Tuesday, March 2, 2010

02/03/2010 VN quan tâm chiến đấu cơ đời mới của Nga



Sukhoi T-50
Sukhoi T-50 được cho là hiện đại hơn Raptor của Mỹ
Tin cho hay Việt Nam bày tỏ quan tâm tới chiến đấu cơ tàng hình thế hệ thứ năm mà Nga đang nghiên cứu chế tạo.
Hãng tin Reuters trích nguồn giới quan sát quân sự Nga cho biết ngoài Việt Nam còn có một số nước như Lybia đã nhắm nhe loại máy bay này.
Tuy nhiên các chiến đấu cơ Sukhoi T-50 phải tới 2015 mới có thể được sản xuất đại trà.
Được biết chính bản thân Thủ tướng Nga Vladimir Putin đã ra lệnh phát triển dự án chế tạo chiến đấu cơ đời mới, mà các nhà thiết kế nói sẽ hiện đại hơn máy bay tàng hình Raptor F-22 của không lực Hoa Kỳ.
Việc chế tạo Sukhoi T-50 được cho là nằm trong kế hoạch hiện đại hóa không quân của Nga, vốn đang lâm vào tình trạng xuống cấp kể từ khi Liên bang Soviet tan rã năm 1991.
Thiết kế viên trưởng của dự án Sukhoi T-50, ông Alexander Davydenko, nói với các phóng viên: "Các chi tiết cơ bản tương tự như ở F-22 Raptor, nhưng chúng tôi sẽ hoàn thiện chúng hơn".
"Về giá cả thì chắc chắn máy bay của chúng tôi sẽ vừa túi tiền hơn".
Việt Nam đã mua 8 chiến đấu cơ Su-30 của Nga, năm nay sẽ giao hàng đợt đầu tiên.
Các loại chiến đấu cơ đời cũ như MiG-29 và Su-27 đã "trình làng" từ năm 1977. Việt Nam dựa vào Nga khá nhiều trong việc duy trì không quân và đang được đánh giá là một trong các khách hàng thuộc loại tiềm năng nhất của kỹ nghệ sản xuất vũ khí của Nga.
Giáo sư Carlyle Thayer từ Úc, một chuyên gia về Việt Nam, giải thích các lý do vì sao Việt Nam muốn mua vũ khí.
"Những quốc gia như Việt Nam muốn cập nhật công nghệ mới nhất. Họ chỉ có thể mua một số lượng nhỏ máy bay, nhưng như thế cũng có thể làm chủ công nghệ, bắt đầu hiểu khả năng của những đối thủ tiềm năng trong chiến tranh."
"Lý do thứ hai là đánh giá xem chúng có phù hợp với điều kiện của Việt Nam, vốn rất khác với Nga. Ngoài ra, người ta mua còn vì uy tín, để ra dấu hiệu cho khu vực và Trung Quốc rằng Việt Nam có khả năng tích hợp công nghệ mới vào lực lượng không quân."
Việt Nam không thể đối đầu với Trung Quốc trong cuộc xung đột, nhưng điều Việt Nam có thể làm là khiến Trung Quốc phải trả giá đắt nếu tiến vào hải phận.
GS. Carlyle Thayer
Hà Nội được ca ngợi là khách hàng "truyền thống và đáng tin cậy" của các công ty vũ khí Nga.
Cuối năm ngoái, nhân chuyến thăm của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng sang Nga, hai bên đã ký hợp đồng cung cấp vũ khí khổng lồ, mà các bình luận viên cho rằng để đối phó với ảnh hưởng và vị thế ngày càng lớn của Trung Quốc ở trong khu vực.
Các kênh chính thống của Việt Nam đều bác bỏ nhận định này, nói rằng Việt Nam chỉ củng cố quốc phòng để tự vệ và bảo vệ chủ quyền.
Giáo sư Carlyle Thayer nhận định việc mua vũ khí là nhằm phản ứng trước công cuộc hiện đại hóa trong vùng, đặc biệt là của Trung Quốc.
"Việt Nam không thể đối đầu với Trung Quốc trong cuộc xung đột, nhưng điều Việt Nam có thể làm là khiến Trung Quốc phải trả giá đắt nếu tiến vào hải phận. Việt Nam cần bảo vệ dầu và khí đốt. Sau năm 2020, họ hy vọng hơn 50% GDP là nhờ vào kinh tế biển. Vì thế Việt Nam có quyền lợi quốc gia là phải bảo vệ chủ quyền."

Chiến đấu cơ đời mới

Các nhà thiết kế Sukhoi T-50 cho biết vẫn còn nhiều điểm phải cải thiện và hàng chục lần thử nghiệm trước khi loại chiến đấu cơ tàng hình mới này cọ́ thể đưa ra sản xuất đại trà.
Sự ra đời của nó dù sao cũng cho thấy Nga vẫn là một trong các nước tiên phong về công nghệ quốc phòng.
Sukhoi T-50 sẽ không chở theo vũ khí, do vậy không dùng để tấn công.
Các phân tích gia nói động cơ của loại máy bay này hiện còn chưa đủ mạnh để so sánh với động cơ Pratt & Whitney F119 của Mỹ, đồng thời còn một số lỗi về radar và hệ thống điều khiển trên khoang, tuy nhiên các nhà thiết kế chắc chắn đang nỗ lực để khắc ohục chúng.
T-50 sẽ do một liên doanh Nga-Ấn Độ sản xuất, mỗi bên góp vốn một nửa.
Có thể nó sẽ được trang bị hỏa tiễn siêu thanh BrahMos, cũng do liên doanh này sản xuất.
Các nhà thiết kế cho hay Trung Quốc không tham gia vào dự án Sukhoi T-50.

No comments:

Post a Comment