Theo Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, Việt Nam sẽ chỉ thăm dò dầu khí tại những khu vực được cộng đồng quốc tế chấp nhận, và khu vực giao cho Ấn Độ thăm dò nằm trong vùng 200 hải lý, thuộc chủ quyền của Việt Nam. Ông nhấn mạnh với các nhà báo Ấn Độ : « Tôi có thể nói với các vị rằng không có tranh chấp về chủ quyền và lãnh thổ tại khu vực này ».
Saturday, March 31, 2012
37 năm bị “bịt miệng” trên “xứ sở tự do” - Kỳ 3
Thứ sáu - 30/03/2012 21:17 - Đã xem: 260
(Tiếp theo và hết) Trên tờ Việt Weekly (báo tiếng Việt tại Mỹ) ra ngày 23-11-2011, trong bài “Cảnh giác với bọn xấu tung tin phá hoại”, có đoạn viết: “Đã đến lúc toàn dân, thương gia, độc giả phải lên tiếng tự bảo vệ mình bằng cách báo cho cảnh sát, chính quyền sở tại để có thái độ với những hăm dọa vô cớ. Phải đòi cho được quyền đọc báo, quyền đi lại, quyền hội họp, quyền làm ăn theo hiến pháp Hoa Kỳ. Bọn độc tài phải chấm dứt hành động gây rối bằng biểu tình. Chính bọn côn đồ chính trị cực đoan này tạo mầm mống cho bọn xấu đứng trong bóng tối phá hoại... Bọn côn đồ độc tài xưa nay chuyên mang cờ vàng, lấy chiêu bài “chính nghĩa quốc gia” để hù dọa thương gia, o ép chủ chợ với nhiều hình thức man rợ, bẩn thỉu...”. Cùng với lời kêu gọi này, hàng loạt báo, đài Việt ở Mỹ đã “vùng lên” kể tội bọn phản động lưu vong chuyên đàn áp báo chí, đòi quyền tự do ngôn luận cho báo Việt.
Thứ bảy, 31/03/2012 08:37 (CATP)
Kỳ cuối: “CHIẾN ĐẤU” ĐỂ HƯỚNG VỀ QUÊ HƯƠNG
Trước tình trạng bị áp bức kéo dài, nhiều nhà báo, tờ báo Việt ở Mỹ đã dũng cảm vạch mặt đám phản động cực đoan. Cả chục nhà báo bị chúng trả thù, giết chết; nhiều cơ quan báo chí bị đốt, đập phá, hăm dọa... Thế nhưng khát vọng tự do cho báo Việt trên đất Mỹ suốt 37 năm qua chưa bao giờ bị dập tắt.
Cờ đỏ sao vàng trên KBC hải ngoại
“PHÁ XIỀNG” ĐANG TRỞ THÀNH PHONG TRÀO
Labels:
Bolsa,
KBC,
khungbo,
ngonluan,
terrorists,
Viet weekly,
vietkieu
JICA hỗ trợ VN 1,6 tỷ USD cho nhiều dự án lớn
30/03/2012
Dự án Nhà ga T2 sân bay quốc tế Nội Bài là 1 trong những dự án được hỗ trợ nhờ vốn vay lần này. (Nguồn: Internet) |
Bộ Tài chính vừa ký với Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) về 8 hiệp định vay vốn trị giá 1,6 tỷ USD.
Cụ thể, theo biên bản vừa được ký kết giữa Thứ trưởng thường trực Bộ Tài chính Nguyễn Công Nghiệp và ông Motonori Tsuno, Trưởng đại diện Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tại Việt Nam ngày 30/3, số tiền này thuộc đợt 2 tài khóa 2011 và sẽ dành để đầu tư cho nhiều dự án lớn trong nước.
Trong đó, 3 dự án giao thông quan trọng sẽ được hỗ trợ đợt này là: Dự án xây dựng đường quốc lộ 3 mới và mạng lưới đường bộ trong khu vực (đoạn Hà Nội - Thái Nguyên), Dự án xây dựng Nhà ga T2 sân bay quốc tế Nội Bài, Dự án xây dựng đường sắt đô thị Thành phố Hồ Chí Minh (tuyến Bến Thành - Suối Tiên).
Cụ thể, theo biên bản vừa được ký kết giữa Thứ trưởng thường trực Bộ Tài chính Nguyễn Công Nghiệp và ông Motonori Tsuno, Trưởng đại diện Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tại Việt Nam ngày 30/3, số tiền này thuộc đợt 2 tài khóa 2011 và sẽ dành để đầu tư cho nhiều dự án lớn trong nước.
