Thứ hai, 4/7/2011, 11:48 GMT+7 |
Nếu bị truy thu thuế giá trị gia tăng (GTGT) dịch vụ ứng tiền bán chứng khoán thì mỗi công ty chứng khoán có thể sẽ phải bị truy thu thuế hàng trăm tỷ đồng. Ông Nguyễn Hoàng Hải, Tổng thư ký Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính (VAFI) cũng vừa bày tỏ quan điểm về vấn đề này. Thị trường đang có nhiều tranh luận liên quan việc xác định thuế đối với nghiệp vụ ứng tiền bán chứng khoán. Vậy theo ông, nghiệp vụ này phải được hiểu như thế nào? Khi bán chứng khoán xong, theo quy trình thanh toán thì phải sau 3 ngày làm việc, tiền bán chứng khoán mới về tài khoản nhà đầu tư. Vì lý do nào đó, do cần tiền để chi tiêu hay lại mua tiếp chứng khoán, nhà đầu tư sẽ có ngay tiền bán chứng khoán sau khi giao dịch bán với điều kiện phải mất 1 khoản phí được gọi là phí ứng trước tiền bán chứng khoán. Bản chất của nghiệp vụ ứng trước tiền bán chứng khoán là dịch vụ cấp tín dụng cho nhà đầu tư. Khi bán chứng khoán xong, phải sau 3 ngày làm việc tiền mới về tài khoản, muốn có tiền ngay, nhà đầu tư phải vay tiền từ công ty chứng khoán (CTCK) hoặc từ ngân hàng, với tài sản thế chấp chính là dòng tiền bán chứng khoán về sau. Đa phần các CTCK đều thực hiện nghiệp vụ này đều không có đủ tiền, phải liên doanh hoặc vay vốn từ các ngân hàng thương mại để thực hiện, nên CTCK không thể ấn định “mức phí”. Từ phân tích trên có thể thấy, về bản chất “phí dịch vụ ứng trước chứng khoán” không phải là 1 khoản phí dịch vụ, nó chính là dịch vụ tín dụng. Và đã là dịch vụ tín dụng thì không chịu thuế GTGT. Trong một văn bản của Tổng cục Thuế, cơ quan này cho rằng, nghiệp vụ ứng trước tiền bán chứng khoán cũng không phải nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán. Ý kiến của ông về quan điểm này thế nào? Cung cấp dịch vụ ứng trước tiền bán chứng khoán là 1 nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán cơ bản và rất phổ biến cho nhà đầu tư tại tất cả các CTCK. Nghiệp vụ này diễn ra thường xuyên hàng ngày và còn phổ cập hơn các nghiệp vụ cơ bản khác, như tư vấn đầu tư chứng khoán… Dịch vụ ứng trước tiền bán chứng khoán có tác dụng làm tăng tính thanh khoản cho thị trường và lành mạnh. Ngoài các nghiệp vụ kinh doanh quy định cụ thể trong Luật Chứng khoán, CTCK được cung cấp dịch vụ tư vấn tài chính và các dịch vụ tài chính khác. Như vậy, ngoài 4 nghiệp vụ kinh doanh nói trên, vẫn còn các nghiệp vụ kinh doanh khác cần phải được hướng dẫn tại các văn bản dưới luật như dịch vụ ứng trước tiền bán chứng khoán, dịch vụ ký quỹ…. Vậy ông có đề xuất gì để giải quyết khúc mắc này? Ủy ban Chứng khoán Nhà nước nên có văn bản gửi Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế để xác nhận rằng, cung cấp dịch vụ ứng trước tiền bán chứng khoán là một nghiệp vụ kinh doanh của CTCK và nên giải thích về bản chất của “phí dịch vụ ứng trước tiền bán chứng khoán”. Trong bối cảnh thị trường chứng khoán đang trầm lắng như hiện nay, Tổng cục Thuế và Bộ Tài chính đã có văn bản trình Chính phủ và Quốc hội cho miễn thuế đối với nghiệp vụ chuyển nhượng chứng khoán và thuế cổ tức cho nhà đầu tư cá nhân đến hết năm 2012. Chúng tôi đánh giá cao sáng kiến này và được cộng đồng các nhà đầu tư hoan nghênh. (Nguồn: Đầu tư, 4/7) |
Monday, July 4, 2011
04/07 Tổng thư ký VAFI: Không nên thu thuế với ứng tiền bán chứng khoán
Labels:
atpvietnam,
CTCK,
interview,
Securities,
VAFI,
VAT
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment