UBTVQH đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ KT - XH 6 tháng đầu năm 2011
08:06 | 02/07/2011
Đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ KT-XH 6 tháng đầu năm nay tại Phiên họp thứ Bốn mốt của UBTVQH, một số ý kiến cho rằng, mặc dù tình hình rất khó khăn nhưng Chính phủ đã phản ứng kịp thời, điều hành linh hoạt. Bức tranh kinh tế đã có nhiều điểm sáng khiến người dân có niềm tin ở công tác điều hành của cơ quan quản lý nhà nước. Tuy nhiên, thách thức, khó khăn những tháng cuối năm còn lớn. Cần đánh giá khách quan và sâu sắc hơn kết quả và cả những tồn tại, thách thức này để tới đây, khi báo cáo với QH tại Kỳ họp thứ Nhất, QH Khóa XIII thì không chỉ ĐBQH và nhân dân cả nước cũng thấy rõ thực tế, từ đó góp phần tăng sự đồng thuận và chia sẻ của người dân với Nhà nước trong việc khắc phục những khó khăn tạm thời của nền kinh tế…
CHỦ NHIỆM UB VỀ CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI TRƯƠNG THỊ MAI: Chính sách rất hợp lòng dân, nhưng quá trình thực thi còn nhiều hạn chế
Trong điều kiện kinh tế rất khó khăn nhưng Chính phủ cũng đã nỗ lực để tiếp tục bổ sung thêm một số chính sách an sinh xã hội và bảo đảm nguồn lực thực hiện những chính sách đã được ban hành. Tuy nhiên cũng cần bố trí lại ngân sách để bảo đảm các chính sách này vận hành tốt.
Tôi tán thành việc điều chỉnh các chỉ tiêu kinh tế - xã hội cho phù hợp với diễn biến thực tế để có chính sách điều hành đúng đắn hơn. Cụ thể, GDP 6%, CPI từ 15 - 17% và cố gắng thực hiện mục tiêu nhập siêu dưới 16%, bội chi ngân sách dưới 5%. Năm 2011 mà đạt mục tiêu bội chi ngân sách dưới 5% là nỗ lực rất lớn. Ngay cả năm 2009, 2010 cũng chưa bao giờ chúng ta nghĩ rằng có thể quay lại mức bội chi dưới 5% nhanh như thế. Tuy nhiên, đề nghị Chính phủ, cơ quan thẩm tra của QH đánh giá sâu sắc hơn về những tác động của các chính sách điều hành kinh tế trong 6 tháng đầu năm nay đối với đời sống của người dân. Đích đến của các chính sách đều là người dân. Vậy những chính sách của Nhà nước tác động tích cực hay chưa tích cực như thế nào đến người dân? Người dân đang phải chịu áp lực gì? Cần đánh giá thêm để làm sáng tỏ bức tranh KT - XH 6 tháng đầu năm và chuẩn bị cho những tháng cuối năm.
Riêng về mảng an sinh xã hội, hiện nay, chúng ta có rất nhiều chính sách an sinh xã hội. Như vậy cũng tạm thời có thể yên tâm trong một điều kiện ngân sách, kinh tế khó khăn nhưng Nhà nước vẫn quan tâm đến những người có thu nhập thấp, người nghèo, các đối tượng khó khăn, người có công. Tuy nhiên, việc tiếp cận với các chính sách có nhiều vấn đề. Chính phủ cần tiếp tục tập trung kiểm tra, rà soát và tính toán để người dân dễ tiếp cận hơn với chính sách này. Ví dụ, chính sách bảo hiểm y tế cho người cận nghèo. Năm nào anh Ninh (Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh - PV) cũng trình QH phân bổ một lượng ngân sách cho bảo hiểm y tế khoảng 10.000 tỷ, trong đó người cận nghèo được thừa hưởng khoảng 1.000 tỷ. Nhưng thực tế, số người cận nghèo chỉ tiếp cận được chính sách này chỉ khoảng 10%. Hay chính sách hỗ trợ giá điện thì hiện cũng mới có khoảng hơn 50% đối tượng tiếp cận được. Chính sách rất hợp lòng dân, nhưng quá trình thực thi, thủ tục, thông tin tuyên truyền chưa bảo đảm khiến đối tượng thụ hưởng chính sách chưa tiếp cận được với chính sách. Để các chính sách an sinh xã hội thực sự mang lại hiệu quả mạnh mẽ cho người dân, đặc biệt là những đối tượng khó khăn thì cần tăng cường kiểm tra và tổ chức thực thi chính sách tốt hơn.
