn vì Trung Quốc quá mạnh. Theo ông, chiến lược của một nước nhỏ nên là thế nào trong vấn đề này? Tôi nghĩ nếu các nước nhỏ có khả năng chống lại Trung Quốc, chắc chắn họ sẽ làm, hoặc bằng động thái ngoại giao cứng hơn hoặc phô trương sức mạnh quân sự. Việt Nam, Philippines, Brunei, là những nước không đủ lực lượng để chứng tỏ quyết tâm trước Trung Quốc. Cách duy nhất là dựa vào bên thứ ba. Bên thứ ba nổi bật nhất, chắc chắn, là Hoa Kỳ, Nhật Bản hoặc phần nào đó là Ấn Độ. Điều mà ta có thể chứng kiến trong tương lai là sự liên kết địa chính trị kiểu mới, tức là Đông Nam Á lặng lẽ tìm tới bên thứ ba để phòng vệ lại Trung Quốc, mà không công khai nói rằng Trung Quốc là nguồn gốc gây ra bất ổn. Đây là chuyện rất thú vị. Liệu Mỹ, Nhật, Ấn Độ, Úc sẽ đóng vai trò gì, để không chỉ nhằm trấn an Đông Nam Á mà còn gián tiếp nói với Trung Quốc rằng phía thứ ba sẽ phản kích lại hành vi gây hấn của Trung Quốc. BBC:Cho tới nay, sự quan tâm của Mỹ với vấn đề Biển Đông vẫn chỉ là làm sao tàu bè đi lại tự do. Theo ông, Washington liệu đến một lúc nào đó sẽ phải can dự sâu hơn? Quả thực hiện nay quan tâm của Mỹ chỉ dừng lại ở mức như quý vị nói. Nhưng có một góc độ chiến lược liên quan tới Mỹ. Trung Quốc ngày càng phụ thuộc vào nguồn năng lượng từ Trung Đông và châu Phi. Ông Hồ Cẩm Đào nhiều lần nhắc tới “sự khó xử Malacca”, tức là nguồn năng lượng của Trung Quốc có thể bị cản trở vì tai nạn, nhưng cũng có thể vì thế lực bên ngoài khóa chốt eo biển Malacca.
Quan tâm chiến lược của Trung Quốc đối với Biển Nam Trung Hoa liên quan tới an ninh năng lượng. Và đó là nơi mà Mỹ có tiềm năng trở thành vấn đề cho Trung Quốc. Nhiều nhà chiến lược Trung Quốc tin rằng nếu khủng hoảng xảy ra, ví dụ vì Đài Loan, Mỹ sẽ tăng sức ép bằng sự đe dọa phong tỏa eo biển Malacca. Thực ra liệu chuyện này có khả thi về quân sự hay không, là một câu hỏi rất lớn. Nhưng tôi muốn nhấn mạnh rằng có nhiều người ở Trung Quốc rất nghi ngờ Mỹ vì vấn đề này. BBC:Theo đánh giá của ông, kịch bản khả thi nhất tại Biển Đông trong vài năm tới là gì? Quy tắc Hành xử chung đem lại cơ chế ngăn ngừa xảy ra xung đột lớn. Mặt khác, do các bên không nhượng bộ xung quanh đòi hỏi chủ quyền, nên bế tắc vẫn sẽ tồn tại trong tương lai gần. |
Friday, July 25, 2008
24/07 Tìm giải pháp về Biển Đông
Labels:
ASEAN-China,
BBC,
China Hegemony,
China Power,
China View,
conflicts,
interview,
Vietnam-China
Thursday, July 24, 2008
23/07 Đằng sau lời đe dọa của Trung Quốc
Báo điện tử Asia Times vừa có bài của tác giả Peter Navarro nói về bất đồng mới nhất xung quanh chuyện thăm dò dầu khí ở khu vực biển Đông. Chúng tôi xin giới thiệu cùng quý vị: Trong một bất đồng nữa liên quan tới quyền khai thác dầu ở khu vực Nam Hải (mà Việt Nam gọi là Biển Đông), Trung Quốc đã bắn súng cảnh báo tập đoàn ExxonMobil. Bắc Kinh tức giận vì Exxon muốn hợp tác với PetroVietnam để thăm dò dầu khí trong vùng biển quanh các quần đảo Spratlys và Paracels (Trường Sa và Hoàng Sa) còn tranh chấp. TQ đã cảnh báo Exxon phải rút khỏi dự án, mà Bắc Kinh mô tả là vi phạm chủ quyền của TQ. Cuộc tranh cãi mới nhất này mang lại nhiều nguy cơ, nhưng cũng có nhiều điều cần tìm hiểu thêm về chính sách biển của TQ. Theo Cơ quan Thông tin Năng lượng của Hoa Kỳ, khu vực Nam Hải (biển Đông) có trữ lượng dầu chắc chắn khoảng bảy tỷ thùng; và khảo sát địa chất của Mỹ cho hay có thể có khoảng 20 tỷ thùng nữa. Về phần mình, TQ đánh giá một cách lạc quan rằng trữ lượng phải lên tới 200 tỷ thùng. Có nghĩa là TQ có thể khai thác hai triệu thùng mỗi ngày, tương đương 25% mức tiêu thụ, ước tính khoảng 8 triệu/ngày. Phần lớn trữ lượng chưa được khai thác đó được tin là nằm ở khu vực các quần đảo đang tranh chấp. Đối đầu? Các đảo Hoàng Sa nằm xa TQ, VN và Philippines một khoảng cách tương đương nhau; và ba nước TQ, VN và Đài Loan cùng tuyên bố chủ quyền với quần đảo này. Tuy nhiên , TQ là nước gần như thống lĩnh tại khu vực Hoàng Sa. Năm 1974, TQ đã lợi dụng tình hình chiến sự giữa hai miền Nam Bắc VN để đánh chiếm Hoàng Sa, lúc đó đang do quân đội miền Nam VN nắm giữ.
Các đảo Trường Sa thì hiện đang được TQ, VN, Brunei, Malaysia, Philippines và Đài Loan cùng tuyên bố chủ quyền. Tại đây các đảo lớn nhỏ cũng có trữ lượng dầu tuy chưa xác định nhưng được tin là rất lớn. Với giá trị cao như vậy, không ngạc nhiên rằng TQ và VN đã nhiều lần đụng độ vũ trang xung quanh quần đảo này. Năm 1988, đã có một trận hải chiến mà sau đó TQ chiếm thêm sáu đảo và rặng san hô nữa. Năm 1994, tàu chiến của VN đã hộ tống thuyền thăm dò của TQ khỏi khu vực tranh chấp. Vụ Exxon xảy ra sau một nỗ lực thành công khác của TQ trong việc đẩy một công ty dầu khí nước ngoài khác khỏi quần đảo Trường Sa. Năm ngoái, đe dọa tương tự của TQ đã khiến tập đoàn BP phải ngừng dự án hợp ytác khai thác khí trị giá hai tỷ đôla với VN. Hành động mới của TQ sẽ chỉ làm tăng căng thẳng giữa hai nước vốn có hai quân đội thuộc loại lớn. Quân đội TQ lớn nhất thế giới, còn quân đội VN lớn nhất Đông Nam Á. Trong khi quan hệ kinh tế giữa TQ và VN gần đây đã phát triển tốt đẹp, các tiền đề lịch sử và chính trị giữa hai bên vẫn là thù hằn và thiếu tin tưởng. Chưa có bên nào quên đi một 'cuộc chiến VN' khác xảy ra năm 1979. TQ đã xâm lược VN với xe tăng và khoảng 90.000 quân lính để trả thù hành động thân Nga của VN tại Campuchia. Chỉ trong mười ngày, từ 40.000 tới hơn 100.000 lính TQ và VN tử trận, theo các thống kê khác nhau. Con số này có thể còn nhiều hơn số lính Mỹ chết trong cuộc chiến hơn mười năm ở VN (52.000). Vị thế địa chính trị Và chúng ta không chỉ nói về quy mô quân đội. TQ đã xây dựng một loạt căn cứ quân sự tại Nam Hải và TQ cũng là quốc gia duy nhất tìm cách phát triển cơ sở hải quân nước sâu để đối trọng Hoa Kỳ. Mục tiêu chính là để bảo vệ eo biển Malacca trong trường hợp xung đột và Hoa Kỳ cấm vận dầu lửa/ Eo biển nhỏ hẹp này nối Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương và thường xuyên bị coi là điểm xung đột hàng hải.
