NGUYÊN HÀ
16/11/2011 18:20 (GMT+7)
Theo dự kiến, vào sáng 25/11, Thủ tướng sẽ trực tiếp trả lời trong phiên chất vấn được truyền hình trực tiếp, sau khi 5 vị bộ trưởng đăng đàn trong hai ngày trước đó.
Thủ tướng Chính phủ đã nhận được chất vấn bằng văn bản của 7 vị đại biểu Quốc hội. Với sự xuất hiện của nhiều tân đại biểu, các chất vấn được gửi đến người đứng đầu Chính phủ nhiệm kỳ mới tại kỳ họp Quốc hội này cũng có nhiều nét mới.
Theo đại biểu Phan Vân Điền Phương (An Giang), cử tri địa phương này vẫn tiếp tục phản ánh, cả nước có 4 vùng, khu vực kinh tế trọng điểm nhưng các vùng khác đã được đầu tư. Riêng vùng kinh tế trọng điểm đồng bằng sông Cửu Long đến nay chưa có chính sách như các vùng khác.
Đề nghị Thủ tướng cho biết kế hoạch đầu tư và thời điểm triển khai các chính sách đầu tư cho vùng này, “để người nông dân vùng đồng bằng sông Cửu Long không thấy mình bị Thủ tướng, bị Chính phủ lãng quên”, đại biểu Phương viết.
Băn khoăn vì đề xuất nâng tuổi nghỉ hưu của nữ lên 60 chưa có chiều hướng được chấp nhận, đại biểu Lê Thị Tám (Nghệ An) hỏi Thủ tướng có đồng ý với chia sẻ của chị em về mong muốn được chia sẻ với nhà nước những khó khăn do sức nặng từ nguồn bảo hiểm xã hội phải trả cho lực lượng nữ công chức, viên chức hay không?
“Nếu Thủ tướng đồng ý thì hướng xử lý của Thủ tướng về độ tuổi nghỉ hưu của lực lượng này sẽ là như thế nào, và bắt đầu từ năm nào?”, đại biểu Tám hỏi.
Trở lại vấn đề đã khá nóng về quy hoạch sân golf từ nhiệm kỳ Quốc hội khóa 12, đại biểu Võ Thị Dung (Tp.HCM) nêu thực tế đang gây nhiều thắc mắc và bức xúc của một bộ phận cử tri. Đó là một số khu đất do Bộ Quốc phòng quản lý đã và đang triển khai một số dự án sân golf, như khu vực sân bay Tân Sơn Nhất (Tp.HCM), sân bay Gia Lâm (Hà Nội), trường bắn Miếu Môn (Hà Nội).
Chủ trương, nhu cầu, mục đích của việc triển khai các dự án này là điều đại biểu Dung muốn nhận được ở câu trả lời của Thủ tướng.
Với 7 vị đại biểu nêu vấn đề, nội dung chất vấn đã được gửi đến người đứng đầu Chính phủ còn liên quan đến việc sử dụng kết dư quỹ bảo hiểm y tế, xây dựng nhân lực, sử dụng nhân tài, chính sách đãi ngộ cho những người bảo vệ biên giới Tây Nam và làm nhiệm vụ quốc tế tại Campuchia…
Nếu chỉ nhìn về số lượng, thì số chất vấn bằng văn bản của đại biểu gửi đến Thủ tướng tại kỳ họp này ít hơn nhiều so với 19 chất vấn tại kỳ họp cuối năm 2010.
Các chất vấn bằng văn bản lần này cũng không “đậm đặc” những vấn đề nóng trong quản lý kinh tế, như chủ trương làm đường sắt cao tốc hay khai thác bauxite, sai phạm tại Vinashin…
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết, đến hết ngày 15/11 đã có 121 chất vấn của 61 đại biểu ở 36 đoàn gửi đến Thủ tướng, Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân và 16 vị bộ trưởng.
Con số này giảm khá nhiều so với kỳ họp cuối năm 2010 với 185 chất vấn của 82 vị đại biểu từ 41 đoàn đại biểu Quốc hội gửi đến Thủ tướng, các phó thủ tướng, 20 bộ trưởng và Tổng kiểm toán Nhà nước.
Theo dự kiến, vào sáng 25/11, Thủ tướng sẽ trực tiếp trả lời trong phiên chất vấn được truyền hình trực tiếp, sau khi 5 vị bộ trưởng đăng đàn trong hai ngày trước đó.
Danh sách 5 vị bộ trưởng cũng đã được dự kiến, gồm Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Cao Đức Phát; Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận; Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình.
Theo đại biểu Phan Vân Điền Phương (An Giang), cử tri địa phương này vẫn tiếp tục phản ánh, cả nước có 4 vùng, khu vực kinh tế trọng điểm nhưng các vùng khác đã được đầu tư. Riêng vùng kinh tế trọng điểm đồng bằng sông Cửu Long đến nay chưa có chính sách như các vùng khác.
Đề nghị Thủ tướng cho biết kế hoạch đầu tư và thời điểm triển khai các chính sách đầu tư cho vùng này, “để người nông dân vùng đồng bằng sông Cửu Long không thấy mình bị Thủ tướng, bị Chính phủ lãng quên”, đại biểu Phương viết.
Băn khoăn vì đề xuất nâng tuổi nghỉ hưu của nữ lên 60 chưa có chiều hướng được chấp nhận, đại biểu Lê Thị Tám (Nghệ An) hỏi Thủ tướng có đồng ý với chia sẻ của chị em về mong muốn được chia sẻ với nhà nước những khó khăn do sức nặng từ nguồn bảo hiểm xã hội phải trả cho lực lượng nữ công chức, viên chức hay không?
“Nếu Thủ tướng đồng ý thì hướng xử lý của Thủ tướng về độ tuổi nghỉ hưu của lực lượng này sẽ là như thế nào, và bắt đầu từ năm nào?”, đại biểu Tám hỏi.
Trở lại vấn đề đã khá nóng về quy hoạch sân golf từ nhiệm kỳ Quốc hội khóa 12, đại biểu Võ Thị Dung (Tp.HCM) nêu thực tế đang gây nhiều thắc mắc và bức xúc của một bộ phận cử tri. Đó là một số khu đất do Bộ Quốc phòng quản lý đã và đang triển khai một số dự án sân golf, như khu vực sân bay Tân Sơn Nhất (Tp.HCM), sân bay Gia Lâm (Hà Nội), trường bắn Miếu Môn (Hà Nội).
Chủ trương, nhu cầu, mục đích của việc triển khai các dự án này là điều đại biểu Dung muốn nhận được ở câu trả lời của Thủ tướng.
Với 7 vị đại biểu nêu vấn đề, nội dung chất vấn đã được gửi đến người đứng đầu Chính phủ còn liên quan đến việc sử dụng kết dư quỹ bảo hiểm y tế, xây dựng nhân lực, sử dụng nhân tài, chính sách đãi ngộ cho những người bảo vệ biên giới Tây Nam và làm nhiệm vụ quốc tế tại Campuchia…
Nếu chỉ nhìn về số lượng, thì số chất vấn bằng văn bản của đại biểu gửi đến Thủ tướng tại kỳ họp này ít hơn nhiều so với 19 chất vấn tại kỳ họp cuối năm 2010.
Các chất vấn bằng văn bản lần này cũng không “đậm đặc” những vấn đề nóng trong quản lý kinh tế, như chủ trương làm đường sắt cao tốc hay khai thác bauxite, sai phạm tại Vinashin…
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết, đến hết ngày 15/11 đã có 121 chất vấn của 61 đại biểu ở 36 đoàn gửi đến Thủ tướng, Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân và 16 vị bộ trưởng.
Con số này giảm khá nhiều so với kỳ họp cuối năm 2010 với 185 chất vấn của 82 vị đại biểu từ 41 đoàn đại biểu Quốc hội gửi đến Thủ tướng, các phó thủ tướng, 20 bộ trưởng và Tổng kiểm toán Nhà nước.
Theo dự kiến, vào sáng 25/11, Thủ tướng sẽ trực tiếp trả lời trong phiên chất vấn được truyền hình trực tiếp, sau khi 5 vị bộ trưởng đăng đàn trong hai ngày trước đó.
Danh sách 5 vị bộ trưởng cũng đã được dự kiến, gồm Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Cao Đức Phát; Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận; Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình.
CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN:
(Các ý kiến bạn đọc được đăng tải không nhất thiết phản ánh quan điểm của Tòa soạn. VnEconomy có thể biên tập lại ý kiến của bạn nếu cần thiết)
- Lâm Nhật Hùng14:40 (GMT+7) - Thứ Năm, 17/11/2011
- Hoàng Tư KHoa11:03 (GMT+7) - Thứ Năm, 17/11/2011
Tôi nghĩ việc nghỉ hưu đúng tuổi là phúc lợi của xã hội sau 30 năm làm việc và cống hiến cho xã hội. Nếu kéo dài tuổi về hưu của phụ nữ lên 60 tuổi là làm thiệt cho người lao động nữ chứ không phải là làm lợi và luật như vậy là sẽ lạc hậu hơn vì người lao động nữ sẽ chậm được hưởng phúc lợi xã hội mất 5 năm - Citizen11:02 (GMT+7) - Thứ Năm, 17/11/2011Nói thật khi thấy các ĐBQH muốn nâng tuổi nghỉ hưu của chị em lên cao hơn thì lại thấy buồn và có nhiều suy ngẫm hơn các bạn ạ.
Việc tăng độ tuổi nghỉ hưu nói chung là giảm được ngân sách chi cho phúc lợi nói chung mà chính các nước châu âu đang rơi vào suy thoái cũng đang định nâng tuổi về hưu để giảm chi phí ngân sách.
