Những trở ngại trong việc xây dựng Luật biểu tình tại Việt Nam
Tiến sĩ Nguyễn Quang A
Nguồn: internet
Ngày 26/11/2011, trong phiên họp bế mạc kỳ họp thứ 2 khóa XIII, Quốc hội Việt Nam đã thông qua quyết định đưa Luật biểu tình vào chương trình làm luật của nhiệm kỳ này. Đây là động thái được một bộ phận công luận trong và ngoài nước đánh giá là tích cực.
Ngày hôm qua Chủ nhật 27/11, tại Hà Nội, đã diễn ra một cuộc tập hợp ở Hồ Gươm, được một số phương tiện truyền thông đánh giá là khá thầm lặng, với mục tiêu « ủng hộ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Quốc Hội Việt Nam ra luật biểu tình », theo lời kêu gọi trên một số trang mạng. Cuộc tập hợp với khá ít người tham gia này, ngay lập tức, đã bị công an trấn áp.
Như vậy, trong hiện tại, quyết tâm của quốc hội Việt Nam ra Luật biểu tình để tạo điều kiện cho các công dân thực thi quyền tự do được ghi trong Hiến pháp không đồng nghĩa với việc quyền này được tôn trọng trên thực tế. Để tìm hiểu về những trở ngại cho việc ra đời một bộ Luật biểu tình đảm bảo được quyền hiến định của công dân Việt Nam, RFI đặt câu hỏi với Tiến sĩ Nguyễn Quang A từ Hà Nội.
RFI : Thưa anh, như anh biết, tại Hà Nội, Chủ nhật vừa qua, có diễn ra một cuộc biểu tình bên Hồ Gươm, với mục tiêu là ủng hộ Quốc hội và Thủ tướng quyết định ra Luật biểu tình, nhưng cuộc biểu tình này đã bị trấn áp. Trước hết, xin anh cho biết suy nghĩ của anh về cuộc biểu tình này và các hành xử từ phía chính quyền, diễn ra trong thời điểm rất đặc biệt này ?
Nguyễn Quang A : Tôi nghĩ rằng, cuộc biểu tình gọi là ủng hộ Thủ tướng đề xuất Luật biểu tình, có lẽ cách đặt vấn đề ấy không được hợp cho lắm. Vì, chỉ có thể ủng hộ, khi Luật biểu tình tử tế, đường hoàng đã được thông qua, thì mới nên ủng hộ. Còn đây mới là một lời đề xuất, thì còn quá nhiều bất trắc ở đằng trước, thì tôi nghĩ rằng, ủng hộ là hơi sớm. Có thể nhiều người nhận xét như thế, cho nên người ta không tham gia cuộc biểu tình này.
RFI : Thưa anh, hơn một tuần vừa qua, tại Quốc hội Việt Nam, có bàn về Luật biểu tình này, và có rất nhiều ý kiến trao đổi xung quanh câu chuyện này, trong nghị trường và ngoài xã hội. Tóm lại, Quốc hội đã nhất trí thông qua nghị quyết về Chương trình làm luật trong nhiệm kỳ khóa này, trong đó có dự luật Luật biểu tình. Cái động thái mới trong chính trường Việt Nam này cho thấy có tín hiệu cởi mở hơn. Vậy xin anh cho biết các nhận định của anh về tình hình hiện nay, liên quan đến vấn đề biểu tình và những tranh luận xung quanh ?
Nguyễn Quang A : Tôi nghĩ rằng, một số người bình luận hoặc nhận xét, cho rằng, ở Miến Điện có vẻ tiến triển rất nhanh, rồi thấy ở Quốc hội Việt Nam họp bàn, có một vài đại biểu phản đối kịch liệt việc đưa Luật biểu tình vào chương trình làm luật. Những ý kiến hết sức kỳ lạ như vậy đã gây ra một làn sóng thảo luận, một sự bất bình. Trong công chúng, có rất nhiều thảo luận, thậm chí cả báo chí chính thống cũng nêu ra, phản bác ý kiến của ông Phước, đại biểu trong thành phố HCM. Rồi sau đó, Thủ tướng trả lời chất vấn trước Quốc hội cũng ủng hộ việc đưa Luật biểu tình này vào chương trình làm luật.