Trong đó, 3 dự án giao thông quan trọng sẽ được hỗ trợ đợt này là: Dự án xây dựng đường quốc lộ 3 mới và mạng lưới đường bộ trong khu vực (đoạn Hà Nội - Thái Nguyên), Dự án xây dựng Nhà ga T2 sân bay quốc tế Nội Bài, Dự án xây dựng đường sắt đô thị Thành phố Hồ Chí Minh (tuyến Bến Thành - Suối Tiên).
Friday, March 30, 2012
Thu nhập người Việt Nam ở mức nào của khu vực?
30/03/2012
Thu nhập trung bình của người Việt Nam vẫn còn khoảng cách rất xa so với các nước trong ASEAN và Trung Quốc, dù đã được cải thiện nhiều do đổi mới và mở cửa cách đây hơn một phần tư thế kỷ.
Trong khi đó, cơ hội để Việt Nam đuổi kịp Trung Quốc và các nền kinh tế ASEAN sẽ vẫn là viễn cảnh xa vời, nếu thiếu đi những động lực cải cách hơn nữa.
Đây là cảnh báo của một đề tài khoa học cấp nhà nước mang tên “Mô hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2011-2020: từ nhận thức với hành động” do ĐH Kinh tế Quốc dân thực hiện. Báo cáo này, thực hiện theo yêu cầu của Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội, trích dẫn số liệu về thu nhập của Việt Nam và các quốc gia khu vực do Quỹ Tiền tệ Quốc tế thực hiện năm 2010.
Theo đó, tính theo tỷ giá hối đoái, GDP đầu người của Việt Nam đã tăng từ mức 114 USD năm 1991 lên 1.061 USD năm 2010. Trong khi đó, GDP đầu người của Trung Quốc tăng từ 353 USD lên 3.915 USD trong khoảng thời gian trên.
Trong khi đó, cơ hội để Việt Nam đuổi kịp Trung Quốc và các nền kinh tế ASEAN sẽ vẫn là viễn cảnh xa vời, nếu thiếu đi những động lực cải cách hơn nữa.
Đây là cảnh báo của một đề tài khoa học cấp nhà nước mang tên “Mô hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2011-2020: từ nhận thức với hành động” do ĐH Kinh tế Quốc dân thực hiện. Báo cáo này, thực hiện theo yêu cầu của Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội, trích dẫn số liệu về thu nhập của Việt Nam và các quốc gia khu vực do Quỹ Tiền tệ Quốc tế thực hiện năm 2010.
Theo đó, tính theo tỷ giá hối đoái, GDP đầu người của Việt Nam đã tăng từ mức 114 USD năm 1991 lên 1.061 USD năm 2010. Trong khi đó, GDP đầu người của Trung Quốc tăng từ 353 USD lên 3.915 USD trong khoảng thời gian trên.
Chủ tịch nước tiếp Tổng giám đốc của Rosatom
30/03/2012
Chủ tịch nước tiếp ông Sergey Kirienko. (Ảnh: Nguyễn Khang/TTXVN) |
Ngày 30/3, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã tiếp ngài Sergey Kirienko, Tổng giám đốc Tập đoàn Năng lượng Nguyên tử Quốc gia Liên bang Nga (Rosatom).
Ngài Tổng giám đốc bày tỏ vui mừng được công tác tại Việt Nam và chuyển lời thăm hỏi của Tổng thống Nga Medvedev đến Chủ tịch nước; đồng thời khẳng định Tổng thống Medvedev thường xuyên quan tâm và hết sức coi trọng việc triển khai hợp tác giữa hai Chính phủ.
Ngài Tổng giám đốc cho biết, thời gian qua, các chuyên gia Nga đã khảo sát tình hình xây dựng nhà máy điện hạt nhân tại Ninh Thuận và tìm được địa điểm đáp ứng mọi điều kiện; yêu cầu hoàn thiện hồ sơ khảo sát để trình Chính phủ Việt Nam vào tháng 6 tới là hoàn toàn đáp ứng được.
Ngài Tổng giám đốc bày tỏ vui mừng được công tác tại Việt Nam và chuyển lời thăm hỏi của Tổng thống Nga Medvedev đến Chủ tịch nước; đồng thời khẳng định Tổng thống Medvedev thường xuyên quan tâm và hết sức coi trọng việc triển khai hợp tác giữa hai Chính phủ.