CHỦ NHIỆM VPQH TRẦN ĐÌNH ĐÀN: Người dân có niềm tin vào công tác điều hành của nhà nước
Mặc dù tình hình khó khăn, tỷ lệ lạm phát và giá cả tăng cao nhưng dư luận đánh giá sự chuẩn bị, phản ứng và chỉ đạo của Chính phủ rất kịp thời. Điều hành chính sách tiền tệ, tài chính và lưu thông phân phối rất linh hoạt. Điều này làm cho người dân có niềm tin rất rõ đối với điều hành của các cơ quan quản lý Nhà nước.
Riêng về vấn đề cắt giảm đầu tư công, tôi thấy vừa qua, anh em ở địa phương hết sức lúng túng. Bây giờ cắt giảm công trình nào ở dưới địa phương là từ chủ đầu tư đến đơn vị được chọn thầu chạy nháo nhào. Đây là vấn đề cần nghiên cứu. Tôi cho đây là chỗ dễ sơ hở, tiêu cực. Tôi về một số địa phương thì thấy chủ trương cắt giảm đầu tư công ảnh hưởng tới địa phương ghê lắm. Ví dụ, một con đường làm khoảng 50 - 70 tỷ mà mỗi năm được khoảng 5 tỷ, 10 tỷ thì không hiểu khi nào mới xong? Trong khi đó ngân hàng lại siết chặt lãi suất. Cuối cùng người dân chịu khổ, đi xe đạp không được mà đi xe máy cũng không, nhất là những lúc trời mưa. Chưa kể những công trình thủy lợi nếu cũng đầu tư dang dở như thế thì đến mùa lũ lụt sẽ rất tai hại. Đây là phản ánh của cử tri, tôi cũng trực tiếp tận mắt thấy những công trình dở dang như thế. Tôi rất hoan nghênh phải nghiêm chỉnh thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ, phải triệt để tiết kiệm để kiềm chế lạm phát nhưng cần nghiên cứu phương thức tổ chức triển khai như thế nào cho hiệu quả.
Riêng về vấn đề cắt giảm đầu tư công, tôi thấy vừa qua, anh em ở địa phương hết sức lúng túng. Bây giờ cắt giảm công trình nào ở dưới địa phương là từ chủ đầu tư đến đơn vị được chọn thầu chạy nháo nhào. Đây là vấn đề cần nghiên cứu. Tôi cho đây là chỗ dễ sơ hở, tiêu cực. Tôi về một số địa phương thì thấy chủ trương cắt giảm đầu tư công ảnh hưởng tới địa phương ghê lắm. Ví dụ, một con đường làm khoảng 50 - 70 tỷ mà mỗi năm được khoảng 5 tỷ, 10 tỷ thì không hiểu khi nào mới xong? Trong khi đó ngân hàng lại siết chặt lãi suất. Cuối cùng người dân chịu khổ, đi xe đạp không được mà đi xe máy cũng không, nhất là những lúc trời mưa. Chưa kể những công trình thủy lợi nếu cũng đầu tư dang dở như thế thì đến mùa lũ lụt sẽ rất tai hại. Đây là phản ánh của cử tri, tôi cũng trực tiếp tận mắt thấy những công trình dở dang như thế. Tôi rất hoan nghênh phải nghiêm chỉnh thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ, phải triệt để tiết kiệm để kiềm chế lạm phát nhưng cần nghiên cứu phương thức tổ chức triển khai như thế nào cho hiệu quả.
PHÓ CHỦ TỊCH QH NGUYỄN ĐỨC KIÊN: Diễn biến kinh tế có nhiều điểm sáng...
Diễn biến kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm nay có nhiều điểm sáng nhưng cũng đã nổi lên một số vấn đề lớn mà trong lãnh đạo, chỉ đạo cần tập trung xử lý. Thứ nhất là lạm phát tăng cao, gần gấp đôi tốc độ tăng trưởng kinh tế của năm 2011. Thứ hai là giá trị đồng tiền Việt Nam giảm. Thứ ba là lãi suất ngân hàng cho vay cao, từ đó ảnh hưởng đến việc làm, thu nhập và đời sống thực tế của người dân, đồng thời cũng gây khó khăn không nhỏ cho các doanh nghiệp. Cần đánh giá thật khách quan tình hình KT - XH để tới đây khi báo cáo QH tại Kỳ họp thứ Nhất, QH Khóa XIII thì không chỉ các ĐBQH mà nhân dân cả nước cũng thấy rõ thực tế, từ đó góp phần tăng sự đồng thuận trong xã hội và sự chia sẻ của nhân dân đối với những khó khăn tạm thời hiện nay.
Báo cáo KT - XH trình QH tại Kỳ họp thứ Nhất, QH Khóa XIII cần đề cập đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khó khăn và thách thức trong 6 tháng cuối năm nay nhằm phản ánh một bức tranh thực tế, khách quan, minh bạch. Đi liền với đó là công tác thông tin, tuyên truyền cần có định hướng chính xác, tăng tính đối thoại và giải trình để tăng sự đồng thuận trong xã hội. Mặt khác, cần dự báo, dự tính những tác động thuận hay không thuận đối với năm 2012 và năm 2013 trong điều kiện thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng. Đương nhiên muốn tăng trưởng thì phải đầu tư, đầu tư thì có đầu tư nhà nước và đầu tư ngoài xã hội. Đầu tư nhà nước nói chung là thắt chặt, đầu tư của dân thì thu nhập hạn chế và nguồn vốn từ nước ngoài vào cũng không phải dễ dàng. Có những kết quả và điểm sáng của năm nay tác động thuận lợi đến nhiệm vụ của năm 2012 - 2013 nhưng cũng có những tác động ngược chiều trong việc xác định nhiệm vụ và thực hiện nhiệm vụ của năm 2012 - 2013. Cần phân tích rõ để chủ động trong việc hoạch định và điều hành chính sách.
Về một số nhiệm vụ, giải pháp cuối năm 2011, cần cân nhắc giữa biện pháp thắt chặt và linh hoạt trong điều hành chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ bảo đảm tương đối đều trong năm, không tạo ra những cơn sốc nhưng cũng không buông quá như quý IV năm 2010. Trong việc rà soát, cắt giảm chi tiêu đầu tư công thì vừa cắt trực tiếp vừa cắt giảm gián tiếp, cắt thật trên tổng số nhưng cắt gián tiếp thông qua rà soát, sắp xếp để điều chuyển sang các dự án, công trình có thể hoàn thành sớm mang lại hiệu quả ngay trong năm 2011 - 2012 tạo tiền đề đẩy mạnh thực hiện nhiệm vụ của năm 2012 - 2013. Bên cạnh đó, cần có những cơ chế, chính sách cụ thể thu hút nguồn vốn đầu tư ngoài xã hội vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh để bù vào phần siết chặt đầu tư công trong đầu tư phát triển. Có như vậy mới bảo đảm tăng trưởng hợp lý, gắn liền với việc làm, thu nhập, đời sống và trật tự an toàn xã hội.
CHỦ NHIỆM ỦY BAN KINH TẾ HÀ VĂN HIỀN: Cắt giảm đầu tư công là hoàn toàn đúng nhưng cần rút kinh nghiệm trong tổ chức thực hiện
CHỦ NHIỆM ỦY BAN KINH TẾ HÀ VĂN HIỀN: Cắt giảm đầu tư công là hoàn toàn đúng nhưng cần rút kinh nghiệm trong tổ chức thực hiện
Cần phân tích đầy đủ và sâu sắc hơn để thấy được kể cả những tiến bộ của nền kinh tế thời gian qua cũng có lý do, có lý lẽ, cơ sở và những mặt hạn chế cũng có nguyên do để cử tri cũng như các cấp, các ngành hiểu được. Ví dụ, chủ trương cắt giảm đầu tư công là hoàn toàn đúng, phù hợp với mục tiêu kiềm chế lạm phát. Tư tưởng chính của việc cắt giảm đầu tư công là nhằm giảm tổng cầu của nền kinh tế để thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát. Khi đưa ra chủ trương này không phải không có những phản ứng, nhất là phản ứng từ phía các địa phương vì kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản năm 2011 đã được triển khai rồi. Chủ trương hoàn toàn đúng nhưng khâu tổ chức thực hiện có một số vấn đề cần rút kinh nghiệm. Ở Kỳ họp thứ Chín, QH Khóa XII, Ủy ban Kinh tế kiến nghị Chính phủ nên giao định mức cắt giảm cho các ngành và các địa phương, còn cụ thể đi vào những công trình nào, dự án nào, ngành nào thì để địa phương và ngành đó tự quyết định. Như vậy vừa tiết kiệm được thời gian và sẽ đạt hiệu quả hơn thay vì tổ chức các đoàn công tác về địa phương thực hiện rà soát các dự án, công trình cần cắt giảm. Cử các đoàn công tác về địa phương rà soát - về lý thuyết thì có vẻ rất logic, nhưng trên thực tế không đáp ứng được yêu cầu.
Ủy ban Kinh tế đề nghị Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ KT - Xh của Chính phủ trình QH tại Kỳ họp thứ Nhất, QH Khóa XIII cần phân tích sâu thêm cả những mặt được và những mặt chưa được mặc dù thời gian thực hiện còn ngắn, mới chưa đầy 6 tháng. Ví dụ như thu ngân sách, tại sao trong điều kiện sản xuất kinh doanh đều rất khó khăn như vừa qua, các doanh nghiệp đều nói là lãi suất cao không vay được vốn, nhưng giá trị sản xuất công nghiệp vẫn tăng, có tỉnh tăng đến 20% và thu ngân sách vẫn vượt kế hoạch? Cần nói rõ vượt thu ở khâu nào, ở khu vực nào, có phải do dầu thô tăng hay do xuất nhập khẩu mạnh nên tăng cao hay như thế nào thì cũng phải phân tích rõ, làm nổi bật những mặt tích cực, cũng như những mặt còn hạn chế.
