NDĐT-THỜI NAY - Ngay từ khi lãnh đạo phong trào vô sản quốc tế, đặc biệt là phong trào của Đảng Xã hội dân chủ Đức, Marx và Engels đã đưa ra và vận dụng các nội dung cơ bản của nguyên tắc tập trung dân chủ. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng và xây dựng Đảng ở Nga, Lenin đã kế thừa và phát huy tư tưởng này.
* Những bài học từ sự sụp đổ của Đảng CS Liên Xô: Phần 1: Sự tan rã của Đảng CS Liên Xô và Liên bang Xô Viết
* Những bài học từ sự sụp đổ của Đảng CS Liên Xô: Phần 2: Lý luận cơ bản và phương châm chỉ đạo của Đảng CS Liên Xô (kỳ 1)
* Những bài học từ sự sụp đổ của Đảng CS Liên Xô: Phần 2: Lý luận cơ bản và phương châm chỉ đạo của Đảng CS Liên Xô (kỳ 2)
* Những bài học từ sự sụp đổ của Đảng CS Liên Xô: Phần 3: Công tác tư tưởng và tác phong của Đảng CS Liên Xô (kỳ 1)
* Những bài học từ sự sụp đổ của Đảng CS Liên Xô: Phần 3: Công tác tư tưởng và tác phong của Đảng CS Liên Xô (kỳ 2)
* Những bài học lịch sử về sự sụp đổ của Đảng Cộng sản Liên Xô: Phần 4: Tầng lớp đặc quyền của Đảng CS Liên Xô (kỳ 1)
* Những bài học lịch sử về sự sụp đổ của Đảng Cộng sản Liên Xô: Phần 4: Tầng lớp đặc quyền của Đảng CS Liên Xô (kỳ 2)
Tháng 12-1905, Hội nghị thứ nhất Đảng Bolshevik đã lần đầu áp dụng nguyên tắc tập trung dân chủ và nêu rõ trong nghị quyết: Nguyên tắc chế độ tập trung dân chủ không có gì phải tranh cãi. Tháng 4-1906, theo đề nghị của Lenin, Đại hội đại biểu thống nhất lần thứ 4 Đảng Bolshevik thông qua điều lệ tổ chức, trong đó điều hai quy định: Mọi tổ chức của Đảng đều được xây dựng trên nguyên tắc tập trung dân chủ. Đây là lần đầu tiên nguyên tắc tập trung dân chủ được xác định trong điều lệ Đảng. Tháng 7-1920, điều lệ gia nhập Quốc tế Cộng sản do Lenin quy định: Đảng gia nhập Quốc tế Cộng sản cần được xây dựng trên nguyên tắc tập trung dân chủ. Kể từ đó, nguyên tắc tập trung dân chủ trở thành nguyên tắc phổ biến mà ĐCS các nước trên thế giới đều tuân thủ.
Khi Lenin còn sống, Đảng thực hiện chế độ lãnh đạo tập thể. Hạt nhân lãnh đạo của Đảng là BCH T.Ư Đảng. Khi đó, số ủy viên T.Ư còn ít, tổ chức hội nghị tương đối dễ dàng và thực hiện chế độ lãnh đạo tập thể theo hình thức: khi quyết định một vấn đề nào đó, mỗi một ủy viên đều có quyền bình đẳng phát biểu ý kiến. Sau khi thảo luận kỹ càng sẽ tiến hành bỏ phiếu và thông qua theo đa số. Mỗi một ủy viên chỉ có một phiếu biểu quyết. Trong các cuộc họp của Đảng, báo cáo của Lenin thường nhận được sự đánh giá cao của đa số các đại biểu. Tuy nhiên, cũng có một số ít phê bình gay gắt báo cáo của Lenin và Lenin luôn lắng nghe một cách nghiêm túc. Đảng có lãnh tụ và lãnh đạo các cấp, nhưng không có sự sùng bái cá nhân đối với họ. Mỗi một đảng viên được hưởng đầy đủ các quyền quy định trong điều lệ Đảng. Trong Đảng không chia ngôi thứ cao cấp, và tuyệt đối không có đảng viên đặc biệt. Cơ quan lãnh đạo và lãnh đạo các cấp của Đảng được bầu lên đều thông qua bầu cử, phải báo cáo công tác trước đảng viên và có thể bị bãi miễn. Lenin cho rằng: Trong Đảng có quyền tự do thảo luận, phê bình và phát biểu ý kiến. Nếu không có quyền tự do thảo luận và phê bình thì giai cấp vô sản sẽ không sẽ không thể nhất trí trong hành động. Trong các cuộc họp Đảng khi đó, không có sự tung hô, tâng bốc. Vấn đề góp ý, phê bình tự nhiên như việc con người hít thở khí trời vậy.
Năm 1921, khi giải tán phe đối lập trong Đảng, Lenin đã yêu cầu phải xem xét nghiêm túc những vấn đề mà phe đối lập đặc biệt quan tâm cũng như ý kiến thiết thực của họ chống lại tình trạng quan liêu, phát huy dân chủ và tinh thần tự chủ của công nhân. Song song với việc nhấn mạnh tính dân chủ trong đảng, trong đó có việc bảo vệ quyền lợi của bất kỳ thiểu số nào, Lenin còn nhấn mạnh tới tính tập trung trong Đảng, đặc biệt nhấn mạnh nguyên tắc “thiểu số phục tùng đa số”, “bộ phận phục tùng tổng thể”. Tuyệt đối không cho phép trong Đảng xuất hiện hoạt động phe phái, cũng như khuynh hướng vô chính phủ. Lenin nêu rõ: Nhất trí trong hành động, tự do trong thảo luận và phê bình, đây là kỷ luật mà chính đảng dân chủ giai cấp tiên tiến cần phải có. Đặc biệt, sau khi Cách mạng Tháng Mười thắng lợi, trong bối cảnh nước ngoài can thiệp vũ trang, nội chiến trong nước phức tạp, các thế lực thù địch trong và ngoài nước sử dụng mọi thủ đoạn phá hoại đoàn kết trong Đảng, tư tưởng “phi vô sản” tràn lan trong Đảng, Lenin đã đặc biệt nhấn mạnh tính tập trung, đoàn kết, kỷ luật. Người nói: Giai cấp vô sản thực hiện tập trung vô điều kiện là một trong những điều kiện cơ bản để chiến thắng giai cấp tư sản. Bất kỳ ai, dù chỉ là một chút lơi lỏng kỷ luật thép của chính đảng giai cấp vô sản thì người đó trên thực tế đã tiếp tay cho giai cấp tư sản chống lại giai cấp vô sản. Đây chính là hình thái gốc của nguyên tắc tập trung dân chủ mà Lenin đề xướng, xây dựng và hướng dẫn thực hiện.
Sau Cách mạng tháng Mười, do sự can thiệp vũ trang của chủ nghĩa đế quốc và sự phá hoại của bọn phản cách mạng trong nước, Đảng Bolshevik không thể không áp dụng chế độ tập trung cao độ, quyền lực tối cao tập trung vào Bộ Chính trị T.Ư Đảng, chế độ ủy nhiệm cán bộ lãnh đạo Đảng, chính quyền thay thế cho chế độ bầu cử trong thực hiện mệnh lệnh chiến đấu. Điều này bảo đảm cho chính quyền Xô Viết non trẻ vượt qua được những thử thách gay gắt, song cũng để lại một hệ lụy là đời sống dân chủ trong Đảng bị suy yếu, quyền dân chủ của đảng viên bị hạn chế, dẫn đến khuynh hướng một số tổ chức Đảng và cá biệt một vài lãnh đạo có tính chuyên quyền, độc đoán, đòi hỏi đặc quyền, quan liêu, xa rời quần chúng.