Nhiều người hy vọng có một sự chuyển biến. Nhưng mà những người để ý một chút, thì thấy rằng, khi mà Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói đến chuyện những người biểu tình thế hiện lòng yêu nước, thì một mặt ông ấy nói là, ông ấy rất là quý trọng, chính phủ khen ngợi, rồi đủ thứ, … Nhưng một mặt, ông ấy rất là không hoan nghênh và [cho rằng] phải có biện pháp, nếu mà chuyện ấy bị lợi dụng, hoặc bị lạm dụng, hoặc có ý đồ để làm những việc khác. Thế thì, cái vế thứ hai, nếu mà hiểu kỹ ra, thì có thể thấy rằng, nó khá là mù mờ.
Ai đọc được ý đồ trong đầu người khác ? Như vậy, có thể là, nó [cách suy nghĩ như vậy] cho chính quyền một cái quyền, mà muốn ghép thế nào cũng được.
Nếu mà hiểu cả cái khía cạnh ấy nữa, thì cho đến bây giờ, có thể nói là chưa có cái gì thay đổi cả. Và, cái chuyện đưa vào chương trình làm luật của Quốc hội, tức là mới đưa vào chương trình để làm luật, để chuẩn bị, thì có thể nó kéo dài, có khi cả 5, 7 năm, mà chưa chắc đã ra được cái luật.
Thí dụ như Luật lập hội, cũng là cái quyền của công dân, được hiến định trong Hiến pháp. Nhưng Quốc hội mấy khóa, chứ không phải mấy phiên họp, thảo luận đi, thảo luận lại, đến mười mấy lần dự thảo, các hội thảo đủ thứ, nhưng sau rồi lại ỉm đi. Thế thì, rất có thể là Luật biểu tình này cũng có thể rơi vào tình trạng như thế. Đấy là một khả năng.
Cũng có một khả năng là ra rất nhanh, nhưng lại không thực sự là một luật giúp cho người dân thực hiện quyền hiến định của mình, được thực hiện quyền bày tỏ thái độ của công dân đối với những vấn đề bức xúc trong xã hội. Giống như là Luật báo chí. Lẽ ra Luật báo chí là luật tạo điều kiện cho người dân thực hiện cái quyền tự do báo chí của mình, thì lại trở thành một luật thực sự dùng để quản lý báo chí. Thì như vậy, nó không giúp gì cho người dân thực hiện quyền hiến định của mình hết.
Muốn để có một Luật biểu tình thực sự là đường hoàng, thực sự là tử tế, đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước, tôi nghĩ rằng, cần phải có những thảo luận rất rộng rãi, dân chủ, trên tinh thần xây dựng. Trong Quốc hội thì đã đành, nhưng mà [phải cả] trong các tổ chức xã hội, trong báo chí. Rất tiếc là, bây giờ tất cả báo chí chính thống đều ở trong tay nhà nước. Viết chỉ cần khác thôi đã là khó rồi, chứ còn đừng nói đến các ý kiến hoàn toàn trái ngược, để tranh luận. Mà trong một xã hội, mà không có những ý kiến đối chất với nhau, ngược nhau, và tranh luận trên tinh thần cởi mở, xây dựng, để tìm ra lẽ phải, thì tôi nghĩ rằng tình hình khó mà có những biến chuyển lớn.
RFI : Vừa rồi anh đã đưa ra một nhận định tổng quan, cho người nghe một ấn tượng rằng, trong vấn đề này, Việt Nam đang đứng trước ngã ba đường. Một đằng bộ Luật này sẽ bị ỉm đi, thứ hai, nếu có ra được, thì nó sẽ biến thành một thứ luật mang tính khống chế nhiều hơn. Vậy, trong ngã ba đường này, cụ thể là khả năng của Chính phủ là đến đâu, khả năng của Quốc hội là đến đâu, để có thể mang lại một bộ Luật cho phép người dân thực hiện được các quyền dân chủ cơ bản của mình ?