Nó mang giá trị chiến lược cao vì đa phần dầu thô mà TQ nhập khẩu cho cỗ máy kinh tế của mình phải qua con đường này. Bắc Kinh lâu nay đã sợ rằng Mỹ sẽ chặn đường lưu thông qua Malacca nếu quan hệ hai bên xấu đi thí dụ về vấn đề Đài Loan hay một vấn đề nào khác. Các căn cứ ở Nam Hải và tiềm lực hải quân ngày càng mạnh của TQ cũng mang một nghị trình chiến lược khác chứ không chỉ để bảo vệ con đường hàng hải quan trọng nói trên. Chúng tạo ra một sự 'khoanh vùng' của TQ bao quanh các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa giàu năng lượng. Chi tiết này đã không qua được mắt VN cũng như Hoa Kỳ, khi dân biểu Dana Rohrabacher từ năm 1998 đã nhắc tới nó. Tất nhiên bi kịch hiện nay là việc TQ hà sách, đe dọa, đang làm chậm trễ thêm quá trình khai thác nguồn tài nguyên dầu khí mà cả khu vực cần trong bối cảnh thị trường năng lượng ngày càng thu hẹp. Một sự hợp tác để khai thác các trữ lượng này sẽ tăng lợi ích cho tất cả các quốc gia đang tranh chấp, đồng thời giảm áp lực lên thị trường dầu lửa quốc tế. Peter Navarro là giáo sư về kinh doanh tại Đại học California-Irvine, bình luận cho kênh CNBC và là tác giả cuốn The Coming China Wars (FT Press). |
Labels:
ASEAN-China,
Asia Times,
Backinh,
BBC,
Biển Đông,
China Hegemony,
China Power,
China World,
Exxon Mobil,
PetroVietnam,
Vietnam-China
23/07 ‘Cần đoàn kết’ trong chuyện Biển Đông
Một nhà nghiên cứu châu Âu nói với BBC rằng các nước Đông Nam Á cần biết hợp tác để đưa ra quan điểm chung trước Trung Quốc trong vụ tranh chấp tại Biển Đông. Tuần qua, Trung Quốc công khai tỏ ý không hài lòng khi công ty Mỹ Exxon Mobil muốn hợp tác với PetroVietnam để thăm dò dầu khí trong vùng biển quanh các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa còn tranh chấp. Tiến sĩ Albrecht Rothacher, hiện làm ở Phái bộ Ủy hội châu Âu tại Vienna, từng viết bài “Territorial sovereignty in the South China Sea” (Chủ quyền lãnh thổ ở Biển Nam Trung Hoa) trên tạp chí Asia Europe Journal năm 2007. Trả lời BBC ngày 23/07, ông nói cảnh báo công khai của Trung Quốc với Exxon đã làm ông ngạc nhiên. Albrecht Rothacher: Thật ngạc nhiên vì người ta nghĩ rằng trước Thế vận hội, Trung Quốc sẽ rất “hiền lành” và không khơi ra các tranh chấp lãnh thổ. Họ cũng có vẻ đã đồng ý nguyên tắc khảo sát biển Nam Trung Hoa trong hòa bình. Nhưng bây giờ họ đã hâm nóng nhiệt độ. Trung Quốc chưa bao giờ có nhượng bộ trong các đòi hỏi chủ quyền lãnh thổ, dù là với Nga, Ấn Độ hay Việt Nam. Lần này chỉ là nhắc lại những tuyên bố chủ quyền trước đây. Tôi chỉ ngạc nhiên về chuyện thời gian, tại sao lại là bây giờ mà không phải sau Olympic. BBC:Khi đánh giá toàn bộ tranh chấp ở Biển Đông, ông thấy có giải pháp trọn vẹn không? Trung Quốc chưa bao giờ đưa ra được bằng chứng vững chắc về chủ quyền. Họ bảo từ thời xa xưa đã có người Trung Quốc ở đó, họ trưng ra một số vật dụng mà ngư dân bỏ lại trên một số đảo. Nhưng dĩ nhiên các ngư dân có thể bỏ lại bất kỳ thứ gì, trong các chuyến đi biển, trên những hòn đảo không người ở và điều đó không chứng tỏ được chủ quyền. Nên rất khó chứng thực đòi hỏi của Trung Quốc, kéo dài 2000 cây số từ đảo Hải Nam về phía nam, tiến tới cả vùng biển của Indonesia. Theo tiêu chuẩn quốc tế, đòi hỏi như thế là quá đáng. Về giải pháp, dĩ nhiên có thể thương lượng, nhưng Trung Quốc không bao giờ chịu thương thượng. Thành ra giải pháp đành là cứ để yên các tuyên bố chủ quyền như hiện tại, lên án mọi phương thức bạo lực và đồng ý cùng khảo sát và chia sẻ tài nguyên với nhau, đồng ý cùng bảo vệ môi trường tại đây. BBC:Liên hiệp châu Âu và Hoa Kỳ có sự quan tâm thế nào đến vấn đề Biển Đông? Cho tới nay, họ chủ yếu quan tâm tới tự do đi lại cho các tàu trên biển. Nhưng nay dính đến quyền lợi của Mỹ, vì vụ ExxonMobil. Vì thế, Mỹ cũng có quyền lợi để muốn xung đột được giải quyết yên bình, có thể có một hình thức phân xử nào đó của quốc tế. BBC:Liệu có thể xảy ra việc Hoa Kỳ gây sức ép nào đó với Trung Quốc?
Vẫn còn quá sớm để nói. Đây chưa phải là một cuộc xung đột rõ rệt. Phản ứng của Trung Quốc, so với những gì mà ta đã biết về họ, vẫn còn là khá nhẹ nhàng. BBC:Ở góc độ cá nhân, ông có cho rằng Trung Quốc đang kéo dài thời gian. Một khi họ trở nên thực sự mạnh hơn, những đòi hỏi chủ quyền lãnh thổ cũng sẽ mạnh mẽ hơn? Chắc chắn rồi. Chiến lược của họ lâu nay là thế, dù là với Đài Loan hay các tranh chấp khác. BBC:Vậy theo ông, các nước nhỏ như Việt Nam hay Philippines làm gì để đối phó? Họ có thể hợp tác, trước tiên giải quyết các tranh chấp song phương với nhau. Cho tới nay, tất cả các bên, Việt Nam, Malaysia, Brunei, Philippines, cùng tranh với nhau. Nên nếu các bên có một quan điểm chung, có thể chia phần công bằng cho nhau, trong đó có cả phần cho Trung Quốc, thì rất có ích. Điều đó mở đường cho một sự trung gian của quốc tế, có thể là của Liên Hiệp Quốc. Trung Quốc thì muốn chia nhỏ từng bên ra, đe dọa từng nước riêng rẽ. |
Labels:
ASEAN-China,
BBC,
China Hegemony,
China Power,
China View,
China World,
conflicts,
Exxon Mobil,
interview,
PetroVietnam,
Philippines,
Vietnam-China
Wednesday, July 23, 2008
22/07 Trung Quốc xác nhận đã ép Exxon
Trung Quốc vừa xác nhận rằng nước này đã gây áp lực đòi tập đoàn dầu lửa ExxonMobil của Hoa Kỳ phải rút khỏi dự án với Việt Nam vì coi đây là hành động vi phạm chủ quyền của Trung Quốc. Trong chuyến thăm của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng, PetroVietnam và ExxonMobil đã ký thỏa thuận khung về hợp tác. Một thông cáo mới ra của Exxon nói hai bên đã cùng làm việc trong nhiều năm nay 'để xác định các dự án có tiềm năng và hiện đang cùng đánh giá sơ bộ về kỹ thuật và kinh doanh một số vị trí ở ngoài khơi'. Trong cuộc họp báo định kỳ hôm thứ Ba, 22/7, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lưu Kiến Siêu tuyên bố: "Lập trường của Trung Quốc về vấn đề Nam Hải rất rõ ràng và kiên định. Chúng tôi đã nói rõ quan điểm của chúng tôi cho các bên liên quan trong vụ này." "Trung Quốc phản đối bất kỳ hoạt động nào vi phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc tại Nam Hải." Bên thứ ba Đây không phải lần đầu tiên Trung Quốc và Việt Nam xung khắc quanh các dự án dầu khí có sự tham gia của bên thứ ba. Năm ngoái, dưới áp lực của Bắc Kinh, tập đoàn BP của Anh đã phải ngừng thăm dò trong khu vực Trường Sa. Khu vực này có sáu nước tuyên bố chủ quyền, là Trung Quốc, Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan. Đây được cho là khu vực giàu tài nguyên dầu khí, tuy trữ lượng còn chưa rõ và đánh giá của các nước rất khác nhau .
Bản thân Trung Quốc cũng đã từng vấp phải phản đối mạnh mẽ khi mời nước ngoài vào thăm dò khai thác. Trong những năm 1990, việc Trung Quốc cùng công ty Mỹ Crestone tiến hành thăm dò ở bãi Tư Chính đã bị Việt Nam phản đối. Năm 2002, các quốc gia liên quan đã ký thỏa thuận về cách ứng xử với mục đích kêu gọi cùng kiềm chế, ngăn chặn xung đột. Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng hôm Chủ nhật cho hay ExxonMobil tự tin về chủ quyền của Việt Nam ở một số lô mà công ty này sẽ thăm dò. Tờ này cũng trích lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Dũng nói Việt Nam "hoan nghênh và tạo điều kiện cho các đối tác nước ngoài, kể cả Trung Quốc, hợp tác trong lĩnh vực dầu khí tại thềm lục địa của Việt Nam, trên nguyên tắc tuân thủ luật pháp Việt Nam." Trai Quê Mấy cậu thanh niên cũng xì èo vụ này trong bàn nhậu quán của ba tôi. Ba tôi sợ lôi thôi nên bảo họ "Việc nước đã có nhà nước lo, mấy cậu bàn cãi căm thù có nhằm nhò gì với TQ. Kẻ thù của dân mình là ai thì chỉ có thần Kim Quy mới biết". Mấy cậu thanh niên lặng thinh, có lẽ họ cho là ba tôi nói nhảm. Tri Quoc, HN Tại sao phim TQ tràn ngập Việt Nam, hàng loạt các loại phim anh của họ được trình chiếu trên hàng trục đài truyền hình từ TƯ đến địa phương, đặc biệt những phim dã sử làm cho không ít giới trẻ nhớ tên tuổi của các nhân vật lịch sử TQ hơn là VN. Hàng hoá TQ tràn ngập thị trường VN từ cái dao cạo râu đến chiếc ôtô, xe máy đều thấy "Made in China"...hàng nhập lậu cũng đa số từ TQ, đưa VN trở thành nước nhập siêu cũng phần đa "nhờ" người anh em quý hoá này! Chúng ta tự hào là nước xuất khẩu gạo