"Để chất vấn Thủ tướng thì phải mất nhiều thời gian, công sức để chuẩn bị hơn. Tiếc là không đến lượt" - ĐB Triệu Thị Bình nhớ lại.
"Lúc ấy không hiểu ĐBQH làm gì"
Cách đây 8 năm, chị vào QH khi mới 25 tuổi, cảm giác lúc ấy của chị thế nào, có bị choáng ngợp trước các vị đại biểu giàu kinh nghiệm, nhiều vị là giáo sư, tiến sĩ không?
Bỡ ngỡ nhiều lắm, vì không hiểu làm ĐBQH là làm cái gì. Trải qua 1 - 2 kỳ họp, tôi mới bắt đầu làm quen được với môi trường làm việc của QH.
Nhưng lúc ấy tôi vẫn nghĩ rằng, đã là ĐBQH, dù già hay trẻ, dù nhiều kinh nghiệm hay còn non trẻ thì trách nhiệm đều như nhau.
Mình là đại biểu dân tộc thì mình sẽ xuất phát từ những nguyện vọng chính đáng của người dân địa phương quê mình, xem những vấn đề nào chính đáng nhất thì lắng nghe, chắt lọc, cố gắng truyền đạt nguyện vọng của người dân quê mình đến QH.
Tôi chỉ nghĩ làm thế nào đó có thể đóng góp được chút gì đó cho cử tri ở địa phương mình một cách cụ thể, thiết thực nhất, còn những việc vĩ mô thì thôi, các bác có kinh nghiệm hơn cứ góp ý trước, mình lắng nghe, tiếp thu, để hoàn thiện hơn và để kỳ tiếp theo góp ý được nhiều và tốt hơn. Mình còn cả quãng đời phía trước để cống hiến.
Con đường trở thành ĐBQH của chị bằng phẳng và thuận lợi không?
Tôi thấy mình rất may mắn vì nhờ cơ cấu thành phần ĐBQH như dân tộc, nữ, trẻ, rồi trình độ học vấn. Chiếu theo các tiêu chuẩn thì tôi đều đáp ứng được. Vậy là trở thành ĐBQH. Chứ quả tình trước đó cũng không hình dung ra trở thành đại biểu như thế nào, làm gì.
Chị có nhớ câu chất vấn đầu tiên của chị ở Hội trường?
Đó là lần chất vấn Bộ trưởng Y tế Trần Thị Trung Chiến về dịch cúm Sars. Tôi run lắm, vì hôm ấy tường thuật trực tiếp. Mặc dù rất "sợ", nhưng vì trọng trách đại biểu đã nhận với dân, nên mình phải mạnh dạn thôi. Mình nghĩ thế nào, băn khoăn điều gì thì hỏi điều đó.
Hình như khóa trước (khóa XI), đại biểu Triệu Thị Bình năng phát biểu hơn khóa này, tại sao khóa này chị lại ít nói hơn như vậy?
Thực ra tôi cũng chưa có tổng hợp, thống kê nào về tần suất phát biểu của mình trên hội trường, nhưng tôi luôn tâm niệm mỗi kì họp mình đều phải tham gia phát biểu, ít nhất là trong các phiên thảo luận góp ý dự án luật ở tổ. Còn đúng là khóa này trên Hội trường tôi chưa chất vấn lần nào.
2 kỳ họp gần đây tôi mắc bận đi học, nên cũng có phần ít xuất hiện hơn trên truyền hình, báo chí.
Chị đã bao giờ chất vấn Thủ tướng chưa?
Đã có lần đăng ký chất vấn Thủ tướng về vấn đề lạm phát năm 2006, nhưng không đến lượt vì nhiều đại biểu muốn chất vấn Thủ tướng quá. Tất nhiên là chất vấn các bộ trưởng thì đỡ căng thẳng hơn chất vấn thủ tướng, vì dù sao cũng là người đứng đầu cả nước. Để chất vấn Thủ tướng thì phải mất nhiều thời gian, công sức để chuẩn bị hơn. Tiếc là không đến lượt.
Thế còn đi tiếp xúc cử tri? Có bao giờ cử tri thử thách chị bằng những câu hỏi hóc búa?
Tôi nhớ một lần đi tiếp xúc cử tri vận động bầu cử khóa XII. Tôi bị hỏi ghê gớm lắm vì còn trẻ, lại có kinh nghiệm đã làm ĐB khóa trước. Họ chất vấn trực tiếp và chỉ định chính xác tôi phải trả lời cho được thì họ mới bầu cho. Lúc ấy tôi cũng thấy run ghê lắm, vì trên Hội trường, mình chất vấn các bộ trưởng mình biết rồi, giờ đến lượt mình bị chất vấn. Lúc ấy mình chỉ biết cố gắng trả lời bằng hết khả năng của mình.
Kết thúc buổi tiếp xúc, ra về mà tôi vẫn thấy cử tri vừa chất vấn gay gắt mình đứng đợi ở cửa hội trường. Tôi tiến lại gần, bắt tay, cảm ơn và có nói thêm rằng tôi suy nghĩ như vậy và trả lời thẳng thắn như vậy, không biết bác có nhất trí hay không. Bác cử tri nghiêm giọng: "Được, tôi thấy trả lời thế là được". Tôi thở phào nhẹ nhõm.
Mang con gái 2 tháng tuổi đi họp QH
Làm ĐBQH có ảnh hưởng gì tới công tác chuyên môn và cuộc sống gia đình của chị không?
Cũng mất thời gian đầu khi tôi hay phải vắng mặt vì đi họp, thì cũng thiệt thòi khi xét thi đua, bình bầu ở trường... Nhưng tôi cũng biết chấp nhận vì mình đảm nhiệm nhiều công việc một lúc, không thể việc nào cũng vẹn toàn được.
Sau này, thời gian họp QH ngắn lại, tôi có nhiều thời gian hơn dành cho công việc ở cơ quan, nên cũng được mọi người ghi nhận.
Tôi phải tranh thủ mọi thời gian để hoàn thành công việc ở trường. Phải mang công việc theo đi họp QH là chuyện thường xuyên. May là tôi làm việc ở trường chuyên nghiệp nên giảng dạy lý luận là chủ yếu, nên thời khóa biểu cũng linh hoạt.
Ví dụ, vào kỳ họp đi vắng thì thôi, nhưng hết kỳ thì nhà trường bố trí để tôi lên lớp hết "công suất", giảng dạy liên tục nên vẫn hoàn thành định mức số giờ lên lớp.
Thế cuộc sống gia đình của chị có bị "đảo lộn" vì chị là một nữ đại biểu không?
Có lần con gái tôi ốm, dứt khoát không theo bố, không theo bà, chỉ theo mẹ, mà sáng hôm sau mẹ phải lên đường đi công tác rồi, không thể thay đổi được. Vậy mà ông xã không hề trách cứ, vẫn động viên vợ lên đường.
Lập gia đình năm 2003 nhưng vì công việc đại biểu hay phải đi nhiều, nên chúng tôi quyết định "kế hoạch", hơn 2 năm sau mới có em bé.
Cháu nhà tôi sinh tháng 3/2005, thì đến tháng 5/2005 có kỳ họp QH. Vậy là con gái mới hơn 2 tháng tuổi đã cùng mẹ xuống Hà Nội họp. May mắn là con gái thương mẹ, "biết thân biết phận con nhà đại biểu" nên không khóc quấy gì. Sau này, khi con gái tôi lớn hơn, thì cũng quen với việc mẹ thường xuyên vắng nhà.
Bước chân vào QH, chị mới chỉ là cô sinh viên vừa ra trường, dạy hợp đồng. Đến nay, chị đã là thạc sĩ, lại mới được bổ nhiệm làm Phó hiệu trưởng Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Yên Bái, đang học tiếp bằng cao cấp chính trị hành chính. Ngoài nỗ lực của bản thân trong 8 năm, theo chị, làm ĐBQH có góp phần nào cho sự trưởng thành ấy?