Chỉ số giá tiêu dùng tăng cao - chủ yếu là do yếu kém nội tại của nền kinh tế Tình hình KT - XH 6 tháng đầu năm cũng nổi lên nhiều khó khăn, thách thức, cần được phân tích kỹ, đánh giá làm rõ nguyên nhân để tập trung chỉ đạo sát sao hơn. Cụ thể là chỉ số giá tiêu dùng còn ở mức rất cao, 6 tháng đã là 13,29%, vượt xa chỉ tiêu 7% đề ra cho cả năm, gây nhiều khó khăn cho sản xuất, kinh doanh và đời sống của người dân, trong đó đặc biệt là 3 triệu hộ nghèo và 1,6 triệu hộ cận nghèo (chiếm khoảng 22,1% số hộ dân cả nước), cũng như những người có thu nhập thấp, thu nhập trung bình sống ở thành thị. Đa số ý kiến trong Ủy ban Kinh tế cho rằng, bên cạnh những nguyên nhân khách quan khiến chỉ số giá tiêu dùng tăng như đã nêu trong Báo cáo của Chính phủ thì yếu tố chủ quan xuất phát từ nội tại của nền kinh tế (thâm hụt thương mại lớn, bội chi ngân sách cao nhiều năm, hiệu quả đầu tư thấp...) là nguyên nhân chính. Những tháng đầu năm 2011, việc điều chỉnh tăng giá một số hàng hóa thiết yếu, điều chỉnh tăng tỷ giá USD/VNđ, tăng lãi suất liên ngân hàng dồn dập tập trung vào một thời điểm sát Tết âm lịch đã làm tăng chi phí đầu vào của sản xuất, trong khi đó sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan trong công tác quản lý thị trường với thông tin tuyên truyền phần nào còn hạn chế đã tác động đến tâm lý người tiêu dùng, qua đó đã gây phản ứng tăng giá dây chuyền lên nhiều hàng hóa khác. Nguy cơ tăng nợ xấu ngân hàng những tháng cuối năm 2011 Sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn do khó tiếp cận nguồn vốn ngân hàng và do lãi suất vay quá cao. Qua giám sát của Ủy ban Kinh tế, đa số các doanh nghiệp cho biết họ gặp nhiều khó khăn hơn các năm trước, cả về việc tiếp cận vốn cũng như chi phí vốn tăng quá cao, một số doanh nghiệp phải hoạt động cầm chừng hoặc ngừng hoạt động . Lãi suất tăng cao, chi phí vật liệu xây dựng tăng mạnh cũng làm cho nhiều dự án phải điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư, nhiều dự án bị đình hoãn và có nguy cơ đình hoãn. Hoạt động sản xuất, kinh doanh nếu bị đình trệ và kéo dài dẫn đến nguy cơ tăng nợ xấu ngân hàng trong những tháng cuối năm 2011 và năm 2012. Thực hiện cắt giảm đầu tư công còn nhiều hạn chế Công tác triển khai thực hiện cắt giảm đầu tư công theo Nghị quyết số 11/NQ-CP còn không ít hạn chế. Theo Nghị quyết của Chính phủ, thời hạn để xác định các công trình cần ngừng, đình hoãn, giãn tiến độ thực hiện; thu hồi, điều chuyển các khoản chưa cấp bách, không đúng mục tiêu, báo cáo và đề xuất phương án xử lý với Thủ tướng Chính phủ là tháng 3/2011. Tuy nhiên, trong triển khai, nhiều bộ, ngành, địa phương còn đang lúng túng, đến hết tháng 5, vẫn chưa có số liệu bổ sung hoàn chỉnh. Cơ quan chức năng cũng mới chỉ tổng hợp báo cáo của 23 trong tổng số hơn 100 tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước. Giám sát của Ủy ban Kinh tế tại một số địa phương cho thấy, việc hướng dẫn về cắt giảm, đình hoãn, giãn tiến độ dự án không rõ ràng, cũng như không có tiêu chí thống nhất đã gây không ít trở ngại cho việc triển khai thực hiện. Từ khi các đoàn công tác của Chính phủ đi làm việc với các địa phương đến nay cũng đã 2 tháng, nhưng cũng chưa có ý kiến chính thức nên một số địa phương vẫn đang trong tình trạng chờ đợi. Ngoài ra, theo báo cáo của một số địa phương, có một số dự án, công trình khởi công từ đầu năm 2011 (trước ngày ban hành Nghị quyết 11/NQ-CP) có khối lượng thực hiện khá lớn, nhưng vì là công trình khởi công mới nên không thể giải ngân được, trong đó có cả một số dự án giá trị không cao nhưng lại có ý nghĩa hết sức lớn vì góp phần hoàn thiện tổng dự án để đưa vào sử dụng hoặc những dự án giải quyết nhu cầu bức xúc ở địa phương. Những dự án này nếu không được triển khai sẽ gây lãng phí xã hội. (Ý kiến của Ủy ban Kinh tế về tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển KT - XH 6 tháng đầu năm 2011) |
Nguyễn Vũ ghi
No comments:
Post a Comment