Ngài Tổng giám đốc cho biết, thời gian qua, các chuyên gia Nga đã khảo sát tình hình xây dựng nhà máy điện hạt nhân tại Ninh Thuận và tìm được địa điểm đáp ứng mọi điều kiện; yêu cầu hoàn thiện hồ sơ khảo sát để trình Chính phủ Việt Nam vào tháng 6 tới là hoàn toàn đáp ứng được.
Labels:
Medvedev,
Rosatom,
Russia,
tapdoan,
Truong Tan Sang,
Vietnam-Russia
VN đạt được nhiều thành tựu về bình đẳng giới
30/03/2012
Diễn đàn than vấn tình hình thực hiện công ước CEDAW tại Việt Nam. (Ảnh: Hồng Kiều/Vietnam+) |
Sáng nay 30/3, Liên Hiệp Quốc tại Việt Nam và Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã tổ chức diễn đàn tham vấn tình hình thực hiện Công ước về xóa bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW) tại Việt Nam.
Tại diễn đàn, Thạc sỹ Nguyễn Thanh Sơn, Chánh văn phòng thường trực về nhân quyền của Chính phủ cho biết: Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ về đảm bảo các quyền của phụ nữ. Tỷ lệ nữ là đại biểu Quốc hội đạt 25,76% (nhiệm kỳ 2007-2011), đứng thứ 4 ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Tỷ lệ nữ giới trong độ tuổi lao động có việc làm là 83%, 68,7% cán bộ công chức và 30% chủ doanh nghiệp là nữ.
Tại diễn đàn, Thạc sỹ Nguyễn Thanh Sơn, Chánh văn phòng thường trực về nhân quyền của Chính phủ cho biết: Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ về đảm bảo các quyền của phụ nữ. Tỷ lệ nữ là đại biểu Quốc hội đạt 25,76% (nhiệm kỳ 2007-2011), đứng thứ 4 ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Tỷ lệ nữ giới trong độ tuổi lao động có việc làm là 83%, 68,7% cán bộ công chức và 30% chủ doanh nghiệp là nữ.
Đoàn kiều bào dâng hương tưởng nhớ các Vua Hùng
30/03/2012
Đông đảo du khách thập phương về dâng hương trong dịp lễ hội ngày 29/3. (Ảnh: Tahnh Tùng/TTXVN) |
Chiều 30/3, gần 50 kiều bào tiêu biểu đến từ 19 quốc gia và vùng lãnh thổ đã đến dâng hương, tưởng niệm các Vua Hùng, dâng hoa tại Lăng Mộ tổ, thắp hương tại đền Lạc Long Quân thuộc Khu di tích lịch sử Đền Hùng, Phú Thọ.
Trước anh linh các Vua Hùng, các kiều bào đã tỏ lòng thành kính, tri ân công đức tổ tiên; cầu xin tiên tổ phù hộ cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài ngày càng đoàn kết, vươn lên mạnh mẽ góp phần vào sự lớn mạnh của cộng đồng người Việt.
Nhân dịp này, tỉnh Phú Thọ đã tổ chức gặp gỡ thân mật đoàn kiều bào về dự giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm 2012.
Trước anh linh các Vua Hùng, các kiều bào đã tỏ lòng thành kính, tri ân công đức tổ tiên; cầu xin tiên tổ phù hộ cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài ngày càng đoàn kết, vươn lên mạnh mẽ góp phần vào sự lớn mạnh của cộng đồng người Việt.
Nhân dịp này, tỉnh Phú Thọ đã tổ chức gặp gỡ thân mật đoàn kiều bào về dự giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm 2012.
Nhiều nguy cơ đe dọa an toàn hàng hải Đông Nam Á
30/03/2012
Sau hai ngày họp tại Thành phố Hồ Chí Minh, Hội thảo quốc tế “An ninh hàng hải tại Đông Nam Á: An toàn hàng hải và môi trường biển” đã bế mạc vào chiều 30/3.
Qua 8 phiên thảo luận sôi nổi, 35 đại biểu là các chuyên gia, học giả trong nước và quốc tế đã trao đổi về các chủ đề liên quan đến khuôn khổ pháp lý cho an ninh và an toàn môi trường biển, tìm kiếm, cứu nạn, quản lý cảng biển, các tiêu chuẩn về vận tải, tài nguyên phi sinh vật biển, nghề cá, bảo vệ môi trường biển, an toàn hàng hải nhằm tìm ra mô hình hợp tác thành công để áp dụng cho khu vực Đông Nam Á.
