Chúng ta học sử Việt Nam thường được dạy rất kỹ về 2 trận thứ nhì (1285) và thứ ba (cuối 1287-1288), trong 3 trận nhà Trần đã đại thắng quân Nguyên. Riêng trận đầu tiên (dương lịch 1258), rất ít chi tiết được kể ra.
Một anh bạn đã đề cập điều này với tôi, xin nhân dịp này, được phép trình bầy vài điểm sau đây:
* Năm nào ?
* Nguyên nhân xẩy ra trận quân Mông xâm lăng Đại Việt Lần Thứ Nhất này ?
* Ai chỉ huy trận đánh về phía hai bên ?
* Cuộc chiến diễn ra thế nào ?
* Kết quả và hậu quả ?
0o0
Năm nào ? (Cuối năm 1257 âm lịch. Tháng giêng 1258 dương lịch )
0o0
Nguyên nhân có thể: Sau khi chiếm Đại Lý, quân Nguyên tìm đường ra biển Đông
0o0
Ngột Lương Hợp Thai (Uriyangqadai) chỉ huy quân Nguyên ( 2 vạn quân Đại Lý, và kỵ binh Mông Cổ), cùng đi có thái tử Quaidu (Huất Đô), đại tướng Aju và Cacakdu
Vua Trần Thái Tông (Trần Cảnh, năm đó 40 tuổi) đích thân ra chiến trận, cùng đi có thái tử Trần Hoảng.(quân số không rõ, có nguồn cho là 10 vạn). Trần Quốc Tuấn (28-30 tuổi) là tiết chế chỉ huy toàn thể mặt trận biên giới
0o0
Cuộc chiến diễn ra thế nào ?
Rất nhanh, chỉ trong vòng 11 ngày:
* 17/1/1258: Trận Bình Lệ Nguyên. Toán quân Nguyên do thái tử Quaidu (Hoài Đô) và viên tiên phong là Cacakdu vượt sông đụng quân Trần. Tuy thắng nhưng quân Trần rút về được Phù Lỗ. Cacakdu bị Ngột Lương Hợp Thai chửi vì bất tuân lệnh, tự sát chết.
* 18/1/1258: Trận Phù Lỗ. Toán quân Nguyên lại vượt sông đụng quân Trần. Lại thắng nhưng quân Trần rút lui được.
* Quân Trần bỏ trống Thăng Long rút quân đi
* Quân Nguyên kéo vào Thăng Long ở 9 ngày
* Trận Đông Bộ Đầu: Nửa đêm ngày 28 tháng 1 năm 1258, từ nơi trú quân là Hoàng Giang,Trần Thái Tông cùng Thái tử Trần Hoảng ngược sông, bất ngờ đánh thẳng vào quân Mông Cổ.. Quân Mông Cổ cho rằng lực lượng quân Trần đã kiệt quệ sau trận thua đầu nên rất chủ quan, do đó khi bị tập kích đã không kịp trở tay, bị thua to tại Đông Bộ Đầu. Quân Mông Cổ không giữ nổi Thăng Long nữa. Họ đồng loạt tháo chạy thẳng về Vân Nam.
* Trận tập kích bởi Hà Bổng, một thổ quan người Tày.
0o0
Kết quả và hậu quả
Theo sử Việt Nam hoặc nguồn khác Nguyên sử
* Thiệt hại của quân Mông Cổ, tùy theo nguồn tài liệu mà chênh lệch từ già nửa cho tới khoảng 4 phần 5: Tức khoảng 10 vạn đến 18-20 vạn.
Theo Nguyên sử:
Nguyên sử chép trên tư thế "thiên triều" không chịu nhận thất bại, ghi rằng:
Quan quân chiếm được kinh thành nước Nam, ở lại 9 ngày, vì khí hậu nóng nực nên rút quân về. Lại sai sứ giả gọi Man vương Trần Nhật Cảnh về, trả lại nước cho. Quan quân tuần tiễu... không cướp phá dân chúng, nên dân Man gọi là giặc Bụt
0o0
Ngược dòng lịch sử
Năm 1204 Thiết Mộc Chân (42 tuổi), đánh thắng Thái Dương Hãn, giết Trác Mộc Hợp, thâu được một tướng tài là Tốc Bất Đài.
Năm 1206 Thiết Mộc Chân (44 tuổi) thành công trong việc liên kết các bộ lạc Mông Cổ. Tại hội nghị Kurultai (hội đồng các thủ lĩnh Mông Cổ) ông đã được phong là Thành Cát Tư Hãn (trong tiếng Mông Cổ thì Чингис Хаан có nghĩa là vua của cả thế giới).
Năm 1213 Thành Cát Tư Hãn (51 tuổi) đã xâm chiếm và hợp nhất phần lãnh thổ nhà Kim đến tận Vạn lý trường thành của Trung Hoa.
Năm 1215 Thành Cát Tư Hãn (53 tuổi) đã bao vây, chiếm giữ và cướp bóc kinh thành của nhà Kim là Yên Kinh (sau này là Bắc Kinh). Vua nhà Kim là Hoàn Nhan Tuần tức vua Kim Tuyên Tông đã không đầu hàng mà dời kinh thành về Khai Phong vì sự lớn mạnh của người Mông Cổ ở phía bắc
Năm 1227 Thành Cát Tư Hãn từ trần (65 tuổi)
Năm 1234, 7 năm sau khi Thành Cát Tư Hãn từ trần, dưới thời Oa Khoát Đài (Ogotai, con thứ 3 của Thành Cát Tư Hãn), quân Mông Cổ đánh bại vị vua cuối cùng của nhà Kim là Hoàn Nhan Thừa Lân hay Kim Mạt Đế. Miền Bắc Trung Hoa nằm dưới quyền cai trị của Mông Cổ
...
Trận thứ nhất quân Mông Cổ xâm lăng Việt Nam (lúc đó có tên là Đại Việt) xảy ra vào tháng Giêng năm 1258, tức 31 năm sau khi Thành Cát Tư Hãn từ trần, và 24 năm sau khi miền Bắc Trung Hoa rơi vào tay quân Mông Cổ.
Lúc đó, Đại Hãn là Mông Kha (1251-1259).
0o0
Nguyên nhân bắt đầu:
* Không thắng nổi Nam Tống ở mặt trận phía bắc. Riêng thành Điếu Ngư (phía đông thành phố Trùng Khánh khoảng 5 km), một thành nhỏ có 3 con sông che 3 mặt, trong giai đoạn từ năm 1243 tới năm 1279, đã trải qua trên 200 cuộc đối đầu quân sự với kỳ công "kháng cự dai dẳng" kéo dài 36 năm, dưới sự chỉ huy của Vương Kiên (trong bài Hịch Tướng Sỹ, Hưng Đạo Đại Vương nhắc đến tên Vương Công Kiên là ông này đây), Mã Thiên, Trương Giác, Vương Lập
* Năm 1253, Hốt Tất Liệt, em trai của Đại Hãn Mông Kha, lúc đó đang cai quản miền lãnh thổ phía Nam của vùng Trung Hoa đã chiếm, được lệnh đem quân đánh Đại Lý, quân Nguyên định dùng thế gọng kìm để đánh Nam Tống. Hốt Tất Liệt thôn tính được Đại Lý (năm 1274 thành tỉnh Vân Nam). Hốt Tất Liệt nhận lệnh đi đánh Tứ Xuyên, Ngột Lương Hợp Thai ở lại giữ Đại Lý, và 5 năm sau đó, đánh Đại Việt.
* Nguyên nhân có thể là mở đường ra biển Đông, và bao vây Nam Tống bằng đường biển.
* Nguyên nhân chấm dứt chiến dịch đánh qua Biển Đông là :Vào năm 1259, Mông Kha chết trong lúc tấn công thành Điếu Ngư (nội chiến xẩy ra giữa các Đại Hãn, sau cùng Hốt Tất Liệt lên ngôi dốc toàn lực đánh từ phía bắc, không cần mặt biển phía đông-nam nữa)
(Trong bất kỳ trường hợp nào thì cái chết của Mông Kha cũng buộc Húc Liệt Ngột phải bỏ dở chiến dịch của mình tại Syria và Ai Cập, cũng như đã gây ra cuộc nội chiến dẫn tới sự phá hủy khối thống nhất và sự vô địch của đế quốc Mông Cổ.)
0o0
Người chỉ huy quân Mông Cổ là đại tướng Ngột Lương Hợp Thai (Uriyangqatai, con trai Tốc Bất Đài, năm đó 58 tuổi). Có mặt trong đoàn quân là Aju (31 tuổi), cũng là một đại tướng sau này. Aju là nguyên soái chỉ huy cuộc tấn công tiêu diệt Nam Tống, là người cầm 7 vạn quân trực tiếp tiến chiếm thành Tương Dương.
D~
****************************************************
Nguồn:
0o0
Cuối năm 1257 âm lịch, tướng Mông Cổ là Ngột Lương Hợp Thai (Uriyangqadai ) mang 3 vạn quân tiến vào nước Đại Việt qua đường Vân Nam. Vua Trần Thái Tông đích thân ra chiến trận. Quân Trần cố gắng chặn nhưng quân Mông Cổ vẫn tiến vào được Thăng Long. Nhân dân Thăng Long theo lệnh của triều đình đã thực hiện "vườn không nhà trống", rút về Thiên Mạc (Hà Nam). Ngột Lương Hợp Thai kéo quân vào Thăng Long chưa đầy 1 tháng thì bị thiếu lương thực. Nhân cơ hội đó quân Đại Việt phản công ở Đông Bộ Đầu (Từ Liêm-Hà Nội). Quân Mông Cổ thua phải rút khỏi Thăng Long, đến vùng Quy Hóa (Yên Bái) bị quân của tộc trưởng Hà Bổng đánh tan tác, quân Mông Cổ rút chạy về Vân Nam.
http://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%E1%BB%99t_L%C6%B0%C6%A1ng_H%E1%BB%A3p_Thai
Uriyangqatai (với các cách ghi âm bằng chữ Hán mà phiên âm Hán Việt gồm Ngột Lương Hợp Thai, Ngột Lương Hợp Đái, Ngột Lương Cáp Thai,[1] Ngột Lương Cáp Đải, Ô Đặc Lý Cáp Đạt, Ngột Lương Hợp Đải[2], Cốt Đãi Ngột Lang[3], sinh năm 1200-mất năm 1271[4]) là một chỉ huy quân sự kiệt suất của quân đội Nguyên Mông và là tướng chỉ huy quân Mông Cổ xâm lược Đại Việt lần thứ nhất vào năm 1258. Uriyangqatai được xếp là công thần đứng hàng thứ 3[cần dẫn nguồn] của nhà Nguyên.
Cha của Uriyangqatai là Subotai (Tốc Bất Đài), một trong "Tứ dũng"[5] của Thành Cát Tư Hãn.
Aju, con của Uriyangqatai, là nguyên soái chỉ huy cuộc tấn công tiêu diệt Nam Tống, là người cầm 7 vạn quân trực tiếp tiến chiếm thành Tương Dương.
Uriyangqatai và Aju được xếp vào hàng công thần thứ 3[cần dẫn nguồn] của nhà Nguyên ngang với Bá Nhan, Lý Hằng và Ariq Qaya...
Uriyangqatai từng tham gia đánh nước Kim của người Nữ Chân ở miền Liêu Đông; tấn công Đức và Ba Lan dưới cờ của Bạt Đô (sau này là hãn của Hãn quốc Kim Trướng) cũng như nhận lệnh tấn công Vương quốc Bagdad cùng Húc Liệt Ngột (em của hãn Mông Cổ là Mông Kha). Sau này Húc Liệt Ngột là hãn của Hãn quốc Y Nhi (hãn quốc này bao gồm Iran và Iraq hiện nay). Nhưng sau đó, Ngột Lương Hợp Thai nhận lệnh mới và không ở trong đội quân đi đánh Bagdad.
Năm 1253, Uriyangqatai tiến chiếm thành công nước Đại Lý - quốc gia của người Thoán Bặc (người Di ở Vân Nam) - và bắt sống vua Đại Lý là Đoàn Hưng Trí. Từ năm 1252, Uriyangqatai và Hốt Tất Liệt đánh Đại Lý, chiếm được kinh đô từ năm 1253, sau đó Hốt Tất Liệt nhận việc mới và Uriyangqatai trở thành tổng chỉ huy.
Khoảng đầu thập niên 1260, Uriyangqatai theo Hốt Tất Liệt tham gia cuộc nội chiến chống lại Ariq Buke[6]
0o0
Nguyên nhân chấm dứt:
Vào năm 1259, Mông Kha chết trong lúc tấn công thành Điếu Ngư
(Trong bất kỳ trường hợp nào thì cái chết của ông đều buộc Húc Liệt Ngột phải bỏ dở chiến dịch của mình tại Syria và Ai Cập, cũng như đã gây ra cuộc nội chiến dẫn tới sự phá hủy khối thống nhất và sự vô địch của đế quốc Mông Cổ.)
(Hốt Tất Liệt lên ngôi)
0o0
Thành Cát Tư Hãn
http://vi.wikipedia.org/wiki/Th%C3%A0nh_C%C3%A1t_T%C6%B0_H%C3%A3n
Thành Cát Tư Hãn (1206-1227) | Đà Lôi (nhiếp chính) (1227-1229) | Oa Khoát Đài (1229-1241) | Bột Lạt Cáp Chân (nhiếp chính) (1241-1245) | Quý Do (1246-1248) | Oghul Qaimish (nhiếp chính) (1248-1251)| Mông Kha (1251-1259) | Hốt Tất Liệt (1260-1294)
Oa Khoát Đài
http://vi.wikipedia.org/wiki/Oa_Kho%C3%A1t_%C4%90%C3%A0i
0o0
Đặc biệt là Ngột Lương Hợp Thai, được xếp vào hàng công thần thứ 3 của nhà Nguyên, từng tham gia đánh nước Kim của người Nữ Chân; tấn công Đức và Ba Lan dưới cờ của Bạt Đô, tấn công Vương quốc Bagdad cùng Húc Liệt Ngột, và diệt nước Đại Lý chỉ trong vài tuần, ngay cả trong hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn cũng có đoạn nhắc tên người này như một một tướng lĩnh tài ba của Mông Nguyên.
0o0
Hai trận:
Bình Lệ Nguyên
Đông Bộ Đầu
0o0
http://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%C3%B4ng_B%E1%BB%99_%C4%90%E1%BA%A7u
Theo các nhà sử học, chùa Hoè Nhai thuộc quận Ba Đình, Hà Nội chính là địa danh Đông Bộ Đầu, nơi diễn ra trận đánh thắng quân Nguyên - Mông năm 1258 ở ngay cửa ngõ thành Thăng Long. Ngày 21 tháng 1 năm đó, quân Trần rút khỏi thành Thăng Long về Thiên Mạc. Quân Nguyên Mông chiếm được thành. Ngày 29 tháng 1, vua Thái Tông cùng thái tử Hoảng dẫn quân ngược sông Nhị tiến đánh Đông Bộ Đầu. Quân Nguyên Mông bị rút chạy khỏi Thăng Long về Vân Nam.
...
Sách Đại Việt sử ký toàn thư phần chép về chiến thắng Đông Bộ Đầu năm 1258 như sau: "Ngày 24, vua và Thái Tử ngự lâu thuyền, tiến quân đến Đông Bộ Đầu, đón đánh, cả phá được quân giặc. Quân Nguyên chạy trốn về, đến trại Quy Hóa, chủ trại là Hà Bổng chiêu tập người Man [23a] ra tập kích, lại cả phá bọn chúng."
0o0
http://hanoimoi.com.vn/newsdetail/1000_nam_thang_long/326392/chua-hoe-nhai-va-ben-%C4%91ong-bo-%C4%91au.htm
Thăng Long - Hà Nội
Chùa Hòe Nhai và bến Đông Bộ Đầu
02/05/2010 06:57
(HNM) - Chùa Hòe Nhai, số 19 phố Hàng Than, (phường Nguyễn Trung Trực, quận Ba Đình, Hà Nội) thời Lý có tên là Hồng Phúc tự. Thời ấy, chùa nằm ven bờ sông Hồng, quang cảnh tấp nập.
Đến thế kỷ XVIII, năm Chính Hòa thứ 4 (1703), Hồng Phúc tự được trùng tu với quy mô lớn và Tiến sĩ Hà Tông Mục ở phủ Phụng Thiên đã soạn văn bia, trong đó có ghi địa danh Đông Bộ Đầu, liên quan đến chiến công lẫy lừng trong thời Trần.
Về chiến công này, Đại Việt sử ký toàn thư đã ghi: "Vua và Thái tử ngự lâu thuyền, tiến quân đến Đông Bộ Đầu đón đánh, cản phá được quân giặc". Đã có một thời gian dài, một số nhà sử học theo Đại Việt sử ký toàn thư ghi mà xác định rằng: Đông Bộ Đầu là địa danh thuộc Hà Tây (cũ), đó là xã Bộ Đầu thuộc tổng Phúc Thượng, huyện Thượng Phúc (nay là huyện Thường Tín). Sau đó, năm 1965, nhà sử học Vũ Tuấn Sán và cố Giáo sư Trần Quốc Vượng, bằng những phân tích lo gíc và kết quả nghiên cứu tấm văn bia ở chùa Hòe Nhai đã khẳng định, Đông Bộ Đầu chính là một bến sông thuộc phường Hòe Nhai của Kinh thành Thăng Long ngày trước, ghi dấu chiến thắng của quân dân Đại Việt trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông năm 1258. Nhà sử học Nguyễn Vinh Phúc cũng khẳng định, con đường trồng toàn cây hoa Hòe, nên gọi là đường Hòe đi thẳng từ bến Đông Bộ Đầu vào phía bắc Hoàng Thành. Các sĩ tử đi thi, quan lên kinh thành từ sông Cái lên bến Đông Bộ Đầu mà vào thành Nội. Như vậy, Đông Bộ Đầu là một bến quan trọng ở vị trí đắc địa để quan - sĩ theo đường thủy ra vào Hoàng Thành. Và chùa Hòe Nhai ở gần kề bến Đông Bộ Đầu. Văn bia tiến sĩ Hà Tông Mục soạn đã cho mọi người một chứng tích rất rõ: "Phường Hòe Nhai ở bến Đông Bộ Đầu của thành Thăng Long nước Đại Việt ta, có ngôi chùa tên là Hồng Phúc. Chùa lấy sông Lô Giang làm đai, Tô Lịch làm vạt, chắn ngang non Tản mà chầu về. Phong cảnh hữu tình, tinh khí ngưng tụ. Từ xưa, tăng già đại sĩ trụ trì đền nhang tụng Phật, trên là chúc Thánh nhân trường thị, dưới là cầu cho dân khang vật phụ, quốc đảo, dân cầu đều linh ứng, là danh thắng trong cõi đô hội đại danh lam vậy".
Đầu năm 1258, Kinh thành Thăng Long bị giặc Nguyên Mông xâm chiếm. Tướng giặc là Ngột Lương Hợp Thai chiếm bến Đông Bộ Đầu - trấn giữ vị trí quan trọng ở phía đông Thăng Long. Lúc này, vua tôi nhà Trần đã thực hiện rút lui chiến lược, xuôi về bãi sông Thiên Mạc (Hưng Yên) để bảo toàn lực lượng. Nhân dân thực hiện vườn không nhà trống, gọi là kế "thanh dã", khiến địch chiếm kinh thành trống rỗng. Chờ cho quân địch mỏi mệt, thiếu lương thực, đêm 28 rạng sáng 29-1-1258, quân dân nhà Trần từ Thiên Mạc chia làm hai cánh thủy bộ phản công. Trần Thái Tông trực tiếp chỉ huy cánh quân thủy từ sông Thiên Mạc lên sông Hồng, đổ bộ tiến đánh đại bản doanh của địch ở Đông Bộ Đầu. Tướng tiên phong Trần Khánh Dư chỉ huy kỵ binh chủ động tấn công kỵ binh địch khi hai mũi quân thủy bộ còn đang trên đường tiến đến Đông Bộ Đầu. Sau đó, các lực lượng bộ binh và kỵ binh đã hợp sức chia cắt địch ra mà đánh. Quan tướng của Ngột Lương Hợp Thai tháo chạy lên Bạch Hạc (Việt Trì) để lên vùng Quy Hóa. Ở đây, lại bị Hà Bổng đánh tập kích dữ dội, quân Nguyên chỉ còn vài nghìn lê về Đại Lý - Vân Nam (Trung Quốc).
Sáng 29-1-1258, vua Trần Thái Tông và tướng sĩ tiến vào kinh thành trong niềm hân hoan vui mừng của nhân dân. Trận quyết chiến chiến lược ở Đông Bộ Đầu làm cho địch đại bại. Vó ngựa quân Nguyên Mông chinh phục khắp Á - Âu đến đây gục ngã trước sức mạnh của hào khí Đông A - Đại Việt.
Nếu như nhờ những hàng chữ khắc trên chuông chùa Phúc Xá mà các nhà sử học xác định được quê hương của Thái úy Lý Thường Kiệt là ở phường Thái Hòa của Kinh thành Thăng Long thì chiến thắng oanh liệt tại bến Đông Bộ Đầu được xác định lại địa điểm bởi tấm bia trong ngôi chùa cổ Hòe Nhai. Đó là sự kết hợp kỳ diệu của lịch sử và văn hóa trong tâm thức nhân dân mà cội rễ là văn hiến Thăng Long - Đại Việt.
Ngày nay, chùa Hòe Nhai là một trong những di tích, danh thắng nổi tiếng của Thủ đô Hà Nội. Chùa được xây dựng theo kiểu chữ công. Phía trước là chính điện, phía sau là nhà tổ và tăng phòng, xung quanh là hành lang. Thượng điện còn giữ được nhiều bức chạm hình tứ linh và các cửa võng sơn son thếp vàng. Tổng số tượng ở chùa Hòe Nhai gồm 68 pho, được làm bằng nhiều chất liệu khác nhau như đồng hun, gỗ quý, đất nện, được sơn son thếp vàng. Chùa là chốn tổ của phái Tào Động - một thiền phái lớn của Phật giáo Việt Nam có từ thế kỷ XVII. Chùa còn lưu giữ được nhiều di vật cổ như: 28 tấm bia chứa đựng nhiều tư liệu quý cho các nhà nghiên cứu, khánh đồng lớn đúc năm Giáp Dần niên hiệu Tự Đức thứ 17 (1864), cao 1m, rộng 1,5m...
Giữa phố cổ tấp nập, vẫn có một chốn thoáng đãng, tĩnh lặng cửa thiền để tĩnh tại và suy ngẫm. Lớp lớp văn hóa Lý - Trần - Lê - Nguyễn còn đọng lại trên các pho tượng cổ, văn bia, khánh đồng và cả pho tượng đá trắng được gắn vào tường gian tam bảo, là điều hiếm có trong các ngôi chùa. Cùng với Tứ Trấn Thăng Long, chùa Hòe Nhai đang được UBND thành phố cho tôn tạo nhà Tiền tế và một số hạng mục trong tổng thể kiến trúc, dự kiến sẽ hoàn thành toàn bộ vào tháng 6-2010 để đón chào Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.
Kim Thanh
http://hanoimoi.com.vn/newsdetail/1000_nam_thang_long/326392/chua-hoe-nhai-va-ben-%C4%91ong-bo-%C4%91au.htm
0o0
TRẬN ĐÔNG BỘ ĐẦU (28 – 29-1-1258)
Qua diễn biến của trận tập kích Đông Bộ Đầu, có thể rút ra mấy vấn đề về nghệ thuật quân sự :
1- Đánh giá đúng địch, ta, xác định chính xác phải phải rút lui và rút lui đúng thời cơ
Để tránh sức mạnh ban đầu và sở trường của địch, nhà Trần đã tiến hành rút lui chiến lược khỏi Bình Lệ Nguyên, sau đó rút lui khỏi cả kinh đô Thăng Long, làm kế hoạch bao vậy, đánh tan quân ta của địch bước đầu bị thất bại.
Để đảm bảo an toàn cho cáclực lượng rút lui, quân Trần đã triển khai các điểm chốt chặn trên các trọng điểm như ở Phù Lỗ, quân ta phá cầu Phù Lỗ làm cho quân Mông Cổ không truy đuổi kịp vua Trần. Đồng thời quân ta sử dụng 1 bộ phận lực lượng cùng các lực lượng dân binh, thổ binh đánh nhỏ lẻ rộng khắp, cả trước mặt, sau lưng, 2 bên sườn địch; kết hợp với kế “thanh dã”, đã gây cho địch từ tập trung phải chuyển sang phân tán đối phó và luôn bị uy hiếp căng thẳng, mệt mỏi, thiếu lương thảo… Khi tới Thăng Long thì chỉ là một kinh thành vắng lặng, chúng nống ra xung quanh cướp phá lương thảo nhưng lại bị đánh trả quyết liệt.
Quân ta ngày đêm tổ chức tập kích, quấy rối… vì vậy, địch không dám đóng quân trong thành mà đóng về bến Đông Bộ Đầu dừng lại điều chỉnh chiến lược. Về phía ta, khi tình hình thực tế chưa cho phép diệt địch triệt để, kịp thời thay đổi kế hoạch rút lui để bảo toàn lực lượng là hết sức đúng đắn.
2- Rút lui bí mật, nghi binh tạo bất ngờ cao, bảo toàn lực lượng, giữ vững ý chí chiến đấu, tích cực chuẩn bị mọi mặt cho tổng phản công.
Quân ta chủ động rút khỏi Thăng Long, không những bảo toàn được lực lượng, tranh thủ được thời gian, tạo thời cơ để phản công mà còn đặt địch trước tình thế không thực hiện được chiến lược đề ra. Một trong những tình huống khó khăn và đáng lo ngại nhất của quân Mông Cổ là không biết tình hình và ý định hành động của quân ta.
Quân dân Đại việt đã chủ động tạo nên cục diện mới trên chiến trường. Đại quân và triều đình theo sông Hồng rút về xuôi, đóng dọc khúc sông Thiên Mạc. Quân ta dùng thuyền rút theo đường sông nên kỵ binh Mông Cổ nếu truy kích sẽ gặp khó khăn. Mặt khác địch lại không rõ tình hình, ý định của ta nên không dám truy kích. Tại vùng Thiên Mạc, quân ta nhanh chóng củng cố, tăng cường lực lượng. Và khi thời cơ đến, binh thuyền của ta có thể nhanh chóng theo sông Hồng tiến về Thăng Long phản công được thuận tiện.
3- Chọn thời cơ tập kích chính xác, kiên quyết, đúng mục tiêu, hướng chủ yếu, vận dụng phương pháp phản công sáng tạo.
Trong cuốn “Binh thư yếu lược đã tổng kết về thời cơ như sau :
“Thời là cái đến không đầy chớp mắt, trước thì thái quá, sau thì bất cập…”
Quân Mông Cổ không dám đánh trong thành Thăng Long, phải cụm lại ở Đông Bộ Đầu trong vòng vây của thế đánh nỏ lẻ. Sau 1 cuộc hành quân chiến đấu trên quãng đường dài, sinh lực bị tiêu hao, binh lính mệt mỏi và bắt đầu mất hết tinh thần chiến đấu. Sau 9 ngày vào thăng Long, quân Mông Cổ đã mất hết “nhuệ khí ban mai” của 1 đạo quân tiến công như lốc cuốn… Đó là thời cơ để nhà Trần phản công.
Khi đã phản công tập kích thì quân nhà Trần tập kích kiên quyết liên tục… Mặc dù đạo quân chủ lực do vua Trần chỉ huy còn chưa tới, trong đêm nắm lấy thời cơ có lợi, tướng Trần Khánh Dư lập tức hạ lệnh đánh úp… lực lượng địch có khoảng 3 vạn tên được xác định là mục tiêu chủ yếu.
Lực lượng phản công của nhà Trần chia làm 2 cánh, 1 cánh theo đường bộ cơ động triển khai trước, cánh chủ yếu theo đường thủy (sông Hồng) đổ bộ lên đánh thẳng vào cụm quân địch. Lợi dụng đêm tối, quân ta quen địa hình, cuộc phản công được vận dụng dưới hình thức 1 trận tập kích lớn, chia cắt người và ngựa quân địch, giành thắng lợi quyết định trong đêm.
Nghệ thuật rút lui và nghệ thuật phản công trong chiến trận Đông Bộ Đầu thể hiện đầy đủ tính tích cực, chủ động tiến công địch, thực hiện rút lui chiến lược, tiến công nhỏ lẻ rộng khắp buộc địch co cụm lại. Địch sa vào thế bị động chống đỡ, từ mạnh chúng chuyển thành yếu. Đó là thời điểm để quân ta tập kích đạt hiệu quả cao nhất. Ta từ thế yếu thành mạnh, mạnh chuểyn thành thắng thông qua đòn tập kích quyết định.
Giặc Mông Cổ có ưu thế về kỵ binh cơ động nhanh nhưng ta đã không cho chúng có dịp phát huy. Tạm lùi 1 bước, tập trung lực lượng, chớp thời cơ có lợi để phản công, zxác định hướng chiến lược chính xác, cách đánh úp ban đêm táo bạo, tận dụng được yếu tố bí mật, bất ngờ, hạn chế được sở trường của kỵ binh địch (người tách khỏi ngựa) là những kinh nghiệm lớn rút ra từ chiến thắng Đông Bộ Đầu. Những kinh nghiệm ấy là nền móng hình thành nên tư tưởng chiến lược “lấy nhàn chờ nhọc” “lấy đoản binh phá trường trận” mà trần Quốc Tuấn và Triều đình nhà Trần đã áp dụng thành công trobng các cuộc kháng chiến chống Nguyên - Mông lần 2 và lần 3.
---
Chiến binh thời Trần (Hình trên đồ gốm)
quân ta phá cầu Phù Lỗ làm cho quân Mông Cổ không truy đuổi kịp vua Trần
Về việc phá cầu Phù Lỗ này có nhiều tư liệu khác nhau :
- An Nam chí lược của Lê Trắc chép trận đánh trước đó là trận Nỗ Nguyên, không phải là Bình Lệ Nguyên và sau đó : " Ngày hôm sau, vua Trần chặt cầu Phù Lỗ, bày trận ở bên kia sông. Quân { Mông Cổ } muốn sang sông, chưa dò được nông sâu, bèn theo bờ sông bắn vào nước, nghiệm chỗ nào tên bắn xuống nước mà không nổi lên là cạn, lập tức dùng kỵ binh qua sông. Ngựa nhảy lên bờ, che mà đánh, quân An Nam vỡ. ".
- Về trận Phù Lỗ này, quốc sử và Nguyên sử đều không chép ---> chưa chắc đã có thật. Dù có thật thì đây cũng là một trận nhỏ như Lê Trắc : giắc vừa qua được sông, chợt đánh thì quân ta vỡ ngay.
- Giả thiết khác : Thua trận Bình Lệ Nguyên { Nỗ Nguyên ? }, Thái Tông cho rút quân. Quân thuỷ lui theo sông Hồng, trên bờ có quân kỵ, bộ theo yểm hộ. Phần lớn theo vua và Lê Phụ Trần rút theo đường bộ. Giặc dùng quân kỵ đuổi theo { giống ngựa Hồ của Mông Cổ tuy nhỏ bé nhưng dai sức, đi xa không mệt nên giặc có ưu thế hơn }. Khi quân ta qua cầu Phù Lỗ rồi thì chặt, phá đi khiến giặc đuổi theo đến nơi thì mắc sông không qua được. Đến khi tìm được chỗ nông, qua được sông thì quân ta đã đi khá xa, thẳng đường qua Đông Ngàn, Gia Lâm về Thăng Long. Giặc đuổi không kịp nữa.
-------------------------------------------------------------------
Bến Đông Bộ Đầu : Trần Trọng Kim viết trong Việt Nam sử lược : Đông Bộ Đầu ở phía đông Nhị Hà thuộc hạt Thượng Phúc. Có ý khác cho rằng Đông Bộ Đầu vốn nằm ở bến dốc Hang Than hiện nay vì cho rằng : Đông Bộ Đầu còn gọi là Đông Tân có nghiã là bến Đông vậy phải nằm ở phía đông thành Thăng Long, hay phía đông sông Hồng { vị trí của dốc Hàng Than hiện nay }.
http://www.lichsuvietnam.vn/home.php?option=com_content&task=view&id=1203&Itemid=5
0o0
XÁC ĐỊNH ĐỊA ĐIỂM ĐÔNG BỘ ĐẦU
Trần Quốc Vượng,
Vũ Tuấn Sán
Đông Bộ Đầu là một địa điểm được nhắc đến nhiều lần trong lịch sử Việt Nam thời Lý, Trần, Lê. Nó là một bến quan trọng trên sông Hồng, là nơi đã diễn ra nhiều trận quyết chiến của quân dân ta chống xâm lược Nguyên, Minh...
Hầu hết các nhà sử học đều xác nhận vị trí Đông Bộ Đầu ở miền huyện Thượng Phúc (Thường Tín) tỉnh Hà Đông với lý do là ven sông Hồng thuộc huyện đó còn một xã tên là Bộ Đầu.
Một vài tác giả ban đầu theo quan điểm trên, về sau cảm thấy sai lầm nhưng vẫn chưa xác định được vị trí chính xác của Đông Bộ Đầu và chỉ nói chung chung là ở phía Đông kinh thành Thăng Long.
Dưới đây chúng tôi sẽ chứng minh rằng việc đặt Đông Bộ Đầu ở xã Bộ Đầu huyện Thường Tín là sai lầm. Dựa vào các tài liệu thư tịch, bi ký chúng tôi sẽ cố gắng chỉ định một vị trí chính xác cho Đông Bộ Đầu, đồng thời tìm hiểu vai trò của Đông Bộ Đầu đối với kinh thành Thăng Long thời Lý, Trần, Lê.
Đông Bộ Đầu là một bến sông quan trọng của thành Thăng Long, ở trên bờ sông Hồng phía Đông kinh thành, không thể ở huyện Thường Tín, phía Nam kinh thành được.
Bộ Đầu vốn là một danh từ chung, có nghĩa là bến sông, là nơi đỗ thuyền ở bên sông[1]. Đại Việt sử kỳ Toàn thư (đời Lê) là sách chép sớm nhất tên Đông Bộ Đầu, khi nói đến loạn Quách Bốc, năm Trị Bình Long Ứng thứ 5 đời Lý Cao Tông (1209). Sách ấy chép như sau:
“Tướng của Phạm Bỉnh Di là bọn Quách Bốc nghe tin (Bỉnh Di bị vuia bắt giam), bèn đem quân hò hét mà vào đến ngoài cửa Đại thành, bị người giữ cửa kháng cự, liền chém cửa mà vào. Vua thấy việc đã gấp, sai triệu Bỉnh Di và Phụ (con Bỉnh Di - TG) đến Lương Thạch xứ ở thềm Thuỷ Tinh giết chết. Bọn Bốc đột nhập Lương Thạch, lấy xe ngựa chở thây Bỉnh Di, lấy chiếu ngự bọc thây Phụ, do cửa Vịêt Thành đi ra, xuống bến Đông Bộ Đầu, rồi lại trở vào cung Vạn Diên lập hoàng tử Thẩm làm vua...”[2].
Sách Đại Việt sử lược (đời Trần) cũng chép việc đó nhưng lại gọi Đông Bộ Đầu là bến Triều Đông bộ : Quách Bốc “do cửa Việt Thành ra bến Triều Đông rồi lại vào cung Vạn Diên rước Vương tử Thẩm và Vương tử Sảm về Hải Ấp”[3]. Việt sử thông giám cương mục (đời Nguyễn) chép lại việc đó đã chú thích Đông Bộ Đầu là bến Đông Tân sông Nhị Hà bây giờ[4]. Ở một chố khác sách đó ghi rõ: Đông Tân ở bờ sông Nhị, phía Đông thành Đông Kinh”[5].
Vậy Triều Đông Bộ, Đông Bộ Đầu, Đông Tân đều chỉ một địa điểm, đó là bến phía Đông kinh thành Thăng Long (thành Đông Kinh thời Lê) trên sông Hồng.
Đông Bộ Đầu (hay Triều Đông bộ) theo ghi chép của Toàn thư và Việt sử lược ở ngay sát kinh thành Thăng Long thời Lý Trần: từ cửa Việt Thành ở bên trái điện Kính Thiên đi ra ngay bến Đông Bộ Đầu[6]. Việt sử lược còn chép một đoạn rất rõ: Năm 1209 “Thuận Lưu, Khoái vì việc Bỉnh Di chết, đem thuỷ quân đến đánh kinh sư. Tiền quân đỗ ở bến Đông Bộ (tức Đông Bộ Đầu - TG), do cửa nách bên trái vào thẳng Cấm thành cướp lấy các bảo vật[7]. Vậy rõ ràng Đông Bộ Đầu không thể ở tận Thường Tín được.
Vì Đông Bộ Đầu là bến sông quan trọng sát kinh thành nên thuyền bè của vua chúa, tướng tá thường cập bến Đông Bộ Đầu khi về kinh thành. Sau khi đánh Chiêm Thành, ngày 17 tháng 7 năm 1069, Lý Thánh Tông cùng Nguyên soái Lý Thường Kiệt “từ Chiêm Thành về đến bến Triều Đông”[8]. Năm 1370, Trần Nghệ Tông từ bến Chử Gia (Khoái Châu, Hưng Yên) tiến lên Thăng Long dẹp Dương Nhật Lễ, thuyền quân cập bến Đông Bộ Đầu[9]. Cũng vì Đông Bộ Đầu là cửa ngõ phía Đông của kinh thành Thăng Long nên nhà Lý đã cho xây dựng một cửa thành ở bến Triều Đông và cắt quân coi giữ. Năm Chính Long Bảo Ứng thứ 3 đời Lý Anh Tông (1165), nhà Lý sai “dời Đại La thành ở cửa Triều Đông lùi vào 75 thước, xây bằng gạch đá để tránh nước sông vỡ lở”[10].
Là bến sông quan trọng trên sông Hồng, Đông Bộ Đầu đồng thời là nơi đã diễn ra các cuộc thi bơi chải hàng năm. Bơi chải là một phong tục cổ truyền của nhân dân Việt Nam. Ngay sau khi dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long, năm 1011 Lý Thái Tổ đã cho xây ở “bến Đông của sông Lô” (đời Lý gọi sông Hồng là sông Lô) một cung điện gọi là điện Hàm Quang, chuyên dùng làm nơi vua ngự xem đua thuyền vào mùa thu hàng năm. Năm 1058, Lý Thánh Tông sai xây điện Linh Quang trên sông Lô (Hồng) làm nơi xem đua thuyền[11].
Năm 1237 nhà Trần xây “điện Linh Quang ở Đông Bộ Đầu[12], gọi là điện Phong Thuỷ. Phàm xa giá (nhà vua) đi qua trú chân ở đó, trăm quan nghênh tiếp và tống tiễn đều dâng (trầu) cau và trà nên tục gọi là “Trà điện”[13]. Năm Hưng Long thứ 4 (1296), tháng 7, Trần Anh Tông “ra Đông Bộ Đầu xem đua thuyền”[14]. Năm Thiệu Bình thứ 2 (1435), ngày 18 tháng 10 Lê Thái Tông “ra bến Đông Tân xem trăm quân đua bơi”[15]. Năm 1619, Bình An vương Trịnh Tùng “ra lầu ở bến Đông Tân xem bơi thuyền”[16].
Đông Bộ Đầu là một khởi điểm giao thông quan trọng từ Thăng Long sang miền Bắc, không thể ở phía Bộ Đầu huyện Thường Tín được.
Từ thời Lý ở bến Triều Đông có bắc cầu phao qua sông Hồng để giao thông với miền Bắc Giang[17]. Thời thuộc Minh, giặc Minh cũng bắc cầu phao ở bến Đông Tân thuộc huyện Đông Quan để thông với phủ Bắc Giang[18]. Huyện Đông Quan thời thuộc Minh là huyện phụ quách của thành Đông Quan, tức là huyện Thọ Xương và Vĩnh Thuận là huyện phụ quách của thành Hà Nội thời Nguyễn[19]. Vậy Đông Tân hay Đông Bộ Đầu không thể ở Bộ Đầu huyện Thường Tín vốn là huyện Bảo Phúc thời thuộc Minh. Vả lại, căn cứ vào việc quân Minh bắc cầu nổi ở Đông Tân để thông với Bắc Giang, thì việc đặt Đông Bộ Đầu ở Thường Tín (đối diện với Hưng Yên) lại càng không đúng.
Đông Bộ Đầu là một vị trí quân sự xung yếu của kinh thành Thăng Long, nơi giành giật giữa ta và giặc ngoại xâm, nơi đã ghi lại những chiến công oanh liệt của quân dân ta chống giặc ngoại xâm.
Trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Cổ lầng thứ nhất (1258), quân Mông Cổ đã tiến chiếm Đông Bộ Đầu[20]. Sau khi tạm rút lui xuống vùng sông Thiên Mạc (Hưng Yên), ngày 24 tháng Chạp năm Đinh Tỵ, niên hiệu Nguyên Phong thứ 7 (29-1-1258), Trần Thái Tông cùng Thái tử thống suất lâu thuyền, tiến quân lên Đông Bộ Đầu, tổ chức phản công, đại phá quân Mông Cổ, thu phục lại Thăng Long và kết thúc thắng lợi cuộc chiến tranh vệ quốc. Được tin quân Nguyên sắp kéo sang xâm lược nước ta lần thứ hai, năm Giáp Thân niên hiệu Thiệu Bảo thứ 6 đời Trần Nhân Tông (1284), “tháng 8, Trần Hưng Đạo điều động quân của các vương hầu duyệt binh lớn ở Đông Bộ Đầu (rồi) chia quân đi đóng giữ Bình Than và các nơi xung yếu...”[21]. Ngày 6 tháng Giêng năm Thiệu Bảo thứ 7 (11-2-1285), Ô Mã Nhi và giặc Nguyên đánh vạn Kiếp, Phả Lại; ngày 12 (17-2-1258) giặc đánh Vũ Ninh (Võ Giàng), Đông Ngàn (Từ Sơn), Gia Lâm, đến Đông Bộ Đầu, dựng lá cờ lớn[22]. Vua Trần sai Đỗ Khắc Chung đến trại Ô Mã Nhi dò hư thực. Giờ mão ngày 13 (5-7 giờ sáng ngày 12-8-1258), Khắc Chung từ chỗ quân Nguyên về, giặc đuổi theo, cùng quân ta đại chiến. Ngày 13, sau khi đánh bại quân ta ở Lô giang (sông Hồng), quân Nguyên chiếm được Thăng Long[23]. Tháng 5-1285, quân ta phản công địch mạnh mẽ: Trung Thành vương đánh Thiên hộ Mã Vinh ở Giang Khẩu (tức Hà Khẩu, khoảng phố Chợ Gạo và cuối phố Hàng Buồm ngày nay[24]), Hoài Văn hầu Trần Quốc Toản, Thượng tướng Trần Quang Khải cùng Trần Thông, Nguyễn Khả Lạp và em là Nguyễn Truyền đem dân binh các lộ đánh bại giặc ở Chương Dương (Thường tín), kinh thành... Quân giặc tan vỡ lớn, Thoát Hoan, A Thích bỏ chạy qua sông Lô (Hồng Hà) về Bắc Giang[25].
Cứ theo những ghi chép trên thì Đông Bộ Đầu phải là bến sông đối diện với Gia Lâm. Giặc chiếm Đông Bộ Đầu rồi tiến vào chiếm Thăng Long. Nếu cho Đông Bộ Đầu ở phía huyện Thường Tín thì cuộc hành quân của giặc trở nên quanh quẩn và rõ ràng là phi lý!.
Sang thế kỷ XV, trong cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc chống giặc Minh, sau các chiến thắng Tốt Động, Chúc Động, Lê Lợi thống suất đại quân từ Thanh Hoá tiến gấp ra Bắc, tổ chức vây hãm thành Đông Quan. Tháng 11 năm 1426, Lê Lợi trú quân ở Lung Giang (vùng sông Đáy). Trần Nguyên Hãn, Bùi Bị “theo Đại Lung giang ra cửa sông Hát, thuận dòng xuôi đến bến Đông Bộ Đầu của sông Lô”[26], tấn công vào mặt Đông thành Đông Quan, trong khi Đinh Lễ đánh vào vùng cầu Tây Dương (Cầu Giấy) ở mặt Tây và Lê Lợi chỉ huy đạo quân chủ lực tiến lên cửa Nam Đại La thành, đánh vào mặt Nam[27]. Xem thế đủ biết Đông Bộ Đầu là một cửa ngõ quan trọng ở ngay phía Đông thành Đông Quan, tức Kinh thành Thăng Long cũ.
Gần đây nhân đọc một bài bi ký thời Lê Trung hưng ở chùa Hồng Phúc (còn gọi là chùa Hoà Nhai hay chùa Hoè Nhai, ở phố Hàng Than, Hà Nội) chúng tôi thấy có thể định một vị trí chính xác cho Đông Bộ Đầu. Bia đề ngày 21 tháng Chạp năm 24 hiệu Chính Hoà triều Lê (1703 - đời Lê Hy Tông và chúa Trịnh Căn) do hà Tông Mục (người Thiên Lộc, nay là Can Lộc, Hà Tĩnh) đỗ tiến sĩ khoa Mậu Thìn (1688) làm quan Bồi tụng, tước Hồng Lô tự khanh[28]) soạn nhân dịp làm lại chùa Hồng Phúc. Văn bia có đoạn như sau:
Ngã Đại Việt Thăng Long Thành chi Đông Bộ Đầu Hoè Nhai phường hữu tự danh Hồng Phúc Đài Lô giang nhi khâm Tô Lịch, khống Tản lĩnh nhi củng Thần cư .
Tạm dịch:
“Phường Hoè Nhai ở bến Đông Bộ Đầu của thành Thăng Long nước Đại Việt có ngôi chùa tên là Hồng Phúc, lấy Lô giang (sông Hồng) làm đai, Tô Lịch làm vạt, chắn ngang non Tản mà chầu về cung vua”.
Sách Hà thành linh tích cổ lục (mục Hồng Phúc tự)[29] cũng viết: Chùa Hồng Phúc “ở phường Giai Cảnh, tổng Thượng, huyện Vĩnh Thuận, tục gọi là chùa Hoà Giai, thuộc Đông Bộ Đầu...” (Hoà Giai chắc là tên đọc trệch của Hoè Nhai).
Chùa Hồng Phúc nay ở cạnh số nhà 17 phố Hàng Than, gần dốc lên đê Yên Phụ, xưa thuộc địa phận xã Hoè Nhai (còn gọi là Giai Cảnh), huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Hà Nội. Phố Hoè Nhai ở mé dưới chùa, chạy thẳng ra đê Yên Phụ. Vậy Đông Bộ Đầu là bến sông Hồng ở vào khoảng từ dốc Hàng Than đến dốc phố Hoè Nhai hiện nay, mé trên cầu Long Biên một chút. Ngày nay chỗ đó chỉ còn một lạch nhỏ thuộc bãi Phúc Xá hạ. Thượng toạ Thích Tâm Huy (năm nay 72 tuổi, trụ trì chùa Hồng Phúc và ở chùa này từ bé) cho chúng tôi biết hồi còn bé, thượng toạ vẫn đi cổng sau chùa ra tắm ở bến sông này, thuyền bè đậu san sát ở đó.
Về nguyên uỷ tên phố Hoè Nhai, theo tục truyền, mỗi khi vua Lý từ Hoàng thành Thăng Long ra chùa Hồng Phúc hay về thăm quê Cổ Pháp Đình Bảng, Bắc Ninh), đều đi theo đường phố này rồi ra sông Hồng; theo lệ quy định, mỗi triều thần phải trồng một cây hoè ở hai bên đường, vì vậy nó được gọi là “đường trồng hoè” (Hoè Nhai)[30]. Truyền thuyết đó chứng tỏ Đông Bộ Đầu ở cuối phố Hoè Nhai, bên bờ sông Hồng quả là bến sông quan trọng của kinh thành Thăng Long thời Lý, giao thông với phủ Bắc Giang (nơi có quê hương nhà Lý). Bên tả ngạn sông Hồng, xế dốc Hàng Than, đối diện với xã Tứ Liên, có thôn Bắc Cầu, xưa có tên là Đông Cầu (cầu phía Đông), tương truyền xưa là đầu cầu về phía Đông của cầu phao bắc qua sông Hồng sang Hà Nội[31]. Truyền thuyết này cũng phù hợp với sự thực lịch sử là ở thời Lý-Trần-Lê thỉnh thoảng có bắc cầu phao từ Đông Bộ Đầu qua bên tả ngạn sông Hồng để sang Kinh Bắc. Hai truyền thuyết kể trên là tá chứng, giúp thêm vào việc xác định vị trí Đông Bộ Đầu ở đầu dốc Hàng Than và dốc Hoè Nhai. Vị trí đó của Đông Bộ Đầu phù hợp với toàn bộ các tài liệu thư tịch đã dẫn ở trên.
*
Việc xác định vị trí Đông Bộ đầu như đã trình bày ở trên sẽ góp phần làm sáng tỏ hơn vấn đề vị trí của Hoàng thành Thăng Long thời Lý Trần. Mấy năm gần đây, trong giới sử học Việt Nam đã phổ biến quan niệm cho rằng Hoàng thành thời Lý Trần không phải ở vị trí thành Hà Nội thời Nguyễn mà là ở phía Tây thành Hà Nội thời Nguyễn. Về phía Đông nó chỉ đến vùng Quảng trường Ba Đình, đường Hùng Vương và đền Quán Thánh. Đến thời Lê, Hoàng thành mới xê dịch dần về phía Đông cho gần sông Hồng[32]. Theo ý chúng tôi, những chứng cớ mà các nhà nghiên cứu sử học và địa lý lịch sử đã nêu ra để bênh vực giả thuyết đó chưa được dồi dào và vững chắc. Nhân tìm hiểu vị trí Đông Bộ Đầu, chúng tôi mạnh dạn nêu lên một gợi ý sau đây: Theo Toàn thư và Việt sử lược, từ cửa Việt Thành ở bên trái điện Kính Thiên trong Hoàng thành đi ra là xuống bến Đông Bộ Đầu, ngược lại từ Đông Bộ Đầu đi vào theo cửa nách bên trái là đến thẳng Cấm thành. Vậy phải chăng Hoàng thành Thăng Long từ thời Lý Trần đã được xây dựng ở gần sông Hồng?. Tuy nhiên, đấy là một vấn đề phức tạp, cần tiếp tục đi sâu nghiên cứu thêm. Chúng tôi hy vọng sẽ đề cập đến vấn đề vị trí thành Thăng Long thời Lý Trần trong một bài nghiên cứu riêng.
(Bài in trên Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 77 (8/1965), tr.56-59)
[1] Xem Từ nguyên, Từ hải….
[2] Toàn thư, Bản kỷ, Q.4, 25b.
[3] Việt sử lược, Q.3, 19a, bản dịch của Nxb. Văn sử địa, Hà Nội, 1960, tr.176-177.
[4] Cương mục, Chính biên, Q.5, tờ 33 (Bản dịch của Ban Nghiên cứu Văn sử địa).
[5] Đào Duy Anh, Đất nước Việt Nam qua các đời, tr.176 đã đoán: “Triều Đông hẳn là bến Đông Bộ Đầu đời sau trên sông Hồng, trước thành Thăng Long”. Triều Đông bộ có lẽ có nghĩa là bến Đông chầu vào Kinh thành Thăng Long.
[6] Toàn thư, Bản kỷ, Q.4, 25b; Việt sử lược, Q.3, 14a (bản dịch, trang 165-166): Chữ “hữu” phải sửa là chữ “tả” . Tả là phía Đông.
[7] Việt sử lược, bản dịch, Sđd, tr.178.
[8] Việt sử lược, bản dịch, Sđd, tr.105, cũng xem các trang 146, 178, 183.
[9] Toàn thư, Q.6, 33b; Cương mục, Q.10, tờ 26.
[10] Việt sử lược, bản dịch, Sđd, tr.72; Toàn thư, Q.2, 5a.
[11] Việt sử lược, bản dịch, Sđd, tr.96, 113; Toàn thư, Q.3, 19a, b, 35b chép các cuộc đua thuyền ở đó năm 1080, 1118, 1119, 1123, 1130… Sau năm 1058 không thấy nói đến điện Hàm Quang nữa. Có thể điện Hàm Quang sau đổi là Linh Quang.
[12] Toàn thư, Q.5, 11a chép là "dời xây (di tạo) điện Linh Quang ở Đông Bộ Đầu”. Có thể là “tu tạo” (sửa lại) vì điện Linh Quang trên sông Hồng đã có từ thời Lý.
[13] Toàn thư, Q.5, 11a.
[14] Toàn thư, Q.6, 4b.
[15] Toàn thư, Q.11, 31a; Cương mục, Q.16, tờ 31.
[16] Toàn thư, Q.18, 18b; Cương mục, Q.31, tờ 17.
[17] Việt sử lược, bản dịch, Sđd, 193: “Vương Lê, Nguyễn cải đánh cầu nổi ở bến Triều Đông”; tr.194: “Bọn Đoàn Cấm người Hồng Châu (Hải Dương) đánh nhau với tướng nhà Trần là Phan Lân ở Chợ Dừa “thua chạy, qua cầu nổi ở bến Triều Đông mà về”.
[18] An Nam chí nguyên, Q.2; Đại Thanh nhất thống chí cũng chép như vậy.
[19] Toàn thư, Q.5, 23a.
[20] Toàn thư, Q.5, 22b.
[21] Toàn thư, Q.5, 44a.
[22] Toàn thư, Q.5, 45.
[23] An Nam chí lược, Q.4 (Việc Chinh thảo và vận lương).
[24] Toàn thư, Q.5, 25a có nói đến cầu Giang Khẩu, Q.5, 33b nói đến phường Giang Khẩu. Theo Vũ trung tuỳ bút (Nxb. Văn hoá, 1960), Giang Khẩu là Hà Khẩu.
[25] Toàn thư, Q.5, 48b.
[26] Toàn thư, Q.10, 23b; Cương mục, Q.13, tờ 29.
[27] Toàn thư, Q.10, 23b.
[28] Đăng khoa lục, Cương mục đều chép Hà Tông Mục người xã Tinh Thạch, huyện Thiên Lộc, đỗ Tiến sĩ khoa Mậu Thìn (1688), năm 1699 được thăng Tự khanh (Cương mục, Q.34, tờ 30, 46).
[29] Ký hiệu A.497 Thư viện Khoa học Trung ương.
[30] Xem Lược sử tên phố Hà Nội, Hà Nội, 1964, tr.253.
[31] Tài liệu do cụ Nguyễn Đình Mán, 72 tuổi, người thôn Bắc Cầu cung cấp. Các cố lão vùng đó đều nói thời xưa từ Hà Nội sang Bắc Ninh đều đi qua sông Cầu chứ không đi theo lối cầu Long Biên hiện nay.
[32] Trần Huy Bá, Thử bàn về vị trí thành Thăng Long đời Lý, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 6 (8/1959); Hoàng Xuân Chinh, Thử bàn về vị trí thành Thăng Long, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 9 (11/1959); Lịch sử thủ đô Hà Nội, Nxb. Sử học, 1960, tr.23, 58; Trần Hải Lượng, Bàn về địa giới thành Thăng Long, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 68 (11/1964), tr.15…
http://khoalichsu.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=160:xac-nh-a-im-ong-b-u-trn-quc-vng-v-tun-san&catid=25:bai-vit&Itemid=33
0o0
http://www.lichsuvietnam.vn/home.php?option=com_content&task=view&id=1202&Itemid=5
TRẬN BÌNH LỆ NGUYÊN (17-1-1258)
(Phân tích)
Bình Lệ Nguyên là trận đánh lớn đầu tiên của quân và dân nhà Trần được ghi lại trong sử sách kể từ khi quân Mông Cổ kéo vào xâm lược đất nước ta. Mặc dù chưa đánh bại được đạo quân xâm lược, không chặn đứng được cuộc tấn công của chúng nhưng trận Bình Lệ Nguyên đã làm cho kế hoạch tiến công của chúng bị thất bại ngay từ đầu. Lối đánh chớp nhoáng của đạo quân thiện chiến này không có được kết quả như chúng từng đạt được trong suốt nửa thế kỷ chinh phục các dân tộc ở nhiều nơi trên thế giới.
Đây là sự cảnh báo đầu tiên của quân dân Đại Việt đối với đạo quân Mông Cổ hung hãn đã từng làm mưa làm gió khắp tứ Á sang Âu : Cuộc chinh phục quốc gia Đại Việt không dễ dàng.
Đặc điểm nghệ thuật quân sự của trận Bình Lệ Nguyên là quân nhà trần đã biết rút lui đúng lúc để bảo toàn lực lượng tiếp tục kháng chiến.
Trước khi quân Mông Cổ xâm lược nước ta, quân dân thời Trần chưa 1 lần giao chiến nhưng cũng có được những thông tin về đạo quân hung bạo và thiện chiến này. Với ý thức tự chủ và quyết tâm bảo vệ chủ quyền dân tộc trước sự kẻ cả và ngông cuồng của những tên sứ giả Mông Cổ, nhà Trần đã không ngần ngại tống giam chúng vào ngục tỏ rõ ý chí độc lập tự chủ và kiên quyết phát động toàn dân đứng lên đánh giặc.
Biết được thế giặc, quân ta không quyết chiến với chúng ở ngay biên giới mà tổ chức đánh chặn từng bước. Khi những đạo quân phòng thủ của ta không chặn được cuộc tiến công của chúng, ta bèn lập các tuyến phòng ngự ở sâu trong nội địa chặn giặc và tiêu diệt chúng để bảo vệ kinh thành, và vua Trần Thái tông đã thân hành đốc chiến. “Vua thân đem 6 quân đi chống giặc”. (6 quân là các quân Thiên Thuộc,Thiên Chương, Thánh Dực, Chương Thánh, Thần Sách, Củng Thần. Đó là toàn bộ quân chủ lực nhà Trần lúc đó).
Bình Lệ Nguyên là chiến tuyến phòng ngự nằm ở phía bắc cách kinh đô không xa, trực tiếp bảo vệ kinh đô trước cuộc tiến công của quân xâm lược. Nhưng sau khi quân ta tiếp chiến, trước thế giặc đông và mạnh, nhận thấy nếu cứ tiếp tục giao chiến ta càng bất lợi nên Trần Thái Tông cùng các tướng lĩnh quyết định nghe theo lời khuyên sáng suốt của Lê tần, tạm lui quân để tránh nhuệ khí ban đầu của địch.
Việc quân ta rút khỏi Bình lệ Nguyên sau khi đã giáp chiến với quân Mông Cổ chứng tỏ khả năng phân tích đánh giá đúng thực lực ta và địch của những người chỉ huy cuộc chiến đấu, trong đó tiêu biểu là Lê Tần trước quân địch lớn mạnh. Ông đã biết lượng sức mình không dốc toàn lực rachống chọi, tránh quyết chiến trong điều kiện không có lợ khi cuộc chiến tranh mới bắt đầu, mà quyết định lui quân để tránh cái thế hăng hái ban đầu của quân Mông Cổ, nhằm bảo toàn lực lượng, tranh thủ thời gian, tạo nên thế có lôi cho ta để rồi từng bước tiêu diệt địch, giành thắng lợi cuối cùng
---
Trận Bình Lệ Nguyên và trận Đông Bộ Đầu trong kháng chiến lần thứ nhất chống quân Mông Cổ (1258)
Do biết rút lui đúng lúc nên vua Trần Thái Tông cùng lực lượng quân chủ lực của triều đình đã được bảo toàn. Điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với toàn bộ cuộc kháng chiến sau này.
Khi xâm lước nước ta, quân Mông cổ dùng chiến lược đánh nhanh thắng nhanh sở trường của chúng, phát huy thế áp đảo của đội kỵ binh thiện chiến, hy vọng sẽ tiêu diệt lực lượng quân sự của ta trong thời gian ngắn. Chiến lược này chúng đã thực hiện thành công ở nhiều nơi. Ý đồ đó cũng thể hiện rõ trong kế hoạch vượt sông của Ngột Lương Hợp Thai. Chúng muốn tiêu diệt quân chủ lực của ta ở đây nhằm nhanh chóng kết thúc thắng lợi cuộc xâm lược.
Về phía ta, lập trận địa phòng ngự ở Bình lệ Nguyên, nhà Trần muốn tận dụng sông Cà Lồ làm chiến hào chặn giặc, làm cho quân mã Mông Cổ không thể thi thố được tài năng. Quân ta quyết giao chiến ở Bình Lệ Nguyên, nhằm chặn không cho chúng kéo vào Thăng Long. Nếu rời bỏ trận địa là đồng nghĩa với bỏ ngỏ đường vào kinh thành. Một số tướng lĩnh muốn quyết chiến với quân xâm lược tại đây chính là như vậy. Nhưng nếu cứ tiếp tực chiến đấu, lực lượng của ta khó bảo toàn trước thế mạnh của kẻ thù. Trước tình hình hiểm nghèo, vua Trần Thái Tông cùng các tướng lĩnh đã quyết định lui quân.
Việc lui quân lúc này là cần thiết vì cuộc chiến đấu chống xâm lược mới giai đoạn đầu. Bộ Thống soái và quân chủ lực được bảo toàn sẽ là nền tảng để phát triển thế và lực đánh bại địch trong những giai đoạn sau. Đây là cách sử trí linh hoạt dũng cảm, và duy nhất đúng khi thực lực của ta chưa đủ mạnh và khả năng của ta chưa đáp ứng với yêu cầu và nhiệm vụ tác chiến đã định.
Trong khi thực hiện kế hoạch út lui, quan ta vẫn tích cực chiến đấu để tứng bước ngăn chặn tiêu hao sinh lực địch. Rời Bình Lệ Nguyên, vua tôi nhà Trần lui về Phủ Lỗ chỉ cách Bình Lệ khoảng 20 km. Tại Phủ Lỗ, quân nhà Trần đã cho phá xcầu và dàn trận ở bên sông tiếp tục chặn giặc. Khi quân giặc sang được bờ bên này, quân ta đã rút đi.
Cuộc rút lui của vua tôi nhà trần là cuộc rút lui tích cực. Quá trình rút lui vẫn là quá trình chiến đấu ngăn chặn địch. Rút lui để xoay chuyển tình thế, tìm 1 thế trận khác có lợi hơn, tạm thời nhường địch 1 bước, rồi đưa chúng vào thế bất lợi hơn.
Kế hoạch lui quân do Lê Tần đề xuất là sự mở đấu cho việc hình thành nên nghệ thuật chỉ đạo rút lui chiến lược của nhà Trần trong các cuộc kháng chiến sau này.
Đó là : Trước kẻ thù lớn mạnh đang muốn phát huy ưu thế muốn tiêu diệt quân chủ lực của ta và bắt sống bộ thống soái cuộc kháng chiến nhằm nhanh chóng kết thúc cuộc xâm lược. Ta chủ trương tránh những trận quyết chiến trong điều kiện không có lợi cho ta, quyết định rút lui chiến lược nhằm bảo toàn lực lượng, sau đó chuẩn bị thế và lực, tùy theo những điều kiện cụ thể tổ chức những đòn phản công chiến lược tiêu diệt địch, giành thắng lợi cuối cùng.
Tài năng, mưu trí và lòng dũng cảm của Lê Tần được triều đình ghi nhận. Trước quần thần, vua Trần Thái Tông nói :
“Nếu trẫm không có ngươi giúp sức, thì làm gì có được ngày hôm nay. Nhà ngươi nên cố gắng để cùng làm tròn sự nghiệp sau này”.
---
Quân Mông Cổ
Tranh trong bản thảo "Tập sử biên niên" của Ra-sít ut-Đin (1247-1318)
Về địa danh Bình Lệ Nguyên : đây là tên một bến sông Hồng, dưới ngã ba Hạc { Việt Trì ngày nay }. Theo nhà sử học Đào Duy Anh thì đây là huyện Bình Nguyên, đời Mạc đổi là Bình Tuyền sau lại đổi là Bình Xuyên tức huyện Bình Xuyên, Vĩnh Yên sau này. Nó nằm tại xã Tam Canh giáp giới giữa Vĩnh Yên và Phúc Yên ngày nay. Năm 1287 ông hoang Sáu { Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật } phục binh đánh quân Ai Lỗ từ Vân Nam kéo sang.
Thảo luận:Bình Lệ Nguyên
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Theo những dòng chữ của Wikipedia thì chính xác Bình Lệ Nguyên ngày nay thuộc về thị trấn Hương Canh - huyện Bình Xuyên - tỉnh Vĩnh Phúc. Tôi là một người dân sinh ra ở đây nên tôi khẳng định được thị trấn Hương Canh nằm giữa Vĩnh Yên - Phúc Yên. Cái này các bạn có thể đọc được trong quyển Lịch sử Lực lượng vũ trang Quân khu 2 (1946-2006), NXB Quân đội Nhân dân, năm 2006. Chương I mục 4. http://www.quansuvn.net/index.php?topic=144.0. Tác phẩm này cũng khẳng định trận đánh Bình Lệ Nguyên trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ 1 (1258) nay thuộc thị trấn Hương Canh - huyện Bình Xuyên - tỉnh Vĩnh Phúc.
http://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BA%A3o_lu%E1%BA%ADn:B%C3%ACnh_L%E1%BB%87_Nguy%C3%AAn
0o0
Vì sao quân nhà Trần đáng thắng được kị binh Nguyên trong cả 3 cuộc kháng chiến?
http://www.lichsuvn.info/forum/showthread.php?t=21489
0o0
Chiến tranh Nguyên Mông-Đại Việt
http://vi.wikipedia.org/wiki/Chi%E1%BA%BFn_tranh_Nguy%C3%AAn_M%C3%B4ng-%C4%90%E1%BA%A1i_Vi%E1%BB%87t
0o0
Thành Điếu Ngư
http://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90i%E1%BA%BFu_Ng%C6%B0
Thành cổ Điếu Ngư có diện tích khoảng 2,5 kilômét vuông. Nằm trên ngọn núi thấp cùng tên, phía nam sông Gia Lăng, được bao quanh là nước ở ba phía, nó nằm cách khoảng 5 km về phía đông của quận Hợp Xuyên (thành phố Trùng Khánh), gần nơi hợp lưu của các con sông Cừ, Phù và Gia Lăng
http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=100504
0o0
http://vi.wikipedia.org/wiki/Aju
Aju
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Aju (1227-1287, với các tên phiên âm Hán-Việt là A Truật, A Châu[cần dẫn nguồn]) là một tướng người Mông Cổ, con trai của Uriyangqatai[1] (hay Ngột Lương Hợp Thai), cháu của Subotai.
Năm 1253, Aju theo cha đánh bại Đại Lý.
Đầu năm 1258, Aju lại theo cha từ Đại Lý đánh vào Đại Việt. Aju được giao chỉ huy một đơn vị gồm 1000 quân kỵ cùng với một cách quân khác do Cacakdu chỉ huy thành lực lượng tiên phong đi dọc sông Hồng vào Đại Việt. Ngày 17 tháng 1 năm 1258, trong trận giáp chiến đầu tiên giữa quân Mông Cổ và quân Đại Việt tại Bình Lệ Nguyên (nay là Bình Xuyên, Phú Thọ), Aju chỉ huy một cánh quân đánh tập hậu quân Đại Việt. Trong trận này, Aju đã sai quân dùng tên bắn vào voi của đối phương, làm voi hoảng sợ lồng trở lại vào đội hình đối phương. Sau đó, Aju tham gia các trận giao chiến với quân Đại Việt tại Phù Lỗ cũng giành thắng lợi. Mặc dù chiếm được thành Thăng Long, nhưng đến ngày 29 tháng 1 năm 1258, tức chỉ 12 ngày sau trận giáp chiến đầu tiên, Aju cùng quân đội Mông Cổ đã bị quân Đại Việt đánh bật khỏi Thăng Long và sau đó phải rút lui về Vân Nam.[2]
Từ năm 1258, cha con Aju theo Hốt Tất Liệt và tham gia các trận đánh nhà Tống. Aju đã được giao 1 vạn quân và trong vòng chỉ 2 năm chiếm được 13 thành và diệt được 4 vạn quân Tống.
Năm 1260, Hốt Tất Liệt lên ngôi hoàng đế. Aju trở thành tướng chỉ huy lực lượng túc vệ của hoàng gia (Kheshig).
Năm 1261, Aju được cử đi đánh Liên Thủy. Liên tiếp các năm 1261-1275, ông truy kích lục quân và hải quân Tống. Năm 1273, ông sử dụng chiến thuật pháo binh của người Hồi giáo trong trận Tương Dương và hạ được Phàn Thành. Năm 1275, ông được cử làm thừa tướng của Trung thư tỉnh, là bộ tham mưu quân sự của Hốt Tất Liệt.
Khi Hốt Tất Liệt bị các hãn Mông Cổ khác tấn công, Aju được giao phòng thủ Beshbalik (nay là huyện Cát Mộc Tát Nhĩ, tỉnh Tân Cương, Trung Quốc) chống lại Hải Đô.
[sửa] Tham khảo
0o0
Trần Thái Tông (1218 – 1277) là vị vua đầu tiên của nhà Trần trong lịch sử Việt Nam. Ông ở ngôi hơn 32 năm (1225 - 1258), làm Thái thượng hoàng 19 năm.
http://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%E1%BA%A7n_Th%C3%A1i_T%C3%B4ng
0o0
Lực lượng
Quân đội của Uriyangqatai gồm kỵ binh Mông Cổ và quân sĩ người Di. Tổng cộng là cỡ 2,5 vạn. Tiên phong là tướng Aju và Cacakdu (Triệu Triệt Đô hay Triệt Triệt Đô). Ngoài ra, trong quân đội Mông Cổ còn có phò mã của Mông Cổ là Quaidu (Hoài Đô). Đi tiên phong là Đoàn Hưng Trí – vua Đại Lý đã đầu hàng[2]. Theo sách Nghệ thuật đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam thì quân Mông Cổ có khoảng 2 đến 3 vạn, cộng với 2 vạn quân Đại Lý đầu hàng, tổng số là khoảng 4 đến 5 vạn.
Quân Đại Việt, gồm quân cấm vệ và quân các lộ khoảng 10 vạn, có đủ các binh chủng bộ binh, kỵ binh, tượng binh và thủy binh đã được thao luyện chu đáo.
http://vi.wikipedia.org/wiki/Chi%E1%BA%BFn_tranh_Nguy%C3%AAn_M%C3%B4ng-%C4%90%E1%BA%A1i_Vi%E1%BB%87t_l%E1%BA%A7n_1
0o0
http://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%E1%BA%A7n_Qu%E1%BB%91c_Tu%E1%BA%A5n
0o0
http://vi.wikipedia.org/wiki/Chi%E1%BA%BFn_tranh_Nguy%C3%AAn_M%C3%B4ng-%C4%90%E1%BA%A1i_Vi%E1%BB%87t_l%E1%BA%A7n_1
Quân Mông Cổ tiến vào Đại Việt theo một đội hình cắt khúc và đều là bộ binh. Đội quân đi đầu được chia làm 2 cánh: một cánh tiến dọc sông Thao và một cánh tiến dọc sông Chảy. Cánh tiến theo hữu ngạn sông Thao do Cacakdu chỉ huy. Mỗi cánh gồm 1000 người. Theo sau là quân của Aju. Đạo quân có khối lượng lớn nhất và tiến cuối cùng do Uriyangqatai chỉ huy.
Quân Mông Cổ giáp trận quân Đại Việt do đích thân Trần Thái Tông (Trần Cảnh) chỉ huy tại Bình Lệ Nguyên (nay là huyện Bình Xuyên tỉnh Vĩnh Phúc). Đó là ngày 17 tháng 1 năm 1258[4].
Quân đội nhà Trần bày trận bên bờ sông đợi giặc. Quân Mông Cổ là những người sang sông. Uriyangqatai dặn Quaidu và viên tiên phong là Cacakdu[5]:
“ ..."...khi đã sang sông, đừng đánh chúng vội, chúng tất chống lại ...phò mã ...cắt hậu quân của chúng,... Cacakdu cướp lấy thuyền. Man quân nếu tan ...chạy ra bờ sông không có thuyền ... tất bị ta bắt." ”
Đó là một phương án tiến hành trận đánh nguy hiểm, với ý định làm đối phương vỡ trận, bị dồn ra bờ sông và bị kẹp chặt lại từ hai phía.
Nhưng Cacakdu vừa qua sông đã ập lại đánh ngay. Quân Trần thất lợi nhưng chủ động rút lui về Phù Lỗ. Bị bất tuân lệnh, Uriyangqatai nổi giận. Cacakdu uống thuốc độc tự sát[6].
Ngay ngày hôm sau, ngày 18 tháng 1 năm 1258, hai bên chạm trán một lần nữa tại Phù Lỗ. Hai bên đối mặt nhau qua một con sông (sông Cà Lồ) mà bày trận, quân Mông Cổ vẫn là người qua sông phá trận. Quân Trần vẫn tiếp tục thất lợi, nhưng một lần nữa, họ lại chủ động rút lui. Tuy vậy, cả hai trận này đều là những trận đánh lớn và khốc liệt. Ở trận thứ nhất, Trần Thái Tông chỉ chịu rút sau khi nghe lời khuyên của Lê Tần. Vừa khi vua xuống thuyền thì quân Mông Cổ ở trên bờ bắn tên xuống tới tấp, Lê Tần phải lấy ván thuyền che cho vua và bảo vệ vua chạy thoát.
Sau đó, quân Trần lại chủ động rút khỏi Thăng Long.
Chiếm được kinh đô chỉ sau hai trận đánh, nhưng kho tàng trống rỗng là vấn đề lớn đối với đội quân xâm lược. Những cuộc cướp bóc để kiếm lương ở vùng ngoại vi và phụ cận không có nhiều kết quả, chẳng những thế, những đám quân đi ăn cướp tài sản này còn hay bị chặn đánh.
[sửa] Quân Trần phản công
Nửa đêm ngày 28 tháng 1 năm 1258, từ nơi trú quân là Hoàng Giang[7], Trần Thái Tông cùng Thái tử Trần Hoảng ngược sông, bất ngờ đánh thẳng vào quân Mông Cổ[8].. Quân Mông Cổ cho rằng lực lượng quân Trần đã kiệt quệ sau trận thua đầu nên rất chủ quan, do đó khi bị tập kích đã không kịp trở tay, bị thua to. Sau khi bị phá tan tại Đông Bộ Đầu[9], quân Mông Cổ không giữ nổi Thăng Long nữa. Họ đồng loạt tháo chạy thẳng về Vân Nam.
Như khi mới tiến quân vào, quân Mông Cổ rút chạy theo dọc sông Thao, nhưng theo con đường bộ ở phía tả ngạn. Quân Mông rút lui quá nhanh, ngoài cả dự tính của nhà Trần khiến vua Trần chưa kịp bố trí lực lượng đón đánh. Tuy nhiên khi đến Quy Hóa (vùng Lào Cai, Yên Bái), quân Mông bị chủ trại là Hà Bổng – một thổ quan người Tày - tập kích kịch liệt. Trong số quân của Hà Bổng có những người Thái chạy từ nước Đại Lý vừa bị Mông Cổ diệt sang theo Đại Việt, muốn trả thù người Mông Cổ nên đã đánh rất hăng khiến quân Mông Cổ khốn đốn; chỉ vì số quân của Hà Bổng ít người nên thiệt hại của quân Mông Cổ không lớn[10].
Trên đường rút về, do sợ bị quân Trần truy đuổi đằng sau, quân Mông Cổ không cướp phá dân chúng, do đó người Việt mỉa mai gọi là "giặc Bụt". Nguyên sử chép trên tư thế "thiên triều" không chịu nhận thất bại, ghi rằng[11]:
Quan quân[12] chiếm được kinh thành nước Nam, ở lại 9 ngày, vì khí hậu nóng nực nên rút quân về. Lại sai sứ giả gọi Man vương Trần Nhật Cảnh[13] về, trả lại nước cho. Quan quân tuần tiễu... không cướp phá dân chúng, nên dân Man gọi là giặc Bụt
Một anh bạn đã đề cập điều này với tôi, xin nhân dịp này, được phép trình bầy vài điểm sau đây:
* Năm nào ?
* Nguyên nhân xẩy ra trận quân Mông xâm lăng Đại Việt Lần Thứ Nhất này ?
* Ai chỉ huy trận đánh về phía hai bên ?
* Cuộc chiến diễn ra thế nào ?
* Kết quả và hậu quả ?
0o0
Năm nào ? (Cuối năm 1257 âm lịch. Tháng giêng 1258 dương lịch )
0o0
Nguyên nhân có thể: Sau khi chiếm Đại Lý, quân Nguyên tìm đường ra biển Đông
0o0
Ngột Lương Hợp Thai (Uriyangqadai) chỉ huy quân Nguyên ( 2 vạn quân Đại Lý, và kỵ binh Mông Cổ), cùng đi có thái tử Quaidu (Huất Đô), đại tướng Aju và Cacakdu
Vua Trần Thái Tông (Trần Cảnh, năm đó 40 tuổi) đích thân ra chiến trận, cùng đi có thái tử Trần Hoảng.(quân số không rõ, có nguồn cho là 10 vạn). Trần Quốc Tuấn (28-30 tuổi) là tiết chế chỉ huy toàn thể mặt trận biên giới
0o0
Cuộc chiến diễn ra thế nào ?
Rất nhanh, chỉ trong vòng 11 ngày:
* 17/1/1258: Trận Bình Lệ Nguyên. Toán quân Nguyên do thái tử Quaidu (Hoài Đô) và viên tiên phong là Cacakdu vượt sông đụng quân Trần. Tuy thắng nhưng quân Trần rút về được Phù Lỗ. Cacakdu bị Ngột Lương Hợp Thai chửi vì bất tuân lệnh, tự sát chết.
* 18/1/1258: Trận Phù Lỗ. Toán quân Nguyên lại vượt sông đụng quân Trần. Lại thắng nhưng quân Trần rút lui được.
* Quân Trần bỏ trống Thăng Long rút quân đi
* Quân Nguyên kéo vào Thăng Long ở 9 ngày
* Trận Đông Bộ Đầu: Nửa đêm ngày 28 tháng 1 năm 1258, từ nơi trú quân là Hoàng Giang,Trần Thái Tông cùng Thái tử Trần Hoảng ngược sông, bất ngờ đánh thẳng vào quân Mông Cổ.. Quân Mông Cổ cho rằng lực lượng quân Trần đã kiệt quệ sau trận thua đầu nên rất chủ quan, do đó khi bị tập kích đã không kịp trở tay, bị thua to tại Đông Bộ Đầu. Quân Mông Cổ không giữ nổi Thăng Long nữa. Họ đồng loạt tháo chạy thẳng về Vân Nam.
* Trận tập kích bởi Hà Bổng, một thổ quan người Tày.
0o0
Kết quả và hậu quả
Theo sử Việt Nam hoặc nguồn khác Nguyên sử
* Thiệt hại của quân Mông Cổ, tùy theo nguồn tài liệu mà chênh lệch từ già nửa cho tới khoảng 4 phần 5: Tức khoảng 10 vạn đến 18-20 vạn.
Theo Nguyên sử:
Nguyên sử chép trên tư thế "thiên triều" không chịu nhận thất bại, ghi rằng:
Quan quân chiếm được kinh thành nước Nam, ở lại 9 ngày, vì khí hậu nóng nực nên rút quân về. Lại sai sứ giả gọi Man vương Trần Nhật Cảnh về, trả lại nước cho. Quan quân tuần tiễu... không cướp phá dân chúng, nên dân Man gọi là giặc Bụt
0o0
Ngược dòng lịch sử
Năm 1204 Thiết Mộc Chân (42 tuổi), đánh thắng Thái Dương Hãn, giết Trác Mộc Hợp, thâu được một tướng tài là Tốc Bất Đài.
Năm 1206 Thiết Mộc Chân (44 tuổi) thành công trong việc liên kết các bộ lạc Mông Cổ. Tại hội nghị Kurultai (hội đồng các thủ lĩnh Mông Cổ) ông đã được phong là Thành Cát Tư Hãn (trong tiếng Mông Cổ thì Чингис Хаан có nghĩa là vua của cả thế giới).
Năm 1213 Thành Cát Tư Hãn (51 tuổi) đã xâm chiếm và hợp nhất phần lãnh thổ nhà Kim đến tận Vạn lý trường thành của Trung Hoa.
Năm 1215 Thành Cát Tư Hãn (53 tuổi) đã bao vây, chiếm giữ và cướp bóc kinh thành của nhà Kim là Yên Kinh (sau này là Bắc Kinh). Vua nhà Kim là Hoàn Nhan Tuần tức vua Kim Tuyên Tông đã không đầu hàng mà dời kinh thành về Khai Phong vì sự lớn mạnh của người Mông Cổ ở phía bắc
Năm 1227 Thành Cát Tư Hãn từ trần (65 tuổi)
Năm 1234, 7 năm sau khi Thành Cát Tư Hãn từ trần, dưới thời Oa Khoát Đài (Ogotai, con thứ 3 của Thành Cát Tư Hãn), quân Mông Cổ đánh bại vị vua cuối cùng của nhà Kim là Hoàn Nhan Thừa Lân hay Kim Mạt Đế. Miền Bắc Trung Hoa nằm dưới quyền cai trị của Mông Cổ
...
Trận thứ nhất quân Mông Cổ xâm lăng Việt Nam (lúc đó có tên là Đại Việt) xảy ra vào tháng Giêng năm 1258, tức 31 năm sau khi Thành Cát Tư Hãn từ trần, và 24 năm sau khi miền Bắc Trung Hoa rơi vào tay quân Mông Cổ.
Lúc đó, Đại Hãn là Mông Kha (1251-1259).
0o0
Nguyên nhân bắt đầu:
* Không thắng nổi Nam Tống ở mặt trận phía bắc. Riêng thành Điếu Ngư (phía đông thành phố Trùng Khánh khoảng 5 km), một thành nhỏ có 3 con sông che 3 mặt, trong giai đoạn từ năm 1243 tới năm 1279, đã trải qua trên 200 cuộc đối đầu quân sự với kỳ công "kháng cự dai dẳng" kéo dài 36 năm, dưới sự chỉ huy của Vương Kiên (trong bài Hịch Tướng Sỹ, Hưng Đạo Đại Vương nhắc đến tên Vương Công Kiên là ông này đây), Mã Thiên, Trương Giác, Vương Lập
* Năm 1253, Hốt Tất Liệt, em trai của Đại Hãn Mông Kha, lúc đó đang cai quản miền lãnh thổ phía Nam của vùng Trung Hoa đã chiếm, được lệnh đem quân đánh Đại Lý, quân Nguyên định dùng thế gọng kìm để đánh Nam Tống. Hốt Tất Liệt thôn tính được Đại Lý (năm 1274 thành tỉnh Vân Nam). Hốt Tất Liệt nhận lệnh đi đánh Tứ Xuyên, Ngột Lương Hợp Thai ở lại giữ Đại Lý, và 5 năm sau đó, đánh Đại Việt.
* Nguyên nhân có thể là mở đường ra biển Đông, và bao vây Nam Tống bằng đường biển.
* Nguyên nhân chấm dứt chiến dịch đánh qua Biển Đông là :Vào năm 1259, Mông Kha chết trong lúc tấn công thành Điếu Ngư (nội chiến xẩy ra giữa các Đại Hãn, sau cùng Hốt Tất Liệt lên ngôi dốc toàn lực đánh từ phía bắc, không cần mặt biển phía đông-nam nữa)
(Trong bất kỳ trường hợp nào thì cái chết của Mông Kha cũng buộc Húc Liệt Ngột phải bỏ dở chiến dịch của mình tại Syria và Ai Cập, cũng như đã gây ra cuộc nội chiến dẫn tới sự phá hủy khối thống nhất và sự vô địch của đế quốc Mông Cổ.)
0o0
Người chỉ huy quân Mông Cổ là đại tướng Ngột Lương Hợp Thai (Uriyangqatai, con trai Tốc Bất Đài, năm đó 58 tuổi). Có mặt trong đoàn quân là Aju (31 tuổi), cũng là một đại tướng sau này. Aju là nguyên soái chỉ huy cuộc tấn công tiêu diệt Nam Tống, là người cầm 7 vạn quân trực tiếp tiến chiếm thành Tương Dương.
D~
****************************************************
Nguồn:
0o0
Cuối năm 1257 âm lịch, tướng Mông Cổ là Ngột Lương Hợp Thai (Uriyangqadai ) mang 3 vạn quân tiến vào nước Đại Việt qua đường Vân Nam. Vua Trần Thái Tông đích thân ra chiến trận. Quân Trần cố gắng chặn nhưng quân Mông Cổ vẫn tiến vào được Thăng Long. Nhân dân Thăng Long theo lệnh của triều đình đã thực hiện "vườn không nhà trống", rút về Thiên Mạc (Hà Nam). Ngột Lương Hợp Thai kéo quân vào Thăng Long chưa đầy 1 tháng thì bị thiếu lương thực. Nhân cơ hội đó quân Đại Việt phản công ở Đông Bộ Đầu (Từ Liêm-Hà Nội). Quân Mông Cổ thua phải rút khỏi Thăng Long, đến vùng Quy Hóa (Yên Bái) bị quân của tộc trưởng Hà Bổng đánh tan tác, quân Mông Cổ rút chạy về Vân Nam.
http://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%E1%BB%99t_L%C6%B0%C6%A1ng_H%E1%BB%A3p_Thai
Uriyangqatai (với các cách ghi âm bằng chữ Hán mà phiên âm Hán Việt gồm Ngột Lương Hợp Thai, Ngột Lương Hợp Đái, Ngột Lương Cáp Thai,[1] Ngột Lương Cáp Đải, Ô Đặc Lý Cáp Đạt, Ngột Lương Hợp Đải[2], Cốt Đãi Ngột Lang[3], sinh năm 1200-mất năm 1271[4]) là một chỉ huy quân sự kiệt suất của quân đội Nguyên Mông và là tướng chỉ huy quân Mông Cổ xâm lược Đại Việt lần thứ nhất vào năm 1258. Uriyangqatai được xếp là công thần đứng hàng thứ 3[cần dẫn nguồn] của nhà Nguyên.
Cha của Uriyangqatai là Subotai (Tốc Bất Đài), một trong "Tứ dũng"[5] của Thành Cát Tư Hãn.
Aju, con của Uriyangqatai, là nguyên soái chỉ huy cuộc tấn công tiêu diệt Nam Tống, là người cầm 7 vạn quân trực tiếp tiến chiếm thành Tương Dương.
Uriyangqatai và Aju được xếp vào hàng công thần thứ 3[cần dẫn nguồn] của nhà Nguyên ngang với Bá Nhan, Lý Hằng và Ariq Qaya...
Uriyangqatai từng tham gia đánh nước Kim của người Nữ Chân ở miền Liêu Đông; tấn công Đức và Ba Lan dưới cờ của Bạt Đô (sau này là hãn của Hãn quốc Kim Trướng) cũng như nhận lệnh tấn công Vương quốc Bagdad cùng Húc Liệt Ngột (em của hãn Mông Cổ là Mông Kha). Sau này Húc Liệt Ngột là hãn của Hãn quốc Y Nhi (hãn quốc này bao gồm Iran và Iraq hiện nay). Nhưng sau đó, Ngột Lương Hợp Thai nhận lệnh mới và không ở trong đội quân đi đánh Bagdad.
Năm 1253, Uriyangqatai tiến chiếm thành công nước Đại Lý - quốc gia của người Thoán Bặc (người Di ở Vân Nam) - và bắt sống vua Đại Lý là Đoàn Hưng Trí. Từ năm 1252, Uriyangqatai và Hốt Tất Liệt đánh Đại Lý, chiếm được kinh đô từ năm 1253, sau đó Hốt Tất Liệt nhận việc mới và Uriyangqatai trở thành tổng chỉ huy.
Khoảng đầu thập niên 1260, Uriyangqatai theo Hốt Tất Liệt tham gia cuộc nội chiến chống lại Ariq Buke[6]
0o0
Nguyên nhân chấm dứt:
Vào năm 1259, Mông Kha chết trong lúc tấn công thành Điếu Ngư
(Trong bất kỳ trường hợp nào thì cái chết của ông đều buộc Húc Liệt Ngột phải bỏ dở chiến dịch của mình tại Syria và Ai Cập, cũng như đã gây ra cuộc nội chiến dẫn tới sự phá hủy khối thống nhất và sự vô địch của đế quốc Mông Cổ.)
(Hốt Tất Liệt lên ngôi)
0o0
Thành Cát Tư Hãn
http://vi.wikipedia.org/wiki/Th%C3%A0nh_C%C3%A1t_T%C6%B0_H%C3%A3n
Thành Cát Tư Hãn (1206-1227) | Đà Lôi (nhiếp chính) (1227-1229) | Oa Khoát Đài (1229-1241) | Bột Lạt Cáp Chân (nhiếp chính) (1241-1245) | Quý Do (1246-1248) | Oghul Qaimish (nhiếp chính) (1248-1251)| Mông Kha (1251-1259) | Hốt Tất Liệt (1260-1294)
Oa Khoát Đài
http://vi.wikipedia.org/wiki/Oa_Kho%C3%A1t_%C4%90%C3%A0i
0o0
Đặc biệt là Ngột Lương Hợp Thai, được xếp vào hàng công thần thứ 3 của nhà Nguyên, từng tham gia đánh nước Kim của người Nữ Chân; tấn công Đức và Ba Lan dưới cờ của Bạt Đô, tấn công Vương quốc Bagdad cùng Húc Liệt Ngột, và diệt nước Đại Lý chỉ trong vài tuần, ngay cả trong hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn cũng có đoạn nhắc tên người này như một một tướng lĩnh tài ba của Mông Nguyên.
0o0
Hai trận:
Bình Lệ Nguyên
Đông Bộ Đầu
0o0
http://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%C3%B4ng_B%E1%BB%99_%C4%90%E1%BA%A7u
Theo các nhà sử học, chùa Hoè Nhai thuộc quận Ba Đình, Hà Nội chính là địa danh Đông Bộ Đầu, nơi diễn ra trận đánh thắng quân Nguyên - Mông năm 1258 ở ngay cửa ngõ thành Thăng Long. Ngày 21 tháng 1 năm đó, quân Trần rút khỏi thành Thăng Long về Thiên Mạc. Quân Nguyên Mông chiếm được thành. Ngày 29 tháng 1, vua Thái Tông cùng thái tử Hoảng dẫn quân ngược sông Nhị tiến đánh Đông Bộ Đầu. Quân Nguyên Mông bị rút chạy khỏi Thăng Long về Vân Nam.
...
Sách Đại Việt sử ký toàn thư phần chép về chiến thắng Đông Bộ Đầu năm 1258 như sau: "Ngày 24, vua và Thái Tử ngự lâu thuyền, tiến quân đến Đông Bộ Đầu, đón đánh, cả phá được quân giặc. Quân Nguyên chạy trốn về, đến trại Quy Hóa, chủ trại là Hà Bổng chiêu tập người Man [23a] ra tập kích, lại cả phá bọn chúng."
0o0
http://hanoimoi.com.vn/newsdetail/1000_nam_thang_long/326392/chua-hoe-nhai-va-ben-%C4%91ong-bo-%C4%91au.htm
Thăng Long - Hà Nội
Chùa Hòe Nhai và bến Đông Bộ Đầu
02/05/2010 06:57
(HNM) - Chùa Hòe Nhai, số 19 phố Hàng Than, (phường Nguyễn Trung Trực, quận Ba Đình, Hà Nội) thời Lý có tên là Hồng Phúc tự. Thời ấy, chùa nằm ven bờ sông Hồng, quang cảnh tấp nập.
Đến thế kỷ XVIII, năm Chính Hòa thứ 4 (1703), Hồng Phúc tự được trùng tu với quy mô lớn và Tiến sĩ Hà Tông Mục ở phủ Phụng Thiên đã soạn văn bia, trong đó có ghi địa danh Đông Bộ Đầu, liên quan đến chiến công lẫy lừng trong thời Trần.
Về chiến công này, Đại Việt sử ký toàn thư đã ghi: "Vua và Thái tử ngự lâu thuyền, tiến quân đến Đông Bộ Đầu đón đánh, cản phá được quân giặc". Đã có một thời gian dài, một số nhà sử học theo Đại Việt sử ký toàn thư ghi mà xác định rằng: Đông Bộ Đầu là địa danh thuộc Hà Tây (cũ), đó là xã Bộ Đầu thuộc tổng Phúc Thượng, huyện Thượng Phúc (nay là huyện Thường Tín). Sau đó, năm 1965, nhà sử học Vũ Tuấn Sán và cố Giáo sư Trần Quốc Vượng, bằng những phân tích lo gíc và kết quả nghiên cứu tấm văn bia ở chùa Hòe Nhai đã khẳng định, Đông Bộ Đầu chính là một bến sông thuộc phường Hòe Nhai của Kinh thành Thăng Long ngày trước, ghi dấu chiến thắng của quân dân Đại Việt trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông năm 1258. Nhà sử học Nguyễn Vinh Phúc cũng khẳng định, con đường trồng toàn cây hoa Hòe, nên gọi là đường Hòe đi thẳng từ bến Đông Bộ Đầu vào phía bắc Hoàng Thành. Các sĩ tử đi thi, quan lên kinh thành từ sông Cái lên bến Đông Bộ Đầu mà vào thành Nội. Như vậy, Đông Bộ Đầu là một bến quan trọng ở vị trí đắc địa để quan - sĩ theo đường thủy ra vào Hoàng Thành. Và chùa Hòe Nhai ở gần kề bến Đông Bộ Đầu. Văn bia tiến sĩ Hà Tông Mục soạn đã cho mọi người một chứng tích rất rõ: "Phường Hòe Nhai ở bến Đông Bộ Đầu của thành Thăng Long nước Đại Việt ta, có ngôi chùa tên là Hồng Phúc. Chùa lấy sông Lô Giang làm đai, Tô Lịch làm vạt, chắn ngang non Tản mà chầu về. Phong cảnh hữu tình, tinh khí ngưng tụ. Từ xưa, tăng già đại sĩ trụ trì đền nhang tụng Phật, trên là chúc Thánh nhân trường thị, dưới là cầu cho dân khang vật phụ, quốc đảo, dân cầu đều linh ứng, là danh thắng trong cõi đô hội đại danh lam vậy".
