Bài viết được đăng lúc 11:02:20 AM, 26.09.2011
Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm - Ảnh: TL |
NGUYỄN KHOA ĐIỀM
Tìm hiểu diện mạo văn học một vùng đất là tìm hiểu những vấn đề gì?
Tìm hiểu diện mạo văn học một vùng đất là tìm hiểu những vấn đề gì?
Theo tôi, chính là tìm hiểu đội ngũ tác giả và tác phẩm của chính vùng đất ấy trong tương quan với đời sống văn học cả nước. Sở dĩ phải đặt vấn đề như vậy vì khó có thể cô lập một tác giả là của riêng của vùng đất này mà không thể là của một vùng đất khác hay của cả nước. Ví dụ: Tố Hữu, có một thời kỳ, ông là tác giả của Huế (Từ ấy) nhưng sau đó, là tác giả cả nước. Ngược lại, nhiều người làm thơ về Huế nhưng không phải tác giả của Thừa Thiên - Huế. Đúng ra, chỉ nên coi một người là tác giả của một vùng đất, khi họ có một thời gian gắn bó, “ăn chịu”, tập nhiễm “văn chương nết đất” của xứ sở ấy, rồi từ đó, góp phần làm nên máu thịt của một vùng văn học.
Nhưng diện mạo văn học không chỉ là tác giả - tác phẩm, cho dù đó là nhân tố chủ yếu nhất, mà còn cần tính đến công chúng văn học, thị trường văn học, mối quan hệ văn học và giới cầm quyền, việc giảng dạy, phổ biến văn học, hệ thống thông tin, xuất bản văn học, thư viện và ấn loát sách báo, các thư xã và hội đoàn văn học, các cơ quan nghiên cứu văn học và văn hóa, các Mạnh Thường Quân văn học…, nói chung là không gian văn hóa trên mảnh đất ấy.
Chỉ trong một không gian văn hóa cụ thể như vậy mới có thể nói đến một đời sống văn học thực sự. Đó là chưa nói đến mối quan hệ gần gũi của văn học với chính trị, nghệ thuật, tư tưởng, tôn giáo… vốn bao quanh và không ngừng tác động lên đời sống văn học.
*
Nếu coi Thừa Thiên - Huế trở về với sông núi Đại Việt là bắt đầu từ năm 1306, thì theo tiêu chí văn học trên, Thừa Thiên - Huế thực sự có một đời sống văn học có thể kể từ năm 1600, nghĩa là vào thời điểm Nguyễn Hoàng trở lại Thừa Thiên - Huế lần thứ hai với quyết tâm tách khỏi Bắc Hà, lập vùng cát cứ mới cho họ Nguyễn. Nhà sử học Trần Trọng Kim nhận định “Từ đấy trở đi, Nam Bắc phân biệt” (Việt Nam sử lược). Chính đời sống văn hóa tinh thần của giải đất Thuận Quảng sau năm 1600 đã định hình và khu biệt nhất định với văn học Thăng Long là cơ sở hình thành đời sống văn học ở Thừa Thiên - Huế cả về đội ngũ, chủ đề, bút pháp và tầm ảnh hưởng của nó. Trước năm 1600 không phải tại xứ Thuận Hóa không có thơ văn, nhưng những tên tuổi như Trương Hán Siêu, Nguyễn Phi Khanh, Đặng Tất, Đặng Dung, Bùi Dục Tài, Dương Văn An… trong các thời Trần, Hồ, Lê, Mạc chưa đủ làm nên một đời sống văn học, nhiều lắm chỉ gợi lên một số trang viết về một vùng biên viễn xa xôi, không ổn định.
Sau chuyến trở về lịch sử của Nguyễn Hoàng, và tiếp đó với quá trình sinh cơ lập nghiệp của 9 đời chúa Nguyễn, xứ Đàng Trong từ chỗ chỉ là vùng Thuận Quảng, sau hơn một thế kỷ, đã vươn dài đến toàn cõi Nam Bộ, mở rộng địa bàn sinh tụ của cả dân tộc.
Văn học Thừa Thiên - Huế ra đời cùng với quá trình hình thành thế đứng chính trị của chúa Nguyễn: lấy “Bắc cự Nam tiến” để sống còn, quyết liệt mưu sinh nhằm “vạn đại dung thân” và kiên trì tích lũy để xây dựng một vùng đất mới cả về chính trị, tư tưởng, kinh tế, văn hóa, sẵn sàng chấp nhận các sắc tộc, tôn giáo và lối sống khác biệt, rộng mở về nội trị (đón nhận Đào Duy Từ) chú trọng ngoại giao (chấp nhận người Hoa nhập cư, mở rộng thương cảng Hội An và Biên Hòa Gia Định), về khách quan là cổ vũ cho khát vọng sáng nghiệp của các thế hệ người Việt Nam và các nghệ sĩ của họ. Người ta không ngạc nhiên khi hàng loạt tài năng xứ Bắc đã lần lượt đến Huế mong góp phần cho sự phát triển mới của đất nước: từ Đào Duy Từ, Phan Huy Ích, Ngô Thời Nhiệm, cho đến Nguyễn Du, Cao Bá Quát, Bà Huyện Thanh Quan, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Văn Siêu, Phan Đình Phùng, Nguyễn Khuyến, Phan Huy Chú, sau đó là Nguyễn Trường Tộ, Phan Bội Châu, Nguyễn Thượng Hiền và tiếp đó là giới văn hóa, văn nhân hiện đại…, hình thành nên trung tâm văn học Thuận Hóa - một trong ba trung tâm văn hóa và văn học của cả nước.
Có thể nói trong buổi đầu của nó, văn học Thừa Thiên - Huế vừa bảo tồn những truyền thống văn học Lý Trần Lê trên nền tảng ý thức hệ Nho giáo và chủ nghĩa yêu nước cố hữu, vừa năng động tiến tới những giá trị mới trong thời cận đại giữa khung cảnh giao lưu Đông Nam Á và phương Tây đang mở ra (1).
Chính sự tiếp biến mạnh mẽ, không ngừng ở Đàng Trong đã làm cho Thừa Thiên - Huế nhanh chóng trở thành một thủ phủ vững mạnh, giàu sức sống cả về kinh tế và văn hóa của toàn xứ. Tại đây, sau 175 năm gần như cắt đứt với Bắc Hà đã định hình một không gian văn học mới mà Lê Quí Đôn - một đại diện của “áo mão triều đình”, khi đến đây làm hiệp trấn, đã tiếp quản một thư khố khá đồ sộ của chúa Nguyễn bỏ lại để lấy tư liệu biên soạn bộ “Phủ biên tạp lục” (Những ghi chép về việc vỗ yên vùng biên trấn) ít nhiều mang tính kiểm kê tài sản đất Nam Hà vừa thu được, đã phải ngạc nhiên thốt lên“hạt giống văn chương của cả một phương vẫn dằng dặc không dứt, thật là đáng khen lắm”. Và để chứng minh cho nhận định đó, Lê Quí Đôn cũng đã chép lại ít nhiều thơ văn của 5 tác giả: Nguyễn Cư Trinh, Nguyễn Quang Tiền, Nguyễn Đăng Thịnh, Mạc Thiên Tứ, Ngô Thế Lân. Tuy nhiên ông cũng đã bỏ qua không ít tác giả quan trọng của Đàng Trong mà trong đó phải kể đến ba người rất sáng giá là Đào Duy Từ - tác giả của những bài vãn nôm và có thể là tác giả tiên khu của các pho tuồng Đàng Trong nổi tiếng; Nguyễn Khoa Chiêm, tác giả “Nam Triều công nghiệp diễn chí”, một trong hai bộ tiểu thuyết chương hồi đầu tiên của nước ta và Phạm Lam Anh với tập thơ“Chiến cổ đường thi tập” mà theo bình luận đương thời thì tài năng không kém gì Hồ Xuân Hương cả. Rõ ràng Lê Quí Đôn vẫn không thoát khỏi thiên kiến vùng miền trong đánh giá văn học Đàng Trong. Bản thân chữ “Phủ biên” (vỗ yên vùng biên viễn) cũng đã ít nhiều cho thấy sắc thái chính trị của công trình nghiên cứu khá quan trọng này.