Nguyễn Quang A : Tôi nghĩ rằng, bên hành pháp rõ ràng đã nhận ra rằng, chuyện biểu tình là một hiện tượng tồn tại trong xã hội. Bên hành pháp đang rất khó khăn để ứng xử với hiện tượng này của công dân. Bên hành pháp, hiển nhiên là, cũng muốn tìm ra một cái cách nào đấy để dễ cho mình. Quốc hội cũng có thể có những ý kiến khác,… Nhưng mà, ở Việt Nam bây giờ, thì thực sự là, cái quan trọng bây giờ là đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Chóp bu của đảng Cộng sản mới là [nơi] có tiếng nói quyết định. Chứ còn bên hành pháp cũng lại là nói cái « chứng kiến » ấy mà thôi. Và Quốc hội cũng lại làm theo cái chứng kiến ấy mà thôi. Thực sự là nếu muốn có những thảo luận, muốn có những gì thực sự đột phá, thì phải nói là sự đột phá phải ở trong lãnh đạo cao cấp nhất của đảng Cộng sản Việt Nam.
RFI : Mà thưa anh, thì lãnh đạo cao cấp nhất của đảng Cộng sản Việt Nam ấy, dường như là, cho đến nay, không có thể hiện chính thức, phản hồi chính thức về vấn đề này, có phải không ạ ?
Nguyễn Quang A : Cũng không phải hoàn toàn là như vậy. Cũng có từng người. Ví dụ như, bên Thủ tướng, cũng là một trong các lãnh đạo cao nhất của đảng Cộng sản Việt Nam, thì ông ấy có chính kiến của ông ấy về bên hành pháp. Còn ông Chủ tịch Quốc hội cũng lãnh đạo được Quốc hội chấp nhận cho vào chương trình nghị sự. Nhưng thực sự, còn Bộ Chính trị của đảng Cộng sản Việt Nam. Thực sự là họ phải thảo luận và phải quyết cái này. Vì từ trước tới nay, Quốc hội cũng thảo luận đi, thảo luận lại, nhưng cuối cùng quyết định nó ở ngoài đấy, không phải là ở bản thân Quốc hội. Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua, vai trò của Quốc hội cũng được cải thiện một chút, nhưng mà tôi nghĩ rằng, nó không phải giống như các nước phương Tây đâu. Mình đừng có hy vọng quá cái mức.
RFI : Vâng, thưa anh, trong vấn đề này, nếu xét riêng về nhiệm vụ của chính phủ Việt Nam, trong tình huống mà chưa có một luật mới để điều chỉnh lĩnh vực này một cách tốt hơn, vậy thì để có thể làm được tốt hơn việc thực hiện những nguyên tắc đặt ra trong Hiến pháp, phải chăng chính phủ có thế điều chỉnh lại Nghị định, và như vậy, đây cũng là một bước trung gian để đi đến việc điều chỉnh về luật một cách tốt hơn ?
Nguyễn Quang A : Điều 69 của Hiến pháp quy định quyền biểu tình của công dân. Và bởi vì, bên hành pháp người ta muốn dễ cho mình, tức là làm sao để quản lý cho dễ, thì người ta đưa ra nhiều thủ tục, và thực sự là làm cho tất cả mọi cuộc biểu tình muốn thành hợp pháp đều không thể thực hiện được. Cái nghị định 38, nếu mà đọc hết tất cả, mà thay cái chữ « tụ tập đông người » bằng « biểu tình », thì lập tức nhìn ra rằng, nội dung của nghị định ấy là vi hiến ngay, nó ngược với quyền biểu tình của công dân ở điều 69 của Hiến pháp. Nếu mà cơ quan hành pháp, cụ thể là bộ Công an, là người không bao giờ muốn có một chuyện như thế mà được soạn thảo, thì họ cũng là một nhóm lợi ích, họ phải làm sao lợi ích của họ được thực hiện dễ nhất. Vừa đá bóng, vừa thổi còi thì không ổn được.