Chúng ta phải thấy rằng một quốc gia có mức chi cho ngân sách hưu trí cao sẽ giảm độ tuổi hưu xuống mới là đất nước phát triển, con người được nghỉ sớm để tận hưởng cuộc sống.
Với nước ta cơ cấu dân số trẻ sức lao động dồi dào mà một số đại biểu muốn tuổi hưu cao hơn để làm việc kiếm thêm tiền thì thấy buồn nhiều hơn. - Mai Thanh Tùng09:45 (GMT+7) - Thứ Năm, 17/11/2011Độ tuổi nghỉ hưu nên đứng trên quan điểm số đông và khả năng chi trả của bảo hiểm xã hội. Không nên đứng trên vài ý kiến lẻ tẻ, không có tầm nhìn bao quát và thiếu tính thuyết phục.
Thứ nhất: Bình đẳng giới không phải là nam giống nữ. Vậy đàn ông có đẻ được không?. Sức lực phụ nữ đã hao kiệt nhiều để sinh ra cho xã hội thế hệ trẻ giỏi hơn thế hệ của chính họ. Một điều rõ ràng với chức năng khác biệt của phụ nữ không thể nào áp dụng tuổi nghỉ hưu nam và nữ như nhau được.
Thứ hai: Một số ít lao động nữ có thể cống hiến tốt ở tuổi quy định nghỉ hưu. Nếu quả thực như vậy chính phủ nên xem xét ban hành quy chế cho phép kéo dài cho họ nhưng phải có những tiêu chuẩn và hội đồng kiểm soát hết sức nghiêm ngặt, không để kẽ hở và lợi dụng. Luật phải tập trung vào đối tượng phổ biến chứ.
Thứ ba: Lớp trẻ bây giờ rất giỏi, hãy tin tưởng vào tài năng của họ. Không nên nghĩ thiếu vắng lao động già họ không làm nổi- một suy trái với quy luật phát triển của xã hội loài người là thế hệ sau giỏi hơn thế hệ trước. - Ngoc08:19 (GMT+7) - Thứ Năm, 17/11/2011Tôi đồng ý với ý kiến của bạn Bình Minh. Biết bao nhiêu chị em là nữ công nhân lao động, từ 50 tuổi sức khỏe họ đã giảm sút, cần được nghỉ ngơi.
Một đề xuất phải đại diện cho đa số chị em, Thủ tướng hãy nên xem xét. Những người lao động nhàn, có trình độ cao nếu sau 55 tuổi vẫn còn sức khỏe và còn có thể cống hiến thì có thể đăng ký làm việc tiếp, hoặc nếu giỏi có thể ra ngoài làm cho tư nhân, làm tư vấn...
Mặt khác, các doanh nghiệp và Nhà nước bây giờ cũng cần trẻ hóa đội ngũ cán bộ nữa, không nên chỉ vì một số người mà ảnh hưởng đến doanh nghiệp và kéo theo bao nhiêu chị em công nhân lao động phải vất vả phải bị vắt kiệt sức thêm lúc tuổi già nữa.
Xin cám ơn! - Bình Minh22:03 (GMT+7) - Thứ Tư, 16/11/2011Ý kiến của đại biểu Tám (Nghệ An) về đề xuất tuổi nghỉ hưu của chi em lên tuổi 60 có lẽ chưa đại diên cho đa số chị em được, vì những chị em là công nhân lao động và làm các công việc mệt nhọc mà phải làm việc đến 60 tuổi thì thật là tội.
- Hoàng Văn Tiến18:30 (GMT+7) - Thứ Tư, 16/11/2011Năm nay kỳ họp Quốc hội đã có nhiều đổi mới. Mình tin là sau kỳ họp nay sẽ có nhiều thay đổi.
Vùa qua nạn tham nhũng đang xảy ra mạnh, nhưng mình chưa thấy các ý kiến triệt để về điều này.
Chúc kỳ họp thành công!
Tuy nhiên, khống chế 55 tuổi về hưu như hiện nay thì thật là uổng và thiếu công bằng với những nữ lãnh đạo hoặc quảnh lý còn khả năng, mong muốn được tham gia lao động. Nếu cho họ nghỉ sớm, thì họ vẫn đi kiếm công việc khác để tiếp tục làm, vì độ tuổi sinh học của Nữ so ra cao hơn Nam rất nhiều.
Đại biểu Tám đề xuất như vậy là rất hợp lý, nếu có thể thì nên thay đổi luật làm sao cho các Chị có khả năng, nguyện vọng, đủ sức khỏe làm việc đến khi nào các chị muốn nghỉ hưu thì mới tạo sự công bằng cho Phụ nữ.
Và thêm một thực tế nữa là khi nghỉ hưu, sẽ mất đi một số nguồn thu nhập, phụ cấp (giảm thu nhập ) cho nên đa số họ lại tiếp tục làm cái gì đó để đảm bảo thu nhập khi sức khỏe vẫn còn.