thứ 2, 3 thế giới! Vậy mà người dân có biết đâu rằng thóc để gieo trồng nên những vụ mùa nặng hạt lại được nhập đa số từ TQ. Chính sách Văn hoá "xâm lăng",kinh tế "vỗ béo" và ngoại giao "bom tấn",họ đang dần biến chúng ta phải lệ thuộc vào họ. Đây là những chiêu sách nhan hiểm mà Đảng, chính phủ và nhân dân ta cần phải biết để phòng chống! Người VN trẻ chúng ta cần phải biết và truyền nhau biết những âm mưu xảo quyệt đó để cùng nhau đoàn kết lại chuẩn bị sẵn sàng cho một cuộc chiến. Seabird, Vũng Tàu Tôi rất bức xúc về cách ứng xử của CP Việt Nam đối với vấn đề biển Đông. CP bắt bớ, cấm báo chí đưa tin về các cuộc tranh chấp biển đông. Anh em thanh niên, sinh viên đi biểu tình về vấn đề HS-TS thì bị gây nhiễu sóng di động ở khu vực biểu tình, bắt bớ, đàn áp. Không hiểu với cách hành xử của CP như vậy thì thế hệ trẻ chúng tôi có nên tin vào CP Việt Nam, tin vào sự lãnh đạo "sáng suốt, tài tình" của ĐCSVN hay không nữa. Thế hệ trẻ chúng tôi thấy mất niềm tin quá. Nếu CP Việt Nam chỉ cho mỗi ông Lê Dũng phát biểu hết sức "nhu nhược" trấn an ru ngủ dư luận mà không có thái độ dứt khoát, công khai lên tiếng và đưa vấn đề Biển Đông ra LHQ thì sớm muộn gì biển Đông cũng rơi vào tay TQ. Nếu không dứt khoát thì cho dù ông NT Dũng có mời liên tục thì các công ty lớn cũng không dám vào VN nữa. Thế hệ trẻ chúng tôi ngồi nhìn thấy nước mất từng ngày mà không làm được gì, không dám làm gì vì bị CP đàn áp. Thật xấu hổ với các vị tiền bối, các vị công thần đã dựng và giữ nước. Tu Viet My, Úc châu Tôi muốn nói với Pinochio là không phải tư bản CN (TBCN) và XHCN đối đầu nhau trong thế kỷ 21 này. Tư bản càng phát triển mạnh do các công ty kiếm nhiều lời bằng cách giảm giá thành là đưa khâu sản xuất lao động qua các xứ nghèo với giá lao động rẻ trong đó có những quốc gia XHCN như TQ và VN. Do đó có cái nhìn từ một góc cạnh là TBCN phát triển thì XHCN cũng phát triển còn mạnh hơn chứ không nhìn theo khía cạnh là có những quốc gia là nô lệ lao động cho những quốc gia khác. Các quốc gia CS đông Âu và Nga đã nhìn thấy là XHCN đã bần cùng hóa nhân dân và đưa quốc gia đến chỗ kiệt huệ phá sản nên họ quyết định đi vào con đường tư bản ngay từ ban đầu, Ba Lan, Tiệp Khắc, Hung Gia Lợi là những thí dụ. Nước Nga có rất nhiều thương gia giầu so với thế giới mà không ai biết. Một giáo sư nói “Tôi không quên những ngày tôi đứng xếp hàng dưới tuyết để mua vài cuốn giấy toilet”. Khi một thương gia tây phương được hỏi tại sao ông làm ăn ở TQ, ông trả lời chúng tôi có thể lợi dụng TQ vì họ không có sáng tạo (“We can exploit China because they don’t have innovation”). Khi hỏi một thương gia TQ về VN thì ông nói VN sẽ trở thành một phần của TQ mà không cần vũ lực như trong quá khứ vì chúng tôi sẽ nắm kinh tế và năng lượng của họ. Con đường VN đi bây giờ cần phải xét lại. Việt Nga, Đà Nẵng Tôi thấy đã đến lúc dân tộc VN chúng ta cần thể hiện sự yêu nước một cách mạnh mẽ và bằng hành động cụ thể ngay đi. Người dân hãy thôi dùng hàng TQ nữa, các cơ quan chức năng hãy trấn áp thật triệt để hàng nhập lậu từ TQ về. Các Đài truyền đừng chiếu các phim ảnh của TQ nữa, hãy thể hiện rằng Đài truyền hình không phải chỉ là nơi chiếu phim đơn thuần. Lãnh đạo Đảng và Nhà nước phải tỏ rõ thái độ kiên quyết chứ không im lặng như hiện nay trước sự can thiệp đến mức coi thường từ TQ. Hãy tìm lại người bạn lớn của chúng ta là nước Nga, mặc dù người bạn này lâu nay đã chán chơi với VN rồi. Tuy vậy, chúng ta hãy kết thân lại bằng những lợi ích như hiện nay chúng ta đang cho TQ như hàng hoá, các công trình xây dựng, nghệ thuậ! t, phim ảnh ca ngợi nước Nga anh hùng... Chúng ta đừng tự mãn với những thành công trước mắt nữa. Vấn đề của VN bây giờ không đơn thuần chỉ là dầu khí, Hoàng Sa hay Cam Ranh mà là hướng đi của đất nước ta đang bị chệch hướng và rất thụ động với sự tác động co hệ thống và đầy toan tính của người hàng xóm TQ. Để giải quyết các vấn đề này, ngay bây giờ Lãnh đạo Đảng và nhà nước hãy thôi giải quyết các vấn đề sự vụ nhỏ nhặt nữa, hãy dũng cảm và dũng mãnh làm đầu tàu cùng với người dân VN cùng hành động. Le Cuong, HN Trung quốc thực hiện tinh thần "Bốn tốt" và "Mười sáu chữ vàng" rất chu đáo và tế nhị, không làm Việt Nam mất lòng. Họ đuổi khéo các tập đoàn (BP và Exxon)cuả bọn tư bản Anh, Mỹ định khai thác hết tài nguyên (cụ thể là dầu lửa ở biển Đông) của nhân dân Việt Nam. Cám ơn Trung Quốc!!! Huynh Tri Sy, TP HCM Nước Việt Nam là của toàn dân Việt Nam đang sống và làm việc tại Việt Nam hay trên toàn thế giới này, không thuộc băng đảng, tổ chức, hay bất cứ hình thức của nước nào. Nếu Hoa Kì, hay bất cứ nước nào muốn thực sự giúp Việt Nam thì toàn thể nhân dân Việt Nam rất hoan nghêng, nhưng phải đảm bảo quyền toàn vẹn lãnh thổ,không chia cắt và giao cho ai cả. Dân tộc Việt Nam đã chịu quá nhiều mất mát và chiến tranh hàng ngàn năm qua, đến tận bây giờ vẫn còn phải gánh chịu. Việt Nam sẵng sàng học hỏi và mong muốn sự giúp đỡ chính đáng từ các nước, đặc biệt là các nước lớn. Pinochio Chuyện của VN thì VN phải tự lo, nhân dân VN phải tự lo. Thật nực cười khi có người suy nghĩ "giao Cam Ranh cho Mỹ" thì ta có lại được hai đảo Hoàng và Trường Sa. Xin lỗi các bạn nào có ý nghĩ ấy trong đầu: không có nước lớn nào cho ai không cái gì, tất cả chỉ vì quyền lợi của họ mà thôi! Có vay thì phải có trả, đó là quy luật sòng phẳng. Hợp tác và quan hệ với nhiều nước trên thế giới để cân bằng cán cân lực lượng trong vùng là con đường chúng ta phải đi, không có con đường khác tốt hơn. Chống đối, tẩy chay hàng hóa..v.v. để tỏ rõ quyết tâm thì cũng nên làm nhưng quá khích để nói chuyện chiến tranh với TQ là điều hoang tưởng trong lúc này. Tương quan giữa Hải quân VN và Hải quân TQ bây giờ cũng không khác bao nhiêu so với Hải Quân của VNCH khi tham chiến với Hải quân TQ khi xưa. Chuyện thua là 99%, chỉ nói nhỏ thôi: TQ đã có tàu ngầm, đã có hỏa tiễn tầm xa, đã có hàng không mẫu hạm...còn VN chúng ta? Chỉ vài chiếc chiến hạm và một vài phi đội yểm trợ từ trong đất liền. Chưa nói VN chúng ta nghèo chưa thể gánh vác một cuộc chiến lâu dài với TQ. Còn bạn nào lo sợ việc XHCN bị "dẹp bỏ" thì xin an tâm: cái gọi là XHCN chính thống (original như trong sách vở dạy) đã không còn, cái gọi là XHCN hiện giờ ở TQ hay VN chỉ là XHCN biến thể mà cái tên tồn tại là chủ yếu; chứ nội dung đâu còn giống lý thuyết nữa! Cho nên XHCN chính thống đâu còn để dẹp bỏ. Thanh, Texas Chúng ta đừng nghi ngờ người Mỹ. Nếu thực sự chúng ta chơi đúng nghĩa thì chúng ta sẽ thấy người Mỹ chơi như thế nào. Trung quốc thâm hiểm vậy mà báo chí mình cứ ca tụng nó trong khi tình hình VN hiện nay rất cần sự giúp đỡ của Mỹ mà chúng ta lại ra rã chửi họ hòai. Hãy giao Cam Ranh cho người Mỹ, họ sẽ giao Hòang Sa và Trường Sa lại cho ta. Tommy128 Đúng là báo chí của ta không hề đề cập đến chuyện Trung Quốc giành chủ quyền ở hai hon đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Nhưng chúng ta hi vọng là Chính phủ chúng ta không phải biết im lặng và chấp nhận để Trung Quốc muốn làm gì thì làm, và hơn thế nữa hi vọng là Chính phủ biết được nguyện vọng của cả dân tộc ta là gì. Trung Quốc ngày càng phong tỏa chúng ta, nếu chỉ biết im lặng có khác gì để người ta khóa cửa nhốt mình mà cũng chấp nhận. Điều chúng ta cần làm lúc này là phải chứng tỏ cho Trung Quốc thấy, chúng ta không hề chỉ biết im lặng. Tôi nghĩ Chính Phủ nên phối hợp với nhân dân cùng hành động. Chính Phủ cần phải tăng cường hơn nữa quân sự, quốc phòng ngoài hải đảo, bên cạnh đó cần sự hổ trợ của bạn bè quốc tế về mọi mặc. Chính phủ cần có chiến lược giảm dần ảnh hưởng của Trung Quốc đối với nước ta về mọi mặt. Giáng Son Tôi đồng ý với đồng chí Titan hay Jackie. Chúng không thể đánh mất Chủ Nghĩa Xã Hội bởi vì chủ nghĩa này quá ưu việt đã dẫn dân tộc Việt Nam, Cuba, Bắc Hàn và Trung Cộng trở thành những nước hàng đầu thế giới về...