Bài viết được đăng lúc 10:48:21 AM, 26.09.2011
Phan Kế Bính - Ảnh: vietthuc.org |
THI THOẠI
Nhân 90 năm ngày mất Phan Kế Bính (1921– 2011)
Phan Kế Bính hiệu là Bưu Văn, bút danh Liên Hồ Tử, người làng Thụy Khuê (làng Bưởi), huyện Hoàng Long, nay thuộc quận Tây Hồ, Hà Nội, thọ 46 tuổi (1875 - 1921).
Nhân 90 năm ngày mất Phan Kế Bính (1921– 2011)
Phan Kế Bính hiệu là Bưu Văn, bút danh Liên Hồ Tử, người làng Thụy Khuê (làng Bưởi), huyện Hoàng Long, nay thuộc quận Tây Hồ, Hà Nội, thọ 46 tuổi (1875 - 1921).
Năm 1906, 31 tuổi, ông thi Hương, đỗ cử nhân Hán học nhưng không ra làm quan mà sớm bước chân vào làng báo từ năm 1907, cộng tác với Đăng cổ tùng báo,Lục tỉnh tân văn... phụ trách các phần Hán văn, dịch thuật, biên khảo. Ông là nhân vật trọng yếu trong ban biên tập “Đông Dương tạp chí”, chuyên giới thiệu tư tưởng, văn hóa, văn học Việt Nam và Trung Quốc. Từ đó, ông liên tục hoạt động trên lĩnh vực văn hóa, báo chí. Kể từ khi thi đỗ cử nhân Hán học đến khi qua đời, tuy chỉ có 15 năm nhưng ông đã để lại cho hậu thế một di sản văn hóa lớn. Từ năm 1907, ông đã hoàn thành bản dịch bộ tiểu thuyết lịch sử nổi tiếng của Trung Quốc “Tam quốc diễn nghĩa”, tiếp đó là các bản dịch “Đại Nam điển lệ toát yếu” (1915 - 1916), “Đại Nam nhất thống chí” (1916), “Việt Nam khai quốc chí truyện” (1917), “Đại Nam liệt truyện tiền biên, chính biên” (1918 - 1919). Ông là tác giả của sách truyện ký “Nam Hải dị nhân” (1909), “Hưng Đạo Đại Vương truyện” (1912), sách nghiên cứu “Văn học Việt Hán văn khảo” (1918). Đặc biệt, cuốn sách nghiên cứu “Việt Nam phong tục” (1915) đã đưa ông vào hàng các nhà văn hóa học sớm nhất Việt Nam.
Chỉ một chuyện ông viết sách Việt Nam phong tục đề cập đến văn minh nước nhà nhưng lại cổ súy cho đàn bà để răng trắng vào năm 1915 thì đã thấy ông thật là một con người đổi mới: “Đàn ông răng trắng thì chẳng sao, chớ đàn bà nhà tử tế bây giờ mà răng trắng thì coi khí ngộ một đôi chút. Nhưng lâu dần cũng phải quen mắt, có lẽ quen mắt rồi thì trắng lại đẹp hơn đen nhiều.”
Cách ông dẫn dắt vấn đề như thế là phong thái chủ đạo trong cuốn Việt Nam phong tục, đó là một công trình nghiên cứu nghiêm túc, không đơn thuần miêu tả, dễ dàng nhận ra ở đó một thái độ khoa học, thẳng thắn mà khoan hòa. Trước khi bảo vệ hay đả phá một vấn đề nào đó thì ông luôn trình bày thật cặn kẽ cho người đọc hiểu thật kỹ, sau đó mới đưa ra ý kiến riêng, tình lí chỉnh chu, không bao giờ bàn đến một vấn đề gì mà tỏ ra chưa hiểu đến nơi đến chốn. Điều đó thật khác xa với những kẻ chạy đua thời cuộc, công kích để tỏ ra ta đây là tiến bộ nhưng thực chất lại vô trách nhiệm. Việt Nam đầu thế kỷ XX, người ta sống với rất nhiều tệ đoan, lớn nhất là các tục lệ “xôi thịt”, “một miếng giữa làng” mà tranh giành chút sĩ diện hảo. Lại thêm chuộng hình thức đạo đức giả, ma chay thì con cái đua nhau khóc lóc, thuê cả người ngoài về kêu gào lăn lộn để làng nước nghe thấy nhằm tỏ ra mình là con nhà hiếu thảo. Ông đả phá thẳng thừng những tệ đoan đó, như trong cách ông bàn đến đồng bóng: “Than ôi, đạo phù thủy cũng là đạo đồng cốt; còn thịnh hành ngày nào thì dân trí còn ngu dốt ngày ấy.” Mấy năm gần đây các nhà xuất bản đều in lại đến hàng vạn bản cuốn Việt Nam phong tục của Phan Kế Bính, phần nào đáp ứng nhu cầu “phú quí sinh lễ nghĩa” của công chúng, bên cạnh đó cuốn sách cũng giúp cho công chúng suy cổ mà chiêm nghiệm, xem cái gì hay thì giữ, dở thì không theo.
Một việc khác, trong cuốn Việt Nam phong tục, tác giả cũng có những kiến giải súc tích về việc buôn bán. Ông chỉ ra rằng việc buôn bán của ta không được thịnh vượng bằng các nước khác là bởi: một là không coi trọng nghề buôn bán, phần nhiều chỉ nô nức về đường công danh. Hai là vì bản tính nhút nhát không dám đi xa, cái gì cũng chờ người ta mang đến tận nơi rồi mua tranh bán cướp với nhau. Ba là không có lòng thành thật, của thì một nhưng nói thách lên mười, “nhờ cái sơ ý của người ta mà kiếm ăn”, tính đoàn kết phường hội không có, mở hội này hội khác công việc chưa thành đã đem lòng ngờ vực nhau, nghi người ăn bớt, sinh ra chán, hội mau tan. Bốn là không có lòng kiên nhẫn, buôn bán động hơi thấy lỗ vốn một chút hoặc hơi vấp váp điều gì thì ngã lòng ngay. Năm là vì ưa phù hoa, lấy sĩ diện với ngoài, “buôn bán hơi được khá khá phát tài, đã vội đổi ngay bộ dáng cũ, cửa nhà trang hoàng rực rỡ, quần nọ áo kia, xe xe ngựa ngựa, coi ra dáng đại phú gia rồi. Chí khí nông nổi như vậy thì tích lũy làm sao cho nên một vốn lớn…”
Và ông đau đáu: “Ít lâu nay đã có người hiểu cách buôn bán là trọng, lập nên công này, việc khác cũng đã ra tuồng và cũng đã được hưởng những lợi quyền sung sướng ở trong việc buôn bán. Song nghìn người mới có được một vài người, chớ phần nhiều vì vẫn u u mê mê như trước mà dẫu có muốn mở mang cũng không có lòng thành tín và lòng kiên nhẫn để cho nên một cuộc hay.
Than ôi! Việc lí tài chung của một nước, trọng nhất là sự buôn bán. Đường buôn bán có thịnh thì nước mới thịnh, đường buôn bán mà suy thì nước cũng suy. Thử xem như các nước cường thịnh bây giờ nước nào không có tàu đi buôn đi nhiều nơi. Nước nào là nước không có hiệu buôn lập nhiều chốn, có đâu lại lạ như nước ta, không được một chuyến tàu nào xuất dương, một cửa hàng nào ở ngoại quốc, vậy mà cứ muốn vinh dự như các nước, thì vinh làm sao được?”
Những điều Phan Kế Bính nói cách đây gần thế kỷ, nhưng vẫn cứ là bài học mới mẻ dành cho các nhà doanh nghiệp hiện nay.
Nên nhớ cũng vào thời buổi đó, Tú Xương còn quặn thắt với sự thay đổi “ném bút lông đi, lấy bút chì”, “…Vẳng nghe tiếng ếch bên tai/ Giật mình còn tưởng tiếng ai gọi đò”... Thế mới thấy tư tưởng của Phan Kế Bính là tân thời, là đổi mới rất sớm.
*
Là học giả uyên thâm, dĩ nhiên Phan Kế Bính quan tâm đến văn chương. Nhân kỷ niệm 90 năm ngày mất của ông, xin dẫn lại một bài viết ngắn, giọng văn thật trong sáng, ngõ hầu giúp bạn đọc yêu văn chương hiểu thêm về một con người có tư tưởng đổi mới cách đây đã gần một thế kỷ:
Văn chương là gì?