*
Tìm hiểu văn học Thừa Thiên - Huế không thể không tính đến quá trình vận động và biến đổi của Thừa Thiên - Huế trong lịch sử. Hơn 400 năm qua, địa bàn Thừa Thiên - Huế đã có 3 lần được sắp xếp lại đã tác động rõ rệt đến tầm vóc và vai trò của đời sống văn học của nó.
1. Thừa Thiên - Huế là thủ phủ của xứ Đàng Trong (Từ 1600 đến 1801) bao gồm thời các chúa Nguyễn và Tây Sơn (Nguyễn Huệ). Đặc điểm của thời kỳ này là:
Nổ ra chiến tranh Trịnh - Nguyễn trong 45 năm, dẫn đến chia cắt hai miền; tiếp đó là cuộc nổi dậy của Tây Sơn xóa bỏ cát cứ Trịnh Nguyễn, nhưng không bao lâu nhà Tây Sơn cũng sụp đổ, trả lại vương quyền cho các vua Nguyễn. Không thể tưởng tượng nỗi lầm than, khổ cực của nhân dân đến như thế nào. Tuy nhiên trên vùng đất mới cũng có những thời kỳ ổn định khá dài, tiềm lực nông nghiệp của đồng bằng Nam Bộ bổ sung cho kinh tế hàng hóa và thương mại phát triển, giao lưu hàng hóa giữa Đàng Trong và các nước khu vực tăng nhanh, theo đó giao lưu văn hóa, sinh hoạt tôn giáo khá nhộn nhịp. Lê Quí Đôn nhận xét: “Thuận Hóa được bình yên đã lâu, công tư đều dồi dào, mặc dùng tươi đẹp… Binh sĩ đều ngồi chiếu mây, dựa quả tựa hoa, ôm lò hương cổ, hãm chè hảo hạng, uống chén sứ bịt bạc và nhổ ống nhổ thau, đĩa bát ăn uống thì không cái gì là không phải hàng Bắc, một bữa cơm ba bát lớn. Đàn bà, con gái đều mặc áo the, là và hàng hoa, thêu hoa ở cổ tròn. Coi vàng bạc như cát, thóc gạo như bùn, xa xỉ rất mực”(2). Nhận xét đó giúp ta thấy sinh hoạt lối sống ở Thuận Hóa đã mang tính thị dân rõ rệt. Điều đáng chú ý là cơ hội nâng cao mức sống đã đến với binh sĩ và phụ nữ bình dân. Xu hướng tiêu dùng không dừng lại ở bền chắc, no đủ mà đã có phần “ăn ngon, mặc đẹp” thậm chí xa xỉ, chắc chắn ít nhiều liên hệ với tiêu dùng và lối sống nước ngoài. Xu hướng “Cư Nho mộ Thích” lan tràn trong quan lại và người có học. Chúa Nguyễn Phúc Chu cho mời hòa thượng Trung Quốc qua Thuận Hóa giảng đạo. Diễn xướng dân gian phát triển. Đền thờ mẫu mở ra nhiều nơi. Tuy giới quân nhân giữ vai trò cao nhưng nho sinh cũng được kính trọng. Thơ văn được in, khắc trên di tích và đồ dùng hàng ngày. Người Đàng Trong tâm tình phác thực, chuộng lối nghe - nhìn, văn chương thích gợi điều đạo lý hơn trau chuốt từ ngữ, nhưng cũng giàu những xúc cảm chân thành, mạnh mẽ. Văn học Thừa Thiên - Huế đã mang sắc thái đó.
2. Thừa Thiên - Huế là kinh đô cả nước, là điểm hội tụ quốc gia kéo dài trong gần 145 năm của Triều Nguyễn, mặc dầu trong 60 năm cuối cùng, dưới ách thống trị của Pháp, vương triều Nguyễn chỉ còn mang tính biểu trưng, giúp rập cho nền cai trị của chủ nghĩa thực dân.
Ở thời điểm trị vì của những ông vua đầu tiên, vương triều Nguyễn thực sự có công trong sự nghiệp thống nhất và ổn định quốc gia sau một chặng dài chia cắt và mở nước đầy rối ren, biến động. Việt Nam trở thành quốc gia lớn ở Đông Nam Á, có hai vùng châu thổ giàu có, chính thức xác lập chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa, thống nhất hành chính và luật pháp. Nhà sử học Trần Văn Giàu cho rằng: “Sự thống nhất về chính trị thúc đẩy sự phát triển về văn hóa rất nhiều”(3). Ngoài bộ máy thế quyền, mỗi làng xã trong cả nước đều có những vị thành hoàng bổn thổ được triều đình phong cấp ngôi vị làm người dẫn dắt tinh thần cho cộng đồng làng xóm. Một năm sau ngày lên ngôi, Gia Long cho mở Quốc Tử Giám tại Huế. Minh Mạng tổ chức thi Hội và lập Duyệt Thị Đường - nhà hát đầu tiên của triều đình để giữ gìn các chuẩn mực nghệ thuật trình diễn. Cuối đời, ông còn cho mở trường Tứ Dịch quán để dạy tiếng Xiêm, tiếng Pháp. Những bộ sử, bộ dư địa chí quan trọng được khởi thảo để hệ thống hóa lịch sử và địa lý dân tộc, xóa bỏ những khoảng trắng mơ hồ. Huế trở thành điểm hội tụ nhân tài ở cả hai miền. Tiếng nói chữ viết của dân tộc có một bước vận động mạnh mẽ, tiến nhanh từ chữ Hán, đến chữ Nôm rồi đến chữ Quốc ngữ qua thể thức hành chính, khoa cử và văn chương học thuật. Trong khi các bài thơ cổ điển được khắc họa dưới mái các cung điện thì ngoài dân gian, nhu cầu thưởng thức văn hóa nghệ thuật của công chúng tăng nhanh kéo theo sự phát triển của hội hè, gánh hát, tuồng tích, chuyện vè dân gian và những phương thức truyền bá sách vở hiện đại qua các trào lưu văn thân, Cần Vương, Duy Tân kể cả việc du nhập sách vở từ Hồng Công, Thượng Hải. Đáng chú ý là sự có mặt của người Pháp ở Đông Dương đã gây nên những biến đổi sâu xa trong lòng xã hội Việt Nam theo trào lưu canh tân, Âu hóa, gieo mầm nhân văn, dân chủ, độc lập, tự do, hóa giải một bước sức chi phối của văn hóa Trung Hoa để tiếp cận văn minh và tiến bộ của thế giới hiện đại. Trong bối cảnh đó cuộc tìm kiếm lý tưởng của những người cộng sản, đứng đầu là Nguyễn Ái Quốc đã được nhân dân chấp nhận, nhanh chóng tập hợp toàn dân đứng lên đuổi Pháp giành lại nền độc lập, xóa bỏ chủ nghĩa phong kiến lâu đời ở nước ta.
Đây là thời kỳ văn học Thừa Thiên - Huế mang tính đại diện rõ rệt cho văn học và văn hóa cả nước, vừa đông đảo về đội ngũ, vừa phong phú về thể tài, đa dạng về chủ đề, phong cách, sôi nổi những tìm kiếm mới, xuất hiện nhiều tài năng, nhiều cống hiến.
3. Từ năm 1945 trở lại đây, Huế trở thành tỉnh lỵ một tỉnh, nhưng vẫn giữ vị trí một trung tâm văn hóa, hình ảnh một cố đô lịch sử.
65 năm qua, với vị trí thành phố văn hóa - lịch sử, nơi có đội ngũ nhân sĩ và trí thức nhiều thế hệ, có hệ thống các trường đại học, trung học và trường nghệ thuật, một hệ thống di sản vật thể và phi vật thể được thế giới và quốc gia công nhận, những ngành nghề truyền thống khéo tay, mặc dù không còn vai trò trung tâm đất nước, Huế vẫn giữ được vị trí tiêu biểu cho xu hướng chính trị tinh thần và cốt cách văn hóa dân tộc đối với cả nước. Theo dõi phong trào đô thị Huế trước năm 1975 dễ nhận ra tiếng nói quan trọng của giới trí thức và sinh viên Huế đối với dư luận trong nước và quốc tế.