Trước tình hình đó, Lenin muốn xây dựng một cơ quan giám sát trong Đảng có tính độc lập, có uy tín cao để tăng cường và hoàn thiện chế độ giám sát trong Đảng, bảo đảm quán triệt chế độ tập trung dân chủ trong Đảng. Từ Đại hội IX đến đại hội XII, dưới sự chỉ đạo của Lenin, việc xây dựng cơ chế giám sát trong Đảng có sự phát triển rất lớn. Lenin đã đích thân chủ trì Đại hội X, Đại hội XI Đảng CS Liên Xô lần lượt thông qua Nghị quyết về Ủy ban Giám sát và Điều lệ Ủy ban Giám sát. Năm 1923, khi lâm bệnh nặng, Lenin vẫn viết bài Chúng ta cần làm gì để cải tổ Viện kiểm sát công nông cho Đại hội XII, trong đó trình bày một cách khoa học về tư tưởng giám sát và chế độ giám sát của Đảng và Chính phủ.
Đại hội đại biểu XI là Đại hội cuối cùng Lenin tham gia. Dưới dự lãnh đạo của Người, Đại hội đã xây dựng được một hệ thống giám sát trong Đảng tương đối hoàn chỉnh, đó là thành lập Ủy ban Kiểm tra T.Ư và Ủy ban Giám sát T.Ư. Đồng thời quy định các ủy viên trong hai ủy ban này phải có 10 năm tuổi đảng trở lên. Ủy ban Kiểm tra T.Ư gồm ba người, chủ yếu phụ trách công tác kiểm tra cơ quan trung ương và Ban Bí thư, cũng như kiểm tra tình hình sử dụng kinh phí T.Ư. Ủy ban Giám sát T.Ư và Ủy ban Giám sát các cấp do đại hội đảng các cấp bầu ra, chủ yếu phụ trách công tác giám sát của tổ chức các cấp tương ứng.
Thời kỳ đầu, Stalin làm Tổng Bí thư, chế độ tập trung dân chủ và các chế độ giám sát liên quan tiếp tục được quán triệt tốt. Khi họp Bộ Chính trị, Stalin thường không nói gì, ông ngậm tẩu đi đi, lại lại chung quanh bàn họp, chăm chú lắng nghe từng đồng chí phát biểu. Cuối cùng ông mới lên tiếng, quyết định sau khi bàn thảo. Năm 1936, Hiến pháp Liên Xô sau khi được toàn dân thảo luận trong năm tháng rưỡi được trình lên Đại hội đại biểu Liên bang Xô Viết thông qua. Đêm 21-6-1941, đêm trước ngày phát-xít Đức tiến công Liên Xô, Stalin đã chủ trì cuộc họp của Bộ Chính trị đến tận sáng. Sau Đại hội XVII của Đảng CS Liên Xô vào năm 1934, vị trí của Stalin trong Đảng vững như bàn thạch, uy tín của ông không ai sánh kịp, lời khen ngợi dành cho ông không ngớt. Trong nhiều vấn đề, ông bắt đầu tỏ ra quá tự tin, thậm chí độc đoán.