Tại hội thảo, các học giả cho rằng hiện nay khu vực biển Đông Nam Á, bao gồm nhiều vùng biển quan trọng và nhiều hệ sinh thái biển lớn như Eo Malacca, biển Đông, vịnh Thái Lan, biển Sulu và biển Sulawesi, không chỉ đóng vai trò là các đầu mối giao thông quan trọng, mà còn là môi trường phong phú về các loài sinh vật, thực vật biển, có tiềm năng về đa dạng sinh học, kinh tế của khu vực.
Qua 8 phiên thảo luận sôi nổi, 35 đại biểu là các chuyên gia, học giả trong nước và quốc tế đã trao đổi về các chủ đề liên quan đến khuôn khổ pháp lý cho an ninh và an toàn môi trường biển, tìm kiếm, cứu nạn, quản lý cảng biển, các tiêu chuẩn về vận tải, tài nguyên phi sinh vật biển, nghề cá, bảo vệ môi trường biển, an toàn hàng hải nhằm tìm ra mô hình hợp tác thành công để áp dụng cho khu vực Đông Nam Á.
Tại hội thảo, các học giả cho rằng hiện nay khu vực biển Đông Nam Á, bao gồm nhiều vùng biển quan trọng và nhiều hệ sinh thái biển lớn như Eo Malacca, biển Đông, vịnh Thái Lan, biển Sulu và biển Sulawesi, không chỉ đóng vai trò là các đầu mối giao thông quan trọng, mà còn là môi trường phong phú về các loài sinh vật, thực vật biển, có tiềm năng về đa dạng sinh học, kinh tế của khu vực.
Chuyên gia Mỹ đề cao 8 điểm của VN tham gia WTO
30/03/2012
Ông Sherman Katz, cố vấn cao cấp của Trung tâm Nghiên cứu Tổng thống và Quốc hội. (Ảnh: Đỗ Thúy/Vietnam+) |
Với chủ đề “Các vận dụng tốt nhất việc gia nhập WTO của Việt Nam,” ông Sherman Katz nêu tám điểm tích cực mà Việt Nam đã chủ động thực hiện khi gia nhập WTO.
Labels:
ASEAN,
Australia,
BTA,
CSIS,
Japan Aid,
Sherman Katz,
Washington,
WTO
Nguyên Chủ tịch Vinashin bị tuyên phạt 20 năm tù
30/03/2012
Sau 4 ngày xét xử công khai tại Tòa án Nhân dân thành phố Hải Phòng, chiều 30/3, phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án “Cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) đã kết thúc với bản án thích đáng dành cho 9 bị cáo.
Các bị cáo đứng trước vành móng ngựa nghe tuyên án. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)
Trong suốt các giai đoạn thẩm vấn, tranh tụng, đối đáp bình đẳng theo đúng quy định của pháp luật, tại phiên tòa, Hội đồng xét xử đã làm rõ, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao, Phạm Thanh Bình - Nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Vinashin và các bị cáo: Trần Văn Liêm, Nguyễn Văn Tuyên, Nguyễn Tuấn Dương, Tô Nghiêm, Trịnh Thị Hậu, Hoàng Gia Hiệp, Trần Quang Vũ, Đỗ Đình Côn, Hồ Ngọc Tùng và Giang Kim Đạt đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế trong lĩnh vực đầu tư, quản lý, sử dụng vốn và tài sản của Nhà nước ở các dự án: Dự án đầu tư mua tàu cao tốc Hoa Sen; dự án đầu tư xây dựng nhà máy nhiệt điện Sông Hồng; dự án đầu tư xây dựng nhà máy nhiệt điện Diezel Cái Lân; dự án đầu tư tàu Bình Định Star và việc bán vỏ tàu Bạch Đằng Giang gây thiệt hại hàng trăm tỷ đồng của Nhà nước.
Labels:
Pham thanh Binh,
SOE,
ToaAn,
Vinashin,
xetxu sotham
Thursday, March 29, 2012
Cựu chủ tịch Vinashin: 'Tôi đã ký sai'
28/3/2012
Cơ quan công tố cáo buộc, thiệt hại trong dự án xây dựng nhà máy nhiệt điện Sông Hồng mà cựu chủ tịch Vinashin cùng đồng phạm gây ra chỉ đứng sau vụ mua tàu Hoa Sen. Tại tòa, bị cáo Phạm Thanh Bình thừa nhận có sai phạm.