RFI : Vâng, tức là, như anh nói, nếu Bộ Chính trị của đảng Cộng sản Việt Nam không đưa ra ý kiến về vấn đề này, thì phải chăng tình hình vẫn sẽ tiếp tục lùng nhùng, người dân vẫn không có khả năng thực thi một cách an toàn, đường hoàng và thực chất quyền hiến định của mình, và đồng thời các cơ quan quản lý cũng rất khó khăn trong việc làm đúng nhiệm vụ của mình một cách văn minh, thay vì là đối mặt liên tục với những xung đột, trấn áp như đã diễn ra, và vừa diễn ra hôm Chủ nhật, thưa anh ?
Nguyễn Quang A : Chắc chắn là như vậy.
Xin chân thành cảm ơn tiến sĩ Nguyễn Quang A.
From: nguyen phong quang <nguyen_phongquang@yahoo.fr>
To: exryu-ww forum <Exryu-ww-Forum@yahoogroups.com>; "exryu-ww-vannghe@yahoogroups.com" <exryu-ww-vannghe@yahoogroups.com>; Exryu WW <exryu-ww@yahoogroups.com>
Sent: Tuesday, 29 November 2011 4:46 PM
Subject: [Exryu-ww-Forum] Ai là người cần phải vào trại "Phục hồi nhân phẩm"
To: exryu-ww forum <Exryu-ww-Forum@yahoogroups.com>; "exryu-ww-vannghe@yahoogroups.com" <exryu-ww-vannghe@yahoogroups.com>; Exryu WW <exryu-ww@yahoogroups.com>
Sent: Tuesday, 29 November 2011 4:46 PM
Subject: [Exryu-ww-Forum] Ai là người cần phải vào trại "Phục hồi nhân phẩm"
Ai là người cần phải vào trại "Phục hồi nhân phẩm"
Người Hà Nội (danlambao) - Ngài thủ tướng gốc y tá "R" của chúng ta quả là cao tay khi cho bắt những người biểu tình vào "Trại phục hồi nhân phẩm". Phải chăng những người biểu tình đáng phải "phục hồi nhân phẩm"? Không, họ chẳng có tội gì ngoài tội muốn tự do, có dân chủ và chống ngoại xâm. Mà nếu coi nó là tội như cái cách ngài thủ tướng làm thì quả thực giá trị đạo đức đang bị đảo lộn ghê gớm rồi...
*
Tôi không phải là nhà tiên tri, cũng không phải là thày bói mà là một người dân bình thường ở cái xứ sở mệnh danh "thiên đường" và nhiều "đỉnh cao" lãnh đạo – Việt Nam.
Tôi là dân khoa học, không tài giỏi nhưng cũng hiểu thế nào về vấn đề giả thuyết và kết luận. Các cụ ngày xưa có nói: "Một sự bất tín thì vạn sự không tin" hay là "Không quá tam ba bận". Còn với toán học thì ai học hết cấp 3 thực sự (chứ không phải bằng cấp 3 như nhiều "đỉnh cao") cũng đều biết cách chứng minh bằng phương pháp quy nạp: Khi và chỉ khi. Có nghĩa là chỉ cần có điều kiện cần và đủ là có thể kết luận được vấn đề cần phải chứng minh. Ấy vậy mà ngài thủ tướng đáng kính của chúng ta lại hết lần này đến lần khác vi phạm cái điều cần và đủ cho một lời khẳng định "nhân phẩm". Ngài nói một đường và làm một nẻo khi báo chí còn chưa ráo mực ca ngợi ngài...
Trong bài "Đừng nghe những gì ông Dũng nói", tôi vốn không là nhà tiên tri hay tài giỏi gì nhưng cũng đã đoán trước những gì ông Dũng sẽ làm với những người biểu tình. Sở dĩ tôi đoán đúng vì chưa bao giờ tôi thấy ngài thủ tướng của chúng ta nói và làm song hành với nhau. Và lần này thì đúng là: "Lần thứ 5 tôi không thể không tin được ông thủ tướng nữa". Có thể khẳng định, những gì tổng thống Thiệu nói không bao giờ sai, tôi cũng không cần nhắc lại nữa vì là người Việt Nam bây giờ chỉ có vô tri, vô thức mới không biết mà thôi!
