16 tháng 11, 2011
Một trong các kinh tế gia hàng đầu tại Việt Nam cảnh báo hệ lụy lớn trong vụ Vinashin nếu chủ nợ thắng kiện.
Ông Võ Trí Thành, phó viện trưởng viện Quản lý kinh tế Trung ương, cảnh báo điều ông gọi là “sức lan tỏa của vụ kiện sẽ rất lớn”.
Các bài liên quan
Chủ đề liên quan
Ông Thành nói “khả năng họ (chủ nợ) sẽ thắng” sẽ làm cho chỉ số tín nhiệm về nợ của Chính phủ Việt Nam bị giảm xuống.
“Dù đây là Bấmkhoản tiền không có bảo lãnh của Chính phủ, nghĩa là Chính phủ không phải trả thay, nhưng Chính phủ phải bằng cách này hay cách khác, ví dụ cho Vinashin tạm ứng (vay) để trả nợ”.
“Song, khi đó, Chính phủ phải công khai, minh bạch cho Quốc hội và nhân dân được biết”, ông Thành được báo chí trong nước trích dẫn.
Khuyến cáo của ông Thành được đưa ra dường như ngược chiều với quan điểm của Chính phủ Việt Nam khi Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh được trích dẫn nói điều ông gọi là “Vinashin tự vay thì tập đoàn sẽ phải tự trả”.
“Chính phủ không trả nợ thay cho Vinashin”, ông Ninh nói thêm.
"Chưa cập nhật"
Trong khi đó Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ nói với báo chí trong nước rằng “Chính phủ vừa có báo cáo cụ thể đến Quốc hội về tình hình của Vinashin, còn việc Vinashin bị công ty nước ngoài kiện thì cá nhân tôi chưa cập nhật”.
Ông Huệ hiện chưa tiết lộ cụ thể về phương án xử lý.
"Chuyện nợ nần tranh chấp xảy ra là rất bình thường."
Nguyễn Đức Kiên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội
Vụ bê bối Vinashin được hâm nóng lại tại Việt Nam sau khi truyền thông trong nước đồng loạt chạy tin trích lại của BấmBBC Việt ngữ đã đưa ngày 08/11/2011 về việc tập đoàn này và 21 công ty con bị khởi kiện tại tòa ở London.
Giới chức tại tòa Thương mại, Chi nhánh Queen’s Bench thuộc Tòa Thượng thẩm, nơi nhận và mở hồ sơ vụ kiện đầu tháng 11, nói với BBC Việt ngữ sáng ngày 16/11 rằng nội dung đơn kiện vẫn đang ở dạng được giữ kín và sẽ được công bố chi tiết trong nay mai.
Xét về tiếng nói từ Quốc hội, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội - Nguyễn Đức Kiên được VnExpress trích dẫn nói “chuyện Vinashin bị kiện không bất ngờ cả bởi trong kinh doanh, chuyện nợ nần tranh chấp xảy ra là rất bình thường”.
“Về nguyên tắc, Vinashin nợ 600 triệu đôla thì tập đoàn sẽ phải có trách nhiệm trả nợ, không ai có thể trả thay”.
“Trong các công ty con của Vinashin, doanh nghiệp nào vay thì đơn vị ấy phải chịu trách nhiệm đàm phán với đối tác để trả nợ”, ông Kiên nói.
Khoảng thờii gian này năm ngoái, Quốc hội Việt Nam bác bỏ đề nghị lập ủy ban điều tra Vinashin, viện dẫn đề xuất "đúng pháp luật" của đại biểu quốc hội Nguyễn Minh Thuyết là "chưa cần thiết".
Vinashin, tập đoàn bên bờ vực phá sản, đã và đang được tái cơ cấu theo hướng chuyển một số tài sản, dự án của Vinashin về Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và Tổng Công ty Hàng hải (Vinalines).
Mới đây chín quan chức cao cấp của Vinashin bị đề nghị truy tố vào tháng Chín năm nay sau khi công an Việt Nam mô tả là đã hoàn tất điều tra giai đoạn một.
BấmBộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam hồi tháng Tám năm 2010 đưa ra một số kết luận về vụ Vinashin nhằm khắc phục điều họ gọi là "lòng tin trong dân" và những tác động tiêu cực đến "ổn định chính trị".
No comments:
Post a Comment