Những người viết văn, nghiên cứu và giảng dạy văn học ở Thừa Thiên - Huế trong những năm tháng đó được tập hợp từ nhiều nguồn: những tác giả thế hệ chống Pháp, thế hệ chống Mỹ, những nhà văn gắn bó với đời sống đô thị và phong trào đấu tranh đô thị, những nhà văn cầm bút sau ngày đất nước thống nhất. Dấu ấn rõ nét nhất ở các nhà văn Thừa Thiên - Huế từ 1945 trở lại đây là sự gần gũi của họ về ngôn ngữ tiếng Việt trong biểu đạt và tính xã hội trong chủ đề sáng tạo cho dù họ có thể rất khác nhau về chính kiến và quan niệm sống.
Một đội ngũ như thế là thực sự đa dạng, tạo được dáng vẻ riêng, không phải nơi nào cũng có được. Tuy nhiên trong sự đa dạng đó, do hoàn cảnh lịch sử, một số tác giả sống và viết trong lòng đô thị (chẳng hạn Bửu Kế, Túy Hồng, Đỗ Tốn, Nguyễn Thị Hoàng, Phan Nhất Nam, Trụ Vũ,…) chưa bao giờ được thống kê và đánh giá đầy đủ.
*
Một số đặc điểm làm nên vẻ riêng vốn có của văn học Thừa Thiên - Huế:
- Ra đời trong khung cảnh đất nước chia cắt rồi trở thành một trung tâm của văn học trung đại, văn học thừa Thiên - Huế gắn bó với dòng chảy lớn của nền văn học quốc gia cả về ý thức hệ và những định hướng lớn: chủ nghĩa yêu nước, tinh thần nhân văn, khát vọng thể hiện nhân cách và dân chủ, không ngừng đổi mới ngôn ngữ sáng tạo. Nó có vinh dự và may mắn tập hợp một đội ngũ tác giả rộng rãi mà nhiều người là đỉnh cao của văn chương Việt Nam trong từng thời kỳ: Nguyễn Du, Nguyễn Cư Trinh, Cao Bá Quát, Nguyễn Công Trứ, Đào Tấn, Miên Thẩm, Phan Bội Châu, Huỳnh Thúc Kháng, Phan Châu Trinh, Tố Hữu, Hải Triều, Đào Duy Anh, Hoài Thanh, Thanh Tịnh, Lưu Trọng Lư, Trần Thanh Mại,… tạo nên phong khí và sức ảnh hưởng nhiều mặt đến văn học trung đại và cận - hiện đại của nước nhà. Nó góp phần hình thành chất “Huế” tuy khó xác định nhưng không phải không rõ nét trong không gian văn hóa Huế. Tuy nhiên do nhiều biến động lịch sử và ách cai trị nặng nề của chủ nghĩa thực dân, một thị trường báo chí và văn chương hạn hẹp, nhiều tác giả ở Huế cũng chỉ có mặt với “giải đất hẹp” một thời gian, rồi cũng đi xa để kiếm sống và phát huy nghề nghiệp. Tình hình đó tiếp tục diễn biến cho đến ngày nay.
- Đáng chú ý là sự xuất hiện khá tập trung các tác giả thuộc giai tầng quý tộc - quan lại của triều đình Huế hình thành nên một dòng văn học cung đìnhcó vị trí và sức ảnh hưởng nhất định đến đời sống văn học cả nước vào nửa cuối thế kỷ 19 cần được nghiên cứu và xác định. Đó là các ông Miên, ông Hồng, ông Ưng, lớp con - cháu - chắt của vua Minh Mạng, vốn được học hành chu đáo nhưng phần lớn không được đi thi (theo qui định) và ra làm quan, nhưng sống khá giả nhờ bổng lộc triều đình và quyền thừa kế. Trừ một số thoái hóa trong lối sống nhàn rỗi, phần đông giữ được phong độ của tầng lớp quý tộc triều đình, giữ gìn gia phong, học phong theo ý thức hệ nho gia chính thống, lại được khuyến khích của các ông vua hiếu học như Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, họ đã tập hợp lại trong khuôn khổ gia tộc (Tôn Nhơn phủ), nhà trường (Quốc Tử Giám), thi xã (Mặc Vân thi xã) để cùng với các quan lại hay chữ trong triều thường xuyên xướng họa, phẩm bình, in ấn, lưu hành các thi tập, văn tập. Sinh hoạt văn học rộn ràng đến nỗi lôi cuốn cả các công chúa, hoàng nữ, nữ sử, cho đến giới tu hành cũng tham dự vào đời sống văn chương. Lật lại “Nguyễn Phúc tộc thế phả” cũng có thể đếm được vài chục người là các hoàng thân quốc thích có các văn tập, thi tập. Đáng kể nhất là anh em ruột nhà Tùng Thiện vương Miên Thẩm, Nguyệt Đình, Mai Am, Huệ Phố, rồi Tuy Lý vương Miên Trinh, Tương An quận vương Miên Bửu, Lạc Biên quận công Miên Khoan, Thọ Xuân vương Miên Định… cùng với các danh sĩ trong triều đình như Phan Đình Phùng, Nguyễn Hàm Ninh, Phan Thanh Giản, Cao Bá Quát, Trương Đăng Quế… làm nên danh tiếng một trào lưu văn học:
Văn như Siêu, Quát vô tiền Hán - Thi đáo Tùng, Tuy thất thịnh Đường
Đón sứ giả Trung Quốc Lao Sùng Quang vào Huế dự lễ phong vương cho mình, Tự Đức không quên cho thu thập các trước tác quan trọng của Nguyễn Cư Trinh, Miên Thẩm, Miên Trinh làm bộ “Phong nhã thống biên” để giới thiệu cái hay cái đẹp của văn chương Việt vào thời điểm đó. Điều đáng chú ý là giới văn nhân cung đình Việt Nam dẫu xuất thân là quý tộc, nhưng vốn am hiểu sâu xa truyền thống thi ca Phương Đông và trách nhiệm kẻ sĩ, đã không dừng lại ở lối viết chúc tụng, thù tạc, hưởng lạc một bề mà trong nhiều trang viết cũng đã nghiêng xuống “thương sinh”, cám cảnh với nạn nước và thân phận cay đắng của kẻ sĩ bất phùng thời. Đó cũng là nét khả thủ của văn học cung đình Huế.
Thử đọc bài “Cảm sự” của Miên Thẩm (qua bản dịch Dư Lê):
I.
Tai ách liền năm đến,
Giặc cướp bao giờ an?
Sắc xuân buồn rười rượi
Tin Nam toàn khóc than.
Chỉ huy dũng khí nhỏ,
Thành lớn bỏ giặc tràn.
Xoay trời cầu vua thánh,
Việc nước rối muôn vàn.
II.
Ùn ùn dân bỏ xóm,
Ầm ầm sóng kình vang.
Nuôi quân, đất kiệt sức,
Mưu nước, trời hoang mang.
Mong sao sớm quyết định
Triều đình vốn giỏi dang
Giữa khuya trở gối dậy,
Nhìn bèo, lệ rơi khan!
Một giọng thơ thế sự bi phẫn như thế không thể coi thường được.
Hay một bài “Vị nông ngâm” (Ngâm vịnh nhà nông) của Minh Mạng (qua bản dịch Hải Trung):
Đêm đón mưa vui trận trận qua,/ Hạt tuôn từng đợt gió ngân nga
Hắt hiu giá rét mùa xanh lá/ Lõm bõm đồng sâu áo bạc tà
Mặc ấm ghi ơn người dệt vải/ Ăn no nhớ nghĩa kẻ đồng xa
Bao đời trọng nỗi gian nan ấy/ Chẳng lúc nào ngơi tiếng ngợi ca.
Đó không phải là tiếng nói của một ông vua, mà là tiếng lòng của một nhà thơ thực sự.
Điều đáng tiếc là trong bộ Tổng tập Văn học Việt Nam khá đồ sộ do Nhà xuất bản Khoa học Xã hội ấn hành năm 1993, những tác giả hoàng gia Nguyễn chỉ có ba người được đưa vào hợp tuyển là Miên Thẩm, Mai Am, Huệ Phố, còn hàng loạt các tác giả khác, kể cả Miên Trinh, Minh Mạng, Tự Đức cũng bị gạt ra, cho thấy dòng văn học cung đình này không được nghiên cứu và giới thiệu đúng như vai trò của nó. Đó là một thiệt thòi cho văn học Việt Nam.