> Cựu chủ tịch Vinashin mua tàu nghìn tỷ 'để thử nghiệm'
Sự việc bắt đầu từ năm 2003 khi ông Phạm Thanh Bình ký quyết định góp vốn thành lập công ty cổ phần công nghiệp tàu thủy Hoàng Anh Vinashin (Công ty Hoàng Anh) do ông Nguyễn Văn Tuyên làm giám đốc, với vốn điều lệ ban đầu là 10 tỷ đồng, trong đó Vinashin giữ 51% cổ phần.
Bị cáo Phạm Thanh Bình. Ảnh: TTXVN |
Bùi Tín, tuổi xế chiều ở Paris
Thứ năm - 29/03/2012 03:19 - Đã xem: 1025
Tôi biết Bùi Tín từ những ngày Bùi Tín còn đương chức Phó Tổng biên tập Báo Nhân Dân phụ trách tờ Nhân Dân Chủ nhật. Thời đó, Bùi Tín đang nổi danh là một trong những cây viết có hạng của làng báo Việt Nam. Thông qua một người bạn, tôi đến gặp Bùi Tín và được Bùi Tín truyền cho một vài chiêu tác nghiệp. Tôi nhớ mãi bài học mà Bùi Tín hướng dẫn: “Đối với một nhà báo cách mạng, kiến thức thông tuệ và sự nhạy cảm là hai yếu tố đặc biệt quan trọng”.
Bùi Tín đưa dẫn chứng: Ngày giải phóng miền Nam, một nhà báo phương Tây hỏi tôi tại sân bay Tân Sơn Nhất: “Xin ông so sánh tướng Napoléon với tướng Võ Nguyên Giáp”. Tôi trả lời: “Napoléon còn có trận bại Aoxtéclích, còn Tướng Giáp không có trận bại nào, mà chỉ toàn thắng”. Đúng là một bài học có giá trị và rất đáng học tập.
Thế rồi, tháng 9/1990, Bùi Tín đi dự hội báo Nhân đạo của Đảng Cộng sản Pháp rồi đào nhiệm luôn. Mới đầu Bùi Tín tung tin xin ở lại thêm một thời gian để chữa bệnh… Nhưng trên thực tế, Bùi Tín đã bí mật hợp tác với 13 hãng thông tấn, báo chí quốc tế và gần chục tờ báo phản động của người Việt ở hải ngoại để đăng tải những bài viết, tham luận chống lại dân tộc Việt Nam như: Kiến nghị của một công dân, Hoa xuyên tuyết, phỏng vấn đài BBC... Với tôi đó là thông tin bất ngờ ngoài dự kiến. Vì thế tôi đã mất khá nhiều thời gian để tìm hiểu.
37 năm bị “bịt miệng” trên “xứ sở tự do” - Kỳ 2
Thứ năm - 29/03/2012 07:45 - Đã xem: 359
(CATP) Trong nhiều năm liên tiếp, bà dân biểu Mỹ Loretta Sanchez và Tổ chức phóng viên không biên giới (Reporters Whithout Borders - RWB) cùng những thế lực cực đoan cứ hùng hổ ca mãi điệp khúc “Đấu tranh cho tự do báo chí ở Việt Nam”. Nhưng trớ trêu thay, ngay trên đất Mỹ, báo chí Việt ngữ - một bộ phận của báo chí Mỹ bị “bịt miệng”, khủng bố, đàn áp man rợ suốt 37 năm qua lại không thấy họ nhắc tới?! Sau hàng loạt nhà báo, chủ báo bị sát hại, thủ tiêu; đến nay nhiều nhà báo, cơ quan báo chí vẫn bị bọn “côn đồ chính trị” quậy phá triền miên, chửi bới hăm dọa, xúc phạm nhân phẩm...
KỲ 2: TRANG SỬ ĐEN TỐI
Theo tài liệu “Lịch sử bạo động của giới chống cộng tại Mỹ” được công bố trên rất nhiều phương tiện truyền thông tại Mỹ (và hiện rất dễ tìm trên Google) cho biết: “Từ năm 1987 đến 1990, có năm nhà báo người Việt bị giết hại tại Mỹ bởi các đội sát thủ mà nhà cầm quyền Mỹ nghi ngờ có liên hệ với các sĩ quan trong quân đội Sài Gòn cũ ở miền Nam Việt Nam đang cư ngụ tại vùng Sài Gòn nhỏ thuộc quận Cam.
HÀNG LOẠT NHÀ BÁO BỊ “TUYÊN ÁN TỬ HÌNH”
Năm 1994, Ủy ban bảo vệ phóng viên (Committee to protect jounalists) có trụ sở đặt tại New York, đã đưa ra một báo cáo cụ thể: Tháng 1-1980, văn phòng báo Văn nghệ tiền phong ở Arlington bang Virginia bị ném bom xăng. Nhà báo Nguyễn Thanh Hoàng và con gái 7 tuổi may mắn thoát nạn. Ngày 21-7-1981, Lam Trang Dương, một nhà báo khuynh tả và nhà bình luận về cuộc chiến Việt Nam bị bắn chết trên đường phố San Francisco. Nhóm khủng bố có tên Vietnammese Organization to Exterminate Communists and Restore the Nation (VOECRN - Tổ chức chống cộng và phục quốc) tuyên bố họ là thủ phạm vụ ám sát. Ngày 5-1-1982, Bach Huy Bong, chủ nhiệm một tờ tuần báo nhỏ ở Los Angeles đã bị rượt bắn sau khi rời nhà hàng ở khu China town. Ông bị bắn vì từng cho in bài lên án một nhóm du đãng có tên “Fogmen” (Người nhái) hoạt động ở quận Cam và cho rằng nhóm này là cựu lính hải quân miền Nam Việt Nam. Ngày 24-8-1982, nhà báo Đạm Phong bị bắn chết tại nhà riêng ở Houston. Ông là chủ nhiệm tuần báo Tự Do, đã đăng nhiều bài viết vạch trần thủ đoạn của các nhóm chống cộng lưu vong. Sau khi giết ông Phong, Tổ chức khủng bố VOECRN để lại một danh sách nhà báo bị chúng “tuyên án tử hình”. Ngày 7-8-1987, nhà báo Thinh Nguyen, chủ bút tờ Dân Việt, được “tặng quà” là xác một con chó berger cùng lá thư tuyên bố ông sẽ bị ám sát. Ngày 7-8-1987, Tổ chức khủng bố VOECRN tuyên bố đã giết Tap Van Pham (chủ bút tuần báo Mai ở quận Cam), đốt cháy văn phòng tờ báo vì chúng cho rằng ông đã “cộng tác với cộng sản” (tức đăng quảng cáo chuyển tiền về cho thân nhân ở Việt Nam). Ngày 3-8-1988, Nguyễn Tú A - chủ nhiệm tờ Viet press tại Westminter và hai nhà báo khác bị bọn khủng bố, chống cộng “tuyên án tử hình” vì về thăm quê hương. Ngày 22-11-1989, nhà báo Đỗ Trọng Nhân của tờ Văn nghệ tiền phong bị bắn chết trong ôtô ở quận Fairtax - Virginia. Ngày 22-9-1990, nhà báo Lê Triết bị bắn chết ở ngoại ô Bailey Crossroads - Virginia. Tên ông nằm trong danh sách mà Tổ chức VOECRN để lại trên xác nhà báo Đạm Phong tám năm trước. Ngày 21-7-2007, hàng trăm kẻ cực đoan đã biểu tình chống tờ Việt Weekly ở Garden Grove. Chủ nhiệm Lê Vũ cùng các phóng viên, nhân viên bị sách nhiễu, đe dọa qua điện thoại và email nặc danh. Bọn phản động, khủng bố còn “hứa” sẽ thiêu cháy tòa soạn Việt Weekly...