Nhiều chứ. Khi mình được tiếp xúc với các bậc kỳ cựu, thấy cũng trưởng thành lên nhiều. Qua các buổi họp tổ, xây dựng luật, tôi được dịp tìm hiểu, hiểu biết thêm tình hình kinh tế, chính trị của đất nước.
Quá trình xây dựng luật, tôi cũng phải tìm hiểu rất nhiều tài liệu liên quan nên kiến thức cũng dày lên theo. Tham gia QH, tôi đã trưởng thành lên nhiều, từ tác phong, đến phát biểu, thậm chí là học được cách phát biểu rất chuẩn thời gian, có lẽ do học được ở QH quy định thời gian phát biểu.
QH là một trường đại học lớn mà không phải ai cũng có cơ hội bước chân vào. Tôi không dám nói là có thể lĩnh hội được tất cả những kiến thức tổng hợp có được ở QH nhưng cũng học hỏi được rất nhiều. Quả thực tôi thấy mình rất may mắn dự nhiều buổi học bổ ích ở trường đại học ấy.
Nhiều đại biểu đề nghị phải thêm nhiều đại biểu chuyên trách hơn nữa, như vậy vô hình trung làm giảm đi cơ hội làm đại biểu kiêm nhiệm như các chị?
Theo tôi, với hoàn cảnh của đất nước mình thì cũng chưa thể thực hiện đại biểu chuyên trách hoàn toàn được. Vẫn phải duy trì cơ chế đại biểu kiêm nhiệm để đảm bảo các luật xây dựng phải có sự tham gia, góp ý kiến của các đại biểu ở nhiều lĩnh vực khác nhau, thì mới đảm bảo luật xây dựng lên là luật chung nhất, áp dụng được cho mọi đối tượng, tránh tình trạng bộ ngành nào thì xây dựng luật của bộ ngành ấy, sẽ làm mất đi yếu tố khách quan.
Vậy khóa tới chị có ra ứng cử tiếp không?
Điều này thì chưa biết được. Còn phải xem cơ cấu trung ương phân bổ cho các tỉnh đã.
"Lúc mới vào Quốc hội bỡ ngỡ lắm, còn không hiểu làm ĐBQH là làm gì..." - ĐBQH Triệu Thị Bình nhớ lại. (Ảnh: Bảo Bình) |
Bỡ ngỡ nhiều lắm, vì không hiểu làm ĐBQH là làm cái gì. Trải qua 1 - 2 kỳ họp, tôi mới bắt đầu làm quen được với môi trường làm việc của QH.
Nhưng lúc ấy tôi vẫn nghĩ rằng, đã là ĐBQH, dù già hay trẻ, dù nhiều kinh nghiệm hay còn non trẻ thì trách nhiệm đều như nhau.
Mình là đại biểu dân tộc thì mình sẽ xuất phát từ những nguyện vọng chính đáng của người dân địa phương quê mình, xem những vấn đề nào chính đáng nhất thì lắng nghe, chắt lọc, cố gắng truyền đạt nguyện vọng của người dân quê mình đến QH.
Tôi chỉ nghĩ làm thế nào đó có thể đóng góp được chút gì đó cho cử tri ở địa phương mình một cách cụ thể, thiết thực nhất, còn những việc vĩ mô thì thôi, các bác có kinh nghiệm hơn cứ góp ý trước, mình lắng nghe, tiếp thu, để hoàn thiện hơn và để kỳ tiếp theo góp ý được nhiều và tốt hơn. Mình còn cả quãng đời phía trước để cống hiến.
Con đường trở thành ĐBQH của chị bằng phẳng và thuận lợi không?
Tôi thấy mình rất may mắn vì nhờ cơ cấu thành phần ĐBQH như dân tộc, nữ, trẻ, rồi trình độ học vấn. Chiếu theo các tiêu chuẩn thì tôi đều đáp ứng được. Vậy là trở thành ĐBQH. Chứ quả tình trước đó cũng không hình dung ra trở thành đại biểu như thế nào, làm gì.
Chị có nhớ câu chất vấn đầu tiên của chị ở Hội trường?
Đó là lần chất vấn Bộ trưởng Y tế Trần Thị Trung Chiến về dịch cúm Sars. Tôi run lắm, vì hôm ấy tường thuật trực tiếp. Mặc dù rất "sợ", nhưng vì trọng trách đại biểu đã nhận với dân, nên mình phải mạnh dạn thôi. Mình nghĩ thế nào, băn khoăn điều gì thì hỏi điều đó.
Hình như khóa trước (khóa XI), đại biểu Triệu Thị Bình năng phát biểu hơn khóa này, tại sao khóa này chị lại ít nói hơn như vậy?
Thực ra tôi cũng chưa có tổng hợp, thống kê nào về tần suất phát biểu của mình trên hội trường, nhưng tôi luôn tâm niệm mỗi kì họp mình đều phải tham gia phát biểu, ít nhất là trong các phiên thảo luận góp ý dự án luật ở tổ. Còn đúng là khóa này trên Hội trường tôi chưa chất vấn lần nào.
2 kỳ họp gần đây tôi mắc bận đi học, nên cũng có phần ít xuất hiện hơn trên truyền hình, báo chí.
"Mình còn cả quãng đời phía trước để học hỏi và cống hiến" - Ảnh: Bảo Bình |
Đã có lần đăng ký chất vấn Thủ tướng về vấn đề lạm phát năm 2006, nhưng không đến lượt vì nhiều đại biểu muốn chất vấn Thủ tướng quá. Tất nhiên là chất vấn các bộ trưởng thì đỡ căng thẳng hơn chất vấn thủ tướng, vì dù sao cũng là người đứng đầu cả nước. Để chất vấn Thủ tướng thì phải mất nhiều thời gian, công sức để chuẩn bị hơn. Tiếc là không đến lượt.
Thế còn đi tiếp xúc cử tri? Có bao giờ cử tri thử thách chị bằng những câu hỏi hóc búa?
Tôi nhớ một lần đi tiếp xúc cử tri vận động bầu cử khóa XII. Tôi bị hỏi ghê gớm lắm vì còn trẻ, lại có kinh nghiệm đã làm ĐB khóa trước. Họ chất vấn trực tiếp và chỉ định chính xác tôi phải trả lời cho được thì họ mới bầu cho. Lúc ấy tôi cũng thấy run ghê lắm, vì trên Hội trường, mình chất vấn các bộ trưởng mình biết rồi, giờ đến lượt mình bị chất vấn. Lúc ấy mình chỉ biết cố gắng trả lời bằng hết khả năng của mình.
Kết thúc buổi tiếp xúc, ra về mà tôi vẫn thấy cử tri vừa chất vấn gay gắt mình đứng đợi ở cửa hội trường. Tôi tiến lại gần, bắt tay, cảm ơn và có nói thêm rằng tôi suy nghĩ như vậy và trả lời thẳng thắn như vậy, không biết bác có nhất trí hay không. Bác cử tri nghiêm giọng: "Được, tôi thấy trả lời thế là được". Tôi thở phào nhẹ nhõm.
Mang con gái 2 tháng tuổi đi họp QH
"Phải mang công việc theo đi họp QH là chuyện thường xuyên" (Ảnh: Bảo Bình) |
Cũng mất thời gian đầu khi tôi hay phải vắng mặt vì đi họp, thì cũng thiệt thòi khi xét thi đua, bình bầu ở trường... Nhưng tôi cũng biết chấp nhận vì mình đảm nhiệm nhiều công việc một lúc, không thể việc nào cũng vẹn toàn được.
Sau này, thời gian họp QH ngắn lại, tôi có nhiều thời gian hơn dành cho công việc ở cơ quan, nên cũng được mọi người ghi nhận.