- Một đặc điểm khác đáng chú ý của văn học Thừa Thiên - Huế là thể loại kịch bản sân khấu tuồng rất phong phú. Từ thời các chúa Nguyễn (thế kỷ 17,18) kịch bản tuồng đã được lưu hành. Đến thế kỷ 19 thì sân khấu tuồng định hình với một phong trào viết tuồng sôi nổi trong nho sinh và những nhà danh gia vọng tộc, nhiều văn bản tuồng trở thành tác phẩm cổ điển của văn học đất nước. Có thể nói cùng với quốc gia bước vào thời kỳ cường thịnh, bộ máy cung đình ngày càng chính quy, bề thế, sinh hoạt xã hội đạt đến mức dồi dào nhất định thì nhu cầu giải trí, trao đổi tinh thần qua nghệ thuật sân khấu chính thống đã trở thành nhu cầu tất yếu của vua quan, giới có học và dân chúng. Khi công chúng đã say mê thì sân khấu trở thành bộ mặt chính của nghệ thuật và viết kịch bản sân khấu trở thành sinh hoạt văn học thu hút nhất. Ở Đàng Trong và một phần Đàng Ngoài, sân khấu tuồng thu hút sự hưởng ứng sáng tác, biểu diễn, thưởng thức từ thành thị đến thôn quê, cả triều đình và chốn hương đảng. Đó là hiện tượng có một không hai của văn học Việt Nam vào thế kỷ 19. Ở Pháp cũng có một thời đại bùng nổ của văn học sân khấu với những đại diện nổi tiếng như Racine, Corneille, Molière… làm nên diện mạo quan trọng của văn chương Pháp. Ở ta văn học tuồng chưa được chú ý nghiên cứu, người ta chỉ coi đó là công việc riêng của giới làm sân khấu. Giáo sư Hoàng Châu Ký từng khắc khoải: “Nếu không phát hiện, nghiên cứu và đánh giá đầy đủ về văn học Tuồng trong văn học sử Việt Nam thì không những thiệt thòi cho bộ phận văn học này mà còn là thiếu sót đối với một mảng lớn của văn học miền Nam trước đây”(4).
Nếu kết hợp hai bài báo của bà Đạm Phương viết năm 1923 và 1924 về tuồng hát An Nam và bài báo 1922 của ông Nguyễn Khoa Tùng chồng bà về văn chương quốc âm thì hai ông bà đều đánh giá cao đời sống văn chương tuồng hát ở kinh đô Huế kể từ thời các chúa Nguyễn, đến thời Trung hưng của Nguyễn Ánh ở miền Nam và đặc biệt là giai đoạn các vua Nguyễn, kể từ khi Minh Mạng lên ngôi (1920): “Đến như các Đức ông hoàng thời mỗi ngài đều có đặt một vài pho tuồng hết thảy. Đức ông Diên Khánh soạn pho tuồng“An Biên”; đức ông Nam Sách soạn pho “Bình Yên”; đức ông Trấn Biên soạn pho “Tạc Khống”. Triều Tự Đức ngài ngự chế ra pho “Vạn bửu trình tường”, pho “Gia ngẫu”, pho “Hạc lâm”, pho “Hàm hòa”; các quan như cụ Đào Đăng Tấn có soạn pho “Tứ quốc lai vương”, “Tứ dân”, “Tứ thú”, “Diễn võ đình” v.v… Ấy kể đại khái mà nghe, những pho tuồng có danh tiếng, chớ như lấy số mục mà kể, thời ngót có trăm bộ”(5). Không những soạn tuồng mà họ còn bỏ tiền ra xây sân khấu, nuôi đội hát trong nhà, chiều chuộng đào kép đến nỗi Hoàng Quang, tác giả “Hoài Nam ca khúc” đã lên tiếng chỉ trích “Ngọc vàng con hát, lấm bùn thằng dân”.
Theo tôi, trên một phương diện khác, giọng văn trong ngôn ngữ sân khấu tuồng cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến giọng thơ tự do của các nhà thơ mới, nhất là các nhà thơ miền Trung vốn bắt nhạy ngôn ngữ tuồng.
Vì những lý do trên cần đẩy mạnh hơn nữa việc sưu tầm và phát triển văn học sân khấu tuồng Huế - một di sản lớn của miền Trung và cả nước.
*
- Một điểm cũng cần lưu ý là sự tôn trọng và mềm dẻo trong đối xử về văn hóa và văn học của nhà cầm quyền dưới thời các chúa Nguyễn và vua Nguyễn đã ít nhiều mở đường cho sự phát triển văn học Đàng Trong và sau đó là cả nước đạt tới những sắc thái mới.
Ở Trung Quốc, đây là thời kỳ cai trị của nhà Thanh, một thời đại nồng nặc các vụ án văn tự. Chỉ chung quanh hai chữ Minh và Thanh biết bao người chết oan! Ở nước ta, tại kinh thành Thuận Hóa, rất ít những vụ án văn tự xảy ra. Nghe nói Tự Đức dọa đánh đòn Nguyễn Du vì câu “Dọc ngang nào biết trên đầu có ai” khi viết về Từ Hải. Nhưng cũng chỉ dọa cho vui chứ không cấm Truyện Kiều. Trên ngàn bài thơ mà nhiều bài “dễ động chạm” của Cao Bá Quát, kể cả khi ông nổi loạn chống Tự Đức, bị giết, cũng không hề bị cấm đoán tiêu hủy vì vậy đến nay còn giữ được khá nhiều thơ văn ông. Thơ văn Phan Đình Phùng, Phan Thanh Giản, Phan Bội Châu, Trần Quý Cáp…, những người đều “có chuyện” với triều đình nhưng cũng không bị hủy hoại.
Đào Duy Từ không sống nổi với Đàng Ngoài nhưng đến Đàng Trong thì được trọng vọng. Hoạt động sân khấu Đàng Ngoài là nghề nghiệp của tầng lớp dưới phục vụ tầng lớp trên, con hát bao đời bị coi rẻ, nhưng sân khấu tuồng ở Huế lại là công việc ưa thích, sang trọng của vua quan và giới có tiền, có học. Người Đàng Trong mua các loại tiểu thuyết chương hồi Trung Hoa khá sớm, phiên dịch rộng rãi cho mọi người xem, dịch Kinh Thánh cho tín đồ đọc, vì vậy các thể loại văn chương tự sự đến với báo chí và văn học miền Nam rất sớm, trong khi đó chúa Trịnh Đàng Ngoài ra nhiều sắc chỉ cấm đoán kể cả truyện nôm khuyết danh. Ở Huế, bên cạnh văn chương bác học dành cho người biết chữ, nhân dân thưởng thức văn học chủ yếu qua hình thức kể vè, Vân Tiên, Mụ Đội, Kinh Đô Thất Thủ…, không ít bài chế giễu vua quan, phê phán cung đình thối nát, chọc ghẹo cậu Tôn, cậu Ấm… Các câu ca dao, tiếu lâm cung đình, bình phẩm chính sự cũng nhiều nhưng cũng không thấy có biểu hiện gì bắt bớ, cấm đoán gay gắt. Ngôn ngữ thiền học đến với thơ văn Thừa Thiên - Huế khá sớm, kể từ thời Nguyễn Du, Miên Thẩm… làm nên vẻ đẹp riêng của văn chương đất thần kinh.
Tóm lại, sự quí trọng văn học và thái độ cởi mở đối với văn học nghệ thuật của nhà Nguyễn là điều đáng ghi nhận và nghiên cứu.
Với bốn đặc điểm trên có thể nói văn học Thừa Thiên - Huế từ rất sớm đã mang được tầm vóc xứng đáng và cốt cách khác biệt, riêng có của nó, làm nên dấu ấn và vẻ đẹp đóng góp vào đời sống văn chương đất nước. Vì những lẽ trên, theo tôi việc nghiên cứu có hệ thống về văn học Thừa Thiên - Huế, gắn với việc lưu niệm, giữ gìn hình ảnh hiện vật các văn nghệ sĩ Huế là điều đáng trông đợi.
N.K.Đ (271/09-11)
---------------
(1) Đọc thêm bài “Văn học Đàng Trong” của Cao Tự Thanh, trong “Văn học Việt Nam thế kỷ X - XIX, những vấn đề lí luận và lịch sử”, Trần Ngọc Vương chủ biên, Nxb Giáo dục, năm 2007, tr. 270 - 346.
(2) Phủ biên tạp lục, Lê Quí Đôn, Nxb Khoa học xã hội, 1977, tr.335.
(3) Địa chí Thừa Thiên - Huế (Phần lịch sử), Nxb Khoa học xã hội, 2005, tr.153.
(4) Tổng tập văn học Việt nam, tập 15A, Nxb Khoa học xã hội, 1994, tr.5
(5) Văn chương quốc âm, báo Hữu Thanh, số 20, ngày 15.5.1922.
Nhưng diện mạo văn học không chỉ là tác giả - tác phẩm, cho dù đó là nhân tố chủ yếu nhất, mà còn cần tính đến công chúng văn học, thị trường văn học, mối quan hệ văn học và giới cầm quyền, việc giảng dạy, phổ biến văn học, hệ thống thông tin, xuất bản văn học, thư viện và ấn loát sách báo, các thư xã và hội đoàn văn học, các cơ quan nghiên cứu văn học và văn hóa, các Mạnh Thường Quân văn học…, nói chung là không gian văn hóa trên mảnh đất ấy.
Chỉ trong một không gian văn hóa cụ thể như vậy mới có thể nói đến một đời sống văn học thực sự. Đó là chưa nói đến mối quan hệ gần gũi của văn học với chính trị, nghệ thuật, tư tưởng, tôn giáo… vốn bao quanh và không ngừng tác động lên đời sống văn học.
*
Nếu coi Thừa Thiên - Huế trở về với sông núi Đại Việt là bắt đầu từ năm 1306, thì theo tiêu chí văn học trên, Thừa Thiên - Huế thực sự có một đời sống văn học có thể kể từ năm 1600, nghĩa là vào thời điểm Nguyễn Hoàng trở lại Thừa Thiên - Huế lần thứ hai với quyết tâm tách khỏi Bắc Hà, lập vùng cát cứ mới cho họ Nguyễn. Nhà sử học Trần Trọng Kim nhận định “Từ đấy trở đi, Nam Bắc phân biệt” (Việt Nam sử lược). Chính đời sống văn hóa tinh thần của giải đất Thuận Quảng sau năm 1600 đã định hình và khu biệt nhất định với văn học Thăng Long là cơ sở hình thành đời sống văn học ở Thừa Thiên - Huế cả về đội ngũ, chủ đề, bút pháp và tầm ảnh hưởng của nó. Trước năm 1600 không phải tại xứ Thuận Hóa không có thơ văn, nhưng những tên tuổi như Trương Hán Siêu, Nguyễn Phi Khanh, Đặng Tất, Đặng Dung, Bùi Dục Tài, Dương Văn An… trong các thời Trần, Hồ, Lê, Mạc chưa đủ làm nên một đời sống văn học, nhiều lắm chỉ gợi lên một số trang viết về một vùng biên viễn xa xôi, không ổn định.
Sau chuyến trở về lịch sử của Nguyễn Hoàng, và tiếp đó với quá trình sinh cơ lập nghiệp của 9 đời chúa Nguyễn, xứ Đàng Trong từ chỗ chỉ là vùng Thuận Quảng, sau hơn một thế kỷ, đã vươn dài đến toàn cõi Nam Bộ, mở rộng địa bàn sinh tụ của cả dân tộc.
Văn học Thừa Thiên - Huế ra đời cùng với quá trình hình thành thế đứng chính trị của chúa Nguyễn: lấy “Bắc cự Nam tiến” để sống còn, quyết liệt mưu sinh nhằm “vạn đại dung thân” và kiên trì tích lũy để xây dựng một vùng đất mới cả về chính trị, tư tưởng, kinh tế, văn hóa, sẵn sàng chấp nhận các sắc tộc, tôn giáo và lối sống khác biệt, rộng mở về nội trị (đón nhận Đào Duy Từ) chú trọng ngoại giao (chấp nhận người Hoa nhập cư, mở rộng thương cảng Hội An và Biên Hòa Gia Định), về khách quan là cổ vũ cho khát vọng sáng nghiệp của các thế hệ người Việt Nam và các nghệ sĩ của họ. Người ta không ngạc nhiên khi hàng loạt tài năng xứ Bắc đã lần lượt đến Huế mong góp phần cho sự phát triển mới của đất nước: từ Đào Duy Từ, Phan Huy Ích, Ngô Thời Nhiệm, cho đến Nguyễn Du, Cao Bá Quát, Bà Huyện Thanh Quan, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Văn Siêu, Phan Đình Phùng, Nguyễn Khuyến, Phan Huy Chú, sau đó là Nguyễn Trường Tộ, Phan Bội Châu, Nguyễn Thượng Hiền và tiếp đó là giới văn hóa, văn nhân hiện đại…, hình thành nên trung tâm văn học Thuận Hóa - một trong ba trung tâm văn hóa và văn học của cả nước.
Có thể nói trong buổi đầu của nó, văn học Thừa Thiên - Huế vừa bảo tồn những truyền thống văn học Lý Trần Lê trên nền tảng ý thức hệ Nho giáo và chủ nghĩa yêu nước cố hữu, vừa năng động tiến tới những giá trị mới trong thời cận đại giữa khung cảnh giao lưu Đông Nam Á và phương Tây đang mở ra (1).
Chính sự tiếp biến mạnh mẽ, không ngừng ở Đàng Trong đã làm cho Thừa Thiên - Huế nhanh chóng trở thành một thủ phủ vững mạnh, giàu sức sống cả về kinh tế và văn hóa của toàn xứ. Tại đây, sau 175 năm gần như cắt đứt với Bắc Hà đã định hình một không gian văn học mới mà Lê Quí Đôn - một đại diện của “áo mão triều đình”, khi đến đây làm hiệp trấn, đã tiếp quản một thư khố khá đồ sộ của chúa Nguyễn bỏ lại để lấy tư liệu biên soạn bộ “Phủ biên tạp lục” (Những ghi chép về việc vỗ yên vùng biên trấn) ít nhiều mang tính kiểm kê tài sản đất Nam Hà vừa thu được, đã phải ngạc nhiên thốt lên“hạt giống văn chương của cả một phương vẫn dằng dặc không dứt, thật là đáng khen lắm”. Và để chứng minh cho nhận định đó, Lê Quí Đôn cũng đã chép lại ít nhiều thơ văn của 5 tác giả: Nguyễn Cư Trinh, Nguyễn Quang Tiền, Nguyễn Đăng Thịnh, Mạc Thiên Tứ, Ngô Thế Lân. Tuy nhiên ông cũng đã bỏ qua không ít tác giả quan trọng của Đàng Trong mà trong đó phải kể đến ba người rất sáng giá là Đào Duy Từ - tác giả của những bài vãn nôm và có thể là tác giả tiên khu của các pho tuồng Đàng Trong nổi tiếng; Nguyễn Khoa Chiêm, tác giả “Nam Triều công nghiệp diễn chí”, một trong hai bộ tiểu thuyết chương hồi đầu tiên của nước ta và Phạm Lam Anh với tập thơ“Chiến cổ đường thi tập” mà theo bình luận đương thời thì tài năng không kém gì Hồ Xuân Hương cả. Rõ ràng Lê Quí Đôn vẫn không thoát khỏi thiên kiến vùng miền trong đánh giá văn học Đàng Trong. Bản thân chữ “Phủ biên” (vỗ yên vùng biên viễn) cũng đã ít nhiều cho thấy sắc thái chính trị của công trình nghiên cứu khá quan trọng này.
*
Tìm hiểu văn học Thừa Thiên - Huế không thể không tính đến quá trình vận động và biến đổi của Thừa Thiên - Huế trong lịch sử. Hơn 400 năm qua, địa bàn Thừa Thiên - Huế đã có 3 lần được sắp xếp lại đã tác động rõ rệt đến tầm vóc và vai trò của đời sống văn học của nó.
1. Thừa Thiên - Huế là thủ phủ của xứ Đàng Trong (Từ 1600 đến 1801) bao gồm thời các chúa Nguyễn và Tây Sơn (Nguyễn Huệ). Đặc điểm của thời kỳ này là:
Nổ ra chiến tranh Trịnh - Nguyễn trong 45 năm, dẫn đến chia cắt hai miền; tiếp đó là cuộc nổi dậy của Tây Sơn xóa bỏ cát cứ Trịnh Nguyễn, nhưng không bao lâu nhà Tây Sơn cũng sụp đổ, trả lại vương quyền cho các vua Nguyễn. Không thể tưởng tượng nỗi lầm than, khổ cực của nhân dân đến như thế nào. Tuy nhiên trên vùng đất mới cũng có những thời kỳ ổn định khá dài, tiềm lực nông nghiệp của đồng bằng Nam Bộ bổ sung cho kinh tế hàng hóa và thương mại phát triển, giao lưu hàng hóa giữa Đàng Trong và các nước khu vực tăng nhanh, theo đó giao lưu văn hóa, sinh hoạt tôn giáo khá nhộn nhịp. Lê Quí Đôn nhận xét: “Thuận Hóa được bình yên đã lâu, công tư đều dồi dào, mặc dùng tươi đẹp… Binh sĩ đều ngồi chiếu mây, dựa quả tựa hoa, ôm lò hương cổ, hãm chè hảo hạng, uống chén sứ bịt bạc và nhổ ống nhổ thau, đĩa bát ăn uống thì không cái gì là không phải hàng Bắc, một bữa cơm ba bát lớn. Đàn bà, con gái đều mặc áo the, là và hàng hoa, thêu hoa ở cổ tròn. Coi vàng bạc như cát, thóc gạo như bùn, xa xỉ rất mực”(2). Nhận xét đó giúp ta thấy sinh hoạt lối sống ở Thuận Hóa đã mang tính thị dân rõ rệt. Điều đáng chú ý là cơ hội nâng cao mức sống đã đến với binh sĩ và phụ nữ bình dân. Xu hướng tiêu dùng không dừng lại ở bền chắc, no đủ mà đã có phần “ăn ngon, mặc đẹp” thậm chí xa xỉ, chắc chắn ít nhiều liên hệ với tiêu dùng và lối sống nước ngoài. Xu hướng “Cư Nho mộ Thích” lan tràn trong quan lại và người có học. Chúa Nguyễn Phúc Chu cho mời hòa thượng Trung Quốc qua Thuận Hóa giảng đạo. Diễn xướng dân gian phát triển. Đền thờ mẫu mở ra nhiều nơi. Tuy giới quân nhân giữ vai trò cao nhưng nho sinh cũng được kính trọng. Thơ văn được in, khắc trên di tích và đồ dùng hàng ngày. Người Đàng Trong tâm tình phác thực, chuộng lối nghe - nhìn, văn chương thích gợi điều đạo lý hơn trau chuốt từ ngữ, nhưng cũng giàu những xúc cảm chân thành, mạnh mẽ. Văn học Thừa Thiên - Huế đã mang sắc thái đó.
2. Thừa Thiên - Huế là kinh đô cả nước, là điểm hội tụ quốc gia kéo dài trong gần 145 năm của Triều Nguyễn, mặc dầu trong 60 năm cuối cùng, dưới ách thống trị của Pháp, vương triều Nguyễn chỉ còn mang tính biểu trưng, giúp rập cho nền cai trị của chủ nghĩa thực dân.
Ở thời điểm trị vì của những ông vua đầu tiên, vương triều Nguyễn thực sự có công trong sự nghiệp thống nhất và ổn định quốc gia sau một chặng dài chia cắt và mở nước đầy rối ren, biến động. Việt Nam trở thành quốc gia lớn ở Đông Nam Á, có hai vùng châu thổ giàu có, chính thức xác lập chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa, thống nhất hành chính và luật pháp. Nhà sử học Trần Văn Giàu cho rằng: “Sự thống nhất về chính trị thúc đẩy sự phát triển về văn hóa rất nhiều”(3). Ngoài bộ máy thế quyền, mỗi làng xã trong cả nước đều có những vị thành hoàng bổn thổ được triều đình phong cấp ngôi vị làm người dẫn dắt tinh thần cho cộng đồng làng xóm. Một năm sau ngày lên ngôi, Gia Long cho mở Quốc Tử Giám tại Huế. Minh Mạng tổ chức thi Hội và lập Duyệt Thị Đường - nhà hát đầu tiên của triều đình để giữ gìn các chuẩn mực nghệ thuật trình diễn. Cuối đời, ông còn cho mở trường Tứ Dịch quán để dạy tiếng Xiêm, tiếng Pháp. Những bộ sử, bộ dư địa chí quan trọng được khởi thảo để hệ thống hóa lịch sử và địa lý dân tộc, xóa bỏ những khoảng trắng mơ hồ. Huế trở thành điểm hội tụ nhân tài ở cả hai miền. Tiếng nói chữ viết của dân tộc có một bước vận động mạnh mẽ, tiến nhanh từ chữ Hán, đến chữ Nôm rồi đến chữ Quốc ngữ qua thể thức hành chính, khoa cử và văn chương học thuật. Trong khi các bài thơ cổ điển được khắc họa dưới mái các cung điện thì ngoài dân gian, nhu cầu thưởng thức văn hóa nghệ thuật của công chúng tăng nhanh kéo theo sự phát triển của hội hè, gánh hát, tuồng tích, chuyện vè dân gian và những phương thức truyền bá sách vở hiện đại qua các trào lưu văn thân, Cần Vương, Duy Tân kể cả việc du nhập sách vở từ Hồng Công, Thượng Hải. Đáng chú ý là sự có mặt của người Pháp ở Đông Dương đã gây nên những biến đổi sâu xa trong lòng xã hội Việt Nam theo trào lưu canh tân, Âu hóa, gieo mầm nhân văn, dân chủ, độc lập, tự do, hóa giải một bước sức chi phối của văn hóa Trung Hoa để tiếp cận văn minh và tiến bộ của thế giới hiện đại. Trong bối cảnh đó cuộc tìm kiếm lý tưởng của những người cộng sản, đứng đầu là Nguyễn Ái Quốc đã được nhân dân chấp nhận, nhanh chóng tập hợp toàn dân đứng lên đuổi Pháp giành lại nền độc lập, xóa bỏ chủ nghĩa phong kiến lâu đời ở nước ta.
Đây là thời kỳ văn học Thừa Thiên - Huế mang tính đại diện rõ rệt cho văn học và văn hóa cả nước, vừa đông đảo về đội ngũ, vừa phong phú về thể tài, đa dạng về chủ đề, phong cách, sôi nổi những tìm kiếm mới, xuất hiện nhiều tài năng, nhiều cống hiến.
3. Từ năm 1945 trở lại đây, Huế trở thành tỉnh lỵ một tỉnh, nhưng vẫn giữ vị trí một trung tâm văn hóa, hình ảnh một cố đô lịch sử.
65 năm qua, với vị trí thành phố văn hóa - lịch sử, nơi có đội ngũ nhân sĩ và trí thức nhiều thế hệ, có hệ thống các trường đại học, trung học và trường nghệ thuật, một hệ thống di sản vật thể và phi vật thể được thế giới và quốc gia công nhận, những ngành nghề truyền thống khéo tay, mặc dù không còn vai trò trung tâm đất nước, Huế vẫn giữ được vị trí tiêu biểu cho xu hướng chính trị tinh thần và cốt cách văn hóa dân tộc đối với cả nước. Theo dõi phong trào đô thị Huế trước năm 1975 dễ nhận ra tiếng nói quan trọng của giới trí thức và sinh viên Huế đối với dư luận trong nước và quốc tế.
Những người viết văn, nghiên cứu và giảng dạy văn học ở Thừa Thiên - Huế trong những năm tháng đó được tập hợp từ nhiều nguồn: những tác giả thế hệ chống Pháp, thế hệ chống Mỹ, những nhà văn gắn bó với đời sống đô thị và phong trào đấu tranh đô thị, những nhà văn cầm bút sau ngày đất nước thống nhất. Dấu ấn rõ nét nhất ở các nhà văn Thừa Thiên - Huế từ 1945 trở lại đây là sự gần gũi của họ về ngôn ngữ tiếng Việt trong biểu đạt và tính xã hội trong chủ đề sáng tạo cho dù họ có thể rất khác nhau về chính kiến và quan niệm sống.
Một đội ngũ như thế là thực sự đa dạng, tạo được dáng vẻ riêng, không phải nơi nào cũng có được. Tuy nhiên trong sự đa dạng đó, do hoàn cảnh lịch sử, một số tác giả sống và viết trong lòng đô thị (chẳng hạn Bửu Kế, Túy Hồng, Đỗ Tốn, Nguyễn Thị Hoàng, Phan Nhất Nam, Trụ Vũ,…) chưa bao giờ được thống kê và đánh giá đầy đủ.
*
Một số đặc điểm làm nên vẻ riêng vốn có của văn học Thừa Thiên - Huế:
- Ra đời trong khung cảnh đất nước chia cắt rồi trở thành một trung tâm của văn học trung đại, văn học thừa Thiên - Huế gắn bó với dòng chảy lớn của nền văn học quốc gia cả về ý thức hệ và những định hướng lớn: chủ nghĩa yêu nước, tinh thần nhân văn, khát vọng thể hiện nhân cách và dân chủ, không ngừng đổi mới ngôn ngữ sáng tạo. Nó có vinh dự và may mắn tập hợp một đội ngũ tác giả rộng rãi mà nhiều người là đỉnh cao của văn chương Việt Nam trong từng thời kỳ: Nguyễn Du, Nguyễn Cư Trinh, Cao Bá Quát, Nguyễn Công Trứ, Đào Tấn, Miên Thẩm, Phan Bội Châu, Huỳnh Thúc Kháng, Phan Châu Trinh, Tố Hữu, Hải Triều, Đào Duy Anh, Hoài Thanh, Thanh Tịnh, Lưu Trọng Lư, Trần Thanh Mại,… tạo nên phong khí và sức ảnh hưởng nhiều mặt đến văn học trung đại và cận - hiện đại của nước nhà. Nó góp phần hình thành chất “Huế” tuy khó xác định nhưng không phải không rõ nét trong không gian văn hóa Huế. Tuy nhiên do nhiều biến động lịch sử và ách cai trị nặng nề của chủ nghĩa thực dân, một thị trường báo chí và văn chương hạn hẹp, nhiều tác giả ở Huế cũng chỉ có mặt với “giải đất hẹp” một thời gian, rồi cũng đi xa để kiếm sống và phát huy nghề nghiệp. Tình hình đó tiếp tục diễn biến cho đến ngày nay.
- Đáng chú ý là sự xuất hiện khá tập trung các tác giả thuộc giai tầng quý tộc - quan lại của triều đình Huế hình thành nên một dòng văn học cung đìnhcó vị trí và sức ảnh hưởng nhất định đến đời sống văn học cả nước vào nửa cuối thế kỷ 19 cần được nghiên cứu và xác định. Đó là các ông Miên, ông Hồng, ông Ưng, lớp con - cháu - chắt của vua Minh Mạng, vốn được học hành chu đáo nhưng phần lớn không được đi thi (theo qui định) và ra làm quan, nhưng sống khá giả nhờ bổng lộc triều đình và quyền thừa kế. Trừ một số thoái hóa trong lối sống nhàn rỗi, phần đông giữ được phong độ của tầng lớp quý tộc triều đình, giữ gìn gia phong, học phong theo ý thức hệ nho gia chính thống, lại được khuyến khích của các ông vua hiếu học như Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, họ đã tập hợp lại trong khuôn khổ gia tộc (Tôn Nhơn phủ), nhà trường (Quốc Tử Giám), thi xã (Mặc Vân thi xã) để cùng với các quan lại hay chữ trong triều thường xuyên xướng họa, phẩm bình, in ấn, lưu hành các thi tập, văn tập. Sinh hoạt văn học rộn ràng đến nỗi lôi cuốn cả các công chúa, hoàng nữ, nữ sử, cho đến giới tu hành cũng tham dự vào đời sống văn chương. Lật lại “Nguyễn Phúc tộc thế phả” cũng có thể đếm được vài chục người là các hoàng thân quốc thích có các văn tập, thi tập. Đáng kể nhất là anh em ruột nhà Tùng Thiện vương Miên Thẩm, Nguyệt Đình, Mai Am, Huệ Phố, rồi Tuy Lý vương Miên Trinh, Tương An quận vương Miên Bửu, Lạc Biên quận công Miên Khoan, Thọ Xuân vương Miên Định… cùng với các danh sĩ trong triều đình như Phan Đình Phùng, Nguyễn Hàm Ninh, Phan Thanh Giản, Cao Bá Quát, Trương Đăng Quế… làm nên danh tiếng một trào lưu văn học:
Văn như Siêu, Quát vô tiền Hán - Thi đáo Tùng, Tuy thất thịnh Đường
Đón sứ giả Trung Quốc Lao Sùng Quang vào Huế dự lễ phong vương cho mình, Tự Đức không quên cho thu thập các trước tác quan trọng của Nguyễn Cư Trinh, Miên Thẩm, Miên Trinh làm bộ “Phong nhã thống biên” để giới thiệu cái hay cái đẹp của văn chương Việt vào thời điểm đó. Điều đáng chú ý là giới văn nhân cung đình Việt Nam dẫu xuất thân là quý tộc, nhưng vốn am hiểu sâu xa truyền thống thi ca Phương Đông và trách nhiệm kẻ sĩ, đã không dừng lại ở lối viết chúc tụng, thù tạc, hưởng lạc một bề mà trong nhiều trang viết cũng đã nghiêng xuống “thương sinh”, cám cảnh với nạn nước và thân phận cay đắng của kẻ sĩ bất phùng thời. Đó cũng là nét khả thủ của văn học cung đình Huế.
Thử đọc bài “Cảm sự” của Miên Thẩm (qua bản dịch Dư Lê):
I.
Tai ách liền năm đến,
Giặc cướp bao giờ an?
Sắc xuân buồn rười rượi
Tin Nam toàn khóc than.
Chỉ huy dũng khí nhỏ,
Thành lớn bỏ giặc tràn.
Xoay trời cầu vua thánh,
Việc nước rối muôn vàn.
II.
Ùn ùn dân bỏ xóm,
Ầm ầm sóng kình vang.
Nuôi quân, đất kiệt sức,
Mưu nước, trời hoang mang.
Mong sao sớm quyết định
Triều đình vốn giỏi dang
Giữa khuya trở gối dậy,
Nhìn bèo, lệ rơi khan!
Một giọng thơ thế sự bi phẫn như thế không thể coi thường được.
Hay một bài “Vị nông ngâm” (Ngâm vịnh nhà nông) của Minh Mạng (qua bản dịch Hải Trung):
Đêm đón mưa vui trận trận qua,/ Hạt tuôn từng đợt gió ngân nga
Hắt hiu giá rét mùa xanh lá/ Lõm bõm đồng sâu áo bạc tà
Mặc ấm ghi ơn người dệt vải/ Ăn no nhớ nghĩa kẻ đồng xa
Bao đời trọng nỗi gian nan ấy/ Chẳng lúc nào ngơi tiếng ngợi ca.
Đó không phải là tiếng nói của một ông vua, mà là tiếng lòng của một nhà thơ thực sự.
Điều đáng tiếc là trong bộ Tổng tập Văn học Việt Nam khá đồ sộ do Nhà xuất bản Khoa học Xã hội ấn hành năm 1993, những tác giả hoàng gia Nguyễn chỉ có ba người được đưa vào hợp tuyển là Miên Thẩm, Mai Am, Huệ Phố, còn hàng loạt các tác giả khác, kể cả Miên Trinh, Minh Mạng, Tự Đức cũng bị gạt ra, cho thấy dòng văn học cung đình này không được nghiên cứu và giới thiệu đúng như vai trò của nó. Đó là một thiệt thòi cho văn học Việt Nam.