Rồi đại hội Đảng không thể diễn ra theo đúng định kỳ, Đại hội XVIII diễn ra vào năm 1938 và phải 13 năm sau, Đại hội XIX mới được tổ chức. Đương nhiên, chiến tranh là một nhân tố khiến cho việc tổ chức đại hội bị hoãn lại, nhưng nhân tố mang tính quyết định vẫn là do sinh hoạt chính trị trong Đảng không thường xuyên. Một minh chứng nữa là sau chiến tranh, từ năm 1947 đến năm 1952 không có một hội nghị toàn thể T.Ư nào được tổ chức. Trong các văn bản của Bộ Chính trị Đảng CS Liên Xô năm 1934 rất khó có thể tìm được một nghị quyết do các ủy viên Bộ Chính trị biểu quyết thông qua, mà đa số nghị quyết là do Stalin trình bày miệng sau đó thư ký chép lại. Trên rất nhiều văn kiện trong tháng 9, còn đặc biệt chú thích “chưa trưng cầu ý kiến”. Tuy nhiên, cũng không thể dựa vào đó mà kết luận rằng, mọi quyết sách trong thời gian này đều là kết quả từ sự độc đoán của Stalin. Zhukov, lãnh đạo cao cấp của Đảng và quân đội Liên Xô đã viết trong hồi ký: Trong suốt thời kỳ chiến tranh, Bộ Chính trị T.Ư Đảng, Ban Tổ chức T.Ư Đảng và Ban Bí thư đã họp tổng cộng hơn 200 lần để nghiên cứu thảo luận về những vấn đề trọng đại như: quốc phòng, ngoại giao, phát triển kinh tế. Ủy ban Quốc phòng do Stalin lãnh đạo đã đưa ra hơn 10.000 nghị quyết. Trong Ủy ban Quốc phòng, thường xuyên có những ý kiến trái ngược nhau. Nếu không đạt được ý kiến nhất trí thì ngay lập tức hai bên tranh luận cử đại diện tham gia một ủy ban chuyên môn, chịu trách nhiệm đưa ra kiến nghị đã được hiệp thương nhất trí để bàn thảo tại hội nghị lần sau.
Từ thời Stalin, chế độ giám sát đồng bộ tương đối hoàn chỉnh do Lenin đích thân xây dựng đã không được thực hiện một cách triệt để. Đến năm 1934, Điều lệ Đảng do Đại hội XVII thông qua đã đưa ra quy định mới về chức năng của Ủy ban Giám sát. Theo đó, Ủy ban này có ba quyền hạn: giám sát việc thực hiện các nghị quyết của BCH T.Ư, xem xét và xử lý những phần tử vi phạm kỷ luật Đảng, xem xét và xử Íy những phần tử vi phạm đạo đức Đảng. Nghĩa là cơ quan giám sát chỉ giới hạn trong việc kiểm tra hoạt động của tổ chức cấp dưới, giám sát hoạt động của những phe đối lập và đảng viên bất đồng ý kiến. Về căn bản, cơ quan giám sát không thể giám sát cơ quan lãnh đạo và thành viên cơ quan lãnh đạo thuộc tổ chức đảng ngang cấp. Tính nghiêm trọng của vấn đề còn thể hiện ở chỗ, bản thân cơ quan giám sát được giao trọng trách điều tra, xử lý chủ nghĩa quan liêu lại cũng bị nhiễm căn bệnh quan liêu. Việc giám sát các tổ chức đảng và các cán bộ cấp dưới thường được tiến hành chiếu lệ. Kiểu kiểm tra qua loa, chiếu lệ diễn ra ngày càng nhiều, gây phản cảm cho cấp dưới.
Sinh hoạt dân chủ trong Đảng không thường xuyên, công tác giám sát trong Đảng không được thực hiện nghiêm chỉnh đã tạo điều kiện cho các hoạt động tiêu cực trong đảng phát triển. Khi thảo luận Dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội XVIII, các ủy viên trong Bộ Chính trị chỉ có khen và khen. Stalin nói: Báo cáo các đồng chí thảo luận đã bị bỏ, báo cáo mới sửa các đồng chí còn chưa xem. Sau một lát lúng túng, Beria, con người rất giỏi nịnh bợ, nói: Bản thân bản báo cáo này đã quá hay, tin rằng sau khi được đồng chí Stalin sửa chữa báo cáo sẽ còn tuyệt vời hơn nữa (!) Hồi ấy, trong Đảng CS Liên Xô, mọi người hầu như không nói thật. Trên đây chỉ là một thí dụ về thói nịnh bợ, nói vuốt đuôi. Đối với những đồng chí có ý kiến bất đồng trong Đảng, Stalin đã có lúc sai lầm khi áp dụng phương thức đấu tranh tàn khốc, đấu tranh thẳng thừng, mở rộng, thậm chí là mở rộng nghiêm trọng phạm vi đối tượng bị công kích. Bởi vậy rất khó có thể nghe tiếng nói khác trong Đảng và quyền giải thích chân lý luôn bị cá nhân.
No comments:
Post a Comment