HÀNG LOẠT NHÀ BÁO BỊ “TUYÊN ÁN TỬ HÌNH”
Năm 1994, Ủy ban bảo vệ phóng viên (Committee to protect jounalists) có trụ sở đặt tại New York, đã đưa ra một báo cáo cụ thể: Tháng 1-1980, văn phòng báo Văn nghệ tiền phong ở Arlington bang Virginia bị ném bom xăng. Nhà báo Nguyễn Thanh Hoàng và con gái 7 tuổi may mắn thoát nạn. Ngày 21-7-1981, Lam Trang Dương, một nhà báo khuynh tả và nhà bình luận về cuộc chiến Việt Nam bị bắn chết trên đường phố San Francisco. Nhóm khủng bố có tên Vietnammese Organization to Exterminate Communists and Restore the Nation (VOECRN - Tổ chức chống cộng và phục quốc) tuyên bố họ là thủ phạm vụ ám sát. Ngày 5-1-1982, Bach Huy Bong, chủ nhiệm một tờ tuần báo nhỏ ở Los Angeles đã bị rượt bắn sau khi rời nhà hàng ở khu China town. Ông bị bắn vì từng cho in bài lên án một nhóm du đãng có tên “Fogmen” (Người nhái) hoạt động ở quận Cam và cho rằng nhóm này là cựu lính hải quân miền Nam Việt Nam. Ngày 24-8-1982, nhà báo Đạm Phong bị bắn chết tại nhà riêng ở Houston. Ông là chủ nhiệm tuần báo Tự Do, đã đăng nhiều bài viết vạch trần thủ đoạn của các nhóm chống cộng lưu vong. Sau khi giết ông Phong, Tổ chức khủng bố VOECRN để lại một danh sách nhà báo bị chúng “tuyên án tử hình”. Ngày 7-8-1987, nhà báo Thinh Nguyen, chủ bút tờ Dân Việt, được “tặng quà” là xác một con chó berger cùng lá thư tuyên bố ông sẽ bị ám sát. Ngày 7-8-1987, Tổ chức khủng bố VOECRN tuyên bố đã giết Tap Van Pham (chủ bút tuần báo Mai ở quận Cam), đốt cháy văn phòng tờ báo vì chúng cho rằng ông đã “cộng tác với cộng sản” (tức đăng quảng cáo chuyển tiền về cho thân nhân ở Việt Nam). Ngày 3-8-1988, Nguyễn Tú A - chủ nhiệm tờ Viet press tại Westminter và hai nhà báo khác bị bọn khủng bố, chống cộng “tuyên án tử hình” vì về thăm quê hương. Ngày 22-11-1989, nhà báo Đỗ Trọng Nhân của tờ Văn nghệ tiền phong bị bắn chết trong ôtô ở quận Fairtax - Virginia. Ngày 22-9-1990, nhà báo Lê Triết bị bắn chết ở ngoại ô Bailey Crossroads - Virginia. Tên ông nằm trong danh sách mà Tổ chức VOECRN để lại trên xác nhà báo Đạm Phong tám năm trước. Ngày 21-7-2007, hàng trăm kẻ cực đoan đã biểu tình chống tờ Việt Weekly ở Garden Grove. Chủ nhiệm Lê Vũ cùng các phóng viên, nhân viên bị sách nhiễu, đe dọa qua điện thoại và email nặc danh. Bọn phản động, khủng bố còn “hứa” sẽ thiêu cháy tòa soạn Việt Weekly...
ATLAS - Điều kiện tự nhiên và môi trường vùng biển Việt Nam
| ||
(Bìa cứng): Gồm 59 bản đồ và các trang chú giải bằng tiếng Việt và tiếng Anh Khổ: 53x63cm.
| Giá: VND5 000 000 | |
Giới thiệu chung về tập bản đồ
Tập bản đồ (atlas) "Các điều kiện tự nhiên và môi trường vùng biển Việt Nam và vùng kế cận" là bộ bản đồ tổng hợp các kết quả nghiên cứu biển của các nhà khoa học Việt Nam trong hơn 30 năm qua. Tập bản đồ được tuyển chọn từ hơn 300 bản đồ thuộc nhiều lĩnh vực nghiên cứu biển.
Nhóm các bản đồ địa chất - địa vật lý được xây dựng từ tỷ lệ 1:1.000.000 và 1:2.000.000 bao gồm các bản đồ địa hình, bản đồ địa mạo, các bản đồ địa chất, kiến tạo diễn đạt bề mặt đáy biển, cấu trúc trong lòng đất dưới đáy biển, các vận động của vỏ Trái đất và cuối cùng là tiềm năng khoáng sản và năng lượng trong lòng biển cả của nước ta. |
Wednesday, March 28, 2012
37 năm bị “bịt miệng” trên “xứ sở tự do”
Thứ tư - 28/03/2012 20:05 - Đã xem: 355
(CATP) Nhà báo, chủ báo bị chụp mũ, vu khống, sỉ nhục, bị đánh đập dã man hoặc thủ tiêu, ám sát. Tòa soạn báo bị côn đồ khủng bố, đốt cháy, bao vây gây náo loạn cả năm trời. Nhiều người bị ngăn cấm đọc báo, nghe đài... Đây là thực trạng nhức nhối, kéo dài suốt 37 năm qua, là “khổ nạn” của báo chí Việt trên đất Mỹ. Phan Nhật Nam - một cây bút chống cộng khét tiếng từ trước và sau năm 1975, phải cay đắng thốt lên: “Những người làm văn, làm báo ở đây (Mỹ) đang phải chịu đựng một áp lực tồi tệ”... (Phan Nhật Nam trả lời Lệ Hằng - đã đăng trên nhiều trang web). Nhà văn Nhật Tiến thì than thở: “Không có đủ tự do cho những người cầm bút ở hải ngoại...” (trích từ “Sống và viết trên đất Mỹ” - Thế Uyên tháng 4-1998, đã đăng trên “Tiền vệ”). Tại sao trên xứ sở tự do như Hoa Kỳ lại có chuyện đàn áp báo chí khốc liệt như vậy?