Trở lại chuyện đàn áp người biểu tình ngày 27/11/2011 thì ngài thủ tướng của chúng ta đang tự bôi xấu hình ảnh và nhân phẩm vốn dĩ đã quá hoen ố của mình thêm nữa. Kể ra thì cũng đúng thôi! Vì ngài nghĩ: "Thôi thì đằng nào cũng đã sai và nói bậy rồi, có sai và bậy nữa cũng chẳng sao". Vậy là ngài làm những gì trái với ngài nói. Ngài cho bắt bớ những người "Biểu tình ủng hộ ngài ra luật biểu tình"…
Vấn đề ở đây là ngài thủ tướng gốc y tá "R" của chúng ta quả là cao tay khi cho bắt những người biểu tình vào "Trại phục hồi nhân phẩm". Phải chăng những người biểu tình đáng phải "phục hồi nhân phẩm"? Không, họ chẳng có tội gì ngoài tội muốn tự do, có dân chủ và chống ngoại xâm. Mà nếu coi nó là tội như cái cách ngài thủ tướng làm thì quả thực giá trị đạo đức đang bị đảo lộn ghê gớm rồi.
Nhân phẩm là gì? Nhân phẩm là những đức tính tốt của con người... nói xa, nói xôi thì nhiều lắm nhưng mà cơ bản của nhân phẩm là người ta nói và làm phải đi đôi với nhau nhưng ngài thủ của chúng ta không làm như thế. Hết lần này tới lần khác ngài thủ nói một đằng làm một nẻo. Theo tôi chính những người nói và làm bất nhất như vậy mới đáng phải "Phục hồi nhân phẩm".
Tôi nghĩ rằng với chế độ này những người như ông thủ đang sống khoẻ, sống giàu sang và đầy quyền lực thì cái viễn cảnh cho họ đi "Trại phục hồi nhân phẩm" là chưa thể xảy ra. Nhưng, rồi một ngày không xa, giá trị đạo đức và nhân phẩm phải được trả lại cho đúng vị trị của nó thì tôi tin những người nói và làm bất nhất, chà đạp lên lợi ích chung của dân tộc kia sẽ phải trả giá cho sự xuống cấp về "nhân phẩm" của mình. Lúc đó nhân dân Việt Nam sẽ mời các ngài đi "Phục hồi nhân phẩm" đó!
28/11/2011
__,_._,___
From: Dzung T <dzungthedinh@yahoo.com>
To: "Exryu-ww-Forum@yahoogroups.com" <Exryu-ww-Forum@yahoogroups.com>; "exryu-ww-vannghe@yahoogroups.com" <exryu-ww-vannghe@yahoogroups.com>
Sent: Tuesday, November 29, 2011 5:35 PM
Subject: [Exryu-ww-Forum] "Hết bị chê là dân trí thấp" đến mất "nhân phẩm"
To: "Exryu-ww-Forum@yahoogroups.com" <Exryu-ww-Forum@yahoogroups.com>; "exryu-ww-vannghe@yahoogroups.com" <exryu-ww-vannghe@yahoogroups.com>
Sent: Tuesday, November 29, 2011 5:35 PM
Subject: [Exryu-ww-Forum] "Hết bị chê là dân trí thấp" đến mất "nhân phẩm"
Thế mà hết "trí thức" này xin xỏ, "nhân sỹ" khác "kiến nghị"
0o0
Đảng CSVN đã ăn được thì giữ và sau đó ăn không được phá cho hôi
0o0
Muốn biết trại "Phục hồi nhân phẩm" ra sao xin mời nghe
http://streamer1.rfaweb.org/audio/VIE/VIE-2011-1128-2330.mp3
0o0
Một xã hội mà Cường đô la, ồng "hôi nách", Phước "lựu đạn" còn có giá trị gấp 10 gấp 100 lần ts Nguyễn Quang A
thì chỉ có để cho chị Quoãn, với các cá kinh mưu tìm hạn phúc mà thôi
0o0
Chuyện 13 người hành khách thờ ơ, 1 cô tài xế, và 3 thằng côn đồ ngoài đời ?
D~
No comments:
Post a Comment