Tôi phải tranh thủ mọi thời gian để hoàn thành công việc ở trường. Phải mang công việc theo đi họp QH là chuyện thường xuyên. May là tôi làm việc ở trường chuyên nghiệp nên giảng dạy lý luận là chủ yếu, nên thời khóa biểu cũng linh hoạt.
Ví dụ, vào kỳ họp đi vắng thì thôi, nhưng hết kỳ thì nhà trường bố trí để tôi lên lớp hết "công suất", giảng dạy liên tục nên vẫn hoàn thành định mức số giờ lên lớp.
Thế cuộc sống gia đình của chị có bị "đảo lộn" vì chị là một nữ đại biểu không?
Có lần con gái tôi ốm, dứt khoát không theo bố, không theo bà, chỉ theo mẹ, mà sáng hôm sau mẹ phải lên đường đi công tác rồi, không thể thay đổi được. Vậy mà ông xã không hề trách cứ, vẫn động viên vợ lên đường.
Lập gia đình năm 2003 nhưng vì công việc đại biểu hay phải đi nhiều, nên chúng tôi quyết định "kế hoạch", hơn 2 năm sau mới có em bé.
Cháu nhà tôi sinh tháng 3/2005, thì đến tháng 5/2005 có kỳ họp QH. Vậy là con gái mới hơn 2 tháng tuổi đã cùng mẹ xuống Hà Nội họp. May mắn là con gái thương mẹ, "biết thân biết phận con nhà đại biểu" nên không khóc quấy gì. Sau này, khi con gái tôi lớn hơn, thì cũng quen với việc mẹ thường xuyên vắng nhà.
ĐBQH Triệu Thị Bình nói chị mới thật là chị trong bộ áo dài của dân tộc mình (Ảnh: Bảo Bình) |
Nhiều chứ. Khi mình được tiếp xúc với các bậc kỳ cựu, thấy cũng trưởng thành lên nhiều. Qua các buổi họp tổ, xây dựng luật, tôi được dịp tìm hiểu, hiểu biết thêm tình hình kinh tế, chính trị của đất nước.
Quá trình xây dựng luật, tôi cũng phải tìm hiểu rất nhiều tài liệu liên quan nên kiến thức cũng dày lên theo. Tham gia QH, tôi đã trưởng thành lên nhiều, từ tác phong, đến phát biểu, thậm chí là học được cách phát biểu rất chuẩn thời gian, có lẽ do học được ở QH quy định thời gian phát biểu.
QH là một trường đại học lớn mà không phải ai cũng có cơ hội bước chân vào. Tôi không dám nói là có thể lĩnh hội được tất cả những kiến thức tổng hợp có được ở QH nhưng cũng học hỏi được rất nhiều. Quả thực tôi thấy mình rất may mắn dự nhiều buổi học bổ ích ở trường đại học ấy.
Nhiều đại biểu đề nghị phải thêm nhiều đại biểu chuyên trách hơn nữa, như vậy vô hình trung làm giảm đi cơ hội làm đại biểu kiêm nhiệm như các chị?
Theo tôi, với hoàn cảnh của đất nước mình thì cũng chưa thể thực hiện đại biểu chuyên trách hoàn toàn được. Vẫn phải duy trì cơ chế đại biểu kiêm nhiệm để đảm bảo các luật xây dựng phải có sự tham gia, góp ý kiến của các đại biểu ở nhiều lĩnh vực khác nhau, thì mới đảm bảo luật xây dựng lên là luật chung nhất, áp dụng được cho mọi đối tượng, tránh tình trạng bộ ngành nào thì xây dựng luật của bộ ngành ấy, sẽ làm mất đi yếu tố khách quan.
Vậy khóa tới chị có ra ứng cử tiếp không?
Điều này thì chưa biết được. Còn phải xem cơ cấu trung ương phân bổ cho các tỉnh đã.
- Hương Lan
No comments:
Post a Comment