Thứ ba, 27/03/2012 01:43
Kỳ 1: VÀI NÉT LỊCH SỬ BÁO VIỆT TRÊN ĐẤT MỸ
Kỳ 1: VÀI NÉT LỊCH SỬ BÁO VIỆT TRÊN ĐẤT MỸ
Ngày 30-4-1975, kết thúc sự tồn tại của chính thể Việt Nam cộng hòa (VNCH). Hai ngày sau, tại đảo Guam, tờ báo đầu tiên của người Việt tại Mỹ ra đời với tên gọi Chân trời mới. Tại thời điểm đó, trên đảo Guam có hơn 100 ngàn người Việt (gồm binh lính, sĩ quan, công chức chế độ VNCH vừa sụp đổ) được máy bay, tàu chiến bốc ra đang chờ sang Mỹ định cư.
Ồ ẠT RA ĐỜI RỒI... CHẾT YỂU!
Tờ Chân trời mới mỗi tuần ra năm số, mỗi số phát hành từ 5 - 10 ngàn bản. Đến cuối tháng 10-1975, tờ báo này cũng đóng cửa theo trại tạm cư Guam (theo BBC ra ngày 18-4-2005).
Ồ ẠT RA ĐỜI RỒI... CHẾT YỂU!
Tờ Chân trời mới mỗi tuần ra năm số, mỗi số phát hành từ 5 - 10 ngàn bản. Đến cuối tháng 10-1975, tờ báo này cũng đóng cửa theo trại tạm cư Guam (theo BBC ra ngày 18-4-2005).
Labels:
journalists,
Le Hang,
nha bao,
Nhat Tien,
Phan Nhat Nam
Trung Quốc đang lập bản đồ Biển Đông
28/03/2012
- Thời báo Hoàn cầu (Trung Quốc) bản tiếng Anh ngày 27/3 đưa tin, Trung Quốc có thể đẩy mạnh thăm dò Biển Đông để củng cố các tuyên bố chủ quyền lãnh thổ.
Tờ báo dẫn lời Trương Vân Lĩnh, giám đốc Viện Nghiên cứu quốc tế thuộc Viện Khoa học xã hội Trung Quốc nói: "Đa số các vùng biển tranh chấp đã vượt quá tầm tay của chúng tôi vì chúng tôi hiếm khi đặt tuyên bố chủ quyền của mình vào hành động”.
"Bằng việc vẽ một bản đồ, đất nước có thể củng cố tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông và có những hành động xa hơn như khai thác nguồn tài nguyên gần quần đảo Nam Sa”, ông Trương nói. (Trung Quốc gọi Biển Đông là Biển Nam Trung Hoa, gọi hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là Tây Sa, Nam Sa - ND).
Tờ báo dẫn lời Trương Vân Lĩnh, giám đốc Viện Nghiên cứu quốc tế thuộc Viện Khoa học xã hội Trung Quốc nói: "Đa số các vùng biển tranh chấp đã vượt quá tầm tay của chúng tôi vì chúng tôi hiếm khi đặt tuyên bố chủ quyền của mình vào hành động”.
"Bằng việc vẽ một bản đồ, đất nước có thể củng cố tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông và có những hành động xa hơn như khai thác nguồn tài nguyên gần quần đảo Nam Sa”, ông Trương nói. (Trung Quốc gọi Biển Đông là Biển Nam Trung Hoa, gọi hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là Tây Sa, Nam Sa - ND).
Ảnh: Diplomat |
Labels:
Biển Đông,
China Hegemony,
NASMG,
Truongsa,
Vietnam-China,
Vietnamnet
Subscribe to:
Posts (Atom)