[cái gì không biết]. Thanh Lam Nếu lần này chính phủ VN không tỏ thái độ dứt khoát và quyết liệt thì Exxon sẽ tạm biệt VN thôi . Mà cũng không còn ai dám hợp tác với ta nữa. Không nói tên Cần phải xác định cái mà nhân dân Việt Nam cần là gì? Đó là dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ văn minh thực sự? Đó là sự toàn vẹn lãnh thổ, lãnh hải? Hay là cần cái nhà nước được gọi là XHCN mà nghèo hèn như hiện nay? Tôi đồng ý với bạn Titan là "VN phải quan hệ bình đẳng với các nước trên thế giới chỉ thêm bạn ít thù đó là cách khôn ngoan để VN có thể tồn tại". Nhưng không đồng ý với bạn và bạn jackie là sợ bị dè bẹp hay mất XHCN. Theo tôi thì ta cần kinh tế phát triển để có thể phát triển xã hội, phát triển quân sự-quốc phòng và như vậy chúng ta sẽ không bị ai đè bẹp, không bị chèn ép như đang bị Trung Quốc chèn ép chúng ta hiện nay. Conan Gỉai pháp cho VN là làm đồng minh với Mỹ & các nước tự do dân chủ phương tây giống như HQ, Nhật, Đài Loan...xây dựng XH tự do, dân chủ. Nhưng thật bất hạnh cho dân tộc VN là đang chịu sự thống trị của tập đoàn ĐCS cho nên trước sau gì VN cũng làm nô lệ cho TQ. Titan, TP HCM Nói về việc Việt Nam hợp tác kinh tế với Mỹ thì đúng vì nó giúp cho kinh tế VN phát triển nhưng hợp tác về quân sự hay chính trị thì VN phải dứt khoác là không. Bởi nếu hợp tác thì chẳng khác nào cho Mỹ làm bàn đạp để dẹp TQ, sau khi dẹp TQ thì VN cuối cùng sẽ là nạn nhân tiếp theo của Mỹ, lúc đó VN sẽ không kịp trở tay. Tôi nghĩ VN phải quan hệ bình đẳng với các nước trên thế giới chỉ thêm bạn ít thù đó là cách khôn ngoan để VN có thể tồn tại. Jackie, TP HCM Tôi nghĩ Mỹ nhúng tay vào lúc này thì có thể giảm bớt sự căng thẳng nhưng không thể chắc những âm mưu của Mỹ trong việc này, tôi nghĩ cần đề phòng trước Mỹ bởi vì Mỹ luôn có ý định dẹp bỏ xã hội chủ nghĩa mà cái gai lớn nhất của Mỹ là Trung Quốc. Tung Việt Nam rơi vào tình trạng này chính là do phản động của Trung Quốc cài vào. Họ đã sử dụng công cụ tư tưởng, luật pháp và những cái thuộc về giá trị con người để điều khiển chính người Việt, gián tiếp làm cho người Việt chia rẽ. 36 Kế binh pháp từ Trung Quốc mà ra. Chúng ta muốn chiến thắng, chúng ta phải học 36 kế đó và đưa ra kế thứ 37. Quan trọng nhất là bộ chính trị đã bị thao túng. Một vài vị lãnh đạo có lòng, nhưng cũng không thay đổi được cục diện. Trong chuyện hợp tác với nước khác, mọi thứ chỉ là lợi dụng và chẳng có sự tốt đẹp nào, tùy theo cân nhắc và thời thế để tồn tại. Tan Dung, HN Chắc rằng sau nhiều sự việc như vấn đề bài viết nêu lên, trong thâm tâm, nhiều nhà lãnh đạo Việt Nam cũng nhìn ra sự cần thiết làm gì trong giai đoạn này. Các nước nhỏ và yếu luôn là con tốt trong bàn cờ của các nước lớn. Chính trị và ngoại giao khác xa tình bạn và không thể là cứu cánh cho một nước nhỏ yếu. Các nước nhỏ chỉ có thể mạnh mới không dễ để ai bắt nạt. Khi chưa đủ mạnh, cần có những tính toán khôn ngoan và hiệu quả. Chọn làm con tốt đen trong bàn cờ của một kỳ thủ hãnh tiến, chưa thực giỏi nhưng rất ngông cuồng và bất nhất là một sự dại dột kém trí tuệ. Khi buộc lòng thì thà là làm con xe trong tay một đại kiện tướng hàng đầu vẫn hơn. Hãy nhìn xem, nước Nhật bại trận trong thế chiến 2 đã buộc phải khuất phục và dựa vào Mỹ, nhưng đó là lựa chọn khôn ngoan. Nhật ngày đã trở thành một cường quốc, và không còn quá lệ thuộc vào Mỹ nữa. Nhận xét của tác giả bài viết này rất đúng trong tình hình hiện tại với Việt Nam. Các nhà Lãnh đạo Việt Nam hiện tại đứng trước sự khó khăn khi đi đến một sự lựa chọn hợp lý. Câu hỏi do người dân Việt nam đặt ra với họ là họ có đủ sự kiên cường và khôn ngoan như ông cha họ bao đời trước đã làm để bảo tồn đất nước trước Ngoại Xâm hay không? Hãy chờ xem! Giấu tên, Seoul Tôi đồng ý với ý kiến của bạn Someone từ Sài Gòn, TQ không thể là bạn, các bạn hãy hình dung một đất nước Canada bình yên bên cạnh một nước Mỹ hùng mạnh, Việt Nam bên cạnh TQ đã bao giờ được bình yên? Vì lợi ích quốc gia ĐCS hãy quên TQ đi, bắt tay với nước Mỹ, chúng ta hãy nhìn Nam Hàn xem họ đã phát triển như thế nào khi được nước Mỹ bảo trợ. Hãy cho Mỹ đóng quân ở Cảng Cam Ranh! Trần Đức Anh, HN Tôi biết rằng mỗi người đều có cách suy nghĩ về thể chế của Việt Nam hiện tại, nhưng là người VN chúng ta phải đoàn kết. Chúng ta phải suy xét khi mua các sản phẩm của TQ vì chúng ta bỏ tiền để làm giàu cho kẻ quay lại ép chúng ta. Tran Manh Ha, HN Vụ Trung Quốc ép Exxon ngừng hợp tác khai thác dầu khí với VN không thấy các báo trong nước nói gì.Lạ thật,có lẽ báo chí trong nước có vấn đề gì chăng? Ha, HN Tôi cho rằng nước TQ, nguời TQ thuộc loại tiểu nhân, mạt hạng tiểu nhân, nếu nói theo cái cách mà người Tàu hay nói trong dã sử. TQ biết đối lập người quân tử và kẻ tiểu nhân; nếu ta đối lập TQ với nước khác, người quốc gia khác, thì TQ thuộc hạng vô cùng tiểu nhân. Cá nhân tôi chưa bao giờ sử dụng hàng TQ. Tôi sẵn sàng xả thân vì Tổ quốc Việt Nam yêu dấu! Pham Vinh, Singapore Hãy thử nhìn vào hai mối quan hệ này, một bên từng là địch ( trong 30 năm trở lại đây ) nhưng chơi rất sòng phẳng và dựa trên quan hệ kinh tế là chủ yếu còn một bên thì luôn khoe khoang là bạn chí cốt trong khi luôn đâm sau lưng. Với tôi, tôi sẽ không bao giờ chơi với thứ bạn như thế. Vid, HCMC Việc tẩy chay hàng và người TQ thì không khó nhưng thử xem các kênh truyền hình toàn phim TQ. Ai là người đem tư tưởng TQ về với VN? Tu Viet My Vấn đề không mua hàng TQ cũng không phải dễ. Tôi đứng tại shop để quyết định mua cái Plasma 127cm nào. Cái của Nhật giá gần gấp đôi cái của TQ mặc dù cùng một hãng và cùng specification. Vợ tôi nói “nếu anh không cảm thấy an lòng mua đồ TQ (và Thái Lan) thì mua đồ Nhật vì anh phải ngắm nó mỗi ngày”. Tôi không suy nghĩ nữa và trả thêm 1500 đô để lấy cái đồ Nhật. Tôi cũng biết rằng nhiều người trong trường hợp như tôi sẽ mua đồ TQ vì quá rẻ. Hai Tại sao Trung Quốc lại cho mình quyền can thiệp dến việc làm ăn của nước khác? Chính phủ Việt Nam đã làm gì khi chủ quyền bị vi phạm một cách nghiêm trọng như vậy? Martin, Sài Gòn Tôi đồng ý với Huy Phan, San Jose. Đừng xem chuyến thăm của ông Dũng là điều thừa nhận của Mỹ, mà hãy có những động thái cụ thể từ phía Ban bí thư của Bộ chính trị để Trung Hoa Dân Quốc thấy rõ tinh thần Việt. Và tôi mong rằng Bộ chính trị cũng cho người Việt thể hiện rõ chủ quyền non sông gấm vóc của họ bằng tinh thần phản đối thay cho sự im lặng của Hà nội hiện nay. Trinh Minh, Hanoi Phải nói rằng,việc tẩy chay không dùng hàng Trung Quốc là không thể, 70% hàng tiêu dùng ở Hà Nội là Trung Quốc. Chuyện Trung Quốc thâm độc, tham lam, lấy mạnh hiếp yếu là rõ ràng rồi. Nhưng cái khó là so với Trung Quốc Việt Nam cái gì cũng yếu hơn bộn bề, chỉ một động thái nhỏ của TQ cũng làm ảnh hưởng đến nền kinh tế VN, vì thế VN đã và đang phải nhượng bộ rất nhiều. Cách duy nhất là chúng ta hãy đoàn kết lại, đưa dân tộc ta mạnh mẽ hơn đủ để đương đầu với TQ. Cam Ranh, Sài Gòn Dư luận thế giới ư? Liên hiệp quốc ư? Hoa kỳ ư? Họ chỉ thể hiện rõ sự quan tâm khi nước này chiếm thủ đô của nước kia thôi, chứ còn xung đột trong các vùng đang tranh chấp thì chẳng ai quan tâm đâu. Nhân dân ta, chính quyền ta, quân đội ta có ai sợ Trung quốc đâu mà các bạn cứ buộc tội người này, người nọ( các bạn phải biết rằng các bài huấn luyện trong quân đội hiện nay đều lấy quân đội Trung quốc là đối tượng tác chiến chính, chứ không phải là quân đội Hoa kỳ đâu nhé), có điều, chiến tranh chỉ là giải pháp cuối cùng mà thôi. Bản thân tôi nghĩ không có nước nào thực sự là chủ của cả quần đảo Trường sa - đó là một thực tế vì có tới 6 nước tuyên bố chủ quyền, nếu khai thác một mình thì không nước này thì cũng là nước khác phản đối thôi - Vì vậy cách tốt nhất để giải quyết vấn đề tranh chấp là cùng hợp tác khai thác, chia sản phẩm qua đàm phán, các bên cùng có lợi.Lúc đó ta vẫn giữ được đảo mà còn có thể tận dụng được nguồn tài nguyên thiên nhiên. Nam, Nghệ An Tôi nghĩ rằng VN cần phải có lập trường cứng rắn về lãnh thổ vì cha ông ta đã hy sinh rất nhiều để đấu tranh gìn giữ đất nước nhưng khi chọn bạn để chơi cần phải thận trọng. Trung Quốc là quốc gia có nền kinh tế và tiềm lực quân sự đang dần tiến đến giai đoạn cường quốc mạnh nhất thế giới. Nếu chúng ta thân thiện với Mỹ quá chẳng khác gì Cu ba thân Nga. Theo tôi Việt Nam ta chỉ nên thân với các nước Tây Âu thì tốt hơn. Hai Nguyen, HCMC Trung Quốc lấy quyền gì mà tham dự vào việc làm ăn của Việt Nam, nội chuyện này không đã thấy TQ vi phạm quy chế của WTO rồi. Nếu TQ phản đối thì phải có bằng chứng chủ quyền về lô dầu mà VN dự định cùng Exxon hợp tác khai thác. Đề nghị anh em trong và ngoài nước tiến hành biểu tình chống, tẩy chay hàng và người Trung Quốc. Someone, SG Chính Phủ VN cần tỏ thái độ cứng rắn hơn với Tàu. Tăng cường quan hệ với Mỹ. CSVN hãy hành động vì quyền lợi của dân tộc; Đồng ý cho Mỹ đặt căn cứ QS ở Cam Ranh mới có thể kìm chế bớt tham vọng của Tàu. Huy Phan, San Jose Tôi tiên đoán là ExxonMobil sẽ rút lui như BP đã từng rút lui thôi, vì một công ty dầu khí làm điều gì cũng dựa trên lợi nhuận, họ chẳng dại gì mua lấy phiền toái sau này. Cái câu ông Bush nói" Mỹ ủng hộ độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam", chỉ là câu ngoại giao thôi. Chừng nào ông ấy nói rõ ràng như:"Trung Quốc mà đánh VN vì muốn chiếm lãnh thổ thì quân đội Mỹ sẽ nhảy vào can thiệp" thì các bạn có thể mừng. Nhưng nên học bài học hứa cuội của tổng thống Nixon năm 72 với ông Thiệu thì rõ: " Ngài hãy ký vào hiệp định Paris ngay đi mà không nên chần chừ, nếu bộ đội Bắc Việt vi phạm hiệp định thì chúng tôi sẽ dùng không lực can thiệp". Ẩn danh, TP HCM Mỗi người Việt Nam đều có lòng yêu nước sâu sắc, quan trọng là Bộ Chính Trị thôi vì không chỉ có mình ông Dũng. Riêng tôi đã từng qua quân ngũ và sẵn sàng xả thân vì non sông Việt Nam nếu có lệnh tổng động viên. Công Vinh, SG Việc TQ phản đối là điều dễ hiểu vì họ luôn có âm mưu ngấm ngầm và tham vọng thôn tín thêm các phần lãnh hải với cớ là vùng đang tranh chấp. Tuy nhiên, nếu Việt Nam thật sự có bản lĩnh, khẳng định được chủ quyền thì nên mạnh dạn phản ứng và tích cực đàm phán để thuyết phục ExxonMobil thực hiện dự án. Nếu chần chừ và đình hoãn thì những vùng biển vốn VN vẫn thường công bố chủ quyền mãi mãi là hư vô. Đến một ngày nào đó phù hợp, TQ lại thực hiện lại chiêu thức như đã làm đối với Hoàng Sa và một số đảo Trường Sa vừa qua. Minh, HN Mỗi người nên biểu thị thái độ bằng cách không dùng hàng TQ. Hàng TQ thường là hàng dỏm, nhưng ngay cả có tốt và rẻ cũng không nên dùng. Bằng cách không dùng hàng TQ và tuyên truyền (miệng và mạng) không dùng hàng TQ, chúng ta góp một phần nhỏ để cảnh cáo kẻ cậy khỏe bắt nạt yếu. Kevin Thach Thật mừng khi thấy Mỹ đã có những sự công nhận thuận lợi cho Việt Nam. Tuy nhiên, chúng ta chỉ là con "tốt" trên ván cờ do Trung Quốc, Mỹ chơi thôi. Ngày đó, nếu không có sự đồng ý của Mỹ thì chúng ta đã không mất Hoàng Sa. Đừng bảo rằng việc mất Hoàng Sa là do Phạm Văn Đồng bán nước. Hãy nhìn lại lịch sử, Phan Thanh Giản phải "bán nước" để cứu dân. Hãy nhớ rằng "bọn đồng chí phương Bắc" đã dòm ngó đất nước từ ngàn năm nay. Dẫu sao, "giặc Mỹ" cũng để mắt đến "vùng Vịnh 2" của chúng ta thì cũng đỡ lo hơn các "bác Hồ khác cha khác mẹ ở Beijing". Minh Vy Trong thời nhạy cảm hiện nay việc xích gần lại với Hoa Kỳ là thượng sách vì quyền lợi của đôi bên. Cũng nên nhắc lại hơn 1000 năm nay giặc Tàu lúc nào cũng rình rập và muốn thôn tính nước ta cả chứ không đơn thuần là bạn thời nối khố mà suy nghĩ đó chắc sẽ còn mãi. Maida Nụ hôn của 2 ngài Tổng Bí Thư 2 đảng CS “anh em” VN-TQ vừa xảy ra cách đây không lâu tại Bắc Kinh trong lúc ông Thủ Tướng VN kỳ kèo và bắt tay Tổng Thống Bush để có thêm mấy chữ “Hoa Kỳ tôn trọng độc lập và toàn vẹn lãnh thổ VN”, tưởng thế là được yên, nhưng ngó vậy mà không phải vậy! Hồng Quốc Việt Nam hợp tác với ExxonMobil là để khai thác dầu hỏa chứ không phải để...tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc! Nhưng khi Trung Quốc lên tiếng về vấn đề chủ quyền lãnh thổ và gây áp lực với đối tác của mình thì Hà Nội lại ngậm miệng! Hành động này của Hà Nội chẳng khác nào "mang con bỏ chợ". ExxonMobil nên rút kinh nghiệm khi hợp tác với VN nhé. Các bạn cũng thấy là anh Trung Cộng hàm hồ đến cỡ nào. Tommy Ngoài chuyện tranh chấp Biển Đông, khu vực xung quanh VN dạo gần đây cũng có nhiều cuộc tranh chấp. Thái Lan và Campuchia tranh chấp ngôi đền mà cả hai cùng chuyển quân đến khu vực biên giới, rồi Campuchia đem sự việc ra ASEAN mổ xẻ. Nhật và Hàn Quốc cùng tranh chấp một hòn đảo mà phía Hàn Quốc “cương” tới cùng bằng những kế hoạch tập trận trên biển sắp tới… Còn VN thì sao? Không biết mấy ông lãnh đạo VN nghĩ gì khi để TQ ngang nhiên như vậy. Dẫu biết rằng nước VN ta nhỏ, yếu thế. Nhưng không vì thế mà ta lại sợ TQ. Lịch sử 4000 năm nay đã chứng minh một điều rằng quân phương Bắc luôn thảm bại dưới tay người Việt ta, nếu như lòng yêu nước được khơi dậy trong mỗi trái tim người Việt. Ý kiến 1 Lạ ghê, sao TQ không phản đối thẳng với chính quyền VN nhỉ, hay họ coi Đảng CS VN không có trọng lượng. Nếu Exxon chịu lép vế vì lợi nhuận với TQ quan trọng hơn chẳng hạn thì VN XHCN cũng phải chịu thiệt. Samuel Nguyen, TP HCM Qua sự việc trên có thể thấy Việt Nam đã biết cách chơi để không bị Trung Quốc cô lập o ép như truớc đây, sự năng động của chính phủ VN là rất đáng hoan nghênh và cần thiết trong lúc này! Long Biên, VN Chuyến thăm Hoa Kỳ của thủ tướng Dũng được coi là thành công vì không chỉ thuận lợi cho việc phát triển kinh tế mà còn là sự cố gắng tạo đối trọng với Trung Quốc. Việc thăm và kết thân với Hoa Kỳ đã làm TQ phải suy nghĩ nhiều rồi thì việc hợp tác khai thác dầu khí trên vùng biển nhạy cảm làm sao TQ đồng ý cơ chứ. Đây cũng là cách bày tỏ lập trường về quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ của TQ. Mình là nước nhỏ phải lựa mà sống thôi. Quan điểm của tôi là VN cần phải tăng cường hơn nữa quan hệ với Hoa kỳ về mọi mặt, kể cả việc là Đồng minh của Hoa kỳ. Chứ TQ chắc không bao giờ bỏ được suy nghĩ Việt Nam đã và sẽ là chư hầu đâu. Trừ khi Việt Nam có đủ thực lực về kinh tế và Quân sự ( Đài loan mà TQ đã thống nhất được đâu). Thời buổi này phải chọn bạn mà chơi. Minh, SG Tôi nghĩ lần này thì ExxonMobil sẽ không bỏ cuộc đâu bởi vì trong chuyến thăm vừa rồi của thủ tướng Nguyễn tấn Dũng, tổng thống Bush đã gián tiếp cảnh cáo Trung Quốc rồi, khi tuyên bố:" Mỹ ủng hộ độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam". Một động thái cho thấy Việt Nam và Mỹ đang xích lại gần nhau. |
Labels:
Backinh,
BBC,
Biển Đông,
China Hegemony,
conflicts,
Exxon Mobil,
Nguyen Tan Dung,
PetroVietnam,
Philippines,
Vietnam-China
Monday, July 21, 2008
20/07 Trung Quốc ép công ty dầu lửa Mỹ
20 Tháng 7 2008 - Cập nhật 05h49 GMT
Bắc Kinh yêu cầu công ty ExxonMobil rút khỏi thỏa thuận hợp tác thăm dò dầu khí với Việt Nam vì cho rằng dự án xâm phạm sự toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc. Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng của Hong Kong dẫn các nguồn tin thân cận với công ty dầu khí Mỹ cho biết rằng các nhà ngoại giao Trung Quốc ở Washington nhiều lần lên tiếng phản đối với các lãnh đạo của ExxonMobil thời gian qua. Họ cũng cảnh báo rằng các hoạt động kinh doanh của công ty dầu khí hàng đầu thế giới ở Trung Hoa đại lục có khả năng gặp rủi ro vì thỏa thuận này. Một nguồn tin nói với tờ báo: “Nếu đó là vấn đề pháp lý đơn thuần, mọi chuyện sẽ dễ dàng, nhưng sự việc còn mang tính chính trị”. “Quan ngại của Trung Quốc khiến tình hình trở nên phức tạp hơn đối với một công ty như Exxon. Trung Quốc đóng vai trò quan trọng trong ngành dầu mỏ quốc tế”. Tập đoàn dầu khí Việt Nam, PetroVietnam và ExxonMobil đã đạt thỏa thuận sơ bộ về việc thăm dò ở vùng biển Đông ngoài khơi bờ biển miền nam và trung Việt Nam. Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (South China Morning Post) không nói rõ là hai bên ký thỏa thuận này khi nào. Tuy nhiên, theo nhiều nguồn tin, ExxonMobil và PetroVietnam đã ký thỏa thuận khung về hợp tác tại khu vực biển Đông trong khuôn khổ chuyến đi của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng tới Hoa Kỳ tháng trước. ‘Không thể phớt lờ’ Tờ báo của Hong Kong dẫn lời các nguồn tin giấu tên cho biết rằng ExxonMobil tự tin về chủ quyền của Việt Nam ở một số lô mà công ty này sẽ thăm dò, nhưng cũng đồng thời không thể phớt lờ cảnh báo của Bắc Kinh. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Dũng được trích lời nói rằng mọi hợp tác với các đối tác dầu khí nước ngoài tại các đặc khu kinh tế và thềm lục địa của nước này là quyền của Việt Nam.
