Như một chiến tích
05/06/2011 10:17:37 SA
05/06/2011 10:17:37 SA
Còn thêm một thực trạng là lôi kéo rủ rê những người khác vào nhậu. Trong bữa tiệc gia đình, các ba các chú khuyến khích, cổ vũ con uống trọn ly bia. Uống xong mọi người hể hả, vỗ tay chúc mừng, xem như một chiến tích, một sự tiến bộ. Làm cho người vừa uống xong cũng cảm thấy tự hào, mình vừa mới vượt qua một thử thách mà mọi người công nhận. Rồi từ đó cứ lao theo. Trong các buổi họp lớp, bạn bè cũng lại lấy tửu lượng ra hơn thua, ép bằng được những người không uống thử, xong 1 ly, lại ép thêm ly thứ 2. Không uống thì mất vui. Uống được thì lại tiếp tục bị ép uống tiếp, đến một ngày mê nhậu lúc nào không hay biết.
TRẦN HOÀNG ĐỨC
Nhậu cũng chết mà không nhậu cũng chết!
05/06/2011 10:09:34 SA
05/06/2011 10:09:34 SA
Nếu một bộ phận chịu thay đổi cũng không có tác dụng gì. Nếu chúng ta không muốn uống mà đối tác lại ép buộc phải uống thì cũng đành chịu nếu bạn và tôi không muốn mất đi một đối tác của công ty. Vậy thì làm sao tôi mới có thể bỏ nhậu được cơ chứ? Thật khó!
RYAN TÂM
Sợ nhất ngày nào cũng nhậu
05/06/2011 9:46:04 SA
05/06/2011 9:46:04 SA
Tôi rất ấn tượng với câu nói "mục đích cuối cùng là đem lại sự an toàn cho cả bạn lẫn những người dân khác". Còn các bạn?
HAI VAN
Nhậu nẹt là tệ nạn báo động ở Việt Nam
05/06/2011 8:45:17 SA
05/06/2011 8:45:17 SA
Nhậu nhẹt đang là tệ nạn xã hội ở Việt Nam. Nó nguy hại ở mức độ báo động, do có sự tham gia của đại đa số đàn ông và gái mại dâm. Tình trạng quá tải ở các bệnh viện do đàn ông thì bị gan thận, ung thư, phụ nữ thì phá thai hoặc bỏ rơi trẻ sơ sinh.
Tai nạn giao thông do rượu bia làm tan nát bao gia đình, cướp đi sinh mang của bao người vô tội do bị vạ lây. Chính phủ phải có biện pháp khẩn cấp, dự phòng tình huống rủi ro khi có xảy ra chiến tranh mà chúng ta lai thiếu lực lượng nòng cốt, chẵng lẽ lúc ấy chúng ta đưa những tay bợm nhậu ra chiến trường?
TRẦN PHƯƠNG
Các ngành liên quan cần quan tâm độ tuổi uống rượu
05/06/2011 8:03:23 SA
05/06/2011 8:03:23 SA
Những gì mà anh HIROYUKI OKAMOTO chia sẻ trong bài viết này tôi thấy rất tâm đắc: Thứ nhất, những nhận định của anh như người Việt Nam nhậu nhiều, uống nhiều, không kể thời gian, điều này quả không sai.
Bất cứ nơi đâu, khu vực nào trên Việt Nam này, ta đều có thể bắt gặp quán nhậu, người nhậu.
Việc uống rượu thì độ tuổi nào cũng có, tôi chưa dám khẳng định dưới 10 tuổi nhậu, song, một nhóm em học lớp 6 nhậu - Có, một nhóm học sinh cấp 3 nhậu - Có, một nhóm thanh niên, những người đi làm nhậu - Có, những cụ già ngồi vỉa hè lai rai - Có.....
Bạn có thể bắt gặp cả 1 khu nhậu ở những bãi biển, những vỉa hè thành phố. Tôi từng thấy hàng chục quán ở đường ven biển thành phố Đà Nẵng, ở một con đường ở quận 7, một khu nhậu ở thành phố Cần Thơ....
Tôi nghĩ rằng, các ngành có liên quan cần ngồi lại và bàn bạc về vấn đề bao nhiêu tuổi mới được uống rượu và chất kích thích, điều này nên làm vì nhiều quốc gia họ đã làm như vậy. Điều này không phải can thiệp quyền cá nhân mà mục đích là bảo vệ sức khỏe, bảo vệ tính mạng, đảm bảo thuần phong mỹ tục, đặc biệt là bảo vệ giống nòi dân tộc....
NGUYỄN VĂN DIỄN
Sợ nhất ngày nào cũng nhậu
05/06/2011 7:49:03 SA
05/06/2011 7:49:03 SA
Tôi nhất trí với quan điểm của ông Hiroyuki Okamoto. Nếu mọi người cứ xem uống rượu bia như điểm tâm mỗi ngày thì đây là một tai họa. Bây giờ chúng ta cần phải thay đổi ngay đừng để quá muộn. Hãy làm cuộc cách mạng trong văn hóa sống. Theo tôi chúng ta cần có những biện pháp mạng mẽ hơn như: Tuyên truyền thường xuyên và sự cứng rắn pháp luật. Nhà nước hãy làm ngay, đừng để quá muộn.
VĂN VIỆT
No comments:
Post a Comment