Ta trông lên bầu trời trăng sao vằng vặc, sông Ngân hà lấp lánh, lúc cầu vồng mọc, khi áng mây bay, bóng ráng chiều hôm, cơn mưa buổi sớm, làm cho vui mắt ta, cái ấy gọi là văn chương của bầu trời.
Ta nhìn xem dưới đất, ngọn núi kia cao chót vót, khúc sông nọ chảy quanh co, chỗ rừng núi, nơi đầm lầy, cây cổ thụ um tùm, đám cỏ hoa sặc sỡ, nào thành nào quách, nào tháp nào chùa, nào đám đồn điền cây cối tốt tươi, nào chỗ thị thành lâu đài san sát, làm cho sướng mắt ta gọi là văn chương của trái đất.
Ta xem trong sách, nghe lời nghị luận của những bậc thánh hiền, xem các bài trước tác của các nhà văn sĩ, câu văn, giọng nói, khúc hát, điệu ca, êm như tiếng đàn tiếng địch, vang như tiếng sáo tiếng chuông, làm cho vui tai ta, sướng dạ ta, gọi là văn chương của loài người.
Văn là gì? Văn là vẻ đẹp. Chương là gì? Chương là vẻ sáng. Lời nói của người ta tựa như có vẻ đẹp, vẻ sáng cho nên gọi là văn chương.”
T.T
(271/09-11)
Chỉ một chuyện ông viết sách Việt Nam phong tục đề cập đến văn minh nước nhà nhưng lại cổ súy cho đàn bà để răng trắng vào năm 1915 thì đã thấy ông thật là một con người đổi mới: “Đàn ông răng trắng thì chẳng sao, chớ đàn bà nhà tử tế bây giờ mà răng trắng thì coi khí ngộ một đôi chút. Nhưng lâu dần cũng phải quen mắt, có lẽ quen mắt rồi thì trắng lại đẹp hơn đen nhiều.”
Cách ông dẫn dắt vấn đề như thế là phong thái chủ đạo trong cuốn Việt Nam phong tục, đó là một công trình nghiên cứu nghiêm túc, không đơn thuần miêu tả, dễ dàng nhận ra ở đó một thái độ khoa học, thẳng thắn mà khoan hòa. Trước khi bảo vệ hay đả phá một vấn đề nào đó thì ông luôn trình bày thật cặn kẽ cho người đọc hiểu thật kỹ, sau đó mới đưa ra ý kiến riêng, tình lí chỉnh chu, không bao giờ bàn đến một vấn đề gì mà tỏ ra chưa hiểu đến nơi đến chốn. Điều đó thật khác xa với những kẻ chạy đua thời cuộc, công kích để tỏ ra ta đây là tiến bộ nhưng thực chất lại vô trách nhiệm. Việt Nam đầu thế kỷ XX, người ta sống với rất nhiều tệ đoan, lớn nhất là các tục lệ “xôi thịt”, “một miếng giữa làng” mà tranh giành chút sĩ diện hảo. Lại thêm chuộng hình thức đạo đức giả, ma chay thì con cái đua nhau khóc lóc, thuê cả người ngoài về kêu gào lăn lộn để làng nước nghe thấy nhằm tỏ ra mình là con nhà hiếu thảo. Ông đả phá thẳng thừng những tệ đoan đó, như trong cách ông bàn đến đồng bóng: “Than ôi, đạo phù thủy cũng là đạo đồng cốt; còn thịnh hành ngày nào thì dân trí còn ngu dốt ngày ấy.” Mấy năm gần đây các nhà xuất bản đều in lại đến hàng vạn bản cuốn Việt Nam phong tục của Phan Kế Bính, phần nào đáp ứng nhu cầu “phú quí sinh lễ nghĩa” của công chúng, bên cạnh đó cuốn sách cũng giúp cho công chúng suy cổ mà chiêm nghiệm, xem cái gì hay thì giữ, dở thì không theo.