Đầu năm 1258, Kinh thành Thăng Long bị giặc Nguyên Mông xâm chiếm. Tướng giặc là Ngột Lương Hợp Thai chiếm bến Đông Bộ Đầu - trấn giữ vị trí quan trọng ở phía đông Thăng Long. Lúc này, vua tôi nhà Trần đã thực hiện rút lui chiến lược, xuôi về bãi sông Thiên Mạc (Hưng Yên) để bảo toàn lực lượng. Nhân dân thực hiện vườn không nhà trống, gọi là kế "thanh dã", khiến địch chiếm kinh thành trống rỗng. Chờ cho quân địch mỏi mệt, thiếu lương thực, đêm 28 rạng sáng 29-1-1258, quân dân nhà Trần từ Thiên Mạc chia làm hai cánh thủy bộ phản công. Trần Thái Tông trực tiếp chỉ huy cánh quân thủy từ sông Thiên Mạc lên sông Hồng, đổ bộ tiến đánh đại bản doanh của địch ở Đông Bộ Đầu. Tướng tiên phong Trần Khánh Dư chỉ huy kỵ binh chủ động tấn công kỵ binh địch khi hai mũi quân thủy bộ còn đang trên đường tiến đến Đông Bộ Đầu. Sau đó, các lực lượng bộ binh và kỵ binh đã hợp sức chia cắt địch ra mà đánh. Quan tướng của Ngột Lương Hợp Thai tháo chạy lên Bạch Hạc (Việt Trì) để lên vùng Quy Hóa. Ở đây, lại bị Hà Bổng đánh tập kích dữ dội, quân Nguyên chỉ còn vài nghìn lê về Đại Lý - Vân Nam (Trung Quốc).
Sáng 29-1-1258, vua Trần Thái Tông và tướng sĩ tiến vào kinh thành trong niềm hân hoan vui mừng của nhân dân. Trận quyết chiến chiến lược ở Đông Bộ Đầu làm cho địch đại bại. Vó ngựa quân Nguyên Mông chinh phục khắp Á - Âu đến đây gục ngã trước sức mạnh của hào khí Đông A - Đại Việt.
Nếu như nhờ những hàng chữ khắc trên chuông chùa Phúc Xá mà các nhà sử học xác định được quê hương của Thái úy Lý Thường Kiệt là ở phường Thái Hòa của Kinh thành Thăng Long thì chiến thắng oanh liệt tại bến Đông Bộ Đầu được xác định lại địa điểm bởi tấm bia trong ngôi chùa cổ Hòe Nhai. Đó là sự kết hợp kỳ diệu của lịch sử và văn hóa trong tâm thức nhân dân mà cội rễ là văn hiến Thăng Long - Đại Việt.
Ngày nay, chùa Hòe Nhai là một trong những di tích, danh thắng nổi tiếng của Thủ đô Hà Nội. Chùa được xây dựng theo kiểu chữ công. Phía trước là chính điện, phía sau là nhà tổ và tăng phòng, xung quanh là hành lang. Thượng điện còn giữ được nhiều bức chạm hình tứ linh và các cửa võng sơn son thếp vàng. Tổng số tượng ở chùa Hòe Nhai gồm 68 pho, được làm bằng nhiều chất liệu khác nhau như đồng hun, gỗ quý, đất nện, được sơn son thếp vàng. Chùa là chốn tổ của phái Tào Động - một thiền phái lớn của Phật giáo Việt Nam có từ thế kỷ XVII. Chùa còn lưu giữ được nhiều di vật cổ như: 28 tấm bia chứa đựng nhiều tư liệu quý cho các nhà nghiên cứu, khánh đồng lớn đúc năm Giáp Dần niên hiệu Tự Đức thứ 17 (1864), cao 1m, rộng 1,5m...
Giữa phố cổ tấp nập, vẫn có một chốn thoáng đãng, tĩnh lặng cửa thiền để tĩnh tại và suy ngẫm. Lớp lớp văn hóa Lý - Trần - Lê - Nguyễn còn đọng lại trên các pho tượng cổ, văn bia, khánh đồng và cả pho tượng đá trắng được gắn vào tường gian tam bảo, là điều hiếm có trong các ngôi chùa. Cùng với Tứ Trấn Thăng Long, chùa Hòe Nhai đang được UBND thành phố cho tôn tạo nhà Tiền tế và một số hạng mục trong tổng thể kiến trúc, dự kiến sẽ hoàn thành toàn bộ vào tháng 6-2010 để đón chào Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.
Kim Thanh
http://hanoimoi.com.vn/newsdetail/1000_nam_thang_long/326392/chua-hoe-nhai-va-ben-%C4%91ong-bo-%C4%91au.htm
0o0
TRẬN ĐÔNG BỘ ĐẦU (28 – 29-1-1258)
Qua diễn biến của trận tập kích Đông Bộ Đầu, có thể rút ra mấy vấn đề về nghệ thuật quân sự :
1- Đánh giá đúng địch, ta, xác định chính xác phải phải rút lui và rút lui đúng thời cơ
Để tránh sức mạnh ban đầu và sở trường của địch, nhà Trần đã tiến hành rút lui chiến lược khỏi Bình Lệ Nguyên, sau đó rút lui khỏi cả kinh đô Thăng Long, làm kế hoạch bao vậy, đánh tan quân ta của địch bước đầu bị thất bại.
Để đảm bảo an toàn cho cáclực lượng rút lui, quân Trần đã triển khai các điểm chốt chặn trên các trọng điểm như ở Phù Lỗ, quân ta phá cầu Phù Lỗ làm cho quân Mông Cổ không truy đuổi kịp vua Trần. Đồng thời quân ta sử dụng 1 bộ phận lực lượng cùng các lực lượng dân binh, thổ binh đánh nhỏ lẻ rộng khắp, cả trước mặt, sau lưng, 2 bên sườn địch; kết hợp với kế “thanh dã”, đã gây cho địch từ tập trung phải chuyển sang phân tán đối phó và luôn bị uy hiếp căng thẳng, mệt mỏi, thiếu lương thảo… Khi tới Thăng Long thì chỉ là một kinh thành vắng lặng, chúng nống ra xung quanh cướp phá lương thảo nhưng lại bị đánh trả quyết liệt.
Quân ta ngày đêm tổ chức tập kích, quấy rối… vì vậy, địch không dám đóng quân trong thành mà đóng về bến Đông Bộ Đầu dừng lại điều chỉnh chiến lược. Về phía ta, khi tình hình thực tế chưa cho phép diệt địch triệt để, kịp thời thay đổi kế hoạch rút lui để bảo toàn lực lượng là hết sức đúng đắn.
2- Rút lui bí mật, nghi binh tạo bất ngờ cao, bảo toàn lực lượng, giữ vững ý chí chiến đấu, tích cực chuẩn bị mọi mặt cho tổng phản công.
Quân ta chủ động rút khỏi Thăng Long, không những bảo toàn được lực lượng, tranh thủ được thời gian, tạo thời cơ để phản công mà còn đặt địch trước tình thế không thực hiện được chiến lược đề ra. Một trong những tình huống khó khăn và đáng lo ngại nhất của quân Mông Cổ là không biết tình hình và ý định hành động của quân ta.
Quân dân Đại việt đã chủ động tạo nên cục diện mới trên chiến trường. Đại quân và triều đình theo sông Hồng rút về xuôi, đóng dọc khúc sông Thiên Mạc. Quân ta dùng thuyền rút theo đường sông nên kỵ binh Mông Cổ nếu truy kích sẽ gặp khó khăn. Mặt khác địch lại không rõ tình hình, ý định của ta nên không dám truy kích. Tại vùng Thiên Mạc, quân ta nhanh chóng củng cố, tăng cường lực lượng. Và khi thời cơ đến, binh thuyền của ta có thể nhanh chóng theo sông Hồng tiến về Thăng Long phản công được thuận tiện.
3- Chọn thời cơ tập kích chính xác, kiên quyết, đúng mục tiêu, hướng chủ yếu, vận dụng phương pháp phản công sáng tạo.
Trong cuốn “Binh thư yếu lược đã tổng kết về thời cơ như sau :
“Thời là cái đến không đầy chớp mắt, trước thì thái quá, sau thì bất cập…”
Quân Mông Cổ không dám đánh trong thành Thăng Long, phải cụm lại ở Đông Bộ Đầu trong vòng vây của thế đánh nỏ lẻ. Sau 1 cuộc hành quân chiến đấu trên quãng đường dài, sinh lực bị tiêu hao, binh lính mệt mỏi và bắt đầu mất hết tinh thần chiến đấu. Sau 9 ngày vào thăng Long, quân Mông Cổ đã mất hết “nhuệ khí ban mai” của 1 đạo quân tiến công như lốc cuốn… Đó là thời cơ để nhà Trần phản công.
Khi đã phản công tập kích thì quân nhà Trần tập kích kiên quyết liên tục… Mặc dù đạo quân chủ lực do vua Trần chỉ huy còn chưa tới, trong đêm nắm lấy thời cơ có lợi, tướng Trần Khánh Dư lập tức hạ lệnh đánh úp… lực lượng địch có khoảng 3 vạn tên được xác định là mục tiêu chủ yếu.
Lực lượng phản công của nhà Trần chia làm 2 cánh, 1 cánh theo đường bộ cơ động triển khai trước, cánh chủ yếu theo đường thủy (sông Hồng) đổ bộ lên đánh thẳng vào cụm quân địch. Lợi dụng đêm tối, quân ta quen địa hình, cuộc phản công được vận dụng dưới hình thức 1 trận tập kích lớn, chia cắt người và ngựa quân địch, giành thắng lợi quyết định trong đêm.
Nghệ thuật rút lui và nghệ thuật phản công trong chiến trận Đông Bộ Đầu thể hiện đầy đủ tính tích cực, chủ động tiến công địch, thực hiện rút lui chiến lược, tiến công nhỏ lẻ rộng khắp buộc địch co cụm lại. Địch sa vào thế bị động chống đỡ, từ mạnh chúng chuyển thành yếu. Đó là thời điểm để quân ta tập kích đạt hiệu quả cao nhất. Ta từ thế yếu thành mạnh, mạnh chuểyn thành thắng thông qua đòn tập kích quyết định.
Giặc Mông Cổ có ưu thế về kỵ binh cơ động nhanh nhưng ta đã không cho chúng có dịp phát huy. Tạm lùi 1 bước, tập trung lực lượng, chớp thời cơ có lợi để phản công, zxác định hướng chiến lược chính xác, cách đánh úp ban đêm táo bạo, tận dụng được yếu tố bí mật, bất ngờ, hạn chế được sở trường của kỵ binh địch (người tách khỏi ngựa) là những kinh nghiệm lớn rút ra từ chiến thắng Đông Bộ Đầu. Những kinh nghiệm ấy là nền móng hình thành nên tư tưởng chiến lược “lấy nhàn chờ nhọc” “lấy đoản binh phá trường trận” mà trần Quốc Tuấn và Triều đình nhà Trần đã áp dụng thành công trobng các cuộc kháng chiến chống Nguyên - Mông lần 2 và lần 3.
---
Chiến binh thời Trần (Hình trên đồ gốm)
quân ta phá cầu Phù Lỗ làm cho quân Mông Cổ không truy đuổi kịp vua Trần
Về việc phá cầu Phù Lỗ này có nhiều tư liệu khác nhau :
- An Nam chí lược của Lê Trắc chép trận đánh trước đó là trận Nỗ Nguyên, không phải là Bình Lệ Nguyên và sau đó : " Ngày hôm sau, vua Trần chặt cầu Phù Lỗ, bày trận ở bên kia sông. Quân { Mông Cổ } muốn sang sông, chưa dò được nông sâu, bèn theo bờ sông bắn vào nước, nghiệm chỗ nào tên bắn xuống nước mà không nổi lên là cạn, lập tức dùng kỵ binh qua sông. Ngựa nhảy lên bờ, che mà đánh, quân An Nam vỡ. ".
- Về trận Phù Lỗ này, quốc sử và Nguyên sử đều không chép ---> chưa chắc đã có thật. Dù có thật thì đây cũng là một trận nhỏ như Lê Trắc : giắc vừa qua được sông, chợt đánh thì quân ta vỡ ngay.
- Giả thiết khác : Thua trận Bình Lệ Nguyên { Nỗ Nguyên ? }, Thái Tông cho rút quân. Quân thuỷ lui theo sông Hồng, trên bờ có quân kỵ, bộ theo yểm hộ. Phần lớn theo vua và Lê Phụ Trần rút theo đường bộ. Giặc dùng quân kỵ đuổi theo { giống ngựa Hồ của Mông Cổ tuy nhỏ bé nhưng dai sức, đi xa không mệt nên giặc có ưu thế hơn }. Khi quân ta qua cầu Phù Lỗ rồi thì chặt, phá đi khiến giặc đuổi theo đến nơi thì mắc sông không qua được. Đến khi tìm được chỗ nông, qua được sông thì quân ta đã đi khá xa, thẳng đường qua Đông Ngàn, Gia Lâm về Thăng Long. Giặc đuổi không kịp nữa.
-------------------------------------------------------------------
Bến Đông Bộ Đầu : Trần Trọng Kim viết trong Việt Nam sử lược : Đông Bộ Đầu ở phía đông Nhị Hà thuộc hạt Thượng Phúc. Có ý khác cho rằng Đông Bộ Đầu vốn nằm ở bến dốc Hang Than hiện nay vì cho rằng : Đông Bộ Đầu còn gọi là Đông Tân có nghiã là bến Đông vậy phải nằm ở phía đông thành Thăng Long, hay phía đông sông Hồng { vị trí của dốc Hàng Than hiện nay }.
http://www.lichsuvietnam.vn/home.php?option=com_content&task=view&id=1203&Itemid=5
0o0
XÁC ĐỊNH ĐỊA ĐIỂM ĐÔNG BỘ ĐẦU
Trần Quốc Vượng,
Vũ Tuấn Sán
Đông Bộ Đầu là một địa điểm được nhắc đến nhiều lần trong lịch sử Việt Nam thời Lý, Trần, Lê. Nó là một bến quan trọng trên sông Hồng, là nơi đã diễn ra nhiều trận quyết chiến của quân dân ta chống xâm lược Nguyên, Minh...
Hầu hết các nhà sử học đều xác nhận vị trí Đông Bộ Đầu ở miền huyện Thượng Phúc (Thường Tín) tỉnh Hà Đông với lý do là ven sông Hồng thuộc huyện đó còn một xã tên là Bộ Đầu.
Một vài tác giả ban đầu theo quan điểm trên, về sau cảm thấy sai lầm nhưng vẫn chưa xác định được vị trí chính xác của Đông Bộ Đầu và chỉ nói chung chung là ở phía Đông kinh thành Thăng Long.
Dưới đây chúng tôi sẽ chứng minh rằng việc đặt Đông Bộ Đầu ở xã Bộ Đầu huyện Thường Tín là sai lầm. Dựa vào các tài liệu thư tịch, bi ký chúng tôi sẽ cố gắng chỉ định một vị trí chính xác cho Đông Bộ Đầu, đồng thời tìm hiểu vai trò của Đông Bộ Đầu đối với kinh thành Thăng Long thời Lý, Trần, Lê.
Đông Bộ Đầu là một bến sông quan trọng của thành Thăng Long, ở trên bờ sông Hồng phía Đông kinh thành, không thể ở huyện Thường Tín, phía Nam kinh thành được.
Bộ Đầu vốn là một danh từ chung, có nghĩa là bến sông, là nơi đỗ thuyền ở bên sông[1]. Đại Việt sử kỳ Toàn thư (đời Lê) là sách chép sớm nhất tên Đông Bộ Đầu, khi nói đến loạn Quách Bốc, năm Trị Bình Long Ứng thứ 5 đời Lý Cao Tông (1209). Sách ấy chép như sau:
“Tướng của Phạm Bỉnh Di là bọn Quách Bốc nghe tin (Bỉnh Di bị vuia bắt giam), bèn đem quân hò hét mà vào đến ngoài cửa Đại thành, bị người giữ cửa kháng cự, liền chém cửa mà vào. Vua thấy việc đã gấp, sai triệu Bỉnh Di và Phụ (con Bỉnh Di - TG) đến Lương Thạch xứ ở thềm Thuỷ Tinh giết chết. Bọn Bốc đột nhập Lương Thạch, lấy xe ngựa chở thây Bỉnh Di, lấy chiếu ngự bọc thây Phụ, do cửa Vịêt Thành đi ra, xuống bến Đông Bộ Đầu, rồi lại trở vào cung Vạn Diên lập hoàng tử Thẩm làm vua...”[2].
Sách Đại Việt sử lược (đời Trần) cũng chép việc đó nhưng lại gọi Đông Bộ Đầu là bến Triều Đông bộ : Quách Bốc “do cửa Việt Thành ra bến Triều Đông rồi lại vào cung Vạn Diên rước Vương tử Thẩm và Vương tử Sảm về Hải Ấp”[3]. Việt sử thông giám cương mục (đời Nguyễn) chép lại việc đó đã chú thích Đông Bộ Đầu là bến Đông Tân sông Nhị Hà bây giờ[4]. Ở một chố khác sách đó ghi rõ: Đông Tân ở bờ sông Nhị, phía Đông thành Đông Kinh”[5].
Vậy Triều Đông Bộ, Đông Bộ Đầu, Đông Tân đều chỉ một địa điểm, đó là bến phía Đông kinh thành Thăng Long (thành Đông Kinh thời Lê) trên sông Hồng.
Đông Bộ Đầu (hay Triều Đông bộ) theo ghi chép của Toàn thư và Việt sử lược ở ngay sát kinh thành Thăng Long thời Lý Trần: từ cửa Việt Thành ở bên trái điện Kính Thiên đi ra ngay bến Đông Bộ Đầu[6]. Việt sử lược còn chép một đoạn rất rõ: Năm 1209 “Thuận Lưu, Khoái vì việc Bỉnh Di chết, đem thuỷ quân đến đánh kinh sư. Tiền quân đỗ ở bến Đông Bộ (tức Đông Bộ Đầu - TG), do cửa nách bên trái vào thẳng Cấm thành cướp lấy các bảo vật[7]. Vậy rõ ràng Đông Bộ Đầu không thể ở tận Thường Tín được.
Vì Đông Bộ Đầu là bến sông quan trọng sát kinh thành nên thuyền bè của vua chúa, tướng tá thường cập bến Đông Bộ Đầu khi về kinh thành. Sau khi đánh Chiêm Thành, ngày 17 tháng 7 năm 1069, Lý Thánh Tông cùng Nguyên soái Lý Thường Kiệt “từ Chiêm Thành về đến bến Triều Đông”[8]. Năm 1370, Trần Nghệ Tông từ bến Chử Gia (Khoái Châu, Hưng Yên) tiến lên Thăng Long dẹp Dương Nhật Lễ, thuyền quân cập bến Đông Bộ Đầu[9]. Cũng vì Đông Bộ Đầu là cửa ngõ phía Đông của kinh thành Thăng Long nên nhà Lý đã cho xây dựng một cửa thành ở bến Triều Đông và cắt quân coi giữ. Năm Chính Long Bảo Ứng thứ 3 đời Lý Anh Tông (1165), nhà Lý sai “dời Đại La thành ở cửa Triều Đông lùi vào 75 thước, xây bằng gạch đá để tránh nước sông vỡ lở”[10].
Là bến sông quan trọng trên sông Hồng, Đông Bộ Đầu đồng thời là nơi đã diễn ra các cuộc thi bơi chải hàng năm. Bơi chải là một phong tục cổ truyền của nhân dân Việt Nam. Ngay sau khi dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long, năm 1011 Lý Thái Tổ đã cho xây ở “bến Đông của sông Lô” (đời Lý gọi sông Hồng là sông Lô) một cung điện gọi là điện Hàm Quang, chuyên dùng làm nơi vua ngự xem đua thuyền vào mùa thu hàng năm. Năm 1058, Lý Thánh Tông sai xây điện Linh Quang trên sông Lô (Hồng) làm nơi xem đua thuyền[11].
Năm 1237 nhà Trần xây “điện Linh Quang ở Đông Bộ Đầu[12], gọi là điện Phong Thuỷ. Phàm xa giá (nhà vua) đi qua trú chân ở đó, trăm quan nghênh tiếp và tống tiễn đều dâng (trầu) cau và trà nên tục gọi là “Trà điện”[13]. Năm Hưng Long thứ 4 (1296), tháng 7, Trần Anh Tông “ra Đông Bộ Đầu xem đua thuyền”[14]. Năm Thiệu Bình thứ 2 (1435), ngày 18 tháng 10 Lê Thái Tông “ra bến Đông Tân xem trăm quân đua bơi”[15]. Năm 1619, Bình An vương Trịnh Tùng “ra lầu ở bến Đông Tân xem bơi thuyền”[16].
Đông Bộ Đầu là một khởi điểm giao thông quan trọng từ Thăng Long sang miền Bắc, không thể ở phía Bộ Đầu huyện Thường Tín được.
Từ thời Lý ở bến Triều Đông có bắc cầu phao qua sông Hồng để giao thông với miền Bắc Giang[17]. Thời thuộc Minh, giặc Minh cũng bắc cầu phao ở bến Đông Tân thuộc huyện Đông Quan để thông với phủ Bắc Giang[18]. Huyện Đông Quan thời thuộc Minh là huyện phụ quách của thành Đông Quan, tức là huyện Thọ Xương và Vĩnh Thuận là huyện phụ quách của thành Hà Nội thời Nguyễn[19]. Vậy Đông Tân hay Đông Bộ Đầu không thể ở Bộ Đầu huyện Thường Tín vốn là huyện Bảo Phúc thời thuộc Minh. Vả lại, căn cứ vào việc quân Minh bắc cầu nổi ở Đông Tân để thông với Bắc Giang, thì việc đặt Đông Bộ Đầu ở Thường Tín (đối diện với Hưng Yên) lại càng không đúng.
Đông Bộ Đầu là một vị trí quân sự xung yếu của kinh thành Thăng Long, nơi giành giật giữa ta và giặc ngoại xâm, nơi đã ghi lại những chiến công oanh liệt của quân dân ta chống giặc ngoại xâm.
Trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Cổ lầng thứ nhất (1258), quân Mông Cổ đã tiến chiếm Đông Bộ Đầu[20]. Sau khi tạm rút lui xuống vùng sông Thiên Mạc (Hưng Yên), ngày 24 tháng Chạp năm Đinh Tỵ, niên hiệu Nguyên Phong thứ 7 (29-1-1258), Trần Thái Tông cùng Thái tử thống suất lâu thuyền, tiến quân lên Đông Bộ Đầu, tổ chức phản công, đại phá quân Mông Cổ, thu phục lại Thăng Long và kết thúc thắng lợi cuộc chiến tranh vệ quốc. Được tin quân Nguyên sắp kéo sang xâm lược nước ta lần thứ hai, năm Giáp Thân niên hiệu Thiệu Bảo thứ 6 đời Trần Nhân Tông (1284), “tháng 8, Trần Hưng Đạo điều động quân của các vương hầu duyệt binh lớn ở Đông Bộ Đầu (rồi) chia quân đi đóng giữ Bình Than và các nơi xung yếu...”[21]. Ngày 6 tháng Giêng năm Thiệu Bảo thứ 7 (11-2-1285), Ô Mã Nhi và giặc Nguyên đánh vạn Kiếp, Phả Lại; ngày 12 (17-2-1258) giặc đánh Vũ Ninh (Võ Giàng), Đông Ngàn (Từ Sơn), Gia Lâm, đến Đông Bộ Đầu, dựng lá cờ lớn[22]. Vua Trần sai Đỗ Khắc Chung đến trại Ô Mã Nhi dò hư thực. Giờ mão ngày 13 (5-7 giờ sáng ngày 12-8-1258), Khắc Chung từ chỗ quân Nguyên về, giặc đuổi theo, cùng quân ta đại chiến. Ngày 13, sau khi đánh bại quân ta ở Lô giang (sông Hồng), quân Nguyên chiếm được Thăng Long[23]. Tháng 5-1285, quân ta phản công địch mạnh mẽ: Trung Thành vương đánh Thiên hộ Mã Vinh ở Giang Khẩu (tức Hà Khẩu, khoảng phố Chợ Gạo và cuối phố Hàng Buồm ngày nay[24]), Hoài Văn hầu Trần Quốc Toản, Thượng tướng Trần Quang Khải cùng Trần Thông, Nguyễn Khả Lạp và em là Nguyễn Truyền đem dân binh các lộ đánh bại giặc ở Chương Dương (Thường tín), kinh thành... Quân giặc tan vỡ lớn, Thoát Hoan, A Thích bỏ chạy qua sông Lô (Hồng Hà) về Bắc Giang[25].
Cứ theo những ghi chép trên thì Đông Bộ Đầu phải là bến sông đối diện với Gia Lâm. Giặc chiếm Đông Bộ Đầu rồi tiến vào chiếm Thăng Long. Nếu cho Đông Bộ Đầu ở phía huyện Thường Tín thì cuộc hành quân của giặc trở nên quanh quẩn và rõ ràng là phi lý!.
Sang thế kỷ XV, trong cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc chống giặc Minh, sau các chiến thắng Tốt Động, Chúc Động, Lê Lợi thống suất đại quân từ Thanh Hoá tiến gấp ra Bắc, tổ chức vây hãm thành Đông Quan. Tháng 11 năm 1426, Lê Lợi trú quân ở Lung Giang (vùng sông Đáy). Trần Nguyên Hãn, Bùi Bị “theo Đại Lung giang ra cửa sông Hát, thuận dòng xuôi đến bến Đông Bộ Đầu của sông Lô”[26], tấn công vào mặt Đông thành Đông Quan, trong khi Đinh Lễ đánh vào vùng cầu Tây Dương (Cầu Giấy) ở mặt Tây và Lê Lợi chỉ huy đạo quân chủ lực tiến lên cửa Nam Đại La thành, đánh vào mặt Nam[27]. Xem thế đủ biết Đông Bộ Đầu là một cửa ngõ quan trọng ở ngay phía Đông thành Đông Quan, tức Kinh thành Thăng Long cũ.
Gần đây nhân đọc một bài bi ký thời Lê Trung hưng ở chùa Hồng Phúc (còn gọi là chùa Hoà Nhai hay chùa Hoè Nhai, ở phố Hàng Than, Hà Nội) chúng tôi thấy có thể định một vị trí chính xác cho Đông Bộ Đầu. Bia đề ngày 21 tháng Chạp năm 24 hiệu Chính Hoà triều Lê (1703 - đời Lê Hy Tông và chúa Trịnh Căn) do hà Tông Mục (người Thiên Lộc, nay là Can Lộc, Hà Tĩnh) đỗ tiến sĩ khoa Mậu Thìn (1688) làm quan Bồi tụng, tước Hồng Lô tự khanh[28]) soạn nhân dịp làm lại chùa Hồng Phúc. Văn bia có đoạn như sau:
Ngã Đại Việt Thăng Long Thành chi Đông Bộ Đầu Hoè Nhai phường hữu tự danh Hồng Phúc Đài Lô giang nhi khâm Tô Lịch, khống Tản lĩnh nhi củng Thần cư .
Tạm dịch:
“Phường Hoè Nhai ở bến Đông Bộ Đầu của thành Thăng Long nước Đại Việt có ngôi chùa tên là Hồng Phúc, lấy Lô giang (sông Hồng) làm đai, Tô Lịch làm vạt, chắn ngang non Tản mà chầu về cung vua”.
Sách Hà thành linh tích cổ lục (mục Hồng Phúc tự)[29] cũng viết: Chùa Hồng Phúc “ở phường Giai Cảnh, tổng Thượng, huyện Vĩnh Thuận, tục gọi là chùa Hoà Giai, thuộc Đông Bộ Đầu...” (Hoà Giai chắc là tên đọc trệch của Hoè Nhai).
Chùa Hồng Phúc nay ở cạnh số nhà 17 phố Hàng Than, gần dốc lên đê Yên Phụ, xưa thuộc địa phận xã Hoè Nhai (còn gọi là Giai Cảnh), huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Hà Nội. Phố Hoè Nhai ở mé dưới chùa, chạy thẳng ra đê Yên Phụ. Vậy Đông Bộ Đầu là bến sông Hồng ở vào khoảng từ dốc Hàng Than đến dốc phố Hoè Nhai hiện nay, mé trên cầu Long Biên một chút. Ngày nay chỗ đó chỉ còn một lạch nhỏ thuộc bãi Phúc Xá hạ. Thượng toạ Thích Tâm Huy (năm nay 72 tuổi, trụ trì chùa Hồng Phúc và ở chùa này từ bé) cho chúng tôi biết hồi còn bé, thượng toạ vẫn đi cổng sau chùa ra tắm ở bến sông này, thuyền bè đậu san sát ở đó.
Về nguyên uỷ tên phố Hoè Nhai, theo tục truyền, mỗi khi vua Lý từ Hoàng thành Thăng Long ra chùa Hồng Phúc hay về thăm quê Cổ Pháp Đình Bảng, Bắc Ninh), đều đi theo đường phố này rồi ra sông Hồng; theo lệ quy định, mỗi triều thần phải trồng một cây hoè ở hai bên đường, vì vậy nó được gọi là “đường trồng hoè” (Hoè Nhai)[30]. Truyền thuyết đó chứng tỏ Đông Bộ Đầu ở cuối phố Hoè Nhai, bên bờ sông Hồng quả là bến sông quan trọng của kinh thành Thăng Long thời Lý, giao thông với phủ Bắc Giang (nơi có quê hương nhà Lý). Bên tả ngạn sông Hồng, xế dốc Hàng Than, đối diện với xã Tứ Liên, có thôn Bắc Cầu, xưa có tên là Đông Cầu (cầu phía Đông), tương truyền xưa là đầu cầu về phía Đông của cầu phao bắc qua sông Hồng sang Hà Nội[31]. Truyền thuyết này cũng phù hợp với sự thực lịch sử là ở thời Lý-Trần-Lê thỉnh thoảng có bắc cầu phao từ Đông Bộ Đầu qua bên tả ngạn sông Hồng để sang Kinh Bắc. Hai truyền thuyết kể trên là tá chứng, giúp thêm vào việc xác định vị trí Đông Bộ Đầu ở đầu dốc Hàng Than và dốc Hoè Nhai. Vị trí đó của Đông Bộ Đầu phù hợp với toàn bộ các tài liệu thư tịch đã dẫn ở trên.
*
Việc xác định vị trí Đông Bộ đầu như đã trình bày ở trên sẽ góp phần làm sáng tỏ hơn vấn đề vị trí của Hoàng thành Thăng Long thời Lý Trần. Mấy năm gần đây, trong giới sử học Việt Nam đã phổ biến quan niệm cho rằng Hoàng thành thời Lý Trần không phải ở vị trí thành Hà Nội thời Nguyễn mà là ở phía Tây thành Hà Nội thời Nguyễn. Về phía Đông nó chỉ đến vùng Quảng trường Ba Đình, đường Hùng Vương và đền Quán Thánh. Đến thời Lê, Hoàng thành mới xê dịch dần về phía Đông cho gần sông Hồng[32]. Theo ý chúng tôi, những chứng cớ mà các nhà nghiên cứu sử học và địa lý lịch sử đã nêu ra để bênh vực giả thuyết đó chưa được dồi dào và vững chắc. Nhân tìm hiểu vị trí Đông Bộ Đầu, chúng tôi mạnh dạn nêu lên một gợi ý sau đây: Theo Toàn thư và Việt sử lược, từ cửa Việt Thành ở bên trái điện Kính Thiên trong Hoàng thành đi ra là xuống bến Đông Bộ Đầu, ngược lại từ Đông Bộ Đầu đi vào theo cửa nách bên trái là đến thẳng Cấm thành. Vậy phải chăng Hoàng thành Thăng Long từ thời Lý Trần đã được xây dựng ở gần sông Hồng?. Tuy nhiên, đấy là một vấn đề phức tạp, cần tiếp tục đi sâu nghiên cứu thêm. Chúng tôi hy vọng sẽ đề cập đến vấn đề vị trí thành Thăng Long thời Lý Trần trong một bài nghiên cứu riêng.
(Bài in trên Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 77 (8/1965), tr.56-59)
[1] Xem Từ nguyên, Từ hải….
[2] Toàn thư, Bản kỷ, Q.4, 25b.
[3] Việt sử lược, Q.3, 19a, bản dịch của Nxb. Văn sử địa, Hà Nội, 1960, tr.176-177.
[4] Cương mục, Chính biên, Q.5, tờ 33 (Bản dịch của Ban Nghiên cứu Văn sử địa).
[5] Đào Duy Anh, Đất nước Việt Nam qua các đời, tr.176 đã đoán: “Triều Đông hẳn là bến Đông Bộ Đầu đời sau trên sông Hồng, trước thành Thăng Long”. Triều Đông bộ có lẽ có nghĩa là bến Đông chầu vào Kinh thành Thăng Long.
[6] Toàn thư, Bản kỷ, Q.4, 25b; Việt sử lược, Q.3, 14a (bản dịch, trang 165-166): Chữ “hữu” phải sửa là chữ “tả” . Tả là phía Đông.
[7] Việt sử lược, bản dịch, Sđd, tr.178.
[8] Việt sử lược, bản dịch, Sđd, tr.105, cũng xem các trang 146, 178, 183.
[9] Toàn thư, Q.6, 33b; Cương mục, Q.10, tờ 26.
[10] Việt sử lược, bản dịch, Sđd, tr.72; Toàn thư, Q.2, 5a.
[11] Việt sử lược, bản dịch, Sđd, tr.96, 113; Toàn thư, Q.3, 19a, b, 35b chép các cuộc đua thuyền ở đó năm 1080, 1118, 1119, 1123, 1130… Sau năm 1058 không thấy nói đến điện Hàm Quang nữa. Có thể điện Hàm Quang sau đổi là Linh Quang.
[12] Toàn thư, Q.5, 11a chép là "dời xây (di tạo) điện Linh Quang ở Đông Bộ Đầu”. Có thể là “tu tạo” (sửa lại) vì điện Linh Quang trên sông Hồng đã có từ thời Lý.
[13] Toàn thư, Q.5, 11a.
[14] Toàn thư, Q.6, 4b.
[15] Toàn thư, Q.11, 31a; Cương mục, Q.16, tờ 31.
[16] Toàn thư, Q.18, 18b; Cương mục, Q.31, tờ 17.
[17] Việt sử lược, bản dịch, Sđd, 193: “Vương Lê, Nguyễn cải đánh cầu nổi ở bến Triều Đông”; tr.194: “Bọn Đoàn Cấm người Hồng Châu (Hải Dương) đánh nhau với tướng nhà Trần là Phan Lân ở Chợ Dừa “thua chạy, qua cầu nổi ở bến Triều Đông mà về”.
[18] An Nam chí nguyên, Q.2; Đại Thanh nhất thống chí cũng chép như vậy.
[19] Toàn thư, Q.5, 23a.
[20] Toàn thư, Q.5, 22b.
[21] Toàn thư, Q.5, 44a.
[22] Toàn thư, Q.5, 45.
[23] An Nam chí lược, Q.4 (Việc Chinh thảo và vận lương).
[24] Toàn thư, Q.5, 25a có nói đến cầu Giang Khẩu, Q.5, 33b nói đến phường Giang Khẩu. Theo Vũ trung tuỳ bút (Nxb. Văn hoá, 1960), Giang Khẩu là Hà Khẩu.
[25] Toàn thư, Q.5, 48b.
[26] Toàn thư, Q.10, 23b; Cương mục, Q.13, tờ 29.
[27] Toàn thư, Q.10, 23b.
[28] Đăng khoa lục, Cương mục đều chép Hà Tông Mục người xã Tinh Thạch, huyện Thiên Lộc, đỗ Tiến sĩ khoa Mậu Thìn (1688), năm 1699 được thăng Tự khanh (Cương mục, Q.34, tờ 30, 46).
[29] Ký hiệu A.497 Thư viện Khoa học Trung ương.
[30] Xem Lược sử tên phố Hà Nội, Hà Nội, 1964, tr.253.
[31] Tài liệu do cụ Nguyễn Đình Mán, 72 tuổi, người thôn Bắc Cầu cung cấp. Các cố lão vùng đó đều nói thời xưa từ Hà Nội sang Bắc Ninh đều đi qua sông Cầu chứ không đi theo lối cầu Long Biên hiện nay.
[32] Trần Huy Bá, Thử bàn về vị trí thành Thăng Long đời Lý, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 6 (8/1959); Hoàng Xuân Chinh, Thử bàn về vị trí thành Thăng Long, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 9 (11/1959); Lịch sử thủ đô Hà Nội, Nxb. Sử học, 1960, tr.23, 58; Trần Hải Lượng, Bàn về địa giới thành Thăng Long, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 68 (11/1964), tr.15…
http://khoalichsu.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=160:xac-nh-a-im-ong-b-u-trn-quc-vng-v-tun-san&catid=25:bai-vit&Itemid=33
0o0
http://www.lichsuvietnam.vn/home.php?option=com_content&task=view&id=1202&Itemid=5
TRẬN BÌNH LỆ NGUYÊN (17-1-1258)
(Phân tích)
Bình Lệ Nguyên là trận đánh lớn đầu tiên của quân và dân nhà Trần được ghi lại trong sử sách kể từ khi quân Mông Cổ kéo vào xâm lược đất nước ta. Mặc dù chưa đánh bại được đạo quân xâm lược, không chặn đứng được cuộc tấn công của chúng nhưng trận Bình Lệ Nguyên đã làm cho kế hoạch tiến công của chúng bị thất bại ngay từ đầu. Lối đánh chớp nhoáng của đạo quân thiện chiến này không có được kết quả như chúng từng đạt được trong suốt nửa thế kỷ chinh phục các dân tộc ở nhiều nơi trên thế giới.
Đây là sự cảnh báo đầu tiên của quân dân Đại Việt đối với đạo quân Mông Cổ hung hãn đã từng làm mưa làm gió khắp tứ Á sang Âu : Cuộc chinh phục quốc gia Đại Việt không dễ dàng.
Đặc điểm nghệ thuật quân sự của trận Bình Lệ Nguyên là quân nhà trần đã biết rút lui đúng lúc để bảo toàn lực lượng tiếp tục kháng chiến.
Trước khi quân Mông Cổ xâm lược nước ta, quân dân thời Trần chưa 1 lần giao chiến nhưng cũng có được những thông tin về đạo quân hung bạo và thiện chiến này. Với ý thức tự chủ và quyết tâm bảo vệ chủ quyền dân tộc trước sự kẻ cả và ngông cuồng của những tên sứ giả Mông Cổ, nhà Trần đã không ngần ngại tống giam chúng vào ngục tỏ rõ ý chí độc lập tự chủ và kiên quyết phát động toàn dân đứng lên đánh giặc.
Biết được thế giặc, quân ta không quyết chiến với chúng ở ngay biên giới mà tổ chức đánh chặn từng bước. Khi những đạo quân phòng thủ của ta không chặn được cuộc tiến công của chúng, ta bèn lập các tuyến phòng ngự ở sâu trong nội địa chặn giặc và tiêu diệt chúng để bảo vệ kinh thành, và vua Trần Thái tông đã thân hành đốc chiến. “Vua thân đem 6 quân đi chống giặc”. (6 quân là các quân Thiên Thuộc,Thiên Chương, Thánh Dực, Chương Thánh, Thần Sách, Củng Thần. Đó là toàn bộ quân chủ lực nhà Trần lúc đó).
Bình Lệ Nguyên là chiến tuyến phòng ngự nằm ở phía bắc cách kinh đô không xa, trực tiếp bảo vệ kinh đô trước cuộc tiến công của quân xâm lược. Nhưng sau khi quân ta tiếp chiến, trước thế giặc đông và mạnh, nhận thấy nếu cứ tiếp tục giao chiến ta càng bất lợi nên Trần Thái Tông cùng các tướng lĩnh quyết định nghe theo lời khuyên sáng suốt của Lê tần, tạm lui quân để tránh nhuệ khí ban đầu của địch.
Việc quân ta rút khỏi Bình lệ Nguyên sau khi đã giáp chiến với quân Mông Cổ chứng tỏ khả năng phân tích đánh giá đúng thực lực ta và địch của những người chỉ huy cuộc chiến đấu, trong đó tiêu biểu là Lê Tần trước quân địch lớn mạnh. Ông đã biết lượng sức mình không dốc toàn lực rachống chọi, tránh quyết chiến trong điều kiện không có lợ khi cuộc chiến tranh mới bắt đầu, mà quyết định lui quân để tránh cái thế hăng hái ban đầu của quân Mông Cổ, nhằm bảo toàn lực lượng, tranh thủ thời gian, tạo nên thế có lôi cho ta để rồi từng bước tiêu diệt địch, giành thắng lợi cuối cùng
---
Trận Bình Lệ Nguyên và trận Đông Bộ Đầu trong kháng chiến lần thứ nhất chống quân Mông Cổ (1258)
Do biết rút lui đúng lúc nên vua Trần Thái Tông cùng lực lượng quân chủ lực của triều đình đã được bảo toàn. Điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với toàn bộ cuộc kháng chiến sau này.
Khi xâm lước nước ta, quân Mông cổ dùng chiến lược đánh nhanh thắng nhanh sở trường của chúng, phát huy thế áp đảo của đội kỵ binh thiện chiến, hy vọng sẽ tiêu diệt lực lượng quân sự của ta trong thời gian ngắn. Chiến lược này chúng đã thực hiện thành công ở nhiều nơi. Ý đồ đó cũng thể hiện rõ trong kế hoạch vượt sông của Ngột Lương Hợp Thai. Chúng muốn tiêu diệt quân chủ lực của ta ở đây nhằm nhanh chóng kết thúc thắng lợi cuộc xâm lược.
Về phía ta, lập trận địa phòng ngự ở Bình lệ Nguyên, nhà Trần muốn tận dụng sông Cà Lồ làm chiến hào chặn giặc, làm cho quân mã Mông Cổ không thể thi thố được tài năng. Quân ta quyết giao chiến ở Bình Lệ Nguyên, nhằm chặn không cho chúng kéo vào Thăng Long. Nếu rời bỏ trận địa là đồng nghĩa với bỏ ngỏ đường vào kinh thành. Một số tướng lĩnh muốn quyết chiến với quân xâm lược tại đây chính là như vậy. Nhưng nếu cứ tiếp tực chiến đấu, lực lượng của ta khó bảo toàn trước thế mạnh của kẻ thù. Trước tình hình hiểm nghèo, vua Trần Thái Tông cùng các tướng lĩnh đã quyết định lui quân.
Việc lui quân lúc này là cần thiết vì cuộc chiến đấu chống xâm lược mới giai đoạn đầu. Bộ Thống soái và quân chủ lực được bảo toàn sẽ là nền tảng để phát triển thế và lực đánh bại địch trong những giai đoạn sau. Đây là cách sử trí linh hoạt dũng cảm, và duy nhất đúng khi thực lực của ta chưa đủ mạnh và khả năng của ta chưa đáp ứng với yêu cầu và nhiệm vụ tác chiến đã định.
Trong khi thực hiện kế hoạch út lui, quan ta vẫn tích cực chiến đấu để tứng bước ngăn chặn tiêu hao sinh lực địch. Rời Bình Lệ Nguyên, vua tôi nhà Trần lui về Phủ Lỗ chỉ cách Bình Lệ khoảng 20 km. Tại Phủ Lỗ, quân nhà Trần đã cho phá xcầu và dàn trận ở bên sông tiếp tục chặn giặc. Khi quân giặc sang được bờ bên này, quân ta đã rút đi.
Cuộc rút lui của vua tôi nhà trần là cuộc rút lui tích cực. Quá trình rút lui vẫn là quá trình chiến đấu ngăn chặn địch. Rút lui để xoay chuyển tình thế, tìm 1 thế trận khác có lợi hơn, tạm thời nhường địch 1 bước, rồi đưa chúng vào thế bất lợi hơn.
Kế hoạch lui quân do Lê Tần đề xuất là sự mở đấu cho việc hình thành nên nghệ thuật chỉ đạo rút lui chiến lược của nhà Trần trong các cuộc kháng chiến sau này.
Đó là : Trước kẻ thù lớn mạnh đang muốn phát huy ưu thế muốn tiêu diệt quân chủ lực của ta và bắt sống bộ thống soái cuộc kháng chiến nhằm nhanh chóng kết thúc cuộc xâm lược. Ta chủ trương tránh những trận quyết chiến trong điều kiện không có lợi cho ta, quyết định rút lui chiến lược nhằm bảo toàn lực lượng, sau đó chuẩn bị thế và lực, tùy theo những điều kiện cụ thể tổ chức những đòn phản công chiến lược tiêu diệt địch, giành thắng lợi cuối cùng.
Tài năng, mưu trí và lòng dũng cảm của Lê Tần được triều đình ghi nhận. Trước quần thần, vua Trần Thái Tông nói :
“Nếu trẫm không có ngươi giúp sức, thì làm gì có được ngày hôm nay. Nhà ngươi nên cố gắng để cùng làm tròn sự nghiệp sau này”.
---
Quân Mông Cổ
Tranh trong bản thảo "Tập sử biên niên" của Ra-sít ut-Đin (1247-1318)
Về địa danh Bình Lệ Nguyên : đây là tên một bến sông Hồng, dưới ngã ba Hạc { Việt Trì ngày nay }. Theo nhà sử học Đào Duy Anh thì đây là huyện Bình Nguyên, đời Mạc đổi là Bình Tuyền sau lại đổi là Bình Xuyên tức huyện Bình Xuyên, Vĩnh Yên sau này. Nó nằm tại xã Tam Canh giáp giới giữa Vĩnh Yên và Phúc Yên ngày nay. Năm 1287 ông hoang Sáu { Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật } phục binh đánh quân Ai Lỗ từ Vân Nam kéo sang.
Thảo luận:Bình Lệ Nguyên
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Theo những dòng chữ của Wikipedia thì chính xác Bình Lệ Nguyên ngày nay thuộc về thị trấn Hương Canh - huyện Bình Xuyên - tỉnh Vĩnh Phúc. Tôi là một người dân sinh ra ở đây nên tôi khẳng định được thị trấn Hương Canh nằm giữa Vĩnh Yên - Phúc Yên. Cái này các bạn có thể đọc được trong quyển Lịch sử Lực lượng vũ trang Quân khu 2 (1946-2006), NXB Quân đội Nhân dân, năm 2006. Chương I mục 4. http://www.quansuvn.net/index.php?topic=144.0. Tác phẩm này cũng khẳng định trận đánh Bình Lệ Nguyên trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ 1 (1258) nay thuộc thị trấn Hương Canh - huyện Bình Xuyên - tỉnh Vĩnh Phúc.
http://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BA%A3o_lu%E1%BA%ADn:B%C3%ACnh_L%E1%BB%87_Nguy%C3%AAn
0o0
Vì sao quân nhà Trần đáng thắng được kị binh Nguyên trong cả 3 cuộc kháng chiến?
http://www.lichsuvn.info/forum/showthread.php?t=21489
0o0
Chiến tranh Nguyên Mông-Đại Việt
http://vi.wikipedia.org/wiki/Chi%E1%BA%BFn_tranh_Nguy%C3%AAn_M%C3%B4ng-%C4%90%E1%BA%A1i_Vi%E1%BB%87t
0o0
Thành Điếu Ngư
http://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90i%E1%BA%BFu_Ng%C6%B0
Thành cổ Điếu Ngư có diện tích khoảng 2,5 kilômét vuông. Nằm trên ngọn núi thấp cùng tên, phía nam sông Gia Lăng, được bao quanh là nước ở ba phía, nó nằm cách khoảng 5 km về phía đông của quận Hợp Xuyên (thành phố Trùng Khánh), gần nơi hợp lưu của các con sông Cừ, Phù và Gia Lăng
http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=100504
0o0
http://vi.wikipedia.org/wiki/Aju
Aju
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Aju (1227-1287, với các tên phiên âm Hán-Việt là A Truật, A Châu[cần dẫn nguồn]) là một tướng người Mông Cổ, con trai của Uriyangqatai[1] (hay Ngột Lương Hợp Thai), cháu của Subotai.
Năm 1253, Aju theo cha đánh bại Đại Lý.
Đầu năm 1258, Aju lại theo cha từ Đại Lý đánh vào Đại Việt. Aju được giao chỉ huy một đơn vị gồm 1000 quân kỵ cùng với một cách quân khác do Cacakdu chỉ huy thành lực lượng tiên phong đi dọc sông Hồng vào Đại Việt. Ngày 17 tháng 1 năm 1258, trong trận giáp chiến đầu tiên giữa quân Mông Cổ và quân Đại Việt tại Bình Lệ Nguyên (nay là Bình Xuyên, Phú Thọ), Aju chỉ huy một cánh quân đánh tập hậu quân Đại Việt. Trong trận này, Aju đã sai quân dùng tên bắn vào voi của đối phương, làm voi hoảng sợ lồng trở lại vào đội hình đối phương. Sau đó, Aju tham gia các trận giao chiến với quân Đại Việt tại Phù Lỗ cũng giành thắng lợi. Mặc dù chiếm được thành Thăng Long, nhưng đến ngày 29 tháng 1 năm 1258, tức chỉ 12 ngày sau trận giáp chiến đầu tiên, Aju cùng quân đội Mông Cổ đã bị quân Đại Việt đánh bật khỏi Thăng Long và sau đó phải rút lui về Vân Nam.[2]
Từ năm 1258, cha con Aju theo Hốt Tất Liệt và tham gia các trận đánh nhà Tống. Aju đã được giao 1 vạn quân và trong vòng chỉ 2 năm chiếm được 13 thành và diệt được 4 vạn quân Tống.
Năm 1260, Hốt Tất Liệt lên ngôi hoàng đế. Aju trở thành tướng chỉ huy lực lượng túc vệ của hoàng gia (Kheshig).
Năm 1261, Aju được cử đi đánh Liên Thủy. Liên tiếp các năm 1261-1275, ông truy kích lục quân và hải quân Tống. Năm 1273, ông sử dụng chiến thuật pháo binh của người Hồi giáo trong trận Tương Dương và hạ được Phàn Thành. Năm 1275, ông được cử làm thừa tướng của Trung thư tỉnh, là bộ tham mưu quân sự của Hốt Tất Liệt.
Khi Hốt Tất Liệt bị các hãn Mông Cổ khác tấn công, Aju được giao phòng thủ Beshbalik (nay là huyện Cát Mộc Tát Nhĩ, tỉnh Tân Cương, Trung Quốc) chống lại Hải Đô.
[sửa] Tham khảo
0o0
Trần Thái Tông (1218 – 1277) là vị vua đầu tiên của nhà Trần trong lịch sử Việt Nam. Ông ở ngôi hơn 32 năm (1225 - 1258), làm Thái thượng hoàng 19 năm.
http://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%E1%BA%A7n_Th%C3%A1i_T%C3%B4ng
0o0
Lực lượng
Quân đội của Uriyangqatai gồm kỵ binh Mông Cổ và quân sĩ người Di. Tổng cộng là cỡ 2,5 vạn. Tiên phong là tướng Aju và Cacakdu (Triệu Triệt Đô hay Triệt Triệt Đô). Ngoài ra, trong quân đội Mông Cổ còn có phò mã của Mông Cổ là Quaidu (Hoài Đô). Đi tiên phong là Đoàn Hưng Trí – vua Đại Lý đã đầu hàng[2]. Theo sách Nghệ thuật đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam thì quân Mông Cổ có khoảng 2 đến 3 vạn, cộng với 2 vạn quân Đại Lý đầu hàng, tổng số là khoảng 4 đến 5 vạn.
Quân Đại Việt, gồm quân cấm vệ và quân các lộ khoảng 10 vạn, có đủ các binh chủng bộ binh, kỵ binh, tượng binh và thủy binh đã được thao luyện chu đáo.
http://vi.wikipedia.org/wiki/Chi%E1%BA%BFn_tranh_Nguy%C3%AAn_M%C3%B4ng-%C4%90%E1%BA%A1i_Vi%E1%BB%87t_l%E1%BA%A7n_1
0o0
http://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%E1%BA%A7n_Qu%E1%BB%91c_Tu%E1%BA%A5n
0o0
http://vi.wikipedia.org/wiki/Chi%E1%BA%BFn_tranh_Nguy%C3%AAn_M%C3%B4ng-%C4%90%E1%BA%A1i_Vi%E1%BB%87t_l%E1%BA%A7n_1
Quân Mông Cổ tiến vào Đại Việt theo một đội hình cắt khúc và đều là bộ binh. Đội quân đi đầu được chia làm 2 cánh: một cánh tiến dọc sông Thao và một cánh tiến dọc sông Chảy. Cánh tiến theo hữu ngạn sông Thao do Cacakdu chỉ huy. Mỗi cánh gồm 1000 người. Theo sau là quân của Aju. Đạo quân có khối lượng lớn nhất và tiến cuối cùng do Uriyangqatai chỉ huy.
Quân Mông Cổ giáp trận quân Đại Việt do đích thân Trần Thái Tông (Trần Cảnh) chỉ huy tại Bình Lệ Nguyên (nay là huyện Bình Xuyên tỉnh Vĩnh Phúc). Đó là ngày 17 tháng 1 năm 1258[4].
Quân đội nhà Trần bày trận bên bờ sông đợi giặc. Quân Mông Cổ là những người sang sông. Uriyangqatai dặn Quaidu và viên tiên phong là Cacakdu[5]:
“ ..."...khi đã sang sông, đừng đánh chúng vội, chúng tất chống lại ...phò mã ...cắt hậu quân của chúng,... Cacakdu cướp lấy thuyền. Man quân nếu tan ...chạy ra bờ sông không có thuyền ... tất bị ta bắt." ”
Đó là một phương án tiến hành trận đánh nguy hiểm, với ý định làm đối phương vỡ trận, bị dồn ra bờ sông và bị kẹp chặt lại từ hai phía.
Nhưng Cacakdu vừa qua sông đã ập lại đánh ngay. Quân Trần thất lợi nhưng chủ động rút lui về Phù Lỗ. Bị bất tuân lệnh, Uriyangqatai nổi giận. Cacakdu uống thuốc độc tự sát[6].
Ngay ngày hôm sau, ngày 18 tháng 1 năm 1258, hai bên chạm trán một lần nữa tại Phù Lỗ. Hai bên đối mặt nhau qua một con sông (sông Cà Lồ) mà bày trận, quân Mông Cổ vẫn là người qua sông phá trận. Quân Trần vẫn tiếp tục thất lợi, nhưng một lần nữa, họ lại chủ động rút lui. Tuy vậy, cả hai trận này đều là những trận đánh lớn và khốc liệt. Ở trận thứ nhất, Trần Thái Tông chỉ chịu rút sau khi nghe lời khuyên của Lê Tần. Vừa khi vua xuống thuyền thì quân Mông Cổ ở trên bờ bắn tên xuống tới tấp, Lê Tần phải lấy ván thuyền che cho vua và bảo vệ vua chạy thoát.
Sau đó, quân Trần lại chủ động rút khỏi Thăng Long.
Chiếm được kinh đô chỉ sau hai trận đánh, nhưng kho tàng trống rỗng là vấn đề lớn đối với đội quân xâm lược. Những cuộc cướp bóc để kiếm lương ở vùng ngoại vi và phụ cận không có nhiều kết quả, chẳng những thế, những đám quân đi ăn cướp tài sản này còn hay bị chặn đánh.
[sửa] Quân Trần phản công
Nửa đêm ngày 28 tháng 1 năm 1258, từ nơi trú quân là Hoàng Giang[7], Trần Thái Tông cùng Thái tử Trần Hoảng ngược sông, bất ngờ đánh thẳng vào quân Mông Cổ[8].. Quân Mông Cổ cho rằng lực lượng quân Trần đã kiệt quệ sau trận thua đầu nên rất chủ quan, do đó khi bị tập kích đã không kịp trở tay, bị thua to. Sau khi bị phá tan tại Đông Bộ Đầu[9], quân Mông Cổ không giữ nổi Thăng Long nữa. Họ đồng loạt tháo chạy thẳng về Vân Nam.
Như khi mới tiến quân vào, quân Mông Cổ rút chạy theo dọc sông Thao, nhưng theo con đường bộ ở phía tả ngạn. Quân Mông rút lui quá nhanh, ngoài cả dự tính của nhà Trần khiến vua Trần chưa kịp bố trí lực lượng đón đánh. Tuy nhiên khi đến Quy Hóa (vùng Lào Cai, Yên Bái), quân Mông bị chủ trại là Hà Bổng – một thổ quan người Tày - tập kích kịch liệt. Trong số quân của Hà Bổng có những người Thái chạy từ nước Đại Lý vừa bị Mông Cổ diệt sang theo Đại Việt, muốn trả thù người Mông Cổ nên đã đánh rất hăng khiến quân Mông Cổ khốn đốn; chỉ vì số quân của Hà Bổng ít người nên thiệt hại của quân Mông Cổ không lớn[10].
Trên đường rút về, do sợ bị quân Trần truy đuổi đằng sau, quân Mông Cổ không cướp phá dân chúng, do đó người Việt mỉa mai gọi là "giặc Bụt". Nguyên sử chép trên tư thế "thiên triều" không chịu nhận thất bại, ghi rằng[11]:
Quan quân[12] chiếm được kinh thành nước Nam, ở lại 9 ngày, vì khí hậu nóng nực nên rút quân về. Lại sai sứ giả gọi Man vương Trần Nhật Cảnh[13] về, trả lại nước cho. Quan quân tuần tiễu... không cướp phá dân chúng, nên dân Man gọi là giặc Bụt
No comments:
Post a Comment