"Chúng tôi hoan nghênh và tạo điều kiện cho các đối tác nước ngoài, kể cả Trung Quốc, hợp tác trong lĩnh vực dầu khí tại thềm lục địa của Việt Nam, trên nguyên tắc tuân thủ luật pháp Việt Nam." Nguồn tin thân cận với ExxonMobil cũng cho Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng hay rằng chính phủ Hoa Kỳ nắm biết được tình hình. Lúc này Mỹ chưa trực tiếp tham gia vào tranh cãi ở biển Đông, nhưng hồi tháng Năm, tại hội nghị an ninh khu vực ở Singapore, bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates đã cảnh báo Trung Quốc không nên 'bắt nạt' các nước láng giềng trong lĩnh vực tài nguyên thiên nhiên. Khu biển xung quanh quần đảo Trường Sa đang được sáu quốc gia tuyên bố chủ quyền. Chính phủ Trung Quốc đã nhiều lần lên tiếng phản đối Việt Nam cho các đối tác nước ngoài khai thác dầu khí tại đây. Tập đoàn BP của Anh đã quyết định thôi thăm dò tại thềm lục địa Việt Nam hồi tháng 6/2007 trước sức ép từ Bắc Kinh. Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia về Việt Nam tại Học viện Quốc phòng Úc châu, từng cho BBC biết rằng Trung Quốc đã vận động mạnh mẽ qua đại sứ quán tại nhiều nước phương Tây vốn có dự án dầu khí với Việt Nam nhằm buộc họ ngừng hợp tác với Hà Nội. Ý kiến Không rõ đường dây nóng được thiết lập giữa lãnh đạo hai nước Việt Nam - Trung quốc trong những ngày qua có nóng không? Nếu nó nóng lên thì có phải do những vấn đề do Trung quốc yêu cầu ExxonMonil rút khỏi thoả thuận hợp tác thăm dò dầu khí với Việt Nam? hay nóng lên do những vấn đề nào khác? Giả sử vấn đề này được đưa ra trao đổi qua đường dây nóng thì cách thức trao đổi của Lãnh đạo Việt Nam sẽ là như thế nào? Trao đổi thẳng thắn hay là xin xỏ, van lơn. Và người đồng chí Trung quốc sẽ trả lời như thế nào? nạt nộ hay ban phát? Đinh Bộ Lĩnh, Tp.HCM Dân tộc Việt Nam không thể trở thành "một dân tộc thiểu số của Trung Quốc". Việc ExxonMobil có rút khỏi Việt Nam hay không hoàn toàn phụ thuộc vào vị thế của Hoa Kỳ trên trường quốc tế và thái độ của nhà cầm quyền Việt Nam. Chủ quyền Việt Nam mới là điều phải làm cho ra lẽ. Đất liền nước Việt dài và mỏng như con rắn, một bên thân lại xuyên suốt kéo dài theo biển Đông. Nếu Việt Nam không giữ được chủ quyền trên biển Đông có khác chi "cá năm trên thớt", vị thế quân sự như vậy hẳn nhiên ai cũng tỏ tường, chưa nói chi là lợi ích kinh tế, là tài nguyên, là cửa ngỏ biển Đông cho việc vận chuyển trên toàn thế giới đối với khu vực này. Nhà cầm quyền Việt Nam quyết tâm theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đó là xương sống của ĐCSVN.. Mà chế độ XHCN chỉ còn ít ỏi nước ứng dụng, trong đó có cường quốc Trung Quốc, là láng giềng đất Việt. Nếu nhà cầm quyền Việt Nam quyết tâm giữ nguyên bờ cõi khác chi tự cô lập mình trên mặt trận XHCN, đồng nghĩa việc hủy bỏ chế độ XHCN ở Việt Nam và tự giải tán tổ chức ĐCSVN cầm quyền. Còn nếu không quyết tâm giữ gìn nguyên bờ cõi nước Việt, khác chi là bán nước cầu vinh cho tổ chức ĐCSVN. Với nhân dân Việt Nam xưa nay đã rõ, không bao giờ chịu làm nô lệ, thuộc địa hay "một dân tộc thiểu số cho bất kỳ nước nào khác, trong đó có "anh em" là Trung Quốc ngàn năm muôn thể xâm lược Việt Nam, sử sách đã rõ... Cam Ranh, Sài Gòn Tôi không đồng ý với ý kiến cho rằng chính quyền ta sợ hãi Trung quốc, vấn đề ở chỗ là ta phải khéo léo không để đối phương lợi dụng khai thác vào chỗ yếu của ta (đó là khả năng tác chiến trên biển). Với thực lực của mình, Trung quốc có thể đánh chiếm Trường sa chỉ trong vòng 1 tháng vì vậy chúng ta không thể đi vào vết xe Hoàng sa một lần nữa, phải có một đối sách mềm dẻo để giữ đảo. Còn dựa vào Hoa kỳ ư? Thật là lố bịch vì ngàn đời nay, các nước nhỏ chỉ là những quân cờ trong tay các nước lớn mà thôi. Vì lợi ích của quốc gia họ có thể phủi tay không thương tiếc. Chúng ta phải nhớ rằng khi đã mất đảo rồi thì không ai giúp mình lấy lại đâu, lúc đó có chửi bới thì cũng chẳng ích gì. Minh Pham, TQ TQ nên biết rằng Mỹ thừa hiểu những gì đang diễn ra trên Biển Đông, họ làm như thế chỉ tôn thêm hình ảnh của một kẻ bành trướng tham lam trong mắt cộng đồng quốc tế. Dự án về thăm dò dầu khí tại Việt Nam của các công ty Mỹ không đơn giản chỉ là các lợi ích về kinh tế, mà nó là các lợi ích chiến lược lâu dài của Mỹ trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương, lần này khác rồi, không có chuyện Mỹ rút khỏi dự án này. TQ đúng là không biết người biết ta khi đã quá tự đắc và mãn nguyện sau khi ép được BP của Anh rút khỏi dự án dầu khí năm ngoái, sau vụ này cho TQ biết VN không đơn giản đâu! Le Cuong, HN Nhân dân Việt Nam và các công ty nước ngoài và cả trong nước cứ yên tâm mà khai thác tài nguyên biển (dầu khí, cảng biển, hải sản...). Vì đã có người láng giềng tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt... ở bên cạnh lo gì.Và nhất là "Bộ chính trị" của Đảng CSVN đã quyết lấy kinh tế biển làm trọng điểm cơ mà. Tôi nghĩ trong giai đoạn này là quá thuận lợi cho sự lãnh đạo kinh tế của Đảng CSVN hơn bao giờ hết để đưa Việt Nam trở nên giầu có. Ẩn danh Các vị lãnh đạo của Đảng CS nên bảo vệ chủ quyền đất nước hơn là lo bảo vệ cái ghế của mình, chỉ lo thu vén cá nhân mà quên đi quyền lợi của cả một dân tộc. Yony, Y+USA Theo tôi, VN nên giao hết các vùng biển khu Hoàng Sa + Trường Sa cho Mỹ khai thác và quản lý dài hạn, vì chỉ có Mỹ mới làm được chuyện này, không có nước nào dám làm cả. Còn chia chác, VN được bao nhiêu cũng được. Tôi chỉ muốn tìm người "đấm" vào mặt TQ một "đấm" thế thôi. Thằng láng giềng lưu manh, đểu cáng mà CSVN đang dựa lưng vào. TQ, SG Từ lâu Trung Quốc được xem là người anh em với Việt Nam theo kiểu "môi hở răng lạnh" nhưng những gì đã và đang xảy ra cho chúng ta thấy rõ bộ mặt thật của người anh em này. Đã đến lúc chúng ta phải cứng rắng hơn, phải lên tiếng vì lãnh thổ VN. Sài Gòn Đồng ý với Việt! Với cái đà này, một lúc nào đó, VN là một nước có biển chỉ dùng để...tắm! Mọi con thuyền ra vào đều phải đi vòng qua "cái lưỡi rồng" của Trung Quốc! Bản đồ biển của TQ là cái bản đồ lố bịch nhất thế giới từ trước đến giờ! Vậy mà dân TQ vẫn tin sái cổ vào "chủ quyền cha ông" tại một nơi cách nước khác thì ít mà cách nước họ thì nhiều??? Chín triệu km vuông là chưa đủ??? U49, tp Hồ Chí Minh Dư luận trong cộng đồng các dân tộc Châu Á tin rằng ban lãnh đạo và thế lực ngầm của Trung Quốc đã và sẽ mở đường tương lai không xa tới cả Châu Phi xa xôi, còn Châu Á chỉ còn là thời gian ngắn! Nguyen Hong Quoc, Sài Gòn Có lẽ không một người Việt nào, cho dù sống ở đâu, không cảm thấy phẫn uất khi biết đất nước mình bị chèn ép như vậy. Phần lỗi trước tiên và lớn nhất thuộc về Hà Nội. Chính sự yếu hèn của Hà Nội đã làm cho Bắc Kinh càng ngày càng lấn tới. Rõ ràng là đối đầu với Bắc Kinh ở thời điểm này thì Hà Nội chỉ có thất bại. Luôn nhìn Phương Tây và Mỹ như là những "thế lực thù địch" đã làm cho Hà Nội chẳng có một đồng minh nào thật sự. Đối với Hà Nội, hình như là, thà mất một phần của đất nước còn hơn là mất đi chính thể cộng sản này. Thật cay đắng! John Nguyen, USA Chính quyền Hà Nội nên có thái độ rõ ràng về vấn đề lãnh hải của Việt Nam, nhất là trong lúc VN đang làm chủ tọa Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, Hà Nội nên nêu vấn đề chủ quyền trên lãnh hải phía đông của mình, để cho toàn thế giới thấy được vấn đề, đồng thời ngăn trở phần nào ý đồ xâm lăng của Bắc kinh. Mong rằng chính quyền Hà Nội không nên quá nhượng bộ để dẩn đến hậu quả mất đất rồi mất nước... Vo Danh, Sài Gòn "Vua Hùng đã có công dựng lên đất nước. Bác cháu ta cùng nhau giữ nước" Ý định của thằng TQ ngay cả con nít năm tuổi ở VN cũng biết. Lịch sử VN ko bao giờ khuất phục bại trận dưới tay TQ Minh, Long An Tôi còn nhớ như in là trong chuyến viếng thăm đến Trung Quốc vừa qua, ngài Tồng Bí thư kính mến của chúng ta đã ôm hôn thắm thiết chủ tịch Hồ Cẩm Đào kia mà, sao bây giờ sự việc lại đến nông nổi như thế nhỉ ? Stevedat Điều này sẽ cho thấy thái độ của Mỹ trong vấn đề biển Đông. Ju Mong, Việt Nam Kéo Mỹ vào vùng này thì chủ quyền biển đảo của VN được tăng khả năng đảm bảo. Để kéo Mỹ vào thì nên cho họ hưởng phần nhiều hơn (ví dụ 6/10, thậm chí là 75%). Giá dầu hạ xuống thì cả kinh tế Mỹ và kinh tế VN đều có điều kiện ổn định và tăng trưởng. VN có thêm lợi thế để giữ vững chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ. Mỹ được dịp thể hiện vai trò siêu cường của mình ở khu vực đang có đà phát triển nhất thế giới. Có thêm điều kiện kiềm chế TQ. Một sự hợp tác hai bên cùng có lợi như thế tất sẽ ngày càng phát triển sâu, rộng. Lam, Sài Gòn Sự kiện này chẳng kém việc Trung Quốc lập thành phố Tam Sa năm ngoái. Chúng ta không thể ngồi im nghe người phát ngôn Bộ ngoại giao VN " lấy làm tiếc" về sự kiện này. Long Nước Anh đã sợ Trung Quốc, bây giờ đến lượt Mỹ? Mặc dù là vấn đề lợi ích, nhưng cũng nói lên sức mạnh thế giới trong hoàn cảnh cục bộ này. Người ta sẽ đánh giá nước Mỹ thế nào ở Nam Á sau sự kiện này? Chúng ta cần quan sát kỹ hơn. Ho Tung, Sài Gòn Lần trước là vụ công ty BP của Anh rút lút sau sức ép của TQ, bây giờ Exxon thì sao ? Tại sao những chuyện hệ trọng này của đất nước mà chính phủ VN lại làm ngơ. Hay chăng chính phủ VN đang "bán" biển Đông cho TQ để đổi lại sự hậu thuẫn cho Đảng Cộng Sản VN ?! Có lắm chứ, tôi có quyền nghi ngờ khi thấy "họ" im lặng. Maida, USA Đây là lúc CSVN cho thế giới biết là họ có độc lập hay không! BP đã sợ còn Exxon? Hoa Kỳ có phải là đối trọng với TQ hay không? 2.200 Km bờ biển VN đẹp như vạt áo dài VN, đầy hấp dẫn nên anh láng giềng khổng lồ đang thèm khát nhiên liệu không thể không có ý đồ bất chính tám chữ "vàng" chỉ là khẩu hiệu của TQ còn VN có dám lặp lại bài hịch của Lý Thường Kiệt chăng? Nhưng thực tế thì ông lớn nhất nước phải đi Bắc Kinh còn ông nhỏ hơn đi Washington. Bây giờ mới thấm thía hơn câu ca dao:" Thân em như tấm lụa đào - Phất phơ trước gió biết vào tay ai? Tội nghiệp VN và một thể chế chính trị chẳng những đã không tập hợp được tổng lực dân tộc mà ngược lại. Viet, Sai Gon Không lâu nữa lãnh thổ Việt Nam sẽ không bao gồm biển nếu chúng ta tiếp tục nhượng bộ. |
Labels:
BBC,
Biển Đông,
China Hegemony,
conflicts,
Exxon Mobil,
Hoang sa,
speakers,
Truongsa,
U-shape
Sunday, July 20, 2008
19/07 Trung ương Đảng nói gì về xã hội?