Một việc khác, trong cuốn Việt Nam phong tục, tác giả cũng có những kiến giải súc tích về việc buôn bán. Ông chỉ ra rằng việc buôn bán của ta không được thịnh vượng bằng các nước khác là bởi: một là không coi trọng nghề buôn bán, phần nhiều chỉ nô nức về đường công danh. Hai là vì bản tính nhút nhát không dám đi xa, cái gì cũng chờ người ta mang đến tận nơi rồi mua tranh bán cướp với nhau. Ba là không có lòng thành thật, của thì một nhưng nói thách lên mười, “nhờ cái sơ ý của người ta mà kiếm ăn”, tính đoàn kết phường hội không có, mở hội này hội khác công việc chưa thành đã đem lòng ngờ vực nhau, nghi người ăn bớt, sinh ra chán, hội mau tan. Bốn là không có lòng kiên nhẫn, buôn bán động hơi thấy lỗ vốn một chút hoặc hơi vấp váp điều gì thì ngã lòng ngay. Năm là vì ưa phù hoa, lấy sĩ diện với ngoài, “buôn bán hơi được khá khá phát tài, đã vội đổi ngay bộ dáng cũ, cửa nhà trang hoàng rực rỡ, quần nọ áo kia, xe xe ngựa ngựa, coi ra dáng đại phú gia rồi. Chí khí nông nổi như vậy thì tích lũy làm sao cho nên một vốn lớn…”
Và ông đau đáu: “Ít lâu nay đã có người hiểu cách buôn bán là trọng, lập nên công này, việc khác cũng đã ra tuồng và cũng đã được hưởng những lợi quyền sung sướng ở trong việc buôn bán. Song nghìn người mới có được một vài người, chớ phần nhiều vì vẫn u u mê mê như trước mà dẫu có muốn mở mang cũng không có lòng thành tín và lòng kiên nhẫn để cho nên một cuộc hay.
Than ôi! Việc lí tài chung của một nước, trọng nhất là sự buôn bán. Đường buôn bán có thịnh thì nước mới thịnh, đường buôn bán mà suy thì nước cũng suy. Thử xem như các nước cường thịnh bây giờ nước nào không có tàu đi buôn đi nhiều nơi. Nước nào là nước không có hiệu buôn lập nhiều chốn, có đâu lại lạ như nước ta, không được một chuyến tàu nào xuất dương, một cửa hàng nào ở ngoại quốc, vậy mà cứ muốn vinh dự như các nước, thì vinh làm sao được?”
Những điều Phan Kế Bính nói cách đây gần thế kỷ, nhưng vẫn cứ là bài học mới mẻ dành cho các nhà doanh nghiệp hiện nay.
Nên nhớ cũng vào thời buổi đó, Tú Xương còn quặn thắt với sự thay đổi “ném bút lông đi, lấy bút chì”, “…Vẳng nghe tiếng ếch bên tai/ Giật mình còn tưởng tiếng ai gọi đò”... Thế mới thấy tư tưởng của Phan Kế Bính là tân thời, là đổi mới rất sớm.
*
Là học giả uyên thâm, dĩ nhiên Phan Kế Bính quan tâm đến văn chương. Nhân kỷ niệm 90 năm ngày mất của ông, xin dẫn lại một bài viết ngắn, giọng văn thật trong sáng, ngõ hầu giúp bạn đọc yêu văn chương hiểu thêm về một con người có tư tưởng đổi mới cách đây đã gần một thế kỷ:
Văn chương là gì?
Ta trông lên bầu trời trăng sao vằng vặc, sông Ngân hà lấp lánh, lúc cầu vồng mọc, khi áng mây bay, bóng ráng chiều hôm, cơn mưa buổi sớm, làm cho vui mắt ta, cái ấy gọi là văn chương của bầu trời.
Ta nhìn xem dưới đất, ngọn núi kia cao chót vót, khúc sông nọ chảy quanh co, chỗ rừng núi, nơi đầm lầy, cây cổ thụ um tùm, đám cỏ hoa sặc sỡ, nào thành nào quách, nào tháp nào chùa, nào đám đồn điền cây cối tốt tươi, nào chỗ thị thành lâu đài san sát, làm cho sướng mắt ta gọi là văn chương của trái đất.
Ta xem trong sách, nghe lời nghị luận của những bậc thánh hiền, xem các bài trước tác của các nhà văn sĩ, câu văn, giọng nói, khúc hát, điệu ca, êm như tiếng đàn tiếng địch, vang như tiếng sáo tiếng chuông, làm cho vui tai ta, sướng dạ ta, gọi là văn chương của loài người.
Văn là gì? Văn là vẻ đẹp. Chương là gì? Chương là vẻ sáng. Lời nói của người ta tựa như có vẻ đẹp, vẻ sáng cho nên gọi là văn chương.”
T.T
(271/09-11)
No comments:
Post a Comment