- Một đặc điểm khác đáng chú ý của văn học Thừa Thiên - Huế là thể loại kịch bản sân khấu tuồng rất phong phú. Từ thời các chúa Nguyễn (thế kỷ 17,18) kịch bản tuồng đã được lưu hành. Đến thế kỷ 19 thì sân khấu tuồng định hình với một phong trào viết tuồng sôi nổi trong nho sinh và những nhà danh gia vọng tộc, nhiều văn bản tuồng trở thành tác phẩm cổ điển của văn học đất nước. Có thể nói cùng với quốc gia bước vào thời kỳ cường thịnh, bộ máy cung đình ngày càng chính quy, bề thế, sinh hoạt xã hội đạt đến mức dồi dào nhất định thì nhu cầu giải trí, trao đổi tinh thần qua nghệ thuật sân khấu chính thống đã trở thành nhu cầu tất yếu của vua quan, giới có học và dân chúng. Khi công chúng đã say mê thì sân khấu trở thành bộ mặt chính của nghệ thuật và viết kịch bản sân khấu trở thành sinh hoạt văn học thu hút nhất. Ở Đàng Trong và một phần Đàng Ngoài, sân khấu tuồng thu hút sự hưởng ứng sáng tác, biểu diễn, thưởng thức từ thành thị đến thôn quê, cả triều đình và chốn hương đảng. Đó là hiện tượng có một không hai của văn học Việt Nam vào thế kỷ 19. Ở Pháp cũng có một thời đại bùng nổ của văn học sân khấu với những đại diện nổi tiếng như Racine, Corneille, Molière… làm nên diện mạo quan trọng của văn chương Pháp. Ở ta văn học tuồng chưa được chú ý nghiên cứu, người ta chỉ coi đó là công việc riêng của giới làm sân khấu. Giáo sư Hoàng Châu Ký từng khắc khoải: “Nếu không phát hiện, nghiên cứu và đánh giá đầy đủ về văn học Tuồng trong văn học sử Việt Nam thì không những thiệt thòi cho bộ phận văn học này mà còn là thiếu sót đối với một mảng lớn của văn học miền Nam trước đây”(4).
Nếu kết hợp hai bài báo của bà Đạm Phương viết năm 1923 và 1924 về tuồng hát An Nam và bài báo 1922 của ông Nguyễn Khoa Tùng chồng bà về văn chương quốc âm thì hai ông bà đều đánh giá cao đời sống văn chương tuồng hát ở kinh đô Huế kể từ thời các chúa Nguyễn, đến thời Trung hưng của Nguyễn Ánh ở miền Nam và đặc biệt là giai đoạn các vua Nguyễn, kể từ khi Minh Mạng lên ngôi (1920): “Đến như các Đức ông hoàng thời mỗi ngài đều có đặt một vài pho tuồng hết thảy. Đức ông Diên Khánh soạn pho tuồng“An Biên”; đức ông Nam Sách soạn pho “Bình Yên”; đức ông Trấn Biên soạn pho “Tạc Khống”. Triều Tự Đức ngài ngự chế ra pho “Vạn bửu trình tường”, pho “Gia ngẫu”, pho “Hạc lâm”, pho “Hàm hòa”; các quan như cụ Đào Đăng Tấn có soạn pho “Tứ quốc lai vương”, “Tứ dân”, “Tứ thú”, “Diễn võ đình” v.v… Ấy kể đại khái mà nghe, những pho tuồng có danh tiếng, chớ như lấy số mục mà kể, thời ngót có trăm bộ”(5). Không những soạn tuồng mà họ còn bỏ tiền ra xây sân khấu, nuôi đội hát trong nhà, chiều chuộng đào kép đến nỗi Hoàng Quang, tác giả “Hoài Nam ca khúc” đã lên tiếng chỉ trích “Ngọc vàng con hát, lấm bùn thằng dân”.
Theo tôi, trên một phương diện khác, giọng văn trong ngôn ngữ sân khấu tuồng cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến giọng thơ tự do của các nhà thơ mới, nhất là các nhà thơ miền Trung vốn bắt nhạy ngôn ngữ tuồng.
Vì những lý do trên cần đẩy mạnh hơn nữa việc sưu tầm và phát triển văn học sân khấu tuồng Huế - một di sản lớn của miền Trung và cả nước.
*
- Một điểm cũng cần lưu ý là sự tôn trọng và mềm dẻo trong đối xử về văn hóa và văn học của nhà cầm quyền dưới thời các chúa Nguyễn và vua Nguyễn đã ít nhiều mở đường cho sự phát triển văn học Đàng Trong và sau đó là cả nước đạt tới những sắc thái mới.
Ở Trung Quốc, đây là thời kỳ cai trị của nhà Thanh, một thời đại nồng nặc các vụ án văn tự. Chỉ chung quanh hai chữ Minh và Thanh biết bao người chết oan! Ở nước ta, tại kinh thành Thuận Hóa, rất ít những vụ án văn tự xảy ra. Nghe nói Tự Đức dọa đánh đòn Nguyễn Du vì câu “Dọc ngang nào biết trên đầu có ai” khi viết về Từ Hải. Nhưng cũng chỉ dọa cho vui chứ không cấm Truyện Kiều. Trên ngàn bài thơ mà nhiều bài “dễ động chạm” của Cao Bá Quát, kể cả khi ông nổi loạn chống Tự Đức, bị giết, cũng không hề bị cấm đoán tiêu hủy vì vậy đến nay còn giữ được khá nhiều thơ văn ông. Thơ văn Phan Đình Phùng, Phan Thanh Giản, Phan Bội Châu, Trần Quý Cáp…, những người đều “có chuyện” với triều đình nhưng cũng không bị hủy hoại.
Đào Duy Từ không sống nổi với Đàng Ngoài nhưng đến Đàng Trong thì được trọng vọng. Hoạt động sân khấu Đàng Ngoài là nghề nghiệp của tầng lớp dưới phục vụ tầng lớp trên, con hát bao đời bị coi rẻ, nhưng sân khấu tuồng ở Huế lại là công việc ưa thích, sang trọng của vua quan và giới có tiền, có học. Người Đàng Trong mua các loại tiểu thuyết chương hồi Trung Hoa khá sớm, phiên dịch rộng rãi cho mọi người xem, dịch Kinh Thánh cho tín đồ đọc, vì vậy các thể loại văn chương tự sự đến với báo chí và văn học miền Nam rất sớm, trong khi đó chúa Trịnh Đàng Ngoài ra nhiều sắc chỉ cấm đoán kể cả truyện nôm khuyết danh. Ở Huế, bên cạnh văn chương bác học dành cho người biết chữ, nhân dân thưởng thức văn học chủ yếu qua hình thức kể vè, Vân Tiên, Mụ Đội, Kinh Đô Thất Thủ…, không ít bài chế giễu vua quan, phê phán cung đình thối nát, chọc ghẹo cậu Tôn, cậu Ấm… Các câu ca dao, tiếu lâm cung đình, bình phẩm chính sự cũng nhiều nhưng cũng không thấy có biểu hiện gì bắt bớ, cấm đoán gay gắt. Ngôn ngữ thiền học đến với thơ văn Thừa Thiên - Huế khá sớm, kể từ thời Nguyễn Du, Miên Thẩm… làm nên vẻ đẹp riêng của văn chương đất thần kinh.
Tóm lại, sự quí trọng văn học và thái độ cởi mở đối với văn học nghệ thuật của nhà Nguyễn là điều đáng ghi nhận và nghiên cứu.
Với bốn đặc điểm trên có thể nói văn học Thừa Thiên - Huế từ rất sớm đã mang được tầm vóc xứng đáng và cốt cách khác biệt, riêng có của nó, làm nên dấu ấn và vẻ đẹp đóng góp vào đời sống văn chương đất nước. Vì những lẽ trên, theo tôi việc nghiên cứu có hệ thống về văn học Thừa Thiên - Huế, gắn với việc lưu niệm, giữ gìn hình ảnh hiện vật các văn nghệ sĩ Huế là điều đáng trông đợi.
N.K.Đ (271/09-11)
---------------
(1) Đọc thêm bài “Văn học Đàng Trong” của Cao Tự Thanh, trong “Văn học Việt Nam thế kỷ X - XIX, những vấn đề lí luận và lịch sử”, Trần Ngọc Vương chủ biên, Nxb Giáo dục, năm 2007, tr. 270 - 346.
(2) Phủ biên tạp lục, Lê Quí Đôn, Nxb Khoa học xã hội, 1977, tr.335.
(3) Địa chí Thừa Thiên - Huế (Phần lịch sử), Nxb Khoa học xã hội, 2005, tr.153.
(4) Tổng tập văn học Việt nam, tập 15A, Nxb Khoa học xã hội, 1994, tr.5
(5) Văn chương quốc âm, báo Hữu Thanh, số 20, ngày 15.5.1922.
No comments:
Post a Comment