Hội nghị Trung ương VII của đảng cầm quyền ở Việt Nam kết thúc mà chưa có câu trả lời cho các câu hỏi lớn về nền kinh tế đang có nguy cơ đình đốn. Dù lạm phát, suy giảm kinh tế, sai sót điều hành vĩ mô được xác nhận và bàn thảo, giới quan sát nói chỉ một hội nghị Trung ương lần này khó bề có thể tạo ra được một chuyển biến rõ rệt. Giáo sư Trịnh Duy Luân, Viện trưởng Viện Xã hội học, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam từ Hà Nội nhận định: "Nếu mà nói rằng chỉ đợi ở một kỳ hội nghị trung ương, thì tôi cho rằng một vài hội nghị trung ương không giải quyết được." "Sắp tới Đại hội XI, rồi sửa đổi cương lĩnh, những chuyển đổi đó đòi hỏi có những bước tiến rõ rệt hơn, đột phá hơn, thậm chí cấp tiến hơn theo ý nghĩa nào đó." Quyết sách thế nào?
Trả lời BBC hôm 17/07, ông Luân cho rằng một Hội nghị trung ương như vừa qua cũng chỉ giải quyết được một vài mảng và chắc chắn là phải đợi những quyết sách hoặc một cuộc Đổi Mới tiếp theo. Nghị quyết của Hội nghị Trung ương lần này, bên cạnh chủ đề đối phó với lạm phát, bất ổn kinh tế, còn đề cập đến ba chủ đề là thanh niên, trí thức và tam nông. Khái niệm Tam Nông gợi lại cách nói theo kiểu Trung Quốc thời bao cấp chính là để nói về nông nghiệp, nông dân và nông thôn Việt Nam. Do Hội nghị Trung ương VI lần trước đã họp bàn về vấn đề công nhân, về mặt hình thức, Hội nghị Trung ương 7 đã tiếp tục bàn tiếp tới các khối quần chúng và tầng lớp còn lại.
Đứng trước cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội sâu sắc hiện nay, đảng Cộng sản Việt Nam đang cố nắm lại các thành phần và tầng lớp chân kiềng công - nông - trí và đặc biệt là thanh niên. Cách dùng nguồn tri thức trong xã hội của Đảng đã không đem lại kết quả mong muốn, đặt ra câu hỏi về các vấn nạn nhức nhối trong giáo dục, mối quan hệ giữa chính trị và đào tạo. Hiện tượng chuyên viên trẻ, có ngoại ngữ và trình độ bỏ cơ quan nhà nước ra khu vực tư đã thành làn sóng. Trong khi đó, các câu hỏi về việc dùng chuyên gia Việt Kiều và chuyên gia ngoại quốc cũng liên tục được nêu ra nhưng chưa thành chính sách cụ thể, hợp lý. Với giới trẻ, việc mất niềm tin về hệ thống lãnh đạo đặt câu hỏi về vai trò của họ trong tương lai Việt Nam. Thanh niên mất niềm tin
Riêng về thanh niên, Giáo sư Tương Lai, nguyên cố vấn các vấn đề xã hội của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt cho rằng: "Trong lớp trẻ đang có một khủng hoảng niềm tin. Khủng hoảng niềm tin có nhiều chuyện, ví dụ như là tham nhũng." "Tham nhũng mà chống mãi không hết, càng chống càng tăng, cái đó là một cái phá hoại niềm tin của tuổi trẻ ghê gớm lắm." Các đợt nông dân khiếu kiện, công nhân đình công khiến đảng cầm quyền ý thức được vấn đề công nông trong hoàn cảnh an ninh xã hội. Giáo sư Tương Lai, người từng đi điều tra các cuộc biểu tình của nông dân Thái Bình năm 1997, nói với BBC: "Bao nhiêu nghị quyết đều đã khẳng định rằng nếu không chống được tham nhũng thì cái đó sẽ làm mất niềm tin của nhân dân nói chung, và nhất là thế hệ trẻ, vào nhà nước, vào Đảng lãnh đạo." Nhiều nhận định của giới quan sát cũng thống nhất rằng Đảng nhận thấy đến lúc phải có các hành động khẩn trương nhằm ngăn chặn đà giảm sút niềm tin và bất bình xã hội đã ở mức độ nguy hiểm, rộng khắp và sâu sắc trong nhân dân. Một số giải pháp tình thế sẽ được thi hành và do đó không được kỳ vọng sẽ đem lại những yếu tố đáng kể nào về việc thay đổi, cải tổ hệ thống chính trị - xã hội sang một mô hình mới, có tính đột phá hơn, điều mà một số nhà nghiên cứu cho là phải chờ đợi ở một cuộc "đổi mới mới." Vo danh Hanoi Theo những gì biết được, tôi thấy ông Võ Thanh Bình giống một tội phạm hơn là một công dân. Xử lý cảnh cáo chẳng khác gì nhắm mắt làm ngơ, dễ làm cho người ta nghĩ các ông trong trung ương là cùng một giuộc cả thôi. Sao Đảng ta bây giờ lại kém cỏi đến như vậy. Tôi thật đau lòng cho sự sa đọa phổ biến trong Đảng. Như vậy còn lãnh đạo được ai? Trungha HP Chế độ không dùng được người thực tài. Việc mời chuyên gia kinh tế nước ngoài điều hành kinh tế vĩ mô đã là một tiến bộ. Mâu thuẫn xã hội ngày một sâu sắc, bộ máy cầm quyền và họ hàng thân thích giầu có nhanh chóng nhờ đặc quyền đặc lợi! Thật khó chống tham nhũng khi những người có quyền đều hưởng lợi từ cơ chế mà chính Đảng tạo ra Tran S Ngoc, Ha Noi Có một thực tế không mới mà BBC nói hoàn toàn chính xác ấy là "hiện tượng chuyên viên trẻ, có ngoại ngữ và trình độ bỏ cơ quan nhà nước ra khu vực tư đã thành làn sóng". Ngân sách nhà nước chi cho giáo dục chiếm khoảng 8.3% GDP. Và mức chi bình quân cho một sinh viên bậc đại học cỡ 4 triệu đồng/năm quả là không hề nhỏ (nhất là so với thu nhập trung bình của mỗi người dân Vn). Nhiều em sinh viên có trình độ, có khả năng sau khi học xong mong muốn được thử thách và cống hiến cho các công ty, tổ chức ngoài khối nhà nước. Những công ty này cũng sẵn sàng chào đón họ với chính sách đãi ngộ và ưu ái cao. Như vậy nghĩa là nhà nước đang lãng phí hay chí ít cũng là chưa tận dụng được nhiều cả nguồn tri thức đang ẩn náu ở nơi này nơi kia... NK Trung Viet Tôi đã quá quen thuộc với những lời hô hào sáo rỗng rồi. Nhìn vào cán bộ thì biết, trình độ toàn là tại chức, hàm thụ mà thôi, ai có trình độ, học thức thì luôn bị trù dập, chèn ép; bộ máy công quyền toàn cơ cấu, cơ chế chứ không dựa vào năng lực đâu. Thôi, sống chung với lũ đi, hết lũ sẽ ròng mà! Mat Hanoi Bộ CT ra nghị quyết không phải do mười mấy ông ý làm đâu, các ông ấy cũng tập hợp ý kiến từ các chuyên gia, Bộ Ngành, hội thảo, xin ý kiến, tìm hiểu tài liệu nước ngoài... phản biện, đủ cả, cũng khoa học lắm đấy. Nhưng cái điều cần nhất là dân chủ: để nghe nói thật, góp ý thật và dùng những người tài thật thì DCSVN lại không dám. Chính vì vậy mà nghị quyết nào cũng luôn giống nhau, sáo rỗng và không có gì mới kể từ ngày thành lập Đảng. Khi thực hiện cũng không được vì không thể áp dụng trong cuộc sống sợ sai,mất chức và mất bổng lộc. Và những người cầm quyền, có chức là những ngưòi tham nhũng nhất. Những người thực hiện thì nhận nhiều bổng lộc nhất. Người dân và những ngưòi bị thực hiện là những ngưòi đưa hối lộ nhiều nhất nếu muốn được việc. Nguyen Minh, Sài Gòn Quả thật là chúng tôi - thế hệ thanh niên VN hiện nay đang mất niềm tin trầm trọng. Mà chẳng những thanh niên, tất cả người dân đều mất niềm tin vào chính quyền. Vụ sốt giá gạo là một bằng chứng về "niềm tin" của dân chúng đối với cách điều hành xã hội đấy thôi. Hay như giới sinh viên chúng tôi nói đùa với nhau về cái chết của Võ Văn Kiệt: "Ông Kiệt chết thì được nhắc vì để lại di sản là HỘI NHẬP, ĐIỆN LỰC, XÂY DỰNG, ĐẦU TƯ... Còn mai này TT Phan Văn Khải chết thì để lại cái gì nhỉ?! Và thanh niên phản ứng lại bằng cách MAKENO - Mặc kệ nó, không quan tâm đến chính trị nữa, chỉ cần biết làm cái gì để kiếm ít tiền - thế thôi. KP - SaiGon Góp gì nữa mà BBC bảo góp ý? Có nghị quyết sáng suốt rồi cứ thế mà thực hiện theo chủ trương chính sách của "Đảng ta" đề ra thôi. Nếu thực hiện mà bị "tréo ngoe" thì ta sửa đổi... thế thôi! Le Duy TP HCM Hiện nay xã hội Việt Nam đang mâu thuẫn nghiêm trọng. Mâu thuẫn giữa tầng lớp lãnh đạo "chuyên chính vô sản" mà tài sản thì ngất trời đang lãnh đạo đất nước với một bên là tầng lớp nông dân, công nhân nghèo khổ mà nhà nước "chuyên chính vô sản" đã từng nói là đại diện của họ. Một sự tréo ngoe trong xã hội Việt Nam hiện nay. Điều này Đảng Cộng sản Việt Nam không sao giải thích, lý luận nổi. Tran Quang Thien, HCMC Có khi nào Đảng làm một cuộc thăm dò dư luận rộng rãi trong nhân dân để biết nhân dân còn tín nhiệm Đảng bao nhiêu phần trăm không? Biết lòng tin cụ thể của nhân dân, dân cả nước chứ không riêng gì thanh niên, vào Đảng nhất là trong lĩnh vực nào, hay toàn thể, nói chung là ĐCSVN còn được nhân dân tín nhiệm để cầm quyền hay không? Mà nói thật chứ nếu Đảng chỉ còn được tín nhiệm ở mức dưới 30% thì liệu Đảng có từ nhiệm hay không nhỉ? Nói như ông TBT chỉ là kiểu suy đoán, không cụ thể thì khó mà tìm ra cách làm hữu hiệu được. Tôi mong Đảng can đảm làm một cuộc trưng cầu ý dân. Humanrights, Saigon Tôi đồng ý với bạn King. Đảng không nên ra nghị quyết để cải thiện tình hình kinh tế. Đảng đâu có chuyên môn và cũng không có chức năng quản lý, điều hành nền kinh tế đâu mà can thiệp vào. Giải pháp đó phải giao các viện nghiên cứu mới đúng. Các viện nghiên cứu sẽ tìm ra được chính xác nguyên nhân và đưa ra được các giải pháp phù hợp với các quy luật kinh tế, quy luật khách quan. Đảng cộng sản Việt Nam làm vậy vô tình làm cho ý chí chủ quan của ĐCSVN (thể hiện qua nghị quyết) đứng trên cả quy luật khách quan. Điều này trước sau gì cũng đem đến hậu quả cho nền kinh tế VN. Những vấn đề lớn như vậy, liên quan đến vận mệnh dân tộc, lẽ ra phải để Quốc hội quyết mới đúng. Ban chấp hành TW Đảng đại diện cho hơn hai triệu Đảng viên chứ không thể đại diện cho 85 triệu người dân Việt Nam. Không nên đồng nhất ý chí của ĐCSVN với ý chí mong muốn của dân tộc Việt Nam. CVM Mỗi khi đất nước đứng trước khó khăn hay nguy cơ khủng hoảng thì những người tài ba, uy tín trong Đảng kịp thời can thiệp uốn nắn lại các sai lạc, khiến người dân cảm thấy yên tâm. Lần này tôi rất ấn tượng với ông Mạnh, Ông phong độ và đọc diễn văn rất hay. King Bộ chính trị (BCT) ra Nghị quyết để cải thiện tình hình kinh tế Việt Nam? Thế thì các Viện Kinh tế ở Việt Nam lập ra để làm gì nhỉ? Nói thực nhé Nghị quyết của cấp Đảng nào cũng vậy thôi, chỉ là chia trách nhiệm khi có sai trái mà thôi! Tôi cũng là Đảng viên đã làm Nghị quyết cho các vị ký thì lạ gì? Chỉ sáo rỗng mà thôi. Nhìn mà biết tương lai của nước Nhà, buồn thay cho thế hệ giao thời như chúng tôi! Jami Quyết sách của Đảng nhìn chung là tốt. Trí tuệ của Đảng đã được khẳng định từ nhiều thập kỷ qua. Các nghị quyết được trình bày sáng sủa, sạch sẽ (10 điểm). Dina Nguyễn, San Jose Bộ Chính Trị lại đưa ra giải pháp kinh tế nghe thế nào ấy. Thế hoá ra Bộ Kinh Tế, Bộ Kế Hoạch lập ra để làm cái gì? Cái gì cũng là lệnh, cũng là kế hoạch của Trung ương Đảng và Bộ Chính trị thì theo tôi để tiết kiệm tối đa về ngân sách như ông TBT chỉ thị thì nên dẹp hết các bộ, các ban ngành để cho TW Đảng và BCT chỉ huy, ra lệnh tất tật cho nó tiện việc sổ sách và bảo đảm triệt tiêu được quốc nạn tham nhũng. TW Đảng và BCT cũng Đông người lắm và toàn là những vị có đầu óc ưu việt hơn cả Gia Cát Khổng Minh thì chắc chắn nhân dân VN khá lên mấy hồi và qua mặt các nước trong khối ASIAN chỉ cần vài năm nữa mà thôi. Mít Đặc Đảng thì nhiều nghị quyết và lúc nào đảng cũng tự nhận là "lãnh đạo tài tình". Bao nhiêu nghị quyết thời bao cấp đưa đất nước về gần thời kỳ đồ đá rồi. Quản lý kinh tế là khoan học nghệ thuật phải xử lý hàng ngày không thể chung chung bằng những câu lý thuyết chung chung được. Nghị quyết về nông dân nhưng không thấy nói nông dân được quyền bình đẳng về sở hữu, sử dụng ruộng đất như các nhà đầu tư. Cũng trên mảnh đất ấy nông dân được trồng lúa và khi thu hồi thì được đền bù theo giá thóc. Khi nhà đầu tư sử dụng thì được làm nhà và bán theo giá đất ở. Siêu lợi nhuận khi chuyển đổi sử dụng đất nông dân không được hưởng. Người nông dân đi kiện thì gọi người ta là "phần tử". Như vậy có gọi là sáng suốt của đảng không??! Bùi Hiệp Đảng muốn chống tham nhũng, nhưng Đảng không có cơ chế chống tham nhũng và bảo vệ người chống tham nhũng. Đảng viên không phát huy được vai trò tiên phong trong chống tham nhũng nếu không nói là họ sống mang tính cơ hội. Mặt khác nếu Đảng viên tố cáo tham nhũng thì trước hết họ bị một khuyết điểm là không đấu tranh nội bộ,trong khi đó thì vấn đề đấu tranh đã thành câu vè" đấu tranh tránh đâu". Nhật Một người có chuyên môn làm thì tốt chứ để Bộ Chính Trị (mười mấy ông) tìm ra các giải pháp ổn định nền kinh tế thì tôi cũng chưa thấy cơ sở khoa học nào? Rồi nghe nói đang nhờ tư vấn nước ngoài nữa? Há chẳng phải đẽo cày giữa đường sao? Không nêu danh Hoàn toàn chính xác cho rằng thanh niên Việt Nam có khủng hoảng niềm tin. My, Canberra, Australia Tham nhũng là mối hại cho quốc gia ai cũng biết. Chỉ có cơ cấu chính trị đúng đắn thì mới có thể kiểm soát tham nhũng và tạo niềm tin cho toàn thể mọi người. Lập pháp, hành pháp và tư pháp (nhiều người còn gọi tam pháp) phải độc lập lẫn nhau. Lập pháp (quốc hội) làm ra luật, hành pháp (chính phủ) thi hành luật và tư pháp (tòa án) là trọng tài. Quốc hội gồm những người do dân bầu một cách tự do để đại diện cho họ. Những người đại diện này có quyền tham gia từ một đảng nào đó. Quốc hội có những nhóm ủy ban điều tra (committee) về đủ vấn đề trong xả hội, thí dụ kinh tế, ngoại giao, y tế, tài chánh, sự quản trị của nhân viên chính phủ, tư pháp v.v… Những người trong nhóm điều tra này có thể từ đảng cầm quyền nhưng phải có người từ đảng đối lập. Tất cả nguyện vọng hay thắc mắc của bất kỳ người dân gửi qua đại diện của họ sẻ chuyển tới cho nhóm ủy ban này. Bộ trưởng và các nhân viên cao cấp của bộ khi ra điều trần trước ủy ban này phải trả lời trung thực, nếu khai gian có thể bị đưa ra tòa. Báo chí và truyền thông có quyền tự do tường trình. Kết luận, muốn giảm tham nhũng và tạo niềm tin thì tất yếu phải có tam pháp độc lập, phải có đảng đối lập và phải có tự do báo chí. Nước Úc chuẩn bị nửa triệu đô la để đưa 26 cán bộ cao cấp Việt Nam qua để huấn luyện chống tham nhũng, cũng hy vọng phần nào thôi. Hồ Thanh Tùng Có trình độ, tri thức, có ngoại ngữ phù hợp, chưa chắc gì đã được vào làm ở các cơ quan Nhà nước. Bản thân tôi là một người tốt nghiệp cứng ngành giao thông, nhưng từ năm 2005 sau tốt nghiệp, không thể vào được bất cứ cơ quan nào của Tỉnh Bến tre để cống hiến. Trong khi lúc nào tỉnh cũng hô hào thu hút, ưu tiên trí thức trẻ, nhân tài v.v... Cũng may cho tôi là nhờ không làm nhà nước, tối đành ra ngoài làm, và hưởng lương 12 triệu đồng / tháng (đã nộp thuế thu nhập). Biết đâu, xin được vào Nhà nước, do lương thấp, chất xám vừa thui chột, lại dính vào tham nhũng, hối lộ. Xin cảm ơn. Pathfinder, Nha Trang, VN Các GS Trịnh Duy Luân và Tương Lai đều không dám nói thẳng ra là cần đột phá về dân chủ. Mà đột phá dân chủ đó chắc chắn phải dựa trên cơ sở đa nguyên chính trị. Lê Cường, Hà Nội Sống trong môi trường bị phong toả thông tin, và định huớng tương lai không khách quan thì làm sao có niềm tin mà mất. |
Subscribe